Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa hấu trái vụ trồng tại Thừa Thiên - Huế và các biện pháp phòng trừ - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: , Cập nhật

Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa hấu trái vụ trồng tại Thừa Thiên - Huế và các biện pháp phòng trừ do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và biên soạn.

Một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa hấu trái vụ trồng tại Thừa Thiên - Huế và các biện pháp phòng trừ do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và biên soạn.

BỌ DƯA (Aulacophora similis)

Là loại côn trùng thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) rất phổ biến trên các cây họ bầu bí. Con trưởng thành có cánh cứng, màu vàng cam, lớn bằng hạt đậu xanh, đẻ trứng quanh gốc dưa. Trưởng thành hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối, cắn phá lá non đứt thành vòng tròn trên lá. Sâu non màu vàng nhạt, sống ở gốc, ăn rễ cây làm cho cây chết héo.
Bọ dưa
Bọ dưa

RẦY MỀM (Aphis gossipii)

Rầy nhỏ, thân dài 2 mm, có màu xanh vàng đến xanh đen có cánh hoặc không có cánh. Rầy sống tập trung, chích hút ngọn và lá non của cây làm cho ngọn cây cong queo, lá bị vàng, còi cọc, có muội đen phủ 1 lớp trên bề mặt lá. Rầy gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của dưa hấu, mạnh nhất là sau khi đậu quả. Rầy thường nấp dưới mặt lá. Chúng sinh sản rất nhanh và mạnh nên thường có nhiều lứa gối tiếp nhau trên đồng ruộng. Ngoài ra rầy mềm còn là tác nhân truyền bệnh virus.
Rầy mềm trên dưa hấuRầy mềm trên dưa hấu

SÂU ĂN LÁ (Diaphania indica)

Thuộc họ ngài đêm (Noctuidae). Con trưởng thành hoạt động mạnh vào chiều tối đẻ trứng rời rạc trên các ngọn non và nách lá. Sâu nhỏ có màu xanh lá cây nhạt, có sọc trắng giữa lưng, thường nhả tơ cuốn các lá non rồi cắn phá. Sâu non còn cạp vỏ trái làm trái xấu xí, mất giá trị thương phẩm.
Sâu ăn lá trên dưa hấuSâu ăn lá trên dưa hấu

NHỆN ĐỎ (Tetranychus sp.)

Đây là loài gây hại phổ biến trên nhiều loại cây thuộc họ bầu bí (Cucurtbitaceae) như bí xanh, dưa hấu, dưa leo, khổ qua... và nhiều loại cây trồng ở họ khác như đậu đỗ, cà tím... Cơ thể của nhện đỏ rất nhỏ (< 1 mm), hình bầu dục và có 8 chân. Muốn quan sát chúng cần phải có kính lúp có độ phóng đại lớn. Vòng đời của nhện rất ngắn (20 - 30n g hat a y) vì thế chúng tích lũy mật độ khá nhanh, dễ gây hại nặng nếu điều kiện thuận lợi. Thời tiết nắng hạn, nóng khô cây dễ bị nhện hại, chúng hại nặng nhất từ giai đoạn có quả trở đi, đặc biệt trên đất chuyên canh, luân canh họ bầu bí.

Triệu chứng gây hại trên lá: làm lá bị trắng lấm tấm như bụi cám, sau đó lá có những đám vàng, bạc loang lổ, nếu nắng cả lá bị bạc trắng.
Nhện đỏ hại dưa hấu
Nhện đỏ hại dưa hấu

* Biện pháp phòng trừ đối với các loại sâu hại trên
Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng bằng cách làm sạch cỏ trong ruộng dưa và trên các bờ ruộng nhằm hạn chế nơi cư trú của các con trưởng thành.

- Sau khi thu hoạch cần gom các tàn dư cây bị sâu bệnh, đem đốt hoặc ủ kỹ với vôi để làm phân bón nhằm tiểu diệt hết trứng, nhộng và sâu non nếu còn.

