Công Cụ Tốt

Nội dung

Kinh nghiệm chọn mua băng chống thấm dột

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/10/2021 14:38, Cập nhật 04/10/2021 11:13

Ngày nay trên thị trường có rất nhiều loại băng keo chống thấm dột, đa dạng về chủng loại, phong phú về giá cả với các nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam. Nếu bạn đang băn khoăn không biết chọn loại băng nào cho phù hợp với mình thì Công Cụ Tốt sẽ giúp bạn bằng những kinh nghiệm thực tế tốt nhất được chia sẻ trong bài viết này.

Tất tần tật kinh nghiệm chọn mua băng keo chống thấm dột trên thị trường cho hợp với mục đích, đảm bảo không lãng phí sai mục đích.

Các thuộc tính kỹ thuật cần lưu ý của băng keo chống dột.

1. Bề mặt bảo vệ khỏi thời tiết xấu.

Bạn nên lựa chọn những sản phẩm băng keo chống dột cấu tạo 4 lớp, bởi sẽ có một lớp màng bảo vệ trên cùng, thường được làm từ màng nhựa PU đặc biệt trong suốt. Lớp màng này khá dai, chống xước, chống nước, có tác dụng bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động vật lý.


Kết luận:  Màng PU là tốt nhất trên phương diện bảo vệ. Trừ trường hợp chống dột nơi khuất nắng thì mới chọn loại màng khác.

2. Kiểu phản quang.

Băng keo chống dột có 2 kiểu thiết kế bề mặt phản quang cho màng nhôm là phản quang phẳng và phản quang tán xạ.


Phản quang phẳng và phản quang tán xạ

Nếu có thể, bạn nên lựa chọn băng keo có bề mặt hình ô vuông vì khả năng tản nhiệt sẽ tốt hơn so với bề mặt phẳng. Việc dập mặt phẳng thành các phần ô vuông cũng giúp cho việc co giãn lớp keo tốt hơn khi gặp nhiệt độ cao.

3. Chất keo dính.

Chất keo dính là các chất có độ đàn hồi cao, thường thấy có 2 loại phổ biến là cao su nonBitum được kết hợp cùng các chất kết dính tackifier.Phụ thuộc vào từng hãng mà họ sử dụng các thành phần kết dính tackifier khác nhau, các thành phần này chưa được các hãng công bố cụ thể.

Kết luận: lựa chọn băng Bitum hay Cao su non phải căn cứ vào chất liệu được dán và độ chống nước mong muốn.

4. Độ dày và trọng lượng.

Độ dày và trọng lượng phụ thuộc hầu hết vào lớp keo. Độ dày càng lớn keo càng nhiều thì khả năng bám dính trên các bề mặt phức tạp, gồ ghề càng tốt.


Độ dày lớp keo ảnh hưởng lớn đến việc độ bền bám dính trên bề mặt vật liệu

Kết luận: Chọn loại dày sẽ an toàn hơn.

5.Dải nhiệt độ.

Tất cả các loại băng keo chống dột đều có khả năng cách nhiệt, chịu nhiệt rất tốt nên người dùng yên tâm sử dụng sản phẩm dưới thời tiết nắng gắt ở Việt Nam.

Kết luận: Không quá quan trọng dải nhiệt độ trong điều kiện Việt Nam

6. Khả năng bám dính.

Lớp keo băng keo chống dột có khả năng bám dính gần như trên mọi bề mặt vật liệu xây dựng phổ thông. Độ bám dính vô cùng chắc chắn, đặc biệt với hỗn hợp Bitum gần như không thể bị kéo ra được.
Khả năng bám dính đo bằng lực kéo lớn nhất tên mỗi milimet vuông, đo bằng Ni-tơn/mm², quá lực kéo này thì sẽ bị bong keo.
Các hãng có kiểm soát chất lượng tốt thì sẽ công bố thông số này, ví dụ băng Extraseal có đọ bám dính là 40N/mm². Quy đổi tương đương 4kg/mm².

 

Kết luận: Nên ưu tiên các hãng có công bố thông số độ dính

7. Khả năng co dãn



Cao su non và Bitum

Kết luận: nếu kết cấu cứng như vết nứt tường, bê tông thì dùng bittum sẽ chống thấm cực tốt. Nếu kết cấu lỏng như mép mái tôn với tường hay bị rung thì nên dùng cao su non

8.Độ bền.

Độ bền của băng keo chống dột phụ thuộc nhiều vào lớp keo, thành phần chính xác thì không được các hãng công bố cụ thể. Các sản phẩm băng keo chống dột có độ bền ít nhất lên đến 5 năm, có sản phẩm có thể lên đến 30 năm tùy chất lượng và mục đích sử dụng.

9. Mức độ an toàn với con người

Nếu chỉ dán mái nhà và không sử dụng nước từ mái nhà để uống thì không phải bàn nhiều. Tuy nhiên khi dán các vật dụng đựng nước, ống nước cần chọn hợp chất dính không thải ra chất độc. Chất dính cao su nol butyl nên được chọn hơn là chất bitum.

10.Hình dạng của đường nứt

Đường nứt cần bịt nếu dạng lỗ thủng hoặc phẳng chỉ cần dùng các băng keo khổ 5cm đã có thể bịt kín. Với các đường nút ngoằn nghèo, nẻ chân chim cần chọn khổ băng rộng hơn.

Kết luận: đo ướm để chắc chắn khổ của băng có thể phủ kín hết các vết nứt và chờm ra tối thiểu 2cm

Mục đích sử dụng

Chống thấm mái nhà, mái tôn, bịt kín máng xối, ống PVC, góc tường, ống khói, cửa sổ trời, xuồng, thuyền, ca nô, hệ thống phun, ...



Khi biết mục đích sử dụng cần trả lời các vấn đề sau:

So sánh giữa các thương hiệu chống dột trên thị trường

Hiện nay có rất nhiều loại băng keo chống thấm, chúng tôi tổng hợp các thông số trong bảng dưới:

  Chống thấm Kiểu phản quang Lớp keo Độ dày lớp keo Dải nhiệt độ Độ bám dính Độ bền Khổ (mm) x dài (mét)
Waterproof Tốt Tán xạ Cao su non 1mm -40°C đến 110°C Chắc chắn 5 năm 50x5, 50x10
SAKYSE Tốt Tán xạ Cao su non 1.3mm -40°C đến 120°C Chắc chắn 5 năm 50x5, 100x5, 200x5
X'traseal Tuyệt đối Phẳng Bitum 1mm -20°C đến 80°C Chắc chắn vượt trội 10 năm 50x10, 75x10, 100x10, 150x10, 200x10, 250x10, 300x10
OTECH Tốt Tán xạ Cao su non 1mm -40°C đến 120°C Chắc chắn 10 năm - 20 năm 50x5, 50x10, 100x5
Ravil Tage Tốt Tán xạ Cao su non 1mm -40°C đến 120°C Chắc chắn 10 năm 5x5, 10x5


Bài viết liên quan