Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê chè (arabica)
Đăng lúc: Thứ hai - 01/01/2024 16:54, Cập nhật 01/01/2024 16:54
Cà phê chè là một cây thụ phấn nên hầu hết các giống cây cà phê chè hiện đang được trồng ở trong nước như: Bourbon, Typica, Caturra, Catuai, mundo, Catimor, Novo... Hiện nay, ở nước ta giống cà phê Catimor đang được trồng phổ biến tại một số tỉnh như Lâm Đồng, DakLak, Gia Lai v.v
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê chè (arabica)
Giống cà phê Catimor được nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1984 từ Cu-ba, sau đó từ Trung tâm Nghiên cứu giống chống bệnh gỉ sắt Oeiras Bồ Đào Nha vào năm 1990.
Đây là giống lai giữa Hybrid de Timor với giống Catura; thuộc dạng thấp cây, cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày; kháng bệnh gỉ sắt (tính ưu việt nổi bật nhất của Catimor). (Bà con nông dân mình vẫn gọi cây cà phê Catimor là con nhà nghèo, bởi nó rất dễ chăm sóc, không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật).
Cây cà phê Catimor có bộ tán che kín thân, vì vậy hạn chế được sự phá hoại của sâu đục thân (loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng). Nếu thâm canh tốt, 1 ha cà phê Catimor sẽ cho năng suất đạt 4 - 5 tấn. Do có năng suất cao, kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon, giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần so với cà phê vối nên cà phê Catimor được trồng nhiều nơi trên thế giới.
1. Kỹ thuật trồng
Đất trồng cà phê phải được cày bừa kỹ, dọn sạch cỏ dại trước khi trồng. Dùng giống chống bệnh gỉ sắt (Catimor).Mật độ, khoảng cách trồng: ở những nơi đất không có độ phì cao thì trồng với mật độ 6666 cây/ha, tương ứng với khoảng cách: hàng cách hàng 1,5m; cây cách cây: 1m; ở những nơi đất tốt, trồng với mật độ 5000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách: hàng cách hàng 2m; cây cách cây: 1,5m; ở những nơi đất trung bình có thể trồng với mật độ 3333 cây/ha: hàng cách hàng 2m, cây cách cây: 1m.
Khi cây cà phê còn nhỏ, trồng xen các cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc... để tăng thu nhập, đồng thời chống cỏ dại, tạo bóng mát giữ ẩm chống xói mòn và cải tạo đất. Việc trồng xen các cây ngắn ngày vào giữa hàng cà phê còn góp phần đảm bảo tính đa dạng thực vật cho sinh quần cây cà phê. Cây trồng xen tạo ra nguyên liệu để tủ gốc và ép xanh. Một vườn cây trồng xen tốt có thể cung cấp cho lô cà phê hàng trăm cân đạm nguyên chất/ha và nhiều chất dinh dưỡng, chất khoáng khác. Nhờ đó khu hệ thiên địch tự nhiên được thiết lập nhanh hơn và trở nên phong phú hơn sẽ góp phần hạn chế số lượng sâu hại cà phê.
Cây cà phê rất cần che bóng. Các cây che bóng (như keo dậu, muồng...) được trồng với mật độ vừa phải, rải đều trên vườn cà phê, nhằm tạo ánh sáng tán xạ và che chắn sương muối vào mùa đông cho cà phê Cây che chắn phải đảm bảo thông thoáng để tránh bệnh gỉ sắt cà phê phát triển mạnh.
2. Kỹ thuật chăm sóc
Phải thường xuyên xới xáo quanh gốc cây để diệt cỏ và tạo độ tơi xốp cho đất quanh cây cà phê. Sau khi xới xáo, dùng rác và có tủ gốc cho cây cà phê, Bón phân hoá học cân đối kết hợp với phân hữu cơ hợp lý, đầy đủ nhằm giúp cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt để tăng sức chống chọi với sâu bệnh. Đặc biệt, khi cây cà phê phát triển nhiều cành lá xum xuê, rậm rạp sẽ tăng độ che kín thân cây góp phần cản trở sự tấn công của sâu đục thân và sâu tiện vỏ cà phê.Trước khi bón phân phải làm sạch cỏ. Vườn cà phê chăm sóc kém tạo điều kiện bệnh khô cành và khô quả phát triển mạnh. Nếu thời tiết có sương muối, trước đó phải phun tưới nước lên tán lá cây cà phê. Sau các đợt sương muối phải chăm sóc tốt cho cây cà phê nhanh hồi phục để đề kháng với sự tấn công của các loài sâu bệnh hại.
