Kinh nghiệm trồng khổ qua có màng phủ nông nghiệp tại Vĩnh Long - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Kinh nghiệm trồng khổ qua có màng phủ nông nghiệp tại Vĩnh Long đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kinh nghiệm trồng khổ qua có màng phủ nông nghiệp tại Vĩnh Long đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

CHUẨN BỊ ĐẤT

Đất ruộng lên liếp đơn rộng 1 m, cao 40 cm, khoảng cách giữa các liếp là 5 m. Nên để dự trù đất vô chân cây khổ qua khi cây bắt đầu đậu trái.
Bón 30 kg vôi+ 1.000 kg phân hữu cơ + 5 kg Ur hat e + 15 kg DAP + 10 kg Kali. Xốc đất, tưới cho tan phân, tiến hành đậy màng phủ, dùng đất đè lên 2 bên mép để tránh tốc màng phủ. Dùng lon thiếc đốt than để đục lỗ.

CHUẨN BỊ GIỐNG

Dùng giống F1-242
Ngâm hạt giống vào nước 2 sôi 3 lạnh, lượng giống 1,5 kg cho 1.000 m ^ 2 Sau 6 giờ vớt ra rửa sạch nhớt, trải khăn lông sạch trên bàn, rải hạt đều, dùng khăn xếp đôi lại để phơi nắng ấm, khi hạt nảy mầm đều thì đem tỉa mỗi hốc 2 hạt.
Trước khi gieo hạt, bón lót thêm vào hốc 25 kg NPK (20-20-15) cho 1.000 m ^ 2 Sau khi gieo rắc thuốc hạt Basudin ngừa côn trùng hại hạt giống. Đến 5 ngày sau khi gieo chọn 1 dây tốt để lại. Khi cây được 7 ngày tuổi thì pha loãng phân Urê tưới 4 ngàyần tăng dần theo nhu cầu của cây.
Nguồn nước tưới phải sạch không ô nhiễm, mùa khô tưới ngày 2 lần sáng và chiều.
Sau gieo 15 ngày thì bấm ngọn (khi cây có 4 - 5 lá thật), ngắt 2 lần thì cây sẽ có 8 - 9 nhánh. Cho dây bò trên liếp khi nhú hoa cái thì tiến hành làm giàn cho leo.
Dùng tre đóng cọc, căng lưới nylon làm giàn cho thông thoáng, tránh dòi đục trái, giảm bệnh.
Trồng khổ qua có dùng màng bọc nông nghiệp
Trồng khổ qua có dùng màng bọc nông nghiệp
Sau khi gieo 50 ngày thì thu hoạch; thu 4 ngày 1 lần. Sau 3 lần thu hoạch thì vô đất bón phân dơi + NPK để tiếp tục cho thu hoạch khoảng 20 lần. Nếu không vô phân thêm, trồng theo lối tiếp nhỏ, giàn 2 mái thì thu hoạch chỉ được 7 lần là tàn.
Phòng trừ sâu bệnh: bọ trĩ, rầy lửa làm xoắn đọt, cây không phát triển được, dùng Actara, Admire theo liều hướng dẫn trên bao bì. Sâu đục quả dùng Sumicidin, Sherpa. Ruồi đục trái nhanh, khó xử lý vì dùng thuốc thì dễ nhiễm độc. Vì vậy, nông dân có kinh nghiệm dùng bọc nilon chứa nước treo trên giàn ruồi thấy bóng bay đi. Dùng thuốc có mùi hôi như Hopsan, nhúng bông gòn bỏ vào vỏ chai nhựa cắt đôi, xỏ dây kẽm treo theo giàn, đồng thời làm nón bằng mo cau che mưa, nắng giữ thuốc không bị rửa trôi. Khi hết mùi lại nhúng bông gòn vào thuốc và tiếp tục treo. Bệnh héo cây chạy dây nên xịt Aliette, Ridomil, Rovral.
Hiệu quả kinh tế: tính trên 1 sào (1m ^ 2) .
+ Giống: 400.000₫

+ Làm đất: 250.000₫

+ Phân bón: 250.000₫

+ Màng phủ 2 cuộn: 440.000₫

+ Lưới: 250.000₫

Tổng chi phí: 1.590.000₫

Tổng thu: 3kg * 2.000đ = 6.000.000đ

Lãi: 6.000.000 - 1.590.000 =4.410.000đ
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ Bùi Long Huỳnh
Nông dân ấp Thanh Bạch, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
 
gọi Miễn Phí