Công Cụ Tốt

Nội dung

Các dấu hiệu và phương pháp phán đoán sự cố của động cơ xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ hai - 15/01/2024 16:20, Cập nhật 15/01/2024 16:32

Xe máy là một trong những phương tiện lưu thông chính trong giao thông đường bộ Việt Nam, hiện nay hầu hết mỗi gia đình cũng sở hữu ít nhất một chiếc xe máy. Do đó việc nâng cao hiểu biết về các kỹ năng phán đoán, nhận biết các dấu hiệu về sự cố của động cơ xe máy là điều rất cần thiết đối với cả những người sử dụng thông thường và cả những người thợ chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây của tác giả Hùng Lê sẽ cung cấp những kiến thức đó một cách đơn giản, dễ hiểu nhất cho các bạn.

Các mô thức về sự cố động cơ thường gặp ở xe máy


I. Dấu hiệu và phương pháp phán đoán sự cố của động cơ

1. Dấu hiệu xảy ra sự cố ở động cơ

1.1 Những sự cố thường gặp và phân loại

Thông thường sự cố ở xe máy có thể phân thành 4 mô thức là:


Việc phân loại các mô thức sự cố ở động cơ xe máy giúp quá trình phán đoán và sửa chữa trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn

Phân loại và nội dung cụ thể của mô thức hư hỏng là:

- Nếu ảnh hưởng đến độ an toàn khi chạy xe, gây tai nạn về người, làm cho các phụ tùng chính bị hỏng, gây tổn thất về kinh tế, hoặc gây nguy hại nghiêm trọng đến môi trường xung quanh được coi là => hư hỏng nguy hiểm.

- Nếu ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của động cơ xe máy hoặc sự an toàn khi chạy xe, khiến cho các phụ tùng chính và các linh kiện bị hỏng, hoặc tính năng kém, lại không thể sử dụng các dụng cụ mang sẵn theo xe và trong thời gian ngắn dễ làm hỏng linh kiện thay thế (chừng 30 giây) thì gọi là => hư hỏng thông thường.

- Nếu không làm chết máy hoặc giảm tính nang, không cần thay thế linh kiện, dùng các dụng cụ mang theo xe là có thể loại bỏ dễ dàng sự cố trong thời gian ngắn (5-10 giây) thì được gọi là => hư hỏng nhẹ.

1.2 Các linh kiện làm cho động cơ xe máy gặp sự cố.

1.3 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng nghiêm trọng.

1.4 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng thông thường.

1.5 Linh kiện làm cho động cơ xe máy bị hư hỏng nhẹ.

Suy ra: Xét về góc độ sử dụng có thể thấy, hỏng hóc động cơ xe máy có thể phân thành 2 loại chính, đó là hỏng hóc dạng giảm tính năng (như chạy rà không ổn định, tính năng khởi động không tốt, động cơ vận hành quá nóng, gia tốc không có lực, lượng tiêu hao xăng dầu quá nhiều, xả khói, lượng xả quá mức tiêu chuẩn, tiếng ồn quá lớn) và hỏng hóc dạng mất tính năng (như không chạy rà, không thể khởi động, phụ tùng nứt gãy, động cơ do quá nóng mà chết máy, hoặc do đường dây điện bị chập mạch, hở mạch gây tắt máy giữa đường).

Lưu ý:
Trong mô thức hỏng hóc động cơ xe máy còn bao gồm hiện tượng tính năng của một số bộ phận nào đó bị mất hiệu lực. Vì mức độ có hạn nên ở đây chỉ đưa ra mấy trường hợp:

2. Phương pháp chẩn đoán hỏng hóc động cơ

Nguyên nhân gây hỏng hóc động cơ xe máy tương đối phức tạp, có nguyên nhân gây hỏng hóc có tới vài chục loại (như nguyên nhân làm cho động cơ không thể khởi động, động cơ chạy yếu có tới hơn 20 loại), có loại thì chỉ một nguyên nhân mà gây ra nhiều hiện tượng hỏng hóc (như vòng găng pít tông bị mài mòn khiến cho độ hở vượt quá giới hạn, làm cho động cơ khó khởi động, động cơ chạy yếu, lượng tiêu hao xăng và dầu máy quá cao). Do vậy, muốn phán đoán nhanh và chính xác sự cố là tương đối khó, điều này đòi hỏi người phán đoán phải nắm vững cấu tạo, nguyên lí hoạt động và các kiến thức liên quan khác về động cơ xe máy, đồng thời phải có kỹ năng thao tác và kinh nghiệm thực tiễn nhất định.

