Kỹ thuật trồng keo lai
Đăng lúc: Chủ nhật - 31/12/2023 16:10, Cập nhật 31/12/2023 16:17
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng với keo lá tràm, có hình thái thân lá, hoa, quả trung gian và sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm. Là cây gỗ nhỡ, cao tới 25 - 30m đường kính tới 30 - 40cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Rễ keo lai có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định dam (rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất, tán lá keo lai phát triển cân đối, rễ phát triển sâu. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8 - 10tuoi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nấy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom.
Kỹ thuật trồng keo lai
YÊU CẦU SINH THÁI
Điều kiện khí hậu
Nhiệt độ trung bình năm từ 20°C đến 30°C. Lượng mưa thích hợp từ 1.500 đến 1.800mm. Độ cao <500m là điều kiện thích hợp cho cây.Điều kiện đất đai
Cây keo lai rất thích hợp với các loại đất như: cát pha, thịt pha, feralit.Độ dày tầng đất hữu hiệu từ 50cm trở lên.
TIÊU CHUẨN CÂY TRỒNG TRONG VƯỜN GIỐNG VÀ HOM GIỐNG
Tiêu chuẩn cây trồng trong vườn giống
Cây trồng vườn giống phải là cây vô tính đời F1 của các dòng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận hoặc các dòng có hiệu quả năng suất cao kháng bệnh tốt thông qua điều ta tuyển chọn được Sở NN & PTNT thẩm định và công nhận.Tiêu chuẩn cây hom (cây con) xuất vườn để trồng rừng
Tuổi cây từ 3 - 4 tháng, kể từ lúc bắt đầu giâm.Chiều cao từ 20cm trở lên, rễ phát triển tốt, không cong queo, có đỉnh chính, xu hướng sinh trưởng tốt.
Cần đảo bầu cắt bớt lá và rễ mọc ra ngoài bầu.
Cây giống phải sạch sâu bệnh.
KỸ THUẬT TRỒNG
Thời vụ trồng
15/9 đến 30/11 hàng năm. Tuyệt đối không trồng vào những ngày mưa to gió lớn.Mật độ trồng
Từ 1.333 cây/ha - 2.000 cây/ha.2.5 x 3m hoặc 2, 0 x 2 ,5m
Xử lý thực bì
Phát dọn sạch cây bụi, dây leo ở vị trí dự tính đào hố trong phạm vi hình tròn đường kính 1m, xử lý thực bì không quá 31 tháng 8 hàng năm.Làm đất
Đào hố theo kích thước 40 * 40 x 40cm, bố trí hàng song song theo hướng đồng mức, mạng lưới hỗ nanh sâu.- Khi đào hố phải cuốc lớp đất mặt để riêng ra 1 bên.
Lấp hố và bón lót
- Lấp hố và kết hợp với bón lót bằng cách trộn đều phân với đất mặt lấp 2/3 hố, sau đó lấp đất đầy miệng hố và phải thực hiện trước lúc trồng 7 - 15 ngày.- Bón lót: Phân vi sinh 200 gam + 100 gam NPK (16:16:8)/hố.
Bón lót được thực hiện đồng thời với lấp hố bằng cách trộn đều phân với đất mặt lấp 2/3 hố sau đó lấp đất lên đầy miệng hố.
Cách trồng
- Dùng cuốc hoặc bay moi 1 lỗ sâu 14 - 15cm, rộng 14 - 15cm ở giữa hố đã lấp.- Dùng dao sắc hoặc lưỡi lam rạch túi bầu, gỡ nhẹ túi bầu ra khỏi bầu.
- Đặt bầu ngay ngắn xuống rồi lấp đất ngập 1/2 bầu và ấn chặt cho bầu cố định sau đó vun đất đầy cao hơn mặt bầu 3 - 4cm và ấn chặt đất xung quanh bầu cây.
Các thao tác phải hết sức khéo léo tuyệt đối tránh làm vỡ bầu.
Chống mối
Sau khi trồng xong 10 - 15 ngày tiến hành kiểm tra nếu phát hiện có mối hại phải dùng thuốc chống mối cho toàn bộ số cây trồng với liều lượng 5g/hố rắc và trộn đều 1/3 đất đã lấp phần trên của hố.Chăm sóc và quản lý bảo vệ
Trồng dặm
Tiến hành trồng dặm sau khi trồng chính 8 - 10 ngày, yêu cầu trong năm đầu tỷ lệ cây sống phải đạt trên 95%.Kỹ thuật chăm sóc
Chăm sóc vào năm 2 và năm 3 sau trồng:- Lần 1: Bón thúc 100g NPK (16:16:8)/gốc, bón cách gốc 30 - 35cm, kết hợp phát dọn thực bì, làm cỏ vào tháng 2 đến tháng 3.
