Phương pháp gieo hạt hoa lan- Nguyễn Công Nghiệp
Đăng lúc: Thứ hai - 22/01/2024 05:39, Cập nhật 22/01/2024 05:39
Phương pháp gieo hạt hoa lan là một kỹ thuật nhân giống hoa lan phức tạp và hiệu quả cao. Có hai cách gieo hạt hoa lan là vô khuẩn và hữu khuẩn, tùy thuộc vào điều kiện và mục đích của người trồng. Gieo hạt hoa lan cần có sự kiên nhẫn và chăm sóc cẩn thận, vì hạt hoa lan rất nhỏ và mất nhiều thời gian để nảy mầm và phát triển.
Phương pháp gieo hạt
1. Phương pháp nẩy mầm cộng sinh nấm
Hạt hoa lan không chứa anbumin và có một phôi chưa phân hóa vì thế sự nẩy mầm của hạt rất khó khăn trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ nẩy mầm rất thấp (khoảng 1 phần triệu) và thường xảy ra ở gốc cây mẹ. Noel Bernard (1904) là người đầu tiên nghiên cứu hiện tượng này và đã làm nẩy mầm hạt lan theo phương pháp bắt chước điều kiện tự nhiên với sự cộng sinh của nấm. Hiện nay phương pháp này ít được dùng đến vì quá cổ điển. Có nhiều cách khác nhau để gieo hạt theo phương pháp này. Chúng tôi giới thiệu ở đây nhằm mục đích giúp các nhà trồng lan nghiệp dư Việt Nam có thể gieo hạt thành công một số lan rừng Việt Nam có khả năng tái sinh mạnh như loài Ngọc điểm.- Dùng dớn Cybotium cắt nhỏ, đặt vào chậu đem khử trùng trong lò hấp, sau đó chậu được cấy các loại năm thích ứng cho từng loại lan. Thời gian cho nấm bao phủ giá thể rất thay đổi, với chậu có dung dịch 1 lít phải mất thời gian 3 - 4 tuần cho nấm của Vanda, Oncidium, 4 - 5 tuần cho nấm của Odontoglossum, 6 - 7 tuần cho nấm của Cattleya. Giá thể dùng cho nấm của Paphiopedilum là Sphagnum và mạt gỗ không có mủ, và cần một thời gian từ 2 - 3 tháng. Gieo hạt lan lên nền đã nhiễm nấm và chụp lại bằng chuông thủy tinh có cổ cong, tưới nước đun sôi bằng dụng cụ khử trùng qua cổ cong này.
- Gieo hạt tại gốc cây mẹ trên một tấm giấy thấm, mảnh vải bố, len, hoặc gạch nhỏ trộn chung với than. Phương pháp này có khuyết điểm là cây mẹ cần sự khô ráo để nghỉ ngơi, trong khi hạt lại cần phải thật ẩm để nẩy mầm.
- Gieo hạt trên những hạt cây con mới nẩy mầm : phương pháp này rất hiệu quả vì nấm ở cây mới nẫy mầm còn rất mạnh.
Có 3 loại nấm, cộng sinh trên nhiều giống lan khác nhau được biết:
- Rhizoctonia repens đặc biệt cho Cattleya, Laelia Cypripedium.
- Rhizoctonia mucoroides dùng cho Vanda và Phalaenopsis.
- Rhizoctonia lanuginosa cho Oncidium, Miltonia.
2. Phương pháp nấy mẩm không cộng sinh
Hans Burgeff (1909) đã làm nấy mẩm được của Laeliocattleya trên môi trường dinh dưỡng gồm 0,33% Xaccaroz (đường mía) trong điều kiện hoàn toàn bóng tối 1922 Lewis Knudson đã gây sự nẩy mầm hạt Cattleya Mossiae trên môi trường Pfeffferds 1% Xaccaroz.Hiện nay có nhiều công thức khác nhau để gieo hạt hoa lan như Singapo, Yamada... nhưng công thức “C” của Knudson 1946 vẫn được sử dụng rộng rãi.