Động cơ xe máy là một bộ phận nhiều chi tiết và phức tạp, người thợ cần nhiều kinh nghiệm nắm vững chuyên môn để phán đoán các sự cố hỏng hóc
Thợ sửa chữa cũng giống như bác sỹ, tức phải thông qua mọi hiện tượng hỏng hóc bên ngoài của xe, rồi tỉ mỉ phân tích để tìm ra manh mối của sự cố, đồng thời sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra, phán đoán trạng thái thực tế của xe, sử dụng các phương pháp sửa chữa hoặc thay thế linh kiện để khôi phục tình trạng kỹ thuật của xe. Nội dung cơ bản như sau:
+ Vận hành có tốt không?
+ Có tiếng kêu khác thường?
+ Hoặc bộ tiêu âm xả khí nổ hoặc bốc khói.
+ Nếu là dạng giảm tính năng thì giảm tính năng nào hoặc giảm những tính năng nào.
+ Nếu là dạng mất tính năng thì tính năng nào hoặc những tính năng nào bị mất.
Ví dụ: Như tốc độ xe chạy nhanh chậm, vận tốc quay cao thấp của động cơ, tình trạng khi khởi động, khi chạy không tải, khi tăng tốc,... và các hiện tượng gây ra sự cố này.

- Khi phán đoán sự cố của động cơ xe máy, người ta thường sử dụng 2 phương pháp chính là:
+ Kiểm tra bằng thiết bị máy móc
+ Phán đoán trực quan.

Phương pháp phán đoán trực quan thường được những người thợ lành nghề với nhiều kinh nghiệm sử dụng để phán đoạn những hỏng hóc trong động cơ xe máy
 
Phương pháp kiểm tra bằng thiết bị máy móc vẫn chưa phổ biến, còn phương pháp phán đoán trực quan do không bị hạn chế về thiết bị và địa điểm, lại có ưu điểm đơn giản dễ thao tác nên được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực sửa chữa và bảo dưỡng xe máy. Tuy nhiên phương pháp phán đoán này có tương đối nhiều nhân tố không xác định, mà tốc độ phán đoán và tính chuẩn xác hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của người thao tác. Cho nên trước khi vận dụng phương pháp phán đoán trực quan, người thợ trước tiên phải xác định rõ các hiện tượng hỏng hóc, xem có đặc tính và hiện tượng nào kèm theo, tiếp theo căn cứ vào nguyên lý cấu tạo của động cơ xe máy để tiến hành phân tích cụ thể những bộ phận và nguyên nhân có thể xảy ra hỏng hóc. Sau đó lại suy diễn và phân tích từ đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong, cuối cùng đưa ra phán đoán chính xác.

- Phương pháp phán đoán trực quan về cơ bản có thể phân thành 6 loại:
+ Cách li
+ Thăm dò
+ Đối chiếu
+ Nghe đoán
+ Cảm giác 
+ Khám phá.

2.1 Phương pháp bằng cách li

Phương pháp kiểm tra cách li chính là để tách rời linh kiện đang nghi ngờ với các linh kiện khác để tiện phân tích và phán đoán. Nói chung, khi tách rời hoặc ngắt khỏi một bộ phận nào đó, nếu hiện tượng hỏng hóc lập tức biến mất thì chứng tỏ sự cố xảy ra tại bộ phận này hoặc bộ phận này trực tiếp ảnh hưởng đến cả hệ thống. Nếu sự cố vẫn tiếp tục thì chứng tỏ sự cố không xảy ra ở đây mà có thể là ở bộ phận khác.

