Bệnh cháy lá, khô ngọn bạch đàn
Đăng lúc: Chủ nhật - 31/12/2023 15:45, Cập nhật 31/12/2023 15:45
Một trong những bệnh gây hại khá nghiêm trọng đối với cây bạch đàn là bệnh cháy lá, khô ngọn do nấm Cylindrocldium quynqueseptatum gây ra.
Bệnh cháy lá, khô ngọn bạch đàn
Từ cuối những năm 1980 đến nay nhiều lần bệnh đã trở thành dịch, gây hại trên diện rộng đối với một số rừng trồng bạch đàn trên cả nước, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ và miền Trung (gồm các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế). Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Việt Nam mới đây cho thấy: Trong những năm gần đây diện tích rừng bạch đàn bị bệnh cháy lá, khô ngọn lên tới 50% tổng diện tích với các mức độ hại khác nhau. Báo cáo của các chi cục thực vật địa phương cũng cảnh báo nguy cơ gây hại lớn với các rừng bạch đàn trồng tập trung, đặc biệt là với loài bạch đàn trắng xuất xứ Petford. Chính vì những lý do này đã dẫn đến làm giảm diện tích trồng mới bạch đàn hàng năm của các địa phương.
Triệu chứng và tác hại
Trên các lá bị nhiễm bệnh thường xuất hiện các đốm màu nâu hoặc màu xám. Xung quanh các đốm bệnh thường có vết mờ. Các vết đốm này phát triển lan rộng dần ra, ngả màu nâu dẫn đến lá bị khô và rụng. Nếu quan sát bằng kính lúp cầm tay ta có thể nhìn thấy các sợi nấm màu trắng và khối bào tử nấm trên các lá và chồi bị nhiễm bệnh. Bệnh có thể phát triển ra cả tán lá, phần dưới lá thường bị nặng hơn. Trên các cây con ở giai đoạn vườn ươm, nấm xâm nhập qua các lá sát mặt đất sau đó lan rộng ra toàn bộ các lá làm lá cháy khô rồi rụng. Tiếp theo các chồi ngọn bị chết và xuất hiện các đốm đen ở thân cây còn và cuối cùng toàn bộ cây con bị chết. Đối với các cây trường thành nếu không được chữa trị kịp thời và bị nhiễm bệnh qua nhiều năm liên tục cây sẽ bị biến dạng và chế hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người trồng và ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái.Nấm Cylindrocldium quynqueseptatum, ngoài bạch đàn, còn gây hại trên các loài cây khác như keo. Bệnh thường phát sinh và xuất hiện vec sigma những vùng có lượng mưa bình quân năm cao trên 1.800mm, đặc biệt khi lượng mưa trung bình của 2 tháng liên tiếp cao hơn 350mm. Nấm bệnh thường xâm nhiễm vào các lá già ở phía dưới tán lá vào những tháng đầu mùa mưa, rồi dần dần lan lên phía trên. Vào giai đoạn cuối mùa mưa những cây bị bệnh nặng thường rụng hết lá và chết ngọn. Các bào tử và các sợi nấm thường lây lan nhanh qua nước mưa và gió. Nấm thường tồn lưu khá lâu dưới dạng bào tử vách dày hoặc các sợi nấm trên các bộ phận cây bị bệnh đang sống hoặc đã chết ở dưới đất.
Biện pháp phòng trừ
Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, để phòng trị bệnh một cách có hiệu quả bà con cần chú ý phòng trị bằng các biện pháp tổng hợp sau đây:- Đối với cây con giai đoạn vườn ươm: Chọn đất làm vườn ươm nơi cao ráo, dễ thoát nước, đất mới, tránh làm những nơi đã từng làm vườn ươm các cây giống khác hoặc nơi đã từng bị bệnh này trước đó. Dùng đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, phân chuồng hoai mục và cần phải được xử lý bằng Bromide hay Chloropicrin để tiêu diệt nguồn bệnh trước khi đóng bầu.
Hạt giống phải được lấy từ các cây mẹ khoẻ mạnh, không bị bệnh và phải được xử lý bằng nước nóng 50°C hoặc một trong các loại hoá chất sau để tiêu diệt các bào tử nấm bám trên bề mặt hạt giống: Captan 0,5%, Thiram 0,5% trong 15 phút hoặc DM-45 1% trong 30 phút trước khi gieo. Tránh để cây con bị cớm nắng, tưới đủ ẩm, không tưới quá nhiều; nhổ bỏ và tiêu huỷ những cây bị nhiễm bệnh để tránh lây lan. Trong 2 tháng đầu mỗi tháng phun phòng 1 lần bằng thuốc Carbendazim 0,1% với lượng 0,3lit/(m^2) Bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm làm giảm khả năng chống bệnh của cây.
- Đối với vườn trồng: Khi phát hiện bệnh cần chặt bỏ hết các cành lá bị bệnh, để khô rồi đốt để tránh lây lan trước mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc hoá học sau đây để phun trừ và ngăn chặn lây lan: Zineb 1%, Daconil 0,1%, Carbendazim 1%. Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp cũng khuyến cáo không nên trồng tập trung bạch đàn trắng xuất xứ Petford với diện tích lớn ở những nơi có lượng mưa bình quân năm lớn hơn 1.800mm/năm. Chú ý tuyển chọn các giống, loài bạch đàn kháng bệnh để trồng nhằm hạn chế thiệt hại sau này.
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây lâm nghiệp để biết rộng hơn ◕‿◕
Trong chuyên đề này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loài cây lâm nghiệp lấy gỗ cũng như cây lâm sản ngoài gỗ. Chúng tôi cũng đề cập các kiến thức về cây lâm nghiệp. Tài liệu được biên soạn từ các soạn giả cung cấp hoặc các nhà khoa học lập nghiệp.
-
Kỹ thuật trồng cây mây nước
Cây Mây Nước (Calamus armarus Lour hoặc Calamus tenuis Roxb) được nhân dân dùng làm lạt buộc, đan rổ rá, bàn ghế, làm hàng mỹ nghệ. Cây Mây nước sinh trưởng nhanh, kích thước của thân to hơn so với mây nếp, thân có nhiều gai có tác dụng làm thành các hàng rào bảo vệ quanh nhà và vườn cây. Cây Mây nước hiện nay đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi như trồng ở vườn hộ gia đình, trồng dưới tán rừng,... Có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng phát triển mạnh ở trong rừng thứ sinh, ưa ẩm và chịu được ngập nước.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc bạch đàn
Cây bạch đàn không phải là loại cây mọc tự nhiên trong các lâm phận Việt Nam. Loài này xuất xứ từ nước Úc được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào khoảng thập niên 1950 và cho thấy một số loài rất thích hợp với thổ nghi và khí hậu của Việt Nam, nhất là có thể trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng phân tán trong đất thổ cư của nhân dân từ vùng đồng bằng cho đến các vùng bình nguyên và cao nguyên.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng cây keo tai tượng
Keo tai tượng là cây gỗ lớn cao 25 - 30m, đường kính 60 - 80cm. Thân mập, thẳng, vỏ ngoài màu xám, phân cành dài, nhánh non có 3 cạnh to. Lá đơn, mọc cách, dạng thuôn dài, cong phình rộng ở phần trên, đầu thuôn tù thu hẹp d hat a n hat sigma góc, hẹp theo cuống, màu xanh lục bóng. Có 4 gân từ góc lá, cong theo phiến, gân nhỏ mạng lưới. Cụm hoa dạng bông ở nách lá. Hoa nhỏ màu vàng. Quả đậu, dài, xoắn lại nhiều vòng, màu nâu đậm.
-
Kỹ thuật trồng keo lai
Keo lai là tên gọi tắt để chỉ giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng với keo lá tràm, có hình thái thân lá, hoa, quả trung gian và sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm. Là cây gỗ nhỡ, cao tới 25 - 30m đường kính tới 30 - 40cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, tỉa cành khá, tán dày và rậm. Từ khi hạt nẩy mầm tới hơn 1 tháng hình thái lá cũng biến đổi theo 3 giai đoạn lá mầm, lá thật và lá giả. Lá giả mọc cách tồn tại mãi. Chiều rộng lá hẹp hơn chiều rộng lá keo tai tượng nhưng lớn hơn chiều rộng lá keo lá tràm. Rễ keo lai có nhiều nốt sần chứa vi khuẩn cố định dam (rhizobium) nên có khả năng lớn về cải tạo đất, tán lá keo lai phát triển cân đối, rễ phát triển sâu. Keo lai có nhiều hạt và khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh. Rừng trồng 8 - 10tuoi sau khi khai thác trắng, đốt thực bì và cành nhánh, hạt nấy mầm và tự tái sinh hàng vạn cây trên 1 ha. Tuy nhiên không trồng rừng keo lai bằng cây con từ hạt mà phải bằng cây hom.