Công Cụ Tốt

Nội dung

Phán đoán và loại trừ những nguyên nhân khiến cho động cơ không thể khởi động, khó khởi động ở xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ năm - 18/01/2024 11:23, Cập nhật 18/01/2024 11:33

Trên một chiếc xe máy động cơ được ví như sự sống của xe máy - nơi sinh công giúp xe máy có thể chuyển động, vì thế mà động cơ trên xe máy là bộ phận phức tạp nhất và cần có độ chính xác cao nhất nên chỉ cần một sai sót , sự cố nhỏ cũng có thể khiến cho động cơ xe máy không thể khởi động được, hay khởi động khó tốn nhiều thời gian hơn bình thường. Dưới đây Hùng Lê sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cách phán đoán và loại trừ những nguyên nhân dẫn tới hệ quả đó, giúp bạn tăng thêm hiểu biết và có một cái nhìn chuyên sâu hơn về động cơ xe máy.

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho động cơ xe máy không thể hoặc khó khởi động

I. Động cơ không thể khởi động

Sau khi làm xong khâu chuẩn bị trước khi khởi động động cơ trong điều kiện nhiệt độ môi trường từ -50°C-30°C, nếu cách khởi động đúng mà thời gian khởi động vượt quá 15 giây thì gọi là động cơ không thể khởi động.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc động cơ xe máy không thể khởi động


Động cơ xe máy gặp phải sự cố không thể khởi động dẫn tới nhiều bất tiện cho người tham gia giao thông

1. Nguyên nhân khiến động cơ không thể khởi động

Có nhiều lí do khiến cho động cơ xe máy không thể khởi động tuy nhiên thường xuất phát từ 3 nguyên nhân chính dưới đây:

2. Phương pháp phán đoán và loại trừ

Khi phán đoán sự cố này, trước tiên phải xác định hệ thống xảy ra sự cố, sau đó tiến hành kiểm tra hệ thống này để xem sự cố xảy ra tại linh kiện nào để tiến hành loại trừ.

Bugi một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống đánh lửa xe máy thường được kiểm tra đầu tiên khi xe không thể khởi động

Để xác định hệ thống xảy ra sự cố, trước tiên phải bắt đầu từ hệ thống đánh lửa (vì tỉ lệ xảy ra sự cố ở hệ thống đánh lửa tương đối cao). Trước tiên kiểm tra xem tình trạng kỹ thuật của hệ thống đánh lửa có bình thường không. Nếu bình thường thì tiếp tục kiểm tra xem hệ thống cung cấp dầu có gặp sự cố không, cuối cùng xem xét đến sự cố máy móc bên trong động cơ. Trình tự phán đoán động cơ không thể khởi động xem bảng 4-1.
 
Bảng 4-1: Trình tự phán đoán động cơ không thể khởi động
Nguyên nhân chính khiến bugi đánh lửa quá yếu hoặc không đánh lửa đó là do bị dính muội than hoặc bị hỏng, điện áp thấp, điện áp cao hoặc sự cố tổng hợp điện áp cao, thấp. Khi phán đoán có thể tiến hành theo trình tự sau:

1. Kiểm tra bugi, hệ thống đánh lửa 

(1) Bugi bị dính muội than hoặc bị hỏng

Để kiểm tra xem bu gi bị dính muội than hoặc bị hỏng, ta thực hiện như sau:
=> Do vậy, chỉ khi phần thân của bugi cách đầu xi lanh 3-4mm, tia lửa to và có màu xanh, chứng tỏ tia lửa tương đối mạnh. Khi thử đánh lửa xuất hiện tia lửa đỏ mà ngắn hoặc cơ bản không có tia lửa thì phải kiểm tra hệ thống đánh lửa.

Có thể quan sát tia lửa của bugi để đánh giá tình trạng hệ thống đánh lửa
 
Phương pháp kiểm tra hệ thống dánh lửa là:
=> Nếu khi kiểm tra dây dẫn cao áp mà tia lửa yếu hoặc không có tia lửa thì chứng tỏ sự cố xảy ra tại hệ thống đánh lửa. Thường phán đoán bằng phương pháp chạm mạch, trước tiên xác định vùng xảy ra sự cố, sau đó từng bước tìm chính xác bộ phận xảy ra sự cố.

(2) Sự cố ở mạch hạ thế


Có thể nghe tiếng còi xe để đánh giá tình trạng ắc quy xe máy
Để kiểm tra sự cố ở mạch hạ thế, ta thực hiện như sau:
Phương pháp cụ thể như sau:

(3) Sự cố ở mạch cao thế.

Để kiểm tra mạch cao thế ta có thể thực hiện:
Có 3 phương pháp kiểm tra cuộn dây đánh lửa như sau:
+ Giá trị điện trở của cuộn dây điện áp thấp là 0,5-0,8Ω.
+ Giá trị điện trở của cuộn dây điện áp cao là 3500-5000Ω, tức bình thường.
+ Nếu giá trị điện trở quá nhỏ thì chứng tỏ bên trong cuộn dây đánh lửa bị chập.
+ Nếu cuộn dây không thông thì chứng tỏ cuộn dây đánh lửa bị hở.
+ Nếu đèn không sáng thì chứng tỏ cuộn dây điện áp cao, thấp cách điện tốt. Nếu đèn sáng thì cuộn dây điện áp cao chạm mạch bị chập, như hình 4-1 (a)
+ Sau đó chạm mạch cực âm, cực dương của bình ắc quy với đầu cực của cuộn dây điện áp cao, nếu đèn không sáng thì chứng tỏ cuộn dây điện áp cao vẫn tốt.
+ Nếu đèn sáng thì chứng tỏ cuộn dây điện áp cao chạm mạch bị chập, như hình 4-1(b)
+ Sau đó nối cực dương của bình ắc quy với đầu cực của cuộn dây điện áp thấp, cực âm vẫn chạm mạch, nếu đèn sáng thì chứng tỏ cuộn dây điện áp thấp vẫn tốt.
+ Nếu đèn không sáng thì chứng tỏ cuộn dây điện áp thấp bị hở.
+ Nếu kiểm tra bằng phương pháp thử đèn mà vẫn không tìm ra được sự cố của cuộn dây đánh lửa thì có thể dùng.
 


Hình 4-1: Phương pháp thử đèn
+ Đồng hồ đo vạn năng để đo xem cuộn dây điện áp thấp có bị chập hay không, nếu không bị chập thì chứng tỏ cuộn dây vẫn tốt.
+ Nếu thay cuộn dây đánh lửa mà vẫn không tìm ra được sự cố thì lúc này phải tiến hành kiểm tra bằng thiết bị đánh lửa CDI (tức thiết bị đánh lửa điện tử).

(4) Khi kiểm tra bằng thiết bị đánh lửa CDI

Bảng 4-2: Giá trị điện trở các đầu nối của thiết bị đánh lửa CDI dòng JH70 (đơn vị kQ)

 

Hình 4-2: Vị trí các đầu nối của thiết bị đánh lửa CDI dòng JL-JH70
Sau khi đo, nếu giá trị điện trở không phù hợp với quy định trong bảng thì phải thay cuộn dây nạp điện và cuộn dây khởi động.
+ Nếu lớp cách điện của cuộn dây nạp điện bị hỏng thì hệ thống đánh lửa sẽ xuất hiện tia lửa yếu, làm cho động cơ khó khởi động.
+ Nếu có thể khởi động, nhưng sau khi động cơ hoạt động một lúc, đặc biệt là khi đang vận hành với tốc độ cao thì bị tắt máy đột ngột.
+ Nếu sự cố này xảy ra nhiều lần thì có thể kiểm tra tình trạng của hệ thống đánh lửa ngay khi động cơ tự dưng tắt.
+ Nếu hệ thống đánh lửa không đánh lửa thì có thể khẳng định là do lớp cách điện của cuộn dây nạp điện trong phần tĩnh của máy từ điện không tốt, lúc này phải thay cuộn dây nạp điện.
Khi kiểm tra sự cố của hệ thống đánh lửa điện tử, phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và tiến hành đúng tuần tự, tuyệt đối không được tháo, thay thế lung tung, để tránh gây ra những hỏng hóc không đáng có.
Có 3 phương pháp kiểm tra bộ điện dung như sau:
+ ​Nối bóng đèn 25W vào trong mạch điện, sau đó cho một kim cách điện tiếp xúc với đầu kẹp của bộ điện dung, còn kim cách điện kia tiếp xúc với vỏ kim loại của bộ điện dung.
+ Nếu bóng đèn không sáng hoặc bóng điện phát ra màu đỏ đục thì phải tháo kim cách điện ra, cho dây nổi của bộ điện dung tiếp xúc với vỏ kim loại.
+ Nếu có hiện tượng phóng ra tia lửa mạnh thì chứng tỏ bộ điện dung còn tốt.
+ Nếu chỉ phóng ra tia lửa yếu hoặc kèm theo tiếng nổ thì chứng tỏ bộ điện dung bị rò điện.
+ Nếu cơ bản không có hiện tượng phóng điện thì chứng tỏ bộ điện dung bị hở.
+ Nếu bóng đèn sáng bình thường thì chứng tỏ bộ điện dung bị chập.