- Lần 2: Bón thúc: 100 gam NPK (16:16:8)/gốc, bón cách gốc 30 - 35cm, kết hợp phát dọn thực bì, làm cỏ vào tháng 8 đến tháng 10 hàng năm.
Phòng trừ sâu bệnh hại và các tác động gây hại
Phòng trừ sâu bệnh hại
Sau khi trồng xong phải thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây trồng. Khi phát hiện có sâu bệnh hại phải kịp thời điều tra tuỳ theo mức độ nhiễm sâu bệnh mà có biện pháp phòng trừ thích hợp.Nếu nhiễm bệnh với mật độ thấp nên phát dọn những cành nhánh bị bệnh và đốt cháy sạch.
Nếu nhiễm sâu bệnh hại tập trung phải phun thuốc kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phòng trừ.
Những nơi thường xảy ra dịch bệnh phải có kế hoạch theo dõi. Lập dự tính dự báo, chuẩn bị vật tư nhân lực để tiến hành các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Phòng chống các tác nhân gây hại khác
Phòng chống gia súc... phá hoại cây trồng, con người chặt phá và tác hại của thiên nhiên đối với rừng đến khi khai thác.Thu hoạch
Sau khi trồng 4 - 5 năm, đường kính cách gốc 1,5m bình quân 12 - 16cm, ta bắt đầu tiến hành khai thác thì có hiệu quả nhất.(Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bình Định)
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây lâm nghiệp để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ cũng như cây lâm sản ngoài gỗ. Chúng tôi cũng đề cập các kiến thức về cây lâm nghiệp. Tài liệu được biên soạn từ các soạn giả cung cấp hoặc các nhà khoa học lập nghiệp.
-
Bệnh cháy lá, khô ngọn bạch đàn
Một trong những bệnh gây hại khá nghiêm trọng đối với cây bạch đàn là bệnh cháy lá, khô ngọn do nấm Cylindrocldium quynqueseptatum gây ra.
-
Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng
Keo tai tượng là cây gỗ lớn cao 25 - 30m, đường kính 60 - 80cm. Thân mập, thẳng, vỏ ngoài màu xám, phân cành dài, nhánh non có 3 cạnh to. Lá đơn, mọc cách, dạng thuôn dài, cong phình rộng ở phần trên, đầu thuôn tù thu hẹp d hat a n hat sigma góc, hẹp theo cuống, màu xanh lục bóng. Có 4 gân từ góc lá, cong theo phiến, gân nhỏ mạng lưới. Cụm hoa dạng bông ở nách lá. Hoa nhỏ màu vàng. Quả đậu, dài, xoắn lại nhiều vòng, màu nâu đậm.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng - chăm sóc giống cây sưa đỏ
Tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, thuộc họ đậu Fabaceae. Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lai Bắc Bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cây Sưa là loài cây gỗ lớn, cao 10 đến 15 mét, vỏ thân vàng nâu hay xám, thường nứt dọc, hoa trắng thơm, thuộc loài thực vật rừng nguy cấp, là loài gỗ quý hiếm nhóm 1A do Nhà nước quản lý. Gỗ Sưa có mùi thơm quyến rũ, thoảng nhẹ như hương trầm. Gỗ vừa cứng, vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến, gỗ Sưa thường được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình.
-
Kỹ thuật trồng lim xanh
Tên Việt Nam: Lim xanh. Tên khoa học: Erythrophleum fordii Oliv Họ: Vang - Caesalpiniaceae. Lim xanh là loài cây lá rộng thường xanh, phân bố ở vùng núi thấp từ Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) ở Nam Trung bộ đến Đình Lập (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Từ xa xưa Lim xanh được xem là một trong những loài cây gỗ quý, cứng chắc, có vân đẹp và độ bền lớn. Ngày nay gỗ Lim xanh vẫn được coi là một trong những thứ gỗ giá cao để dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc và đồ gia dụng khác. Là một loài cây sống lâu năm, rễ ăn sâu trong đất, tán rậm, có thể sinh trưởng được trên nhiều lập địa, là loài cây thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ.