Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê vối (Robusta Coffee) công nghệ cao

Đăng lúc: Thứ hai - 01/01/2024 16:24, Cập nhật 01/01/2024 16:25

Cà phê vối là một trong những loại cà phê quan trọng thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 39% sản phẩm cà phê toàn cầu. Cây cà phê vối có dạng, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 mét. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (tức cà phê arabica) . Cà phê vối có hương vị đắng đậm đà, cùng với hàm lượng caffein cao, khiến người dùng phải bừng tỉnh ngay những ngụm cà phê đầu tiên.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê vối (Robusta Coffee) công nghệ cao

I- NGUỒN GỐC

Cây cà phê có nguồn gốc mọc trong rừng châu Phi, trên cao nguyên Kaffa của Ethiopia (ở độ cao 1370-1830m). Từ đó cây cà phê được con người phát hiện và di canh đến các địa lục khác.

Ở Việt Nam, cây cà phê do các cha đạo người Pháp mang đến để trồng làm cảnh từ những năm 1857. Từ năm 1930, cây cà phê bắt đầu được trồng thành những đồn điền để khai thác nhân.

Từ đó đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cà phê ở nước ta không ngừng tăng lên.

II- GIỐNG

Có 3 giống chính: Cà phê chè (Arabica), cà phê vối (Robusta), cà phê mít (Excelsa)

Ở Đồng Nai thích hợp trồng giống cà phê vối (Robusta).

Hiện nay, Viện Nông nghiệp Tây Nguyên đã chọn lọc và đưa ra sản xuất nhiều dòng cà phê.

Đó là các dòng:

- Dòng TRS: cây sinh trưởng khoẻ, năng suất đạt 3,5 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 20,6 gram (giống cũ chỉ đạt 13-14 gram/100 nhân)

- Dòng TR6: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt rất cao, năng suất đạt 5,6 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,5 gram.

- Dòng TR4: Cây sinh trưởng khoẻ, kháng rỉ sắt, phân nhiều cành, cành ngang hơi rũ, năng suất đạt 7,3 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,1 gram.

- Dòng TR8: cây sinh trưởng khỏe, kháng rỉ sắt, phân cành trung bình, năng suất đạt 4,2 tấn/ha. Trọng lượng 100 nhân đạt 17,6 gram.

III- KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

1- Chọn cây lấy hạt giống

Chọn cây đã cho trái 6-8 năm, năng suất cao và ổn định, kháng sâu bệnh, dạng hình đẹp. Chọn trái chín có hai nhân phát triển cân đối.

2- Xử lý hạt giống và gieo hạt

Hạt đã nẩy mầm đem gieo vào bầu đất trong túi nhựa PE (kích thước túi 17×25cm, có đục 8 lỗ nhỏ 0,5cm phía gần đáy).

Đất trong bầu là đất mặt tốt, tơi xốp, hàm lượng mùn trên 3%. Dọn sạch lớp cây cỏ, cây và vật lạ trên mặt, lấy lớp đất màu trong độ sâu 10 cm làm tơi nhỏ, trộn đều với phân hữu cơ thật hoai và phân lân. Hỗn hợp đất phân được sàng qua lưới sàng 5mm, phần không qua sàng tiếp tục làm nhỏ và sàng trở lại.

Bầu phải chặt, cân đối, thẳng đứng, chừa trống miệng bầu từ 0,5-1cm đã rải trấu hoặc mùn cưa sau khi đã ương hạt.

Trước khi gieo hạt vào bầu hạt giống phải được xử lý cho nẩy mầm theo trình tự sau:

- Hòa nước vôi theo tỉ lệ 1kg vôi/50 lít nước để lắng gạn lấy phần nước trong, đem đun nóng đến 54- 60°C (3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh) và cho hạt giống vào ngâm trong 18 giờ, sau đó với ra đãi hết nhớt bằng nước sạch.