Hình 4-3: Kiểm tra bộ điện dung
1 - Tụ điện; 2 - Kim cách điện; 3 - Bóng đèn 25W 4 - Dòng điện xoay chiều 220V

Lưu ý: Khi kiểm tra bằng phương pháp trên phải chú ý an toàn, bóng đèn phải lắp vào đui, kim cách điện phải cách điện tuyệt đối. Đồng thời, sau khi nạp điện cho bộ dung điện, không được trực tiếp chạm tay vào, để tránh bị bộ điện dung phóng điện mà gây thương tích.
Trình tự phán đoán bugi đánh lửa quá yếu hoặc không đánh lửa xem bảng 4-4.
Bảng 4-4: Trình tự phán đoán bugi đánh lửa quá yếu hoặc không đánh lửa
Qua các khâu kiểm tra và phán đoán trên, nếu xác định hệ thống đánh lửa bình thường, nhưng động cơ vẫn không thể khởi động thì phải kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu.

2. Hỗn hợp nhiên liệu không thể nạp vào xi lanh

Nguyên nhân chính khiến cho hỗn hợp nhiên liệu không thể nạp vào xi lanh là do đường dẫn bị tắc. Kiểm tra bugi đã tháo, nếu thấy bề mặt khô, khi quay động cơ, khí xả ra từ lỗ bugi khô và không có mùi, sau khi đổ một ít xăng vào trong xi lanh rồi quay thì động cơ có thể khởi động, nhưng chỉ chạy được một thời gian ngắn lại tắt, chứng tỏ đường dẫn xăng bị tắc, hỗn hợp nhiên liệu không thể nạp vào xi lanh. Lúc này phải tháo ống dẫn để kiểm tra xem có nhiên liệu hay không, nếu không có nhiên liệu thì phải kiểm tra xem trong bình xăng có còn nhiên liệu không. Nếu trong bình xăng còn nhiên liệu thì phải kiểm tra lỗ nhỏ trên nắp bình xăng, khóa ngắt xăng và bộ lọc nhiên liệu có bị tắc không. Nếu ống dẫn có xăng thì phải tháo bộ chế hòa khí để làm sạch, khai thông lỗ dầu, miệng khí, loại bỏ hết chất lắng cặn, tạo tấp và gỉ sắt. Sau khi làm sạch, lại dùng máy bơm để thổi sạch các lỗ, sau đó tiến hành khởi động thử. Trình tự phán đoán hỗn hợp nhiên liệu không thể nạp vào xi lanh xem bảng 4-5.
 
Bảng 4-5: Trình tự phán đoán hỗn hợp nhiên liệu không thể nạp vào xi lanh
Qua thử nghiệm chứng tỏ hỗn hợp nhiên liệu đã nạp vào xi lanh, nhưng động cơ vẫn không thể khởi động thì phải kiểm tra áp suất nén xi lanh. Vì áp suất nén xi lanh không đủ nên cũng có thể làm cho động cơ không thể khởi động.

3. Áp suất nén xi lanh không đủ

Nguyên nhân chính khiến cho áp suất nén xi lanh không đủ là do giữa đầu xi lanh và xi lanh bị rò khí, giữa tấm đệm bịt kín bugi và đầu xi lanh bị rò khí hoặc van giảm áp rò khí, bình xăng rò khí, vòng găng pít tông bị mài mòn nghiêm trọng với xi lanh, hoặc vòng găng pít tông bị kẹt mà gây rò khí, độ hở van quá nhỏ hoặc cửa xả khí bị kẹt mà gây rò khí.

Có nhiều vấn đề từ xi lanh động cơ dẫn tới áp suất nén xi lanh không đủ, ta có thể áp dụng các cách sau để phán đoán lỗi
Phương pháp phán đoán có thể tiến hành theo trình tự sau:
+ Nếu có thì chứng tỏ chỗ tấm đệm đầu xi lanh bị rò khí, phải kiểm tra đai ốc siết trên đầu xi lanh xem có vặn chặt không.
+ Nếu thấy lỏng thì phải vặn chặt. Nếu sau khi vặn chặt vẫn thấy bọt xăng thì phải tháo đầu xi lanh ra kiểm tra xem miếng đệm có bị hỏng không.
+ Nếu hỏng thì phải thay cái mới. Khi tháo đầu xi lanh thấy bộ phận rò khí có bám muội than đen thì phải kiểm tra xem đầu xi lanh có bị hỏng hoặc vênh không, đồng thời tiến hành mài.
+ Nếu phải thay miếng đệm bịt kín đầu xi lanh thì phải dùng linh kiện thay thế của nhà sản xuất.
+ Nếu tự chế miếng đệm thì phải chú ý vật liệu và độ dày, nếu làm bằng tấm nhôm mềm thì do vật liệu quá cứng nên không thể đảm bảo độ kín.
+ Nếu dùng vật liệu phi kim loại thì khi chịu nhiệt độ cao của buồng đốt, miếng đệm dễ bị cháy hoặc hỏng.

