Nguyễn Văn Hoan

Phó giáo sư, Tiến sĩ nông học

Giới tính: Nam

Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Bun-ga-ri.

PGS-TS. Nguyễn Văn Hoan là nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lúa thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ông dành cả cuộc đời để giảng dạy và nghiên cứu nông nghiệp, ông để lại nhiều cuốn sách trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt ông cũng là người sáng tạo nhiều giống lúa lai được bà con nông dân ưa chuộng như VietLai 20, HC36 nên còn được gọi với cái tên "Tiến sĩ lúa lai".

Tiểu sử

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan sinh năm 1947 ở tỉnh Phú Thọ :

  • Năm 1977, sau khi tốt nghiệp đại học ở Bulgaria, ông về công tác tại Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
  • Năm 1990 - 1994, nghiên cứu ra giống lúa lai đầu tiên mang tên Việt Lai 20 (VL20)
  • Năm 2004 - Giống Việt Lai 20 của Phó giáo sư Hoan đã được công nhận là giống quốc gia.
  • Năm 2005 - PGS, TS Nguyễn Văn Hoan là Trưởng bộ môn Di truyền-giống cây trồng Trường đại học nông nghiệp 1.
  • Năm 2006, làm Viện trưởng đầu tiên của Viện Nghiên cứu lúa - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
  • Năm 2015, nghỉ hưu sau một lần tai biến mạch máu não
  • Năm 2016, ông và gia đình chuyển vào xã La Bang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai sinh sống và tiếp tục nghiên cứu lúa lai
  • Năm 2018-2020: Tiến sĩ Hoan sau quá trình nghiên cứu cho ra đời giống lúa lai kháng rầy chịu hạn Hạt Vàng 36 (viết tắt là HC36 )

Từ đam mê nghiên cứu lúa đến việc được đặc cách học vị Tiến sĩ

Từ những năm 1990, trong bối cảnh đất nước Việt Nam ta vẫn còn phải nhập giống lúa lai của nước ngoài, giảng viên Nguyễn Văn Hoan tại Trường đại học Nông nghiệp 1 đã ấp ủ nghiên cứu lúa lai, giống lúa đầu tiên mà ông cho ra đời là giống ĐH60. Nhưng phải đến năm 1994, khi ông lai tạo thành công giống Việt Lai 20 thì tên tuổi ông mới được nhiều người biết đên. Những ưu điểm vượt trội của cây lúa Việt Lai 20 như: Thời gian trồng ngắn (80-115 ngày), năng suất cao (7-8 tấn/ha), kháng bệnh tốt và chất lượng gạo dẻo, thơm... Việt Lai 20 nhanh chóng được nông dân nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh phía Bắc canh tác trên diện rộng. Đến năm 2004 giống Việt Lai được công nhận là giống quốc gia. Giồng Việt Lai 20 là giống lua hai dòng đầu tiên bán được bản quyền cho Công ty dịch vụ kỹ thuật Nông nghiệp Hải Phòng. Riêng năm 2005 công ty này đã sản xuất hơn 1000 tấn giống Việt Lai 24.

Năm 2005 ông nhận giải thơngr VIFOTEC của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Bộ Khoa học công nghệ trao tặng. Ông và cộng sự tiếp tục cho ra các giống mới như Việt Lai 24, Việt Lai 27 và Việt Lai 36. Đặc biệt Việt Lai 24 có kết quả thử nghiệm tốt nhất ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.

Bằng các công trình nghiên cứu về lúa và hiệu quả của nghiên cứu trong thực tiễn, ông được đặc cách trao học vị tiến sĩ mà không cần qua bảo vệ.

Bỏ phố về rừng để tiếp tục nghiên cứu lúa

Năm 2015, tiến sĩ Hoan nghỉ hưu do bị tai biến, ông dừng nhiệm vụ ở Viện Lúa. Tưởng ông sẽ nghỉ ngơi, nhưng không, năm 2016, ông chuẩn bị, đến năm 2017 ông và cả gia đình chuyển về Gia Lai để sinh sống và tiếp tục nghiên cứu lúa:

Ông Nguyễn Văn Hoan

Tiến sĩ Hoan (ngồi giữa bế cháu nhỏ) và gia đình chuyển vào Gia Lai năm 2016
 
Tại khu đất của gia đình, ông tiếp tục làm ruộng để lai tạo lúa:
Phó Giáo sư Hoan

Phó giáo sư Hoan kiểm tra sinh trưởng của giống lua HC18. Ảnh Đỗ Doanh
 
Trong giai đoạn này, Phó giáo sư Nguyễn Văn Hoan, đã nghiên cứu thành công giôgngs lúa HC36 được gọi là Hạt Vàng 36 , ông cũng cho ra đời giống HC18 với ăng suất lên đến 18 tấn/ha. Tên giống lúa ra đời ở Gia Lai đều bắt đầu bằng chữ HC nghĩa là Hoan-Chi , tên của vợ chồng ông. Cũng là một cách để tỏ lòng biết ơn của ông với người vợ - bà Vũ Thị Kim Chi - nhiều năm cùng lăn lộn với ông vì cây lúa.