- Ủ hạt giống trong luống chìm rộng 1-1,2m, sâu 0,6-0,8m kể từ đáy luống lên có những bước sau:

+ Phân lá xanh còn tươi (20-25cm);

+ Phân chuồng chưa hoai (20-25cm);

+ Lớp vôi mỏng (0, 5kg / (m ^ 2))

+ Lớp bao tải;

+ Lớp hạt giống thời kỳ đầu dày chừng 10-15cm tưới đẫm nước (khi hạt bắt đầu nẩy mầm thì rải mồng từ 5-8cm);

+ Lớp bao tải khô;

+ Rơm khô (càng dày càng tốt);

+ Chung quanh khu luống ủ có vách cao 2m, có liếp che phía trên để mở được ban ngày, đậy lại ban đêm.

Khi cây có 2 lá mầm tiến hành nhổ cây con, chọn những cây có một rễ đuôi chuột đem trồng vào bầu đã chuẩn bị ở vườn ươm.

3- Chăm sóc cây con

- Tưới nước: Cây nhỏ tưới ít và nhiều lần, cây lớn tưới nhiều và ít lần trong ngày.

- Tưới phân thúc: tưới dung dịch urê và clorua kali theo tỷ lệ 2:1 (với nồng độ 1%), xen kẽ với dung dịch phân hữu cơ ngâm (phân trâu, bò, phân xanh, bánh dầu,...) cho hoai mục, cây nhỏ tưới loãng, cây lớn tưới đậm hơn.

- Chăm sóc: Nhổ cỏ, phá váng không để bầu ngập nước. Trong vườn ươm lưu ý bệnh lở cổ rễ và bệnh vàng lá.

- Đảo cây: cây con có 3 - 4 đôi lá thật, tiến hành đảo cây, xếp cây lớn vào giữa luống, cây nhỏ ở hai bên luống để cây phát triển đều. Lưu ý xếp thưa dần khi cây lớn.

* Chú ý: dỡ dần che từ từ, khi cây đủ tiêu chuẩn cần dỡ bỏ dàn che hoàn toàn trước khi trồng mới 30 ngày.

4- Tiêu chuẩn cây giống

a/ Cây thực sinh

Cây con được ươm từ hạt trước khi trồng phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Tuổi cây: 6 - 8 tháng.

- Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25 - 35cm thân mọc thẳng.

- Số cặp lá thật: 5-7.

- Đường kính gốc: 3 - 4mm.

- Cây không bị sâu bệnh, dị hình và được luyện dưới ánh sáng hoàn toàn từ 10 - 15 ngày trước khi trồng.

Kích thước bầu đất: 14 - 15 x 24 - 25 cm

b/ Cây ghép

Ngoài tiêu chuẩn cây thực sinh, cây ghép cần phải đạt:

- Chồi ghép có chiều cao trên 10cm và có ít nhất 1 cặp lá phát triển hoàn chỉnh.

- Chồi được ghép tối thiểu 1 tháng trước khi trồng.

5- Ghép cải tạo và nâng cấp vườn

Dùng chồi của những dòng cà phê cho năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, ghép trên gốc cà phê xấu, đã được ứng dụng và cho kết quả tốt.

IV- KỸ THUẬT TRỒNG - CHĂM SÓC

Trồng, chăm sóc theo quy trình của bài KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ.

1. Tưới nước kết hợp với bón phân qua hệ thống đường ống

Lần tưới đầu khi hoa có hình dạng hình mỏ sẻ màu xám hoặc xám xanh. Sau đó tưới định kỳ 7 ngày/lần đối với đất sỏi cơm, 10 - 12 ngày/lần đối với đất đỏ bazan, đảm bảo 150 - 200 lít/cây/lần tưới. Có điều kiện dùng rơm rạ, cỏ tủ gốc cây trong mùa khô.

Mỗi lần bón hòa tan hoàn toàn lượng phân trong bồn, mở hệ thống tưới tiết kiệm nước, phân theo hệ thống đi đến từng gốc cây.

Các ưu điểm của phương pháp tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống

+ Tiết kiệm lượng nước tưới.

+ Tiết kiệm dầu tưới.

+ Tiết kiệm công tưới.

+ Tiết kiệm làm bồn.

+ Tăng hiệu quả của việc bón phân.

+ Tăng năng suất và chất lượng trái.

+ Hạn chế lây lan bệnh cây, nhất là bệnh rễ cây.

Mô hình: Hệ thống tưới nước kết hợp bón phân qua đường ống:

Chú thích:

Căn cứ vào hướng dẫn các đợt bón phân trong quy trình kỹ thuật, mỗi đợt lượng phân bón được hòa tan vào hệ thống tưới 3-4 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, chia nhỏ lượng phân ra các lần bón như thế sẽ góp phần giảm thất thoát phân bón, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của cây trồng.

Pha phân:

Khi bón phân cho cây, phân bón được ngâm trước 1 ngày, thường xuyên khuấy đều khi ngâm phân để hòa tan hoàn toàn lượng phân cần tưới vào bồn chứa dung dịch phân (không nên sử dụng các loại phân khó tan).

Nguyên tắc hoạt động

- Khi vận hành máy bơm, dưới lực hút của máy nước từ giếng và dung dịch phân trong bồn chứa sẽ được hút vào máy bơm và được khuấy đều trong hệ thống và ra các vòi tưới cho cây. Chúng ta có thể thay đổi lượng phân bón trước khi vào trong máy bằng khoá điều chỉnh.

- Từ máy bơm, một lượng nước chứa phân được đưa đến bộ lọc (tránh nghẹt béc) rồi đến ống cấp 1. Nếu nước trong bồn bị cạn, hệ thống sẽ ngưng hoạt động.

- Từ ống cấp 1 nước chứa phân được đưa đến ống cấp 2, rồi đến ống cấp 3 tưới vào từng gốc cây.

- Ống cấp 2 được đặt dọc theo các hàng cây, trên các ống cấp 2 này chúng ta lắp đặt hệ thống van điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước vì nơi gần máy bơm áp lực và lưu lượng nước cao hơn những nơi xa máy bơm. Ngoài ra các van này cũng rất quan trọng để điều chỉnh lưu lượng và áp lực nước cho những vùng có địa hình không đồng đầu, đồi dốc...

2. Tạo hình

- Nuôi đa thân: Ở Đồng Nai các nhà vườn thường áp dụng phương pháp này giữ lại mỗi gốc 3 thân phân đều xung quanh. Phương pháp này có nhược điểm là chu kỳ kinh tế ngắn (5 - 7 năm). Để khắc phục nhược điểm trên, có thể phối hợp với biện pháp nuôi thêm thân (cành vượt), thay thế những thân chính có hiện tượng tán dù. Chọn chồi khoẻ ở phần gốc, sau thu hoạch cần cửa bỏ thân đã có hiện tượng tán dù giúp cho chồi non phát triển.

- Tỉa cành: Thường xuyên tỉa bỏ những chồi vượt, những cành bị sâu bệnh gây hại, những cành đã ra quả ở những năm trước chỉ còn 2-3 cặp lá ở đầu cành.

- Cua đồn phục hồi: Những vườn cà phê đã già cỗi, cho năng suất thấp thì cửa đốn phục hồi vào cuối mùa thu hoạch trái. Vị trí cửa: cách gốc 20-30cm, giữ lại mỗi gốc 3 chồi tốt nhất phân bố đều quanh gốc.

V-PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Xem bài KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ

VI. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1. Kỹ thuật sử dụng thuốc

1.1. Sử dụng theo 4 đúng

a. Đúng thuốc: căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.

b. Đúng lúc: dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ mẫn cảm với thuốc (thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện).

c. Đúng liều lượng, nồng độ: đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc và liệu lượng nước trên một đơn vị diện tích.

d. Đúng cách: tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật cũng như nơi xuất hiện dịch bệnh mà sử dụng cho đúng cách.

1.2. Hỗn hợp thuốc

Là pha hai hay nhiều loại thuốc nhằm trừ cùng một lúc được nhiều dịch hại, tuy nhiên cần lưu ý các điểm sau: chỉ nên pha các loại thuốc theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc, bảng hướng dẫn pha thuốc hoặc sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chuyên ngành biết rõ về đặc tính của thuốc.

2. An toàn trong sử dụng thuốc BVTV

2.1. Những tình huống bị nhiễm thuốc BVTV

- Nuốt phải thuốc.

- Hít phải thuốc.

- Dính vào da.

Trong đó nuốt phải thuốc là dễ trúng độc nhất.

2.2 Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV

- Toàn thân: mệt mỏi, phờ phạc, sốt nóng hoặc rét lạnh.

- Da: tấy đỏ, viêm, đổ mồ hôi, xạm hoặc tái xanh.

- Mắt: ngứa, viêm đỏ, chảy nước mắt, mờ nhìn không rõ, có trường hợp đồng tử co hoặc giãn.

- Hệ hô hấp: hắt hơi chảy nước mũi họ đầu ngực, khó thở.

- Hệ thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, cử động rồi loạn, cơ bắp co giật, bồn chồn, đi lảo đảo, nói đó lười, người xỉu đi, bất tỉnh.

- Hệ tiêu hoá: miệng và họng bị nóng, ra nhiều nước dãi, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, co thắt dạ dày, tiêu chảy.

2.3 Các biện pháp sơ cứu khi nhiễm thuốc BVTV

- Đọc kỹ nhân về phòng chống độc và một số đồ dùng cần thiết khi cấp cứu.

- Bình tĩnh đưa nạn nhân ra xa nơi nhiễm thuốc, cởi đồ nhiễm thuốc và rửa sạch vùng da nhiễm thuốc.

- Gây nôn nếu nạn nhân còn tỉnh táo và nhân thuốc cho phép.

- Đặt nạn nhân nằm ổn định, giữ ấm nếu thấy lạnh, lau bằng nước lạnh nếu nạn nhân nóng sốt.

- Theo dõi nhịp thở, nếu ngừng thở phải làm hô hấp nhân tạo.

- Tuyệt đối không cho hút thuốc, uống sữa, uống rượu.

- Đưa nạn nhân đến Y, bác sỹ và phải mang theo nhãn thuốc.

2.4. Đồ bảo hộ lao động

- Áo dài tay, quần dài.

- Nón, mũ.

- Khẩu trang.

- Kính bảo hộ mắt

- Bao tay.

- Ủng, giày cao su

Yêu cầu bảo hộ lao động phải che phủ cơ thể và thích hợp với điều kiện khí hậu.

2.5. Chuyên chở thuốc BVTV

- Trước khi rời khỏi cửa hàng phải: kiểm tra bao bì xem thuốc có bị rò rỉ hay không, được gói buộc cẩn thận chưa và hỏi người bán thuốc các biện pháp cần phải làm nếu thuốc bị đổ bể.

- Không chuyên chở thuốc BVTV lẫn lộn với các vật dễ cháy, dễ nổ, lương thực thực phẩm vật dụng khác...

- Hạn chế chuyên chở thuốc bằng các phương tiện chật hẹp vì dễ gây ngộ độc cho người đi cùng và ảnh hưởng môi trường.

2.6 Cất giữ thuốc BVTV

- Nên mua thuốc BVTV đủ sử dụng, tránh dư thừa nhiều.

- Phải cất giữ thuốc nơi riêng biệt, không để gần gia súc, lương thực thực phẩm, người không có trách nhiệm.

- Nơi cất giữ thuốc không được ở nơi đầu gió, không gần giếng ăn hoặc kênh rạch, không bị nắng chiếu vào, không bị mưa.

