Công Cụ Tốt

Nội dung

Băng keo chống dột

Băng keo chống dột cho phép chống dột mái tôn, nhà đổ mái bằng một cách cực kỳ nhanh chóng, đảm bảo và khá bền vững

Băng keo chống thấm dột là gì và dùng để làm gì ?

Băng chống thấm

Băng keo chống thấm dột là một loại băng keo dính với lớp keo siêu dính khá dày, mặt lưng có lớp phản quang và chất dẻo, khổ băng rộng dùng để dán bao trùm vào các vết nứt, lỗ thủng rò rỉ nước, các chỗ bị thấm dột thường là trên mái bê tông, mái tôn, thùng đựng nước với mục đích ngăn chặn nước thấm, chảy qua. Băng chống thấm có thể được đóng gói dạng cuộn, dạng tấm lợp lớn tùy theo mục đích. Băng chống thấm về bản chất là băng keo siêu dính nên không phải là vạn năng trong việc chống thấm mà sẽ có một số trường hợp chống chỉ định.

Tên gọi đúng đắn nhất nên gọi là băng keo siêu dính lá nhôm dán chống thấm dột sẽ phản ánh đúng tính chất của sản phẩm này. Tùy theo chất đệm trong chất dính mà có thể có dạng băng dính cao su lá nhôm (aluminum foil butyl rubber tape) hoặc màng chống thấm hắc ín lá nhôm (Self Adhesive Aluminium Foil Bitumen Waterproof Membrane)



Băng cao su và màng hắc ín chống thấm dột

 


Video thi công dán băng chống thấm extraseal

Nguyên lý chống thấm 

Nguyên lý chống thấm dột bằng băng keo là sử dụng khả năng ngăn nước của các lớp vật liệu trong băng keo để ngăn nước tiếp cận xuống bề mặt được dính.

Cũng chính vì thế mà băng dính chống thấm sẽ có cấu tạo thường là 4 lớp, vắn tắt như sau
 
  • Lớp ngoài cùng là lớp màng chất dẻo thường là nhựa PU, cũng có thể là PE có tác dụng ngăn nước và chống mài mòn, bảo vệ lớp nhôm
  • Lớp màng nhôm lá. có tác dụng tán xạ ánh sáng, giữ cho nhiệt độ miếng dán chống thấm không tăng quá cao, chống các phonon nhiệt là đứt gãy các liên kết các bon - hydro trong thành phần lớp keo dính
  • Lớp keo dính: chó thể từ cao su cộng chất dính ( butyl rubber + tackifiler) hoặc hắc ín cộng chất phụ gia ( bitumem)
  • Lớp giấy chống dính để khi cuộn lại không dính vào nhau, bóc đi khi sử dụng.


Công cụ tốt bóc thử trải nghiệm một băng dán chống thấm gốc bitumen hắc ín, trên hình là các lớp vật liệu

Ứng dụng của băng chống thấm dột

Từ nguyên lý, ta thấy phạm vi ứng dụng băng keo siêu dính , miếng dán chống thấm trong xây dựng rất rộng lớn.  Tùy sự sáng tạo của bạn.

Ưu điểm thi công

  • Dễ dàng thi công
  • Thời gian thi công rất nhanh
  • Hiệu quả tức thì
  • Giá thành rẻ, không phải thuê thợ nếu dùng trong gia đình

Tình huống chống thấm dột tốt nhất

Rất dễ nhận ra về mặt cấu tạo, về mặt khoa học vật liệu thì kẻ thù của băng siêu dính này là:

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tạo ra các lượng tử nhiệt gọi là phô nông ( không phải phô tông như ánh sáng đâu nhé ). Các phô nông này không khác gì đạn dược cắt đứt các liên kết các bon - hydrô trong lớp keo dính khiến phân tử bị cắt nhỏ ra, làm lớp keo càng ngày càng cứng và giòn. Tia sáng tử ngoại UV cũng sẽ có năng lượng lớn có sức tàn phá tương tự.
  • Hơi ẩm:  Hơi ẩm có thể len lỏi, thấm sâu vào một số vật liệu, do đó băng keo siêu dính với nguyên lý chắn và bịt sẽ không thể triệt để xử lý. Nếu dán diện rộng thì nên dùng băng keo gốc bitumen sẽ hiệu quả với nước hơn là dán từ băng keo gốc butyl.
Vậy, lời khuyên hữu ích ở đây là. Hãy dùng băng keo siêu dính để dán lên các nơi:
  • Thoáng khí, gió sẽ làm hơi ẩm ít tích tụ
  • Không quá nóng. Nếu có ánh mặt trời gay gắt, hãy chọn băng có lớp nhôm dày và bề mặt lưới
  • Không thấm nước
Cụ thể:
  • Dùng băng siêu dính dán mái tôn, vừa mát nhà, vừa chống dột. Dán lên các đầu ốc bắn tôn, các chỗ nối
  • Dán lên mép kính, gốm , sứ chống nước
  • Vá nhanh đường ống nhựa, đường ống kẽm , ống đồng bị thủng với điều kiện áp lực trong ống không quá cao.
  • Bịt khe hở, chắn gió cửa gỗ, 
  • Có thể bịt tiếp xúc giữa tường bao và mái tôn với điều kiện không có nhiều rung động.
  • Có thể dán phủ rộng trên mái bê tông, nên dùng loại băng có nguồn gốc hắc ín.