Giống lúa HC36

Giống lúa HC36 ở Thái Bình. Ảnh Hoàng Long

Giống lúa Hạt Vàng 36 được chọn từ dòng NILKD72 được quy tụ ( Piramiding) Gen GQ1 (Grain Quality 1), gen Ydl1(Yeilding Locus1), gen Pi1 để có dòng HC36. Khi chuyển giao bản quyền cho Công ty Cổ phần Hạt Giống Vàng Thái Bình giống được đặt tên bảo hộ là Hạt Vàng 36 (HV36) thích ứng cho cả miền núi phía Bắc, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Giống lúa HV36 có tiềm năng năng suất 11-12 tấn/ha, kháng bệnh đạo ôn, cơm ngon, số hạt/bông trung bình đạt 360, bông to đạt 700, khi canh tác bằng phương pháp cấy. Kiểu cây của HV36 thuộc nhóm NTP (New Type Plant) . Giống HV36 đã được được đăng ký bảo hộ. Giống lúa HV36 về thời gian sinh trưởng vụ mùa ở miền Bắc là 93-95 ngày, vụ xuân ở miền Trung và Tây Nguyên là 103-105 ngày, hàm lượng amilose là 18%, cơm mềm, thơm nhẹ. Giống lúa HV36 ở vụ mùa miền Bắc được xếp vào nhóm chất lượng khá đến cao vừa.

Không chỉ nghiên cứu lúa

Là một giảng viên, một người thầy, phó giáo sư Nguyễn Văn Hoan còn viết một số sách về nông nghiệp như :
  • Vườn rau dinh dưỡng gia đình (NXB Nông Nghiệp 1999)
  • Kỹ thuật thâm canh mạ (NXB Nông nghiệp-Hà Nội 2002)
  • Cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản (Viện Nghiên cứu phổ biến kiến thức Bách khoa xuất bản năm 2004)
  • Hướng dẫn kỹ thuật thâm canh các giống chuyên Mùa năng suất cao (Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 2007)
Ông cũng tự tay lai tạo một số giống cây ăn quả như cây bơ, dổi
Tiễn sỹ hoan và cây bơ

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan bên giống cây bơ do ông lai tạo. Ảnh: Hoành Sơn

Ở tuổi trên 70, tiến sĩ Hoan vẫn ấp ủ các nghiên cứu mới cho mình, tìm ra các giống phù hợp với vùng đất Tây Nguyên.

Vị tiến sĩ được làm thơ tặng

Sự nhiệt tình và cả đời cần mẫn cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà của Tiến Sĩ Hoan là cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò và thế hệ sau này. Tiến sỹ Nông học Hoàng Kim (sinh năm 1953 tại Quảng Bình, tiến sỹ nông học, giảng viên chính cây lương thực ở Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ), đã làm một bài thơ có tựa đề là "Chuyện thầy Hoan lúa lai" như sau:

CHUYỆN THẦY HOAN LÚA LAI

Chuyện thầy Hoan lúa lai
Trọn đời thương cây lúa
Người về rừng bỏ phố
Vui mà lòng rưng rung

Thầy nghề nông chiến sĩ
Hoa Lúa giữa Đồng Xuân
Con đường lúa gạo Việt
Thăm thẳm trời sông Thương

Mừng thầy giống lúa siêu xanh
Ngắm nhìn bông lúa đã thành ước mơ
Mong bao giờ tới bây giờ
Trọn đời cố gắng vẫn chưa thỏa lòng

Tiến sỹ nông học Hoàng Kim

Công Cụ Tốt nhận thấy các bài viết của vị Phó giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Văn Hoan rất mộc mạc nhưng thực chất, chúng tôi xin đăng lại để mong sẽ giúp được nhiều người như tâm nguyện của ông.

📗 Sách và công trình nghiên cứu tiêu biểu

🏆 Giải thưởng và ghi nhận

  • VIFOTEC 2005. Các giống lúa Việt Lai của tác giả Nguyễn Văn Hoan và nhóm nghiên cứu là một trong 40 công trình đạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2005. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học công nghệ có những công trình có giá trị khoa học, kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Giải được trao thường niên và được trao bởi Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC).

🔖 Tài liệu tham khảo

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của con người này, chúng tôi có tham khảo các tài liệu dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà xuất bản (được in đậm) và tác giả các tài liệu. Chúng tôi công bố rõ thời điểm chúng tôi truy xuất tài liệu với mục đích tham khảo. Chúng tôi cũng không chịu bất của trách nhiệm gì về sự thay đổi của nội dung được tham khảo kể từ sau thời điểm chúng tôi truy xuất.

Tác phẩm