Phương pháp cách li sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra phần linh kiện gặp trục trặc, hỏng hóc trong động cơ

Ví dụ:
+ Nếu lúc này tiếng lạ biến mất thì chứng tỏ bánh răng có hộp số có dấu hiệu khác thường
+ Nếu tiếng lạ vẫn không biến mất thì phải từng bước kiểm tra cụm trục khuỷu, vòng bi chính, bánh răng của máy bơm dầu, bánh răng của bộ li hợp,... để tiện tìm ra nguyên nhân chính làm phát ra tiếng lạ.
+ Nếu lúc này vẫn phát ra tiếng kêu thì chứng tỏ là do phụ tùng ngoài động cơ.
+ Nếu tiếng kêu biến mất thì chứng tỏ là do động cơ phát ra.

2.2 Phương pháp bằng thăm dò

Khi phán đoán sự cố, thông qua biện pháp điều chỉnh có tính thăm dò một số bộ phận nào đó trong phạm vi xảy ra sự cố, hoặc tiến hành thử nghiệm loại bỏ bên ngoài linh kiện bị nghi ngờ xảy ra sự cố để phán đoán xem bộ phận đó có bình thường hay không, phương pháp phán đoán này được gọi là phương pháp phán đoán thăm dò.
Ví dụ:
Lưu ý: Khi vận dụng phương pháp thăm dò để phán đoán sự cố, phải ghi nhớ vị trí ban đầu trước khi điều chỉnh của linh kiện, nếu sự cố không phải ở chỗ này thì phải lắp về đúng vị trí, nếu không thì có thể chưa loại bỏ được sự cố cũ lại có thể tăng thêm sự cố mới, gây rắc rối không cần thiết cho việc tìm ra sự cố và lãng phí thời gian sửa chữa.

2.3 Phương pháp bằng đối chiếu

Khi phán đoán sự cố, đem thay linh kiện bị nghi là có vấn đề bằng linh kiện tương tự đang hoạt động bình thường, sau đó tiến hành đối chiếu theo sự thay đổi hiện tượng sau khi thay để phán đoán linh kiện này có vấn đề hay không, phương pháp này được gọi là phương pháp đối chiếu. Phương pháp thay thế đối chiếu này được áp dụng trong trường hợp không thể phán đoán chính xác tình trạng kỹ thuật của các linh kiện. Điều cần chỉ ra là, do trên thị trường xe máy hiện nay có rất nhiều linh kiện là hàng nhái kém chất lượng, nên khi áp dụng phương pháp đối chiếu thay linh kiện thì tốt nhất nên lấy linh kiện của xe khác đang chạy bình thường để thay và đối chiếu, tránh bị mê hoặc bởi các hiện tượng giả tạo mà làm lỡ thời gian bảo dưỡng quý báu.
Ví dụ:
Lưu ý: Đối với sự cố xuất hiện ở mạch điện thì khi có đủ điều kiện duy tu thì tốt nhất tiến hành đo bằng đồng hồ vạn năng, đồng thời chú ý hạn chế việc tháo dỡ và thay thế không cần thiết.

2.4 Phương pháp bằng nghe đoán

Phương pháp nghe đoán là phương pháp phán đoán dựa vào đặc điểm âm thanh (như âm điệu, âm lượng, chu kỳ) phát ra khi động cơ xe hoạt động để phán đoán tình trạng kỹ thuật của các linh kiện lắp ráp. Tiếng kêu phát ra khi động cơ hoạt động bình thường có quy luật riêng. Người điều khiển xe thành thạo và thợ sửa xe có kinh nghiệm có thể dựa vào âm thanh phát ra khi các linh kiện làm việc để phán đoán linh kiện đó có làm việc bình thường hay không. Đối với động cơ phát ra âm thanh rõ thì có thể nghe trực tiếp để phán đoán. Nếu âm thanh tương đối hỗn tạp và khó suy đoán thì có thể dựa vào đặc điểm của từng bộ phận phát ra tiếng kêu để suy đoán, cho dù động cơ cùng loại nhưng tiếng kêu của nó phát ra cũng không hoàn toàn giống nhau. Lúc này, phải tỉ mỉ phân biệt âm thanh bình thường và khác thường, mà cho dù có phân biệt được cũng khó xác định được sự cố, điều này đòi hỏi người thợ trong quá trình sửa chữa phải không ngừng tích lũy kinh nghiệm để nâng cao khả năng nghe đoán.
 