Thường sự gieo hạt được thực hiện trong điều kiện hoàn toàn vô trùng, tại một phòng thí nghiệm với các trang bị khá đầy đủ, nhưng Caesar R. Borromeo đã chi dẫn cho các người chơi lan nghiệp dư một phương pháp gieo hạt đơn giản không đòi hỏi các trang thiết bị tổn kém, mà lại thành công tốt đẹp.gom
Dùng chai nước biển 1.000ml hoặc 500ml của bệnh viện rửa thật sạch chai và nắp cao-su, với nước có - pH = 5 đổ vào đây 100ml môi trường Knudson C với pH = 5, 2 đậy kín nắp cao su lại. Chai được tiệt trùng ở nồi hấp trong 30 phút dưới áp suất 15 PSI (pounds). Thực ra lúc này oxi vẫn giao lưu từ không khí vào trong chai qua 2 lần lọc của bông gòn trong các-pun (một loại ống thuốc đựng thuốc tê trong nha khoa) gắn chặt vào lỗ hôm của nắp cao-su, còn lỗ thoát hơi được bịt chặt bằng parafin.
Dùng ống chích khoảng 35ml đã tiệt trùng, trong ống chích chứa các hạt lan và dung dịch H2O2 (10 thể tích) đầu gắn cây kim số 18, kéo phần bơm về phía sau để tăng phần khoảng không trong ống chích. Lắc mạnh trong thời gian 30 phút. Cuối cùng rút thêm 15ml nước cất tiệt trùng có pH = 5 lắc cho dung dịch hòa tan đều.
Dùng bông gòn thấm cồn 95%, khử trùng kim chích và bề mặt ngoài nắp cao su. Việc bơm dung dịch hạt lan có sẵn trong ống chích vào trong chai nước biển được thực hiện trên ngọn đèn cồn. Dung dịch H2O2 trong ống chích với nồng độ 3% sẽ không đủ sức để phá hoại hạt. Phải nhớ, luôn luôn đưa kim qua đèn cồn trước khi dùng nó để loại trừ nhiễm nấm. Tất cả tiến trình được thực hiện trong phòng kín không cần thiết phải vô trùng, nhưng phải thật vệ sinh và không có không khí di động.
Đặt chai trên các kệ gần cửa sổ với nhiệt độ 25°C - 27°C cường độ ánh sáng 2.000 lm/m², tăng dần độ chiếu sáng lên cường độ 4 lm / (m ^ 2) khi đến thời điểm hạt nẩy mầm. Hạt sẽ mọng lên, lúc này ta tăng quang kỳ cho hạt với thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày. Nếu dùng ánh sáng mặt trời bình thường, ngoài quang kỳ tự nhiên 12 giờ/ngày từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều, ta phải tăng thêm 4 giờ chiếu sáng nhân tạo từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm bằng bóng đèn nóng sáng 100 Oat, đặt cách chai 50 - 60cm. Sau khi hạt đã nẩy mầm ta tăng cường độ ánh sáng đến 16 lm / (m ^ 2) và quang kỳ bắt đầu giảm xuống.
3. Phương pháp gieo hạt xanh
Thường sau khi thụ tinh, một cây lan cần thời gian từ 6 tháng đến 1 năm để quả chín. Tuổi thành thục của địa lan ngắn hơn phong lan. Ví dụ loài Aspasia principissa là 400 ngày. Ngoài ra, để đảm bảo sự thành công việc tạo cây lan con lai bằng kỹ thuật lai giống từ 2 loài lan có nhiễm sắc thể khác nhau nhiều, người từ đã dùng một phương pháp gieo hạt hoàn toàn mới đó là phương pháp gieo hạt xanh.Hình
Với vài sự lai giống bất thường, những hạt có khả năng nẩy mầm chỉ hình thành trong giai đoạn đầu của sự phát triển quả, và có thể chết đi trước khi toàn bộ về hạt chín. Vì thế gieo hạt xanh là phương pháp được các nhà lai giống dùng để gieo các cây lai xa với hy vọng nuôi sống một vài cây con duy nhất.
Kỹ thuật của phương pháp gieo hạt xanh được thực hiện trong phòng thí nghiệm tương tự phương pháp nấy mầm không cộng sinh nấm, nhưng có lợi điểm là sử dụng còn xanh chưa bị khai nên những hạt bên trong không bị nhiễm các mầm bệnh như quả chín. Ngoài ra vỏ quả có thể được khử trùng với một dung dịch có cường độ mạnh như clorox 50% và mặc dầu nhiều phần của mô bị hủy hoại, hạt bên trong vẫn không bị ảnh hưởng. Vỏ quả được tách ra bằng một dụng cụ đã khử trùng trong một tủ cấy vô trùng, lúc này hạt được gieo trực tiếp mà không phải khử trùng lần nữa.