- Luân canh với các cây trồng không cùng ký chủ như các cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời sự phát sinh phát triển, mật độ của sâu để có biện pháp phòng trừ thích hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

Khi mật độ sâu hại tăng cao, có thể dùng các loại thuốc sau để phun trừ:

+ Đối với bọ dưa, sâu ăn lá: Ophatoc 400EC,

Polytrin 440 EC, Selecron 500EC/ND,...

+ Đối với rầy mềm: dùng Acetara, Barra, Regent... pha với nồng độ 0,1 – 0,15%.

+ Đối với nhện đỏ: đây là đối tượng dễ kháng thuốc nên dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau đây: Danitol 10EC, Pegasus 500SC, Ortus 5SC... Chú ý xit ướt đẫm mặt dưới lá. Sau khi xịt cần bón bổ sung phân để cây nhanh, phục hồi sức. Không nên phun thuốc định kỳ hoặc dùng quá liều chỉ định sẽ làm cho sâu nhanh kháng thuốc. Nên kết hợp các loại thuốc sinh học với hóa học để làm tăng hiệu quả. Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 - 15 ngày.

BỆNH THỐI CỔ RỄ CÂY CON

Do các loại nấm trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium debaryaram, Fusarium, Oxysporum, Sclerotium rolfsu gây nên. Các triệu chứng điển hình thường thấy ở cây con mới mọc bị thối ở cổ rễ, teo tóp thân cây con, lá mầm, lá thật bị héo... Bệnh thường phát sinh và phát triển mạnh ở những vùng chuyên canh dưa, những vùng đất thấp, đất trũng kém thoát nước, độ ẩm quá cao.

* Phòng trị: chọn vùng đất cao, dễ thoát nước để trồng dưa. Làm đất kỹ, phơi ải tốt trước khi trồng, lên luống cao đối với những nơi dễ bị úng ngập. Khơi thông mương rãnh sau những trận mưa to.

Trồng luân canh với cây trồng khác, nhổ bỏ những cây bị bệnh rồi đốt tránh lây lan.

Phun phòng cho cây con các loại thuốc có phổ rộng như Rovral, Benlate, Copper B, Validacin...
Bệnh thối cổ rễ cây con
Bệnh thối cổ rễ cây con

BỆNH NỨT DÂY CHÁY LÁ

Do nấm Mycosphaerella melonis gây ra. Đầu tiên trên thân có những đốm nhỏ màu nâu, sau đó vết bệnh phát triển dần lên thành hình bầu dục, hơi lõm, màu vàng nhạt. Sau đó nhựa cây màu nâu đỏ tràn ra thành giọt rồi khô cứng lại. Bệnh phát triển nặng thì thân cây nứt nẻ thành vệt dài màu nâu xám, chảy nhựa nhiều hơn, làm cây mất sức, ngọn chùn lại, quả không lớn được, lá bị vàng, héo và chết. Bệnh hại suốt thời gian sinh trưởng của cây. Thời kỳ cây con bệnh gây hại bắt đầu từ khi có lá mầm, hại nặng nhất từ thời kỳ có qua trở đi.

Bệnh hại nặng trên đất chuyên canh dưa, đất có độ ẩm cao, thoát nước kém... Bệnh lưu truyền trên hạt giống, trên tàn dư cây trồng.

* Phòng trị:

Luân canh với các loại cây trồng thuộc khác họ như cây lương thực.

Làm vệ sinh đồng ruộng, xử lý các tàn dư cây trồng vu trước trước khi xuống giống. Lên luống cao, khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh sau những trận mưa to, tỉa bỏ các lá già, các dây vô hiệu tạo độ thông thoáng trong ruộng dưa.

Hạn chế tưới nước quá nhiều và bón nhiều phân đạm khi vườn dưa đang bị bệnh.

Phun thuốc Copper B 75 WP (2 - 3%) Derosal 50SC, Score 250EC, Tilt super 300EC 10-15 ngày / 1 lần khi cây bị bệnh.
Bệnh nứt dây cháy láBệnh nứt dây cháy lá
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh đã tham khảo từ anh Nguyễn Văn Đoàn
Phòng NN Huyện Hương Thủy – Thừa Thiên - Huế


 
gọi Miễn Phí