- Luôn kiểm tra nơi giữ thuốc, không để cho thuốc bị đổ vỡ, rò rỉ. Nếu xảy ra cần dọn dẹp sạch sẽ ngay.

- Nơi cất giữ thuốc phải có khoá chắc chắn để trẻ em, người lớn không phận sự và gia súc không ra vào được nơi đó.

2.7 Cân đong và pha thuốc

- Cần mang đủ đồ bảo hộ lao động khi cân đong và pha thuốc.

- Đọc kỹ hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc tờ bướm để biết rõ liều lượng pha và các thông tin khác.

- Chuẩn bị đủ dụng cụ cân đong, những loại này đều được đánh dấu riêng.

- Kiểm tra cần phun, cẩn thận khi mở nắp chai thuốc, tránh vung tung tóe thuốc, tránh cân đong nơi trẻ em nô đùa.

- Cân đong chính xác lượng thuốc cần dùng.

- Không được cân đong, pha thuốc hoặc rửa bình bơm gần ao hồ, suối, giếng, kênh mương.

2.8 Phun rải thuốc BVTV

Nên:

- Mang bảo hộ lao động khi phun thuốc.

- Kiểm tra ruộng bảo đảm không có người và gia súc có mặt nơi đó.

- Đọc kỹ nhân để biết mối nguy hiểm với môi trường.

- Gắn biển báo nơi sau khi phun thuốc.

- Rửa sạch bình bơm ngay sau khi phun

- Phun đều khắp ruộng.

Không nên:

- Phun khi trời gió to, chuyển mưa, ngược chiều gió, lúc trưa nắng.

- Phun khi cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

- Cho trẻ em và phụ nữ mang thai phun thuốc.

- Ăn uống, hút thuốc trong khi phun thuốc.

- Đưa béc phun vào miệng thổi.

- Phun rải bay tạt vào nguồn nước uống, nhà ở...

2.9 Dọn sạch thuốc đổ vãi

- Bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc.

- Không được dùng nước để cọ rửa vì nước sẽ làm thuốc tràn lan khắp nơi.

- Rắc mùn cưa, tro, đất bột, cát lên trên mặt nơi có thuốc rơi vãi.

- Nếu thuốc hoặc chất thấm nước có khả năng bay mùi ra xung quanh phải rưới nước từ từ hoặc phủ lên đó một tấm vải nhựa.

- Thu gom thuốc đổ vãi và vật dụng xử lý cho vào túi nhựa và tiến hành tiêu hủy.

2.10 Tiêu hủy thuốc và bao bì chứa thuốc

- Nếu bao bì bằng giấy thì cho xuống hố rồi đốt.

- Nếu bằng nhựa nhưng trên nhân có chỉ dẫn là không được đốt thì phải đập vỡ, đâm thủng rồi chôn xuống đất.

- Nếu bao bì làm bằng vật liệu không cháy thì đập vỡ đâm thủng,

2.11 Vệ sinh sau khi tiếp xúc với thuốc BVTV


- Cởi bỏ ngay bộ đồ bảo hộ lao động.

- Tắm gội sạch sẽ bằng xà phòng. -

- Giặt giũ đồ bảo hộ lao động.

- Thay quần áo sạch trước khi nghỉ ngơi, ăn uống, hút thuốc.

Tóm lại, việc sử dụng thuốc một cách an toàn là điều rất quan trọng cho bản thân và môi trường cộng đồng xung quanh, góp phần mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn. Vì thế chúng ta nên chú ý tuân thủ theo những vấn đề an toàn và thời gian cách ly được nêu ra theo khuyến cáo hoặc trong nhãn thuốc trừ sâu.

VII- THU HOẠCH - CHẾ BIẾN - BẢO QUẢN

Xem bài KỸ THUẬT TRỒNG CÀ PHÊ

Theo giacaphe.com

Bài viết liên quan