Kỹ thuật trồng lim xanh
Đăng lúc: Chủ nhật - 31/12/2023 17:23, Cập nhật 31/12/2023 17:23
Tên Việt Nam: Lim xanh. Tên khoa học: Erythrophleum fordii Oliv Họ: Vang - Caesalpiniaceae. Lim xanh là loài cây lá rộng thường xanh, phân bố ở vùng núi thấp từ Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) ở Nam Trung bộ đến Đình Lập (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Từ xa xưa Lim xanh được xem là một trong những loài cây gỗ quý, cứng chắc, có vân đẹp và độ bền lớn. Ngày nay gỗ Lim xanh vẫn được coi là một trong những thứ gỗ giá cao để dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc và đồ gia dụng khác. Là một loài cây sống lâu năm, rễ ăn sâu trong đất, tán rậm, có thể sinh trưởng được trên nhiều lập địa, là loài cây thích hợp cho việc trồng rừng phòng hộ.
Kỹ thuật trồng lim xanh
Điều kiện gây trồng
Khí hậu: Lim xanh được trồng trên các vùng có điều kiện khí hậu sau đây:
+ Nhiệt độ không khí trung bình năm: 20,8-24,8°C.
+ Lượng mưa bình quân năm: 1488-1840mm.
+ Số tháng khô hạn: không quá 3-4 tháng.
- Lim xanh trồng được ở các vùng từ Quảng Trị trở ra.
- Đất đai:
+ Lim xanh sống và sinh trưởng trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến sét, nai, mica sit, poóc phia, phún xuất. Có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng.
+ Lim xanh gây trồng được trên các loại đất tầng dày và cả những nơi nông mỏng, nhưng không nhỏ hơn 30cm, trên các loại đất có thực bì cây bụi, đất sau nương rẫy.
+ Không trồng Lim xanh ở những nơi úng ngập, đất đá vôi.
Giống
Thu hái, cất trữ giống
Chọn những cây mẹ có đường kính từ 40cm trở lên có hình thân thẳng đẹp, không bị sâu bệnh ở trong tự nhiên hoặc ở các lâm phần trồng.Tháng 12 - 1 quả chín, vỏ quả chuyển sang màu nâu sẫm. Hạt tự tách rơi xuống đất. Thu nhặt hạt rơi, làm sạch, phơi hat * 2 - 3 nắng, bảo quản thông thường. Hạt Lim xanh có thể cất trữ được nhiều năm.
Xử lý hạt
Có nhiều cách xử lý hạt: bằng biện pháp cơ giới, hoá chất, nhiệt độ. Trong điều kiện bình thường có thể sử dụng phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả: biện pháp tác động cơ giới có gia nhiệt. Cách đó như sau: dùng dao sắc chặt vào cạnh hạt, làm nứt vỏ, ngâm nước nóng 80°C trong 12 - 14 giờ, sau đó rửa hết lớp keo bám quanh hạt, ngâm trong nước lã 14 - 16 giờ. Vớt ra ủ trong 10 - 12 ngày hạt nảy mầm.Gieo ươm
Vườn ươm theo tiêu chuẩn chung. Hạt đã được xử lý, nảy mầm đem gieo, cấy vào bầu có kích thước: chiều cao 12 - 15cm, chiều rộng 9 - 12cm. Bầu có đáy cần đục 6-8 lỗ thoát nước. Ruột bầu bao gồm đất vườn ươm, hoặc đất rừng lấy ở tầng mặt đem trộn đều với phân chuồng ủ hoai theo tỷ lệ 85 - 90% đất 10 - 15% phân (theo trọng lượng).Chăm sóc cây con
Khi cây mọc cần che 40-50% ánh sáng. Tưới ẩm thường xuyên. Khi có hiện tượng nấm bệnh cần phun thuốc trừ nấm như Benlát C, theo chỉ dẫn trên nhãn, mác. Khi cây 3 tháng tuổi trở lên, cần đảo bầu 2 tháng 1 lần.Tiêu chuẩn cây con
Cây con đem trồng theo thời vụ có 2 tiêu chuẩn cây con như sau: Tuổi Tiêu chuẩn | 7 - 8 tháng | 20 - 24 tháng |
Chiều cao | 25 - 30cm | 50 - 60 cm |
Đường kính gốc | 0.6 - 0.7 cm | 1 - 1.3 cm |
Ngừng công tác chăm sóc trước khi xuất vườn 1 tháng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc nuôi dưỡng
Chuẩn bị đất trồng:
Có 2 dạng đất thực bì cơ bản để trồng Lim xanh: đất có thực bì che phủ, đất trống trọc.* Đất có thảm che:
- Thảm cây bụi, không có các loài cây gỗ đáp ứng các yêu cầu phòng hộ, có chiều cao dưới 3m, mở rạch rộng 1,5 - 2m, rạch cách rạch 5 - 7m.- Thảm rừng nghèo có chiều cao 3 - 10m, thiếu cây gỗ có giá trị phòng hộ (dưới 100 cây), thiếu loài cây gỗ tái sinh có giá trị phòng hộ (dưới 500 cây có chiều cao lớn hơn 1m, mở rạch 3 - 4m . Rạch cách rạch 5m. Trên băng chữa luống phát toàn bộ giây
leo, chặt các cây sâu bệnh).
