Công Cụ Tốt

Nguyễn Trần Mỹ Phương

Chuyên gia Máy bơm bê tông, Nhà quản lý, Nhà đầu tư

Giới tính: Nam

Xuất thân từ một người thợ cơ khí chế tạo máy và làm việc trong các công ty xây dựng lớn như Đông A Traco (SOAM Vina), Dimmy Hàn Quốc, Minh Nguyên, nhưng Phương học hỏi rất nhanh và nhanh chóng trở thành chuyên gia vận hành, sửa chữa, bảo trì máy bơm bê tông có tiếng, anh điều hành các đội bơm gắn với các công trình lớn của Thành phố Sài Gòn như Cầu Phú Mỹ, Cầu Thủ Thiêm, Ga Metro...Chấp thuận lời mời từ Công Cụ Tốt, anh về làm cố vấn sản phẩm, chuyên gia cải tiến quy trình làm việc của Công Cụ Tốt.

Tiểu sử

Nguyễn Trần Mỹ Phương sinh năm 1983 tại Sài Gòn, trong gia đình có bố và chú đều làm cơ khí, nên Phương cũng thích máy móc từ nhỏ, nhìn cách thức các máy móc cơ khí vận hành, chú bé Phương đặc biệt yêu thích, và sau này, khi đã trở thành chuyên gia chỉ bảo cho các kỹ sư vận hành máy móc, anh vẫn giữ được niềm yêu thích đó.

Người thợ bị bắt cóc

Phương đi làm từ rất sớm, Năm 2000, gần đủ 18 tuổi Phương đã được nhận vào làm tại xưởng bảo trì xe máy máy bơm bê tông của Công ty Đông A Traco (tiền thân của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Soam Vina ngày nay). Phương vừa làm vừa học ngành cơ khí chế tạo máy.

Những ngày ở xưởng, tiếp thu kiến thức từ các thợ già, và từ các chuyên gia Hàn Quốc khi họ bàn giao các xe bơm bê tông cho công ty Traco, Phương lãnh hội được hầu như mọi thứ về một chiếc xe bơm bê tông. Từng bộ phận cấu thành, từng thông số vận hành, Phương đều nắm trong lòng bàn tay vậy.

Người ta bảo, đời người đàn ông nhất định phải đam mê thứ gì đó, nhưng với Phương, tửu sắc đều không, vì Phương trót ...yêu xe. Từ những xe tay côn hai bánh đến những em xe bơm bé bự áp suất hàng chục MPA. Thú chăm người yêu của Phương cũng lạ, mang người yêu ra mổ xẻ, lau chùi suốt, chỉ nghe tiếng động cơ là hiểu ý em.

Năm 2003, Phương bị bắt cóc

Chuyện là thế này. Khi ấy, một người thợ vận hành bị nghỉ đột suất, Phương ở xưởng bảo trì phải nhảy lên xe đi theo đội bơm vì việc đổ bê tông công trình lớn vốn là một mắt xích phải đúng giờ không thể trì hoãn. Đi theo chuyến xe ấy, cậu thành niên 20 tuổi không bao giờ quay trở về xưởng nữa.

Quản lý điều hành đội xe nhất định giữ Phương lại, không chịu trả người về xưởng bảo trì nữa. Giữa năm 2003. Tuy rất trẻ, nhưng Phương đã chính thức là đội trưởng một đội xe bơm. Chịu mọi trách nhiệm xử lý đội xe bơm tại công trường.

Học và tự học để thành chuyên gia

Nếu cần một tấm gương về việc "học tập suốt đời" thì có lẽ Phương xứng đáng.

Những năm 2000, nước ta như một đại công trường với rất nhiều công trình trọng điểm, phục vụ cho kinh tế động lực. Các công ty xây dựng Nhật Bản, Hàn Quốc mang theo rất nhiều công nghệ sang Việt Nam, ngay cả các trường đại học hàng đâu Việt Nam cũng rất vất vả để theo kịp và kịp thời truyền tải kiến thức cho các kỹ sư. Các nhà thầu không còn cách nào khác là mang sang Việt Nam các chuyên gia của họ, đào tạo trực tiếp cho những người vận hành, cho các kỹ sư Việt Nam ngay tại công trường.

Phương phải tự học rất nhiều, từ những thuật ngữ, những tính toán, phải liên tục làm quen với các loại bê tông mới, các loại máy mới. Bên cạnh đó, phương phải học về mọi thứ liên quan đến công trường như an toàn lao động, quy trình kiểm soát chất lượng.,.. Những điều đó không làm khó Phương. Vì phương vốn có niềm đam mê từ nhỏ.