Các trường hợp không nên sử dụng băng chống thấm để thi công

Mặc dù là người bán hàng, nhưng Công Cụ Tốt không khuyến khích khách hàng sử dụng sai công năng sản phẩm vì như thế sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm. Bất kỳ dụng cụ vật tư nào cũng đều có ưu điểm nhược điểm riêng. Trong phân mục chống thấm dột chúng tôi trình bày khá nhiều các sản phẩm , mỗi cái sẽ có phạm vi ứng dụng riêng, chỉ cần đúng tình huống thi công thì các sản phẩm đều có thể nói là tốt.

Không nên dùng băng dính này để dính lên:
  • Các bề mặt có thẩm thấu đều không nên dùng băng keo siêu dính để chống thấm dột. 
  • Không dán trên bề mặt có nước, trừ bề mặt đó hoàn toàn kỵ nước như thủy tinh. Ta có thể thấy người ta dán băng keo siêu dính trong bể nước, đấy là sự thật, nhưng chỉ trên bề mặt thủy tinh thôi nhé.
  • Không nên dán lên các bề mặt bong bụi: Tường nhà cấp 4, bề mặt bê tông gồ ghề hay sinh ra các hạt bụi, đúng là băng keo siêu dính nhưng chỉ dính lên lớp bụi thì không có tác dụng gì
  • Không nên bịt chống thấm ngược cho tường trần nhà: Không phải là không thể dùng băng siêu dính để chống thấm ngược, vấn đề nằm ở chi phí và hiệu quả. Khi bị thấm ngược, vật liệu tường nhà, mái nhà hay ẩm sẽ làm giảm độ dính của băng keo. Muốn dính tốt thợ sẽ sơn phủ rồi mới dính băng, nếu thế thì chi phí quá lớn, thà dùng giải pháp khác còn hơn.

Băng chống thấm bị bong chỗ giáp tường nguyên nhân là lớp phủ mặt ngoài không thể bảo vệ được lớp nhôm. Ảnh gốc: tkavietnam.com

Các tiêu chí cơ sở để chọn mua băng dính chống dột

Ngay bên dưới trang web bạn đang đọc đây chúng tôi có nhiều bài viết được tổng hợp tù những kinh nghiệm được chia sẻ từ phía khách hàng cũng như những kiến thức thông số mà nhà sản xuất cung cấp cho chúng tôi. Quý khách nên đọc kỹ các bài viết kinh ngiệm dưới đây rồi hãy mua.

Trên thị trường việt nam, có rất nhiều loại băng chống thấm, băng dính chống dột đến từ nhiều quốc gia. Khi tìm kiếm trên internet quý vị cũng có thể thấy hàng ngàn bài viết về lĩnh vực này. Chúng tôi thống kê đến thời điểm viết bài này là tháng 9/2021 trên thị trường Việt Nam có đến 31 loại thương hiệu băng keo siêu dính được bán. Mà đấy chỉ là băng cuộn thôi nhé, chưa tính đế tấm dán, màng dán, miếng dán chống dột khác.

Là một trong những đơn vị kinh doanh mặt hàng này ngay từ đầu, chúng tôi nghĩ đã đến lúc viết một bài viết tử tế để hướng dẫn quý khác lựa chọn cho đúng và được việc mặt hàng chuyên dụng này.

1. Tiêu chí đầu tiên: Nhiệt độ và môi trường

 Nếu bạn đang dán chống dột ở những chỗ râm mát hoặc ở các tỉnh phía Bắc, hãy đọc tiếp tiêu chí tiếp theo. Còn nếu bạn dán mái tôn , mái bê tông ngoài trời và ở các tỉnh miền Trung, miền Nam Việt Nam thì hãy lưu ý:
  • Chọn băng có lớp nhôm kẻ ô: nó tán xạ nhiệt đi các hướng tốt hơn là mặt phẳng
  • Chọn băng có mặt nhôm hơi mờ một tý: chắc bạn đang bảo chúng tôi trái khoa học, bóng sáng thì phản xạ nhiệt độ tốt hơn chứ. Đúng là thế nếu chỉ có lớp nhôm ở một mình nó ( dĩ nhiên, nó sẽ xỉn ngay vì nhôm ô xi hóa cực nhanh trong không khí như một cái mâm nhôm bị xỉn ). Tuy nhiên, nên nhớ rằng, bền mặt ngoài có lớp mặt bằng chất dẻo, đây mới chính là lớp chống thấm chống xước. Để giảm giá thành nhà sản xuất có thể dùng nhựa PE trong suốt chứ không dùng màng PU đủ dày. Nếu là màng PU được phủ đủ dày, nó sẽ làm lớp nhôm trông hơi mờ đi bạn ạ.
  • Chọn băng có công bố nhiệt độ cao:  Một số băng dính ở Việt Nam như băng OTECH hoặc băng nhập khẩu ngồn gốc Malasia như Extraseal ( nước họ gần xích đạo hơn ) có thể chịu được nhiệt độ từ 120 đến 140 độ C.
  • Tìm mua đúng loại băng keo siêu dính chịu nhiệt