Khi phán đoán âm thanh lạ, phải chú ý xem xét các nhân tố sau: 
=> Đồng thời còn phải chú ý quan sát các hiện tượng kèm theo xảy ra khi phát ra tiếng kêu khác thường, nắm bắt đặc điểm của các hiện tượng này sẽ rất có lợi cho việc phán đoán bộ phận phát ra tiếng kêu.
Ví dụ: vòng găng pít tông phát ra tiếng kêu thì miệng rót dầu (hoặc lỗ thông hơi cacte) sẽ bốc khói có tính chất rung, đồng thời khớp với tần số âm thanh. Nếu ổ trục động cơ bị mòn thì từ mặt bên của que thăm dầu vặn ra có thể thấy mạt kim loại màu vàng hoặc trắng. Nếu xi lanh không đảm bảo độ kín, dùng tay đưa lên miệng rót dầu hoặc lỗ thông hơi cacte thì sẽ cảm nhận được hiện tượng dò khí.

2.5 Phương pháp bằng cảm giác

Trong quá trình sửa chữa, người thường có thể dựa vào cơ quan cảm giác của mình để phán đoán một vài sự cố nào đó. Như có thể chạm tay vào các linh kiện liên quan rồi dựa vào cảm giác để phán đoán nhiệt độ làm việc và độ hở liên kết của nó có bình thường hay không.

Bằng phương pháp cảm giác ta có thể phán đoán sơ bộ tình trạng linh kiện tuy nhiên vẫn cần chẩn đoán kiểm tra chính xác từ máy móc kĩ thuật
Phương pháp cảm giác khá tiện dụng, nhưng dựa vào cảm giác để phán đoán trạng thái kỹ thuật của các linh kiện trong động cơ xe máy thì chỉ có thể coi là phương pháp bổ trợ, mà cần phải có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nếu không thì không thể đưa ra phán đoán chính xác.

2.6 Phương pháp thăm dò

Đối với những linh kiện có khiếm khuyết tiềm ẩn, khi chế tạo người ta thường dùng máy móc thăm dò để kiểm tra tình trạng kỹ thuật. Trong ứng dụng thực tế, những người thợ có kinh nghiệm phong phú đã tìm ra một phương pháp tương đối thiết thực và khả thi như sau:

3. Những vấn đề cần lưu ý

Để nâng cao tỉ lệ chuẩn xác của việc phán đoán sự cố của động cơ xe máy, khi người sử dụng mang xe đến sửa, người thợ phải chủ động hỏi han tình hình sử dụng xe.

Khi phán đoán vấn đề hỏng hóc trong động cơ cần tuân thủ các lưu ý từ nhà sản xuất
+ Đối với xe mới thì có thể tìm hiểu nguyên nhân dựa theo các yếu tố như điều khiển không đúng cách, lắp ráp không đúng nên xảy ra sự cố,...
Đối với xe cũ thì có thể là do bị mài mòn, chở quá tải, dầu máy biến chất, ống dẫn dầu bị tắc, mặt đệm kín bị hở, thiết bị điện sử dụng quá lâu, đường dây bị hỏng hoặc linh kiện thay thế có vấn đề về chất lượng,... khiến cho lực truyền động yếu, phụ tùng quá nóng, chạy không tải không ổn định, tiếng ồn lớn, liên tục tắt máy,... hoặc là do bị tai nạn giao thông, xe bị mạnh mà xảy ra biến dạng, bong tróc, tiếp xúc không tốt. Lắng nghe ý kiến của người sử dụng, đồng thời phải vận dụng trình độ sửa chữa và kinh nghiệm thực tiễn của mình để kiểm tra toàn diện tình trạng của linh kiện, tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
+ Không được tùy tiện tháo linh kiện trước khi phán đoán chính xác, để tránh làm rối loạn đặc tính của sự cố mà ảnh hưởng đến việc loại bỏ sự cố. Còn một điều quan trọng nhất đó là, trước khi sửa và sau khi lắp lại phải tiến hành chạy thử, như vậy có thể nắm bắt được quá trình xảy ra sự cố, thông qua chạy thử không những có thể xảy ra một vài sự cố có tính tiềm ẩn, mà còn có thể chắc chắn độ an toàn sử dụng sau khi sửa chữa.

Bài viết liên quan