Kỹ thuật trồng - chăm sóc giống cây sưa đỏ
Đăng lúc: Chủ nhật - 31/12/2023 16:21, Cập nhật 31/12/2023 16:21
Tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, thuộc họ đậu Fabaceae. Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lai Bắc Bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cây Sưa là loài cây gỗ lớn, cao 10 đến 15 mét, vỏ thân vàng nâu hay xám, thường nứt dọc, hoa trắng thơm, thuộc loài thực vật rừng nguy cấp, là loài gỗ quý hiếm nhóm 1A do Nhà nước quản lý. Gỗ Sưa có mùi thơm quyến rũ, thoảng nhẹ như hương trầm. Gỗ vừa cứng, vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến, gỗ Sưa thường được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình.
Kỹ thuật trồng - chăm sóc giống cây sưa đỏ
Đặc điểm cây sưa đỏ
- Đây là loài thực vật sống trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi có độ dốc trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát và đất đồi đá sỏi.- Cây Sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng dot sigma tuổi 1 - 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4 - 5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây tự vươn thẳng.
- Theo kinh nghiệm thì cây nào càng cong thì sinh trưởng càng mạnh.
Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sửa không bao giờ bị gẫy do gió bão, gốc sưa bị gió bão xô đổ nghiêng sau lại tự vươn thẳng được.
Kỹ thuật ủ mầm
- Ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 12 giờ sau đó vớt ra rổ cà nhẹ nhiều lần rồi đem ủ trong bọc vải ở nhiệt độ khoảng 35°C.- Sau khi ủ 48 giờ, hạt nứt nanh đem ra ươm riêng. Hạt nào nứt cho vào bầu, hạt nào chưa nứt ủ tiếp. Sau 12 giờ hạt nào không nứt thì loại bỏ.
Kỹ thuật vườn ươm
Đảm bảo độ ẩm và ánh sáng cho cây non, bầu ươm đảm bảo đất tơi xốp và thoát nước. Không nên tưới nhiều nhưng tưới đều hàng ngày.Khi được 45 ngày cây con được 2 - 3 lá thì tăng cường ánh sáng kết hợp phân và dưỡng chất đa vì lượng.
Khi cây đạt 15 - 20cm bắt đầu cho cây ra ánh nắng để cây quen dần với môi trường.
Cây đạt chiều cao từ 25 - 50 - 100 - 150cm đem trồng ra môi trường ngoài vườn ươm.
Biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc giống cây sưa đỏ
Tiêu chuẩn cây con
Cây con đem trồng phải từ 6 - 12 tháng tuổi.Đường kính cổ rễ từ 4 - 5mm cao từ 25 - 50cm là tốt nhất.
Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh...
Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.
Quy trình kỹ thuật làm đất
- Làm đất: Trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50 * 50 x 50cm là phù hợp.- Bón phân: Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.
Mật độ và khoảng cách trồng
Trồng tập trung
- Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, lha trồng 1.100 cây.- Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây.
Khoảng cách trên chỉ có tính tương đối có thể tùy theo cách sử dụng đất để bố trí lại cho phù hợp.
Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1,5 - 2 mét.
Trồng xen với các loại cây khác
Trồng làm cây che mát cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày...Trồng theo sở thích riêng hoặc điều kiện ngoại cảnh
- Khi trồng nhẹ nhàng dùng tay xé bao nilon bầu đất, tránh làm vỡ bầu đất, sau đó đặt xuống hố đã đào sẵng.- Khi trồng đảm bảo mặt bầu dưới mặt đất 5 - 10cm.
- Tưới nước ẩm cho hố đất đó để cây có thể bén rễ tốt.
Kỹ thuật chăm sóc cây sưa non
Chăm sóc
Sau khi trồng tưới ẩm đều trong 30 ngày cho cây bén rễ hồi xanh. Trồng rừng tập trung nên trồng vào đầu mùa mưa, tiết kiệm chi phí nhân công tưới nước. Trồng ít trong vườn nhà hoặc trồng nơi có thể chủ động được nước tưới ta có thể trồng quanh năm, không cần theo mùa vụ.Tưới nước
- Tưới nước đều ẩm trong 1 - 2 tháng đầu. Sau đó giảm lượng tưới nước, nhưng nếu gặp thời tiết khắc nghiệt, thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải kịp thời bổ sung tránh để cây bị hư hại, giảm sức sống.Sau khi trồng 1 tháng, cây phát triển bình thường có thể bón các loại phân hóa học để kích thích sự phát triển của cây, lưu ý chỉ nên bón 1 lượng rất nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê) cách gốc từ 5cm.
- Trong 3 năm đầu, mỗi năm làm cỏ bón phân 2-3 lần. Bón mỗi cây 0,1 - 0,2kg NPK (12:5:10).
- Những năm sau làm có 1-2 lần/năm. Bón mỗi cây tăng 0,1 - 0,2kg NPK/mỗi tuổi.
- Cây Sưa đỏ muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh mà cây đạt được g tilde o thương phẩm thì phải thường xuyên chăm sóc.
- Trong thời gian 3 năm đầu làm cỏ quanh gốc đảm bảo cây không bị cỏ dại chen lấn tạo nguồn quang hợp cho cây.