* Đất không còn thảm che: tạo lớp che phủ bằng cây Cốt khí, Keo lá tràm, Keo phủ nhanh các loài phù hợp với điều kiện sinh thái. Khi các loài cây phù trợ đã có tàn che 2 - 3 năm, có thể hỗ trợ cho Lim xanh tiến hành trồng.
Kích thước hố: Đất xấu hố cuốc 40 * 402 40cm.
Đất tốt (có thực bì che phủ) cuốc hố 30 x 30 x 30cm.
Phương thức trồng
Trồng theo rạch: Cây trên rạch là Lim xanh, rạch chừa sẽ là những loài cây hỗn loại với Lim xanh.ờngTrồng ở những nơi có thảm che nhân tạo: trồng Lim xanh hỗn loại với Re gừng, Trám trắng.
Mật độ trồng
Trồng trong rạch với cự ly cây cách cây 3m, rạch cách rạch 5 - 7m. Trên 1ha trồng 400 - 450 cây.Trồng ở nơi đất chưa có thảm che: Sau 3 năm, lớp cây che phủ (Keo các loài) đã có tàn che, trồng cây che phủ theo cự ly 3 x 3m, mật độ 1100 cây/ha. Trồng ở dưới tán Keo theo cự ly: cây cách cây 3m, hàng cách hàng 6m. Một ha trồng cây phù trợ và 550 cây Lim xanh. Khi Lim xanh được 3 tuổi, cần tỉa bớt 1/2 cây phù trợ. 10 tuổi chặt bớt cây phù trợ, sử dụng chồi tái sinh của cây phù trợ hỗn loài với Lim xanh.
Trồng 1 hàng Lim xanh (275 c hat ay )+1 hàng Re gừng (275 cây). Năm thứ hai, ba sau khi trồng Re gừng, Trám trắng, nếu thấy cây phù trợ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của chúng cần điều chỉnh bớt cây phù trợ.
Mùa trồng
Căn cứ thời tiết và khí hậu từng vùng để trồng nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cao. Trồng vào vụ xuân hoặc vụ thu, sử dụng được cả 2 loại tiêu chuẩn cây con.Kỹ thuật chăm sóc
- Trồng Lim xanh trên đất có thực bì che phủ, cần chăm sóc 4 năm.* Năm đầu chăm sóc 2 lần: Xới vun gốc vào đầu mùa mưa. Lần 2 cắt bỏ dây leo quấn ghì cây con.
* Năm thứ 2, thứ 3, thứ 4 cũng như trên.
Trồng trên đất cần tạo lớp che phủ: chăm sóc 3 năm, mỗi năm 1, 2 lần chủ yếu là vun gốc. Năm thứ 4 điều chỉnh cây phù trợ.
