Kỹ thuật trồng khổ qua - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Hãy tham khảo kỹ thuật trồng khổ qua do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và biên soạn dưới đây!

Hãy tham khảo kỹ thuật trồng khổ qua do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và biên soạn dưới đây!

GIỐNG

Có 2 loại khổ qua trái trắng và trái xanh, giống mua của Công ty giống cây trồng TP.HCM hoặc của Công ty Đông Tây. Loại khổ qua mỡ trắng, trái ngắn được khách hàng ưa chuộng. Lượng hạt giống cho 1m ^ 2 là 0,5 kg.
Giống khổ qua trắng
Giống khổ qua trắng

THỜI VỤ

Trồng được quanh năm, thích hợp nhất trong mùa mưa (nhưng cần phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp).

CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT

Hai khâu này làm cùng lúc để đỡ tốn công, trồng trên mọi thế đất. Đất ở đây chúng tôi trồng là đất cát pha thịt.
Bón lót: 3 tấn phân bò hoai, 15 kg lân supe, 17 kg kali clorua, 10 kg Urê (để lại 20 kg Urê bón thúc sau). Số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài của ruộng. Tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2 m.
Cày hai đường cày ngược nhau để lấp phân và tạo liếp. Mặt liếp rộng 0,6 m, tưới nước nhiều cho có độ ẩm trên luống. Căng màng phủ theo chiều dài của luống kéo bìa màng phủ sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc Lấy que trúc hoặc tre mỏng, dài như chiếc đũa ghim màng phủ lại, tránh gió bay, đục lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ cách nhau 0,55 m.

CHUẨN BỊ HẠT VÀ GIEO HẠT

Hạt sau khi mở khỏi bao bì nên ngâm vào nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong vòng 5 - 6 giờ sau đó vớt ra đem ủ vào khăn ẩm. Sau 24 giờ, đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt, rồi ủ lại đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo. (Lưu ý không nên để cho khăn ủ quá ẩm sẽ làm hư hạt). Hạt gieo trực tiếp vào hốc sâu 2 cm, gieo xong phủ 1 lớp mỏng xơ dừa hoặc phân chuồng hoai, mỗi hốc gieo 1 hạt. Cuối cùng rắc nhẹ một ít thuốc Basudin để phòng côn trùng phá hoại. Nên trồng dặm một số cây bên ngoài để phòng hờ cấy vào những cây bị mất.
Lưu ý: Xơ dừa phải ngâm, rửa nước nhiều lần để loại bỏ “chất chát” gây hại mầm non khổ qua.
Chuẩn bị hạt và gieo hạt khổ qua
Chuẩn bị hạt và gieo hạt khổ qua

PHÂN BÓN VÀ LIỀU LƯỢNG

Vậy là đã bón lót hết phân hữu cơ và hầu hết phân vô cơ, còn lại 20 kg Urê dùng để bón thúc, cứ 7 ngày bón 1 lần.
Lần 1: dùng đoạn tre đường kính 2 cm chọc 1 lỗ sâu 5 cm về phía cây chà le, cách gốc khổ qua 15 cm, bỏ 1 muỗng canh Urê vào lỗ.
Lần 2: đục 1 lỗ đối diện bên kia cây khổ qua và bỏ 1 muỗng canh Urê vào lỗ.
Lần 3: đục 1 lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống và bỏ 1 muỗng canh DAP vào lỗ (1.000 mỉ cần bỏ 5 kg DAP).
Lần 4: bỏ Urê vào lỗ đã đục lần 1.
Lần 5: bỏ Urê vào lỗ đục lần 2.
Xịt thêm phân bón lá theo sự hướng dẫn ghi trên bao bì. Khi cây đang thu hoạch nên xịt thêm phân bón lá vi sinh.

CẮM CHÀ VÀ GIĂNG DÂY LÀM GIÀN

Chà le: khi cây có 3 - 4 lá nhám thì cắm chà, mỗi cây khổ qua cắm 1 cây chà (dài 2,2 m 2,5 m). Cứ 1.000 m ^ 2 - cần 2.500 cây chà, số cây khổ qua có từ 1500 - 1600 cây, số chà còn lại để làm chà ngang và chà chống.

Giăng dây: vì cây khổ qua khi đã có vòi rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên mua lưới thưa bằng dây nilon phủ hết cả giàn trên và giàn ngang (đầu tư hơi cao nhưng giảm công giăng dây, bắt ngọn và lưới này dùng được 4 - 5 vụ trồng).
CẮM CHÀ VÀ GIĂNG DÂY LÀM GIÀN
CẮM CHÀ VÀ GIĂNG DÂY LÀM GIÀN

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Sâu bệnh hại chủ yếu là: nhện đỏ, sâu xanh da láng, bọ rùa vàng, bệnh lở cổ rễ, bệnh cháy dây.
Đối với nhện đỏ: phun Cofidor 100SL với lượng 6 - 8 ml / 8 lít nước.
Đối với sâu xanh da láng: khi cây còn nhỏ phun Lanate hoặc thuốc đặc hiệu MNPV-SC.
Với bọ rùa vàng: có thể phun Hopsan 50EC, Sherpa hoặc Polytrin.
Đối với các bệnh phun phòng bằng Phitoxin – vs.
Đối với bệnh lở cổ rễ dùng Monceren 25WP với Jugng 25 g/8 lít nước hoặc Rovral 50WP 20 g/81t nước, " hoặc Ridomil 20g/81ít nước.
Đối với bệnh chết cây con (đó ngã mềm nhũn rồi chết) phun Rovral, Monceren, Ridomil, Validacin,
Đối với bệnh đốm lá: bệnh thường xuất hiện khi cây thu hoạch được một vài lứa, xảy ra trên các lá giả, vết bệnh có những đường tròn đồng tâm, nếu trên lá xuất hiện nhiều đốm sẽ làm cho lá biến vàng. Dùng Aliette, Ridomil.
Bệnh chết cây: bệnh này xảy ra trong quá trình sinh trưởng của cây, bệnh làm cho mép lá bị héo, lá gốc vàng, nếu không dùng thuốc xịt vào gốc thì cây héo từ từ rồi chết. Nên dùng thuốc Rovral, Ridomil, Derosal.

THU HOẠCH

Sau khi gieo được 36 - 38 ngày thì bắt đầu thu hoạch. Cứ cách 1 ngày thu hoạch 1 lần. Thời gian thu hoạch kéo dài 2 tháng, mỗi cây cho 3 - 4 kg. Năng suất có thể thu đạt 4-6 tan/ 1m ^ 2
Thu hoạch khổ qua
Thu hoạch khổ qua
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ TT Khuyến nông TP.HCM

 
gọi Miễn Phí