Công Cụ Tốt

Nội dung

Giải đáp các thắc mắc về băng keo chống dột

Đăng lúc: , Cập nhật

Ngoài các phương pháp chống thấm chống dột truyền thống thì phương pháp chống thấm dột bằng cách dán băng keo vào vết nứt, vết hở thấm nước trên mái nhà bê tông, tường, đặc biệt là mái tôn được biết đến gần đây. Hãy cùng Công Cụ Tốt giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề này.

Băng keo chống thấm có tốt không ?

Dùng băng keo chống thấm rất tốt ở điểm thi công nhanh, giá rẻ, hiệu lực chống thấm ngay nhưng phải đúng tình huống sử dụng cũng như chủng loại băng dính, cách thức dán băng keo

So với cách chống thấm dột bằng cách chít trát xi măng, trám keo silicon trước đây thì dùng băng keo chống thấm dột dán vào khe hở là một phương pháp có nhiều ưu điểm hơn như:
  • Thi công nhanh hơn
  • Giá thành rẻ hơn
  • Dễ làm, ai cũng thực hiện được và không cần dụng cụ khác ngoài dụng cụ làm sạch và một cây kéo để cắt
  • Hiệu quả tức thì
Đúng là tốt thật, nhưng chỉ có thể đạt được các ưu điểm của nó nếu thỏa mãn các điều sau:
  • Khe hở không lớn quá 3cm và là khe hở tĩnh. Các ke hở chịu lực hoặc có rung động thường xuyên như mép mái tôn và tường thì không hiệu quả như trám keo truyền thống
  • Vệ sinh sạch sẽ bề mặt khi thi công, nhiệt độ mặt thi công lớn hơn 15 độ C để không bị ảnh hưởng bởi co ngót
  • Lựa chọn loại băng phù hợp với tuổi thọ mong muốn.
Do các hãng sản xuất thường khác nhau ở 2 điểm:
  • Lớp màng ngoài cùng
  • Chất Tackifiers là yếu tố chính quyết định độ dính và độ bền của từng hãng, do đó hãy chọn thật kỹ hãng có bảo hành lâu năm

Tại sao giá cả của các băng keo chống dột lại khác nhau nhiều như vậy ?

Ngoài hai vật liệu là màng nhôm các hãng đều khá giống nhau thì lớp màng phủ chống thời tiết bên ngoài và chất dính Tackifiers là bí kíp riêng từng hãng. Do đó có loại chỉ dùng tạm một mùa mưa, có loại bảo hành 20 năm

Chất keo dính có 2 thành phần chính
  • Chất tạo đàn hồi: thường là Butyl (cao su non) thì giá thành khá rẻ. Tuy nhiên hãng Etraseal lại không dùng cao su non trộn với Tackifiers mà dùng bitum có độ dính rất đồng đều
  • Tackifiers : chất dính dạng phân tử nhẹ từ C5 đến C9 là bí kíp riêng

Băng keo nguồn gốc từ chất Butyl tốt hay Bitum tốt hơn ?

Nếu chất keo dính được là từ bitum thì sẽ tốt hơn vì độ dính đồng đều, dính tốt trên bê tông và mái tôn, tuy nhiên giá thành cao hơn loại băng làm từ Butyl cao su non



So sánh độ dính và đàn hồi giữa băng keo nguồn gốc Butyl (cao su non, bên trái ) và nguồn gốc bitum (bên phải)

Phần lớn các băng keo chống dột ở VIệt Nam đều dùng chất Butyl cao su non trộn với Tackfiler (chất dính) để tạo ra keo dính đàn hồi.
Keo nhập khẩu như Extraseal từ Malasia thì là từ Bitum, một chất cấu tạo như hắc ín ( nhựa đường ) nhưng dính hơn rất nhiều. 
Xét trên phương diện an toàn nguồn nước, nếu để chất bitum tiếp xúc với nước sẽ thôi một số chất hóa học không tốt ra nguồn nước.

Miếng dán chống dột là gì

Miếng dán chống dột là một miếng dán dùng để dán lên các vết nứt bê tông, tôn, sắt gồm có 4 lớp : lớp màng bảo vệ, lớp phản quang, lớp keo dính và lớp chống dính dưới cùng để bảo quản.

Cấu tạo sơ bộ như sau:

 

Miếng dán chống dột có thể dán lên các vật liệu nào ?

Phần lớn các vật liệu bê tông, tôn sắt, nhựa PVC, kính, gỗ lát sàn đều có thể dán được. Nhưng mỗi loại băng keo của mỗi hãng sẽ mạnh về một nhóm vật liệu riêng.

Băng chống dột có bị cháy không ?

Trên các vi deo thường thấy cảnh châm lửa để đốt băng nhưng đấy là đốt qua màng nhôm, ô xi bị ngăn tiếp xúc với keo, còn từ phía mặt keo dính vẫn cháy và cháy mạnh mẽ khi đạt nhiệt độ tự cháy.

Tìm hiểu thêm