Kỹ thuật nuôi dưỡng
Khi Lim xanh trồng theo các phương thức đến tuổi 10, 12 cần chặt tỉa thưa từ 1/4 đến 1/3 số cây, loại bỏ cây xấu sâu bệnh. Mật độ cuối cùng chỉ giữ 100- 120 cây Lim xanh trên 1ha cùng với số lượng cây các loài khác tồn tại trên băng chừa hoặc phục hồi trở lại, hoặc các loài cây trồng hỗn loại khác trên các dạng có trồng cây phù trợ và có trồng hỗn loại.Trong những vùng có điều kiện đất đai thích hợp, có thị trường tiêu thụ, có thể trồng Tre, Luồng, Diễn, Mây bao đồi để có thu nhập thường xuyên cho người trồng và quản lý rừng. Nếu trồng che bao đồi, chỉ trồng 1 hàng dưới chân đồi, cự ly giữa các búi
5-7m.
Quản lý bảo vệ rừng và thực hiện quản lý rừng trồng
- Lập sổ sách theo dõi quản lý rừng đã trồng.- Đảm bảo kiểm tra mật độ trồng, các biện pháp chăm sóc, điều chỉnh các loài cây phù trợ theo thời gian quy định.
- Điều chỉnh tỉa thưa theo quy định.
- Phòng chống cháy rừng.
Không thả trâu bò, chặt phá cây trồng và cây tái sinh mục đích.
Khai thác, sử dụng
Gỗ nặng, tỷ trọng 0,94, xếp nhóm II, màu nâu xám, lõi mới chặt màu vàng sau chuyển sang nâu đậm, thớ xoắn, dăm thô. Gỗ rất bền, chịu được mưa nắng, ít công vênh, nứt nẻ, có giá trị kinh tế cao, dùng trong xây dựng, làm ván sàn, tà vẹt, đóng đồ dùng cao cấp và xuất khẩu.Tán lá rậm, rễ ăn sâu nên dùng để trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, chắn gió, chống xói mòn rất tốt.
Rừng 15 tuổi tỉa những cây xấu, tận dụng gỗ, để lại nuôi dưỡng 200 cây/ha sinh trưởng tốt, thân hình cân đối, không bị sâu bệnh.
Nguồn: Sử dụng cây bản địa vào trồng rừng ở Việt Nam,
Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây lâm nghiệp để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ cũng như cây lâm sản ngoài gỗ. Chúng tôi cũng đề cập các kiến thức về cây lâm nghiệp. Tài liệu được biên soạn từ các soạn giả cung cấp hoặc các nhà khoa học lập nghiệp.
-
Kỹ thuật trồng keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng với keo lá tràm, có hình thái thân lá, hoa, quả trung gian và sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm. Là cây gỗ nhỡ, cao tới 25 - 30m đường kính tới 30 - 40cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Rễ keo lai có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định dam (rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất, tán lá keo lai phát triển cân đối, rễ phát triển sâu. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8 - 10tuoi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nấy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom.
-
Kỹ thuật trồng - chăm sóc giống cây sưa đỏ
Tên khoa học là Dalbergia tonkinensis, thuộc họ đậu Fabaceae. Ngoài ra, gỗ sưa còn có các tên gọi khác là Huỳnh đàn, Trắc thối, Cẩm lai Bắc Bộ, Huê mộc vàng, chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam, có nguồn gốc từ đảo Hải Nam (Trung Quốc). Cây Sưa là loài cây gỗ lớn, cao 10 đến 15 mét, vỏ thân vàng nâu hay xám, thường nứt dọc, hoa trắng thơm, thuộc loài thực vật rừng nguy cấp, là loài gỗ quý hiếm nhóm 1A do Nhà nước quản lý. Gỗ Sưa có mùi thơm quyến rũ, thoảng nhẹ như hương trầm. Gỗ vừa cứng, vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến, gỗ Sưa thường được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng dó trấm (Trầm Hương)
Dó trầm (Trầm hương) tên khoa học là Aquilaria crassna Pierre, tán thưa, thân thẳng, cây cao trung bình 35 - 40 cm. Lúc còn nhỏ là loài trung tính, lớn lên ưa sáng,
-
Kỹ thuật trồng rừng Phi lao
Phi lao hay còn gọi xi lau, dương, dương liễu (danh pháp khoa học Casuarina equisetifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Casuarinaceae. Loài này được Carl Linnaeus đặt tên khoa học đầu tiên năm 1759.