3. Kỹ thuật tạo hình cà phê
Tạo hình cho cà phê là một biện pháp kỹ thuật rất quan trọng thông qua việc cắt tỉa để tạo ra một bộ tán có số lượng thân và cành phân bố đều trong không gian phù hợp, thông thoáng, tiếp nhận được nhiều ánh sáng mặt trời để cho cây quang hợp tốt tạo ra năng suất cao và ổn định. Đây là biện pháp kỹ thuật vừa giúp cây cà phê có các cành hữu hiệu phân bố đều trong tán vừa có tán bao phủ che chắn thân cây để cản trở sự tấn công của sâu đục thân cà phê.Trong khi sửa cành tạo hình hạn chế việc cắt bỏ cành cấp 1 (trừ khi cành cấp 1 bị sâu bệnh); chú ý cắt mi bỏ các cành bị sâu đỏ đục, bị bệnh nấm hồng hay 5n bệnh khô cành. Cắt tỉa hợp lý các cành vô hiệu sao cho tạo được sự thông thoáng hợp lý của tán lá nhưng ến vẫn che chắn được thân cây cà phê.
Độ co hãm ngọn thường từ 1,4 đến 1,6m kể từ gốc cây đến vị trí hãm ngọn. Riêng đối với cà phê Catimor độ cao hãm ngọn khoảng 1,8m hoặc không hãm ngọn. Khi cây cà phê đã cao đến vị trí muốn hãm ngọn thì dùng kéo cắt cành cắt phần ngọn ở vị trí trên cặp cành cuối cùng khoảng 1cm. Sau khi cắt cành chất dinh dưỡng sẽ tập trung nuôi dưỡng cho các cành còn lại phát triển và phát sinh các cành thứ cấp. Tạo hình tốt làm bộ tán thông thoáng sẽ làm cho quả cà phê to hơn, đạt năng suất cao, bền và thuận lợi khi tiến hành phun thuốc phòng trừ sâu bệnh.
Sau mùa thu hoạch cần cắt bỏ những cành khô, những phần cành sinh trưởng yếu ớt, những cành bị sâu bệnh để những phần còn lại phát sinh những cành mới sẽ cho quả trong mùa sau.
Theo Tin Nông nghiệp mới
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cà phê để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây cà phê là một cây công nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam và được canh tác ở nhiều vùng trên cả nước. Cây cà phê là một loại cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, là loại cây phát triển kinh tế chủ lực tại Việt Nam. Chuyên đề này chúng tôi cũng tập hợp các tài liệu từ đại chúng đến chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, thu hoạch và chế biến cây cà phê
-
Kỹ thuật trồng cà phê - Dương Phong
Kỹ thuật trồng cà phê là một quá trình đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Bao gồm việc lựa chọn giống cây phù hợp, chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc cây, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Ngoài ra, việc áp dụng các phương pháp canh tác bền vững có thể giúp tăng cường độ bền của hệ thống canh tác, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và cải thiện chất lượng cà phê. Trồng cà phê không chỉ đòi hỏi công việc chăm sóc hàng ngày mà còn cần sự kiên nhẫn và đam mê.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê vối (Robusta Coffee) công nghệ cao
Cà phê vối là một trong những loại cà phê quan trọng thứ hai trên thế giới, chiếm khoảng 39% sản phẩm cà phê toàn cầu. Cây cà phê vối có dạng, chiều cao của cây trưởng thành có thể lên tới 10 mét. Quả cà phê có hình tròn, hạt nhỏ hơn hạt cà phê chè (tức cà phê arabica) . Cà phê vối có hương vị đắng đậm đà, cùng với hàm lượng caffein cao, khiến người dùng phải bừng tỉnh ngay những ngụm cà phê đầu tiên.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật cà phê ra hoa tập trung
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tăng khả năng cà phê ra hoa
-
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê những tháng cuối mùa khô, đầu mùa
Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hoá mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất - chất lượng cao, bài viết sau sẽ giúp bạn.