Là đội trưởng một đội xe bơm không hề đơn giản như vẻ bề ngoài, công trường không được dừng vài phút, máy móc vận hành mang tính trực chiến như quân đội. Bạn thân của Phương là chiếc võng luôn mang theo  để có thể chợp mắt bất cứ lúc nào. Khi chuyên gia nước ngoài rời đi là Phương phải đảm nhận mọi thứ còn lại, các kỹ sư mới ra trường muốn học hỏi, Phương đều tận tình giúp đỡ.

2005 Ghi dấu ở công trình lớn

Năm 2005, được mời về Dimmy Hàn Quốc làm đội trưởng đội vận hành, Phương có dịp đóng góp công sức của mình ở các công trình ghi dấu ấn thời đại đó như cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm. Hết công trình này rồi đến công trình khác, và vẫn liên tục học hỏi.

2013 Nhà quản lý điều hành

Năm 2013 Phương tiếp tục sự nghiệp của mình ở công ty Xây Dựng Minh Nguyên với vai trò mới, là nhà quản lý điều hành 7 đội xe bơm của công ty. Công việc điều hành có vẻ giấy tờ hơn nhưng Phương vẫn sát sao, vẫn "yêu" từng em xe một, hiếm có một nhà quản lý nào khi cần có thể chạy ngay đến một đội xe tại công trường, vào bất kể giờ nào để ứng cứu, thậm chí cần thì vác cả ống nối bơm luôn như Phương. Chính vì thế mà anh em cả 7 đội xe đều rất nể vị quản lý này. Dấu ấn của Phương cũng ở khắp các công trình như tòa nhà Landmark 81, tòa nhà Bitexco, các khu công nghiệp Sóng Thần 1-2-3, các khu công nghiệp Linh Trung ở Thủ Đức, ga Metro Sài Gòn

2018 Cố vấn và nhà đầu tư

Cuối năm 2017, tại Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT Công Cụ Tốt khi ấy, vô tình gặp Phương tại một quán cà phê, vô tình có một chiếc xe máy cần cắt xích... và thế là quen. Càng tiếp xúc, càng nể những kiến thức thực tiễn mà Phương có, rất mới mẻ, rất sắc và cập nhật. Con đường của Công Cụ Tốt rất cần những chuyên gia như Phương đến giúp sức, Sứ mệnh của CÔng Cụ Tốt là mang lại những dụng cụ tốt nhất, hiệu năng cao nhất về cho đồng bào, Phương là một người rất am hiểu về công cụ dụng cụ, gần như là thiên bẩm, rất phù hợp với sứ mệnh này.

Sau rất nhiều lần tâm sự, sau 9 tháng với vô số lần cùng nhau lượn lờ tìm dụng cụ nơi ve chai, bến đồ Nhật bãi, cuối cùng Phương cũng đồng ý về góp sức cùng Công Cụ Tốt với vai trò cố vấn sản phẩm và nhà đầu tư.



Ảnh lưu niệm nhân dịp đại hội cổ đông 2020
Từ trái qua phải : Nguyễn Trần Mỹ Phương, Nguyễn Phú Cường, Vũ Hải SơnLê Đức Huy

 

2019 Người quản lý dân dã và Nhà cải tiến

Phương là một nhà quản lý rất dân dã và là một nhà cải tiến, không cần ai phải đề xuất Phương cũng tự đưa ra những đóng góp giúp chính Công CỤ Tốt cải thiện hiệu năng lao động của chính công ty. 

Trên phương diện là nhà quản lý, Phương rất độc lập, luôn đi tiên phong. Anh rất dân dã, không ngại bất cứ việc gì.



Bốn cổ đông tiên phong tại đà nẵng, trong bữa cơm đầu tiên tự nấu tại 599 Điện Biên Phủ.
Từ trái qua phải: Nguyễn Trần Mỹ Phương, Nguyễn Thị Ngân, Trần Thị Hồng NhungNguyễn Thái Hà

Cửa hàng nào mới mở, anh đều tham gia, rút kinh nghiệm những cái chưa được để khiến cái mới tốt hơn.
Phương cũng nhiều lần nhận các phần thưởng sáng kiến trong công ty.
 


Anh Phương (áo vàng bên phải) nhận phần thưởng khi chế tạo dàn bánh lăn bốc dỡ hàng hóa tại cưa hàng Bình Thới

Còn đường của Công Cụ Tốt vẫn luôn tiến về phía trước, và vẫn có sự đóng góp của Nguyễn Trần Mỹ Phương.
 


Nguyễn Trần Mỹ Phương được khen thưởng vì cải tiến khâu vận chuyển trong nội bộ kho hàng bằng tời,27/04/2021

Tác phẩm

1 2 3