2. Tiêu chí thứ 2 : Chất liệu dính phải hợp với chất liệu được dính

Bạn có thể ấn tượng mạnh với bức ảnh quảng cáo này trên các trang thương mại điện tử về băng dính chống nước :

Tuy nhiên, khi bạn mua đúng chủng loại về để dán mái bê tông, bạn không thể dính được. Vậy bạn sai hay người ta quảng cáo láo ? sự thật nằm ở bí mật về liên kết dính:

Về mặt khoa học, liên kết dính không phải là phản ứng hóa học, tức là không hề có phản ứng hóa học giữa chất dính và chất bị dính để tạo ra chất mới. Lực dính mà bạn cảm nhận được là lực hút phân tử giữa chất keo dính và chất bề mặt dính. Công cụ tốt chúng tôi sẽ dành vào một dịp khác với các bài viết học thuật hơn, nhưng chuyện này nó như việc kết hôn vậy, phải có duyên mới dính được với nhau, mà khi đã có duyên thì rất mãnh liệt. Trong bức ảnh trên, thủy tinh phần lớn là Silic ô xít vô định hình, lực dính với keo thông qua Hydro trung gian , tức là các nguyên tử Si, O sẽ hút Hydro của chất dính, chất dính có cấu tạo cao su trộn với Tackifiler thường là các bon thơm nhẹ C5 đến C9 có nhiều Hydro ở phía ngoài phân tử.

Về mặt băng dính học , chúng tôi khuyên như sau:
  • Chọn băng thành phần bitumen , tức hắc ín, khi dán lên  bê tông, gốm. Bạn dễ nhận ra mầu đen đặc trưng ở lớp băng nhưng băng Extraseal. Băng bitumen đắt hơn.
  • Chọn băng thành phần butyl rubber khi dán lên sứ, thủy tinh, bề mặt kim loại, bề mặt nhựa :  Dễ nhận thấy lớp keo có mầu vàng, xám của cao su non trội với Tackifiler như hãng Waterprof, băng Sakyse, Ravil

3.Tiêu chí không thể xem nhẹ: trọng lượng

Có nhiều thủ thuật để trông cuộn băng có vẻ to đẹp sáng sủa hơn, nhưng trọng lượng thì không bao giờ nói dối về lượng nguyên liệu bỏ ra để làm. Thử cân một số băng keo chống dính nhé. Ta cùng chọn loại khổ 5cm dài 5cm vì loại này phổ biến nhất, hãng nào cũng có

Link sản phẩm Trọng lượng
Sakyse 5cmx5m 428g
OTECH 5cmx5m 375g
WATERPROOF 5cmx5m 351g
X'TRASEAL 5cmx10m chia đôi 390g
RAVIL 5cmx5m 418g

Các hãng khác nhau cũng tương đối lớn, càng dày thì càng đàn hồi và chống rung động tốt

4. Cuối cùng, các tiêu chí không nên quá coi trọng

Nguồn gốc:

Rất nhiều khách hàng tìm kiếm các băng keo chống dột Nhật Bản, băng keo chống thấm Hàn Quốc... tuy nhiên theo chúng tôi biết rất ít sản phẩm dù tên gọi nghe như là Nhật, Hàn, Đức nhưng thực ra không hề có mã vạch từ các nước này, kiểm tra kỹ thì phần lớn sẽ sản xuất tại Trung Quốc. Chúng tôi đều công bố rõ ràng về nguồn gốc sản phẩm tại các trang thương hiệu 

Thời gian bản hành: 

Nhiều hãng công bố thời gian bảo hành tương đối nghiêm túc, nhưng với điều kiện phải thi công đúng. Cũng không nên quá coi trọng thông số này từ các hãng gia công nhái thương hiệu bằng việc sẽ thi công thế nào

Thi công dán băng chống dột

Đây là vấn đề khó và dài nên các bạn chịu khó đọc thêm ở các bài viết ở bên dưới. Chúng tôi tổng hợp tất cả các bước làm đúng và sai. Cơ bản chỉ có 4 bước
  • Vệ sinh và làm khô bề mặt định dán
  • Đo cắt băng và chọn khổ băng phù hợp. Lưu ý nếu bị gấp khúc chia thành nhiều đoạn
  • Bóc lớp màng chống dính
  • Dán và miết.
Tuy nhiên, khi thi công quan trọng nhất là tình huống thi công
Các tình huống đúng

Các trường hợp dán sai

 
 

Bài viết về băng keo chống dột nên đọc