Thời gian thu hoạch quả xanh của một số loài, sau khi hạt được hình thành như sau (Theo C-harles Marden Fitch 1981):
- Aerides 90 ngày
- Brassavola 90 ngày đến 100 ngày
- Cattleya 2 lá 90 ngày
- Cattleya 1 lá 120 - 135ngay
- Dendrobium nobile lai 90 - 100 ngày
- Các loại Dendrobium khác 60-75 ngày
- Doritaenopsis lai 90 - 100ngay
- Epidendrum 150-165 ngày
- Oncidium 60-75 ngày
- Phalaenopsis 90-100 ngày
- Vanda 90-120 ngày
4. Thời gian ra hoa của các cây gieo hạt
Thời gian ra hoa của các cây gieo hạt khá dài-
- Từ 3 đến 4 năm đối với các loài thuộc giống Phalaenopsis.- Từ 4 năm đối với các loài thuộc giống Odontoglossum.
- Từ 5 đến 6 năm đối với các loài thuộc giống Paphiopedilum.
- Từ 7 đến 8 năm đối với các loài thuộc giống Cattleya.
- Từ 7 đến 10 năm đối với các loài thuộc giống Vanda.
Tác giả bài viết
Nguyễn Công Nghiệp
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng hoa lan để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ hoa lan là một trong các họ cây có hoa có thể có tới 25 ngàn loài trên khắp thế giới và có nhiều ở nhiệt đới. Về sinh lý thực vật, họa hoa lan khá đặc biệt, rễ lan đôi khi chỉ để hút hơi sương, hơi nước, một số loài lan còn không có thân. Hoa lan cũng rất đa dạng và độc đáo được chiêm ngưỡng như một trong những loài hoa quý. Tìm được một loài hoa lan lạ cũng rất khó. Chăm hoa lan đòi hỏi nhiều kiến thức. Chuyên mục này sẽ giới thiệu với các bạn cách phân biệt các loài hoa lan, hiểu sâu về hình thái và đặc tính sinh vật cũng như các kinh nghiệm trồng lan.
-
Sự lai hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Sự lai của hoa lan là kết quả của việc lai tạo nhân tạo giữa hai loài hoa lan khác nhau, có thể thuộc cùng một chi hoặc khác chi. Mục đích của việc lai tạo là để tạo ra các giống hoa lan mới có những đặc điểm ưu việt hơn so với loài bố mẹ, chẳng hạn như vẻ đẹp, màu sắc, mùi thơm, khả năng chịu đựng và kháng bệnh. Hoa lan lai có thể tồn tại trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Hoa lan lai đầu tiên được giới thiệu ở Anh vào năm 1856 và được nhân giống bởi John Dominyi. Kể từ đó, hoa lan không ngừng được lai tạo và hiện nay có hơn 200 nghìn giống lai. Hoa lan lai là biểu tượng của sự sang trọng, trang nhã và tình yêu thuần khiết
-
Phương pháp tách triết thông thường hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Phương pháp tách chiết thông thường hoa lan là cách nhân giống lan bằng cách cắt bỏ một phần thân và rễ của cây lan mẹ, sau đó trồng vào chậu mới với giá thể phù hợp
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Phương pháp cấy mô hoa lan - Nguyễn Công Nghiệp
Phương pháp cấy mô là phương pháp duy nhất hiện nay có thể nhân giống lan trên qui mô công nghiệp, các cây lan con được sản xuất hoàn tòan giống nhau từ một cây bố mẹ quí mới được lai tạo và được xem là có giá trị sau lần trổ hoa đầu tiên. Ngày nay phương pháp gieo hạt chỉ được áp dụng để lai giống. Các loại lan hiện tại đều có tính dị hợp tử cao vì thế chúng sẽ không bao giờ đồng nhất. Đối với các loài này nhiều khi chỉ sử dụng một cây tốt duy nhất từ hàng vạn cây gieo hạt. Do đó chỉ có cấy mô là phương pháp có hiệu quả để sản xuất loài lan này kinh doanh. So với phương pháp tách chiết thông thường tốc độ phát triển 1 cây/năm thì phương pháp cấy mô sẽ sản xuất một số lượng cây con gần như không tưởng khoảng 4 triệu cây/năm.
-
Cách trồng lan con từ chai cấy ra môi trường thiên nhiên - Nguyễn Công Nghiệp
Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách trồng lan con từ chai cấy ra môi trường thiên nhiên