- Nên tỉa cành vào cuối mùa khô hàng năm để tạo cho thân cây thẳng. Sau trồng 2 - 3 năm tỉa bỏ cành la, cành võng. Sau trồng 5 - 6 năm tỉa bỏ cành giao nhau.
- Từ khi cây phát triển bình thường có thể bón phân hoặc không cũng được vì sức phát triển của Sửa đỏ mạnh hơn rất nhiều các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.
- Sâu hại: Ít thấy loại sâu ăn lá Sưa, các loài sâu bọ, côn trùng, không thích ăn lá sưa, có một số sâu bọ ăn tạp không bỏ qua cây sưa. Sâu, Bọ, bệnh hại cây sưa còn tùy theo khu vực, có nơi có loài này, có nơi có loài khác... Xem thêm cách phòng trừ sâu bệnh.
Thời vụ trồng cây sưa
Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 - tháng 4.
Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 - tháng 11.
Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11- tháng 1.
Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 - tháng 9.
Tuổi thành thục công nghiệp (cây thương phẩm)
Giá trị đích thực cây Sưa đỏ hiện nay chỉ có người buôn gỗ Sưa mới biết được. Thị trường tiêu thụ là xuất khẩu thô hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ đắt tiền.- Cây Sưa trồng 10 năm, sinh trưởng trung bình có đường kính trung bình 25cm, cao 13m. Như vậy tuổi thành thục cây Sưa từ trên dưới 10 năm trở lên.
- Hiện tại người ta lùng mua đồ gia dụng làm bằng gỗ Sưa như đi mua đồ cổ: Giường, tủ, bàn ghế cũ với giá cao tùy theo tốt xấu.
Trồng xen
Khả năng trồng xen là khả năng lớn nhất của cây Sưa.
- Cây Sưa phát triển tốt dưới tán vải, keo, bạch đàn... nên không cần chặt bỏ cây trồng hiện tại, có thể trồng cây Sưa hỗn giao với keo tai tượng, cây dược liệu...
- Cây Sưa ít tán nên không cạnh tranh ánh sáng với cây trồng.
Không cạnh tranh chất dinh dưỡng của các cây khác. Không cần phải có rừng bạn mới trồng cây lâm nghiệp được, bạn có thể tận dụng mọi nơi có đất trống để trồng.
- Trong thời gian chờ thu hoạch, trồng cây bất kỳ xen dưới gốc, ví dụ hồ tiêu, sa nhân... cho thu nhập hàng năm.
- Trồng làm hàng rào, cây cách cây 1.5 - 3met
- Trồng làm cây cảnh, vừa đẹp vừa có thu nhập.
Nguồn: http://www.caysua.com/ ky-thuat-trong-cham-soc-giong-cay-sua-do/
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây lâm nghiệp để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ cũng như cây lâm sản ngoài gỗ. Chúng tôi cũng đề cập các kiến thức về cây lâm nghiệp. Tài liệu được biên soạn từ các soạn giả cung cấp hoặc các nhà khoa học lập nghiệp.
-
Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng
Keo tai tượng là cây gỗ lớn cao 25 - 30m, đường kính 60 - 80cm. Thân mập, thẳng, vỏ ngoài màu xám, phân cành dài, nhánh non có 3 cạnh to. Lá đơn, mọc cách, dạng thuôn dài, cong phình rộng ở phần trên, đầu thuôn tù thu hẹp d hat a n hat sigma góc, hẹp theo cuống, màu xanh lục bóng. Có 4 gân từ góc lá, cong theo phiến, gân nhỏ mạng lưới. Cụm hoa dạng bông ở nách lá. Hoa nhỏ màu vàng. Quả đậu, dài, xoắn lại nhiều vòng, màu nâu đậm.
-
Kỹ thuật trồng keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng với keo lá tràm, có hình thái thân lá, hoa, quả trung gian và sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm. Là cây gỗ nhỡ, cao tới 25 - 30m đường kính tới 30 - 40cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Rễ keo lai có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định dam (rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất, tán lá keo lai phát triển cân đối, rễ phát triển sâu. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8 - 10tuoi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nấy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng lim xanh
Tên Việt Nam: Lim xanh. Tên khoa học: Erythrophleum fordii Oliv Họ: Vang - Caesalpiniaceae. Lim xanh là loài cây lá rộng thường xanh, phân bố ở vùng núi thấp từ Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) ở Nam Trung bộ đến Đình Lập (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Từ xa xưa Lim xanh được xem là một trong những loài cây gỗ quý, cứng chắc, có vân đẹp và độ bền lớn. Ngày nay gỗ Lim xanh vẫn được coi là một trong những thứ gỗ giá cao để dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc và đồ gia dụng khác. Là một loài cây sống lâu năm, rễ ăn sâu trong đất, tán rậm, có thể sinh trưởng được trên nhiều lập địa, là loài cây thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ.
-
Kỹ thuật trồng dó trấm (Trầm Hương)
Dó trầm (Trầm hương) tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre, tán thưa, thân thẳng, cây cao trung bình 35 - 40 cm. Lúc còn nhỏ là loài trung tính, lớn lên ưa sáng,