Rò rỉ giữa đầu bò và xi lanh động cơ có thể dẫn tới áp suất nén trong xi lanh không đủ, làm cho động cơ không thể khởi động được
 
=>Độ dày của tấm đệm bịt kín đầu xi lanh trực tiếp ảnh hưởng đến tỉ số nén của động cơ, tức độ dày tăng thì tỉ số nén của động cơ nhỏ. Trái lại thì tỉ số nén tăng. Do vậy không được tùy tiện thay đổi độ dày của tấm đệm bịt kín đầu xi lanh.
- Xe mô tô phân khối nhỏ CJ50 có lắp có cấu van giảm áp, nếu không thể khởi động thì có thể là do van giảm áp bị rò khí. Có 2 cách kiểm tra độ bịt kín của van giảm áp như sau:

+ Phương pháp hút khí: tháo cụm đầu xi lanh, sau đó dùng phớt cao su có đường kính trong lớn hơn đường kính củ xi lanh để ấn hút trên bề mặt xi lanh. Nếu phớt cao su không tự động phồng lên rồi rơi xuống thì chứng tỏ độ bịt kín tốt, trái lại thì bị rò khí. Khi vận dụng phương pháp này để kiểm tra độ bịt kín của van giảm áp thì phải chắc chắn độ bịt kín giữa bugi với đầu xi lanh hoặc giữa phớt cao su với mặt phẳng đầu xi lanh tốt.

+ Phương pháp thẩm thấu lỏng: để ngược cụm đầu xi lanh rồi đồ đầy xăng vào trong buồng đốt hình mặt cầu của đầu xi lanh, nếu không có hiện tượng thẩm thấu thì chứng tỏ tính bịt kín tốt, còn ngược lại thì bị rò khí.

=> Thông qua kiểm tra phán đoán, khi xác định van giảm áp bị rò khí thì phải phán đoán vị trí rò khí

Nguyên nhân thường dẫn đến hiện tượng rò khí của van giảm áp là: lò xo của van giảm áp bị gãy hoặc tính đàn hồi giảm, không thể trở về vị trí cũ, làm cho mặt tiếp xúc giữa van giảm áp với đầu xi lanh bịt kín không tốt, gây nên rò khí. Diện tích tiếp xúc của van giảm áp tích than quá nhiều hoặc có vết lõm, làm cho tính bịt kín không tốt. Cần van giảm áp cong biến dạng, khi tịnh tiến (chuyển động) qua lại trong lỗ của đầu xi lanh sẽ xảy ra hiện tượng kẹt mà gây rò khí, sau khi xác định vị trí rò khí thì phải loại bỏ kịp thời.
 
=> Sự cố rò khí do vòng găng pít tông và xi lanh bị mài mòn nghiêm trọng thường hình thành từ từ. Trước tiên là giảm công suất của động cơ, sau đó dần phát triển đến mức khó khởi động, rồi dần phát triển đến mức không thể khởi động.

Vòng găng pít tông và xi lanh trực tiếp ở trạng thái chứa hỗn hợp nhiên liệu và khí thải nhiệt độ cao, sau một thời gian dài hoạt động, khe hở bên và khe hở sau của vòng găng pít tông và rãnh pít tông chứa đầy muội than, làm cho cục bộ hoặc gần hết vòng găng pít tông dính liền với pít tông, tức vòng găng pít tông bị muội than làm kẹt, đó cũng gọi - là nung kết (thiêu kết) vòng găng pít tông. Sau khi vòng găng pít tông bị nung kết sẽ làm cho độ kín của xi lanh không đảm bảo, gây rò khí bên trong xi lanh. Nếu phát hiện ra sự cố này thì cũng phải làm sạch muội than theo đúng quy định.
Chốt pít tông bị kẹt, long hoặc vòng găng pít tông bị gãy, làm cho thành xi lanh bị kéo mòn, gọi là trầy xi lanh. Sự cố này thường xảy ra bất ngờ. Khi bên trong xi lanh bị trầy nghiêm trọng sẽ gây ra hiện tượng rò khí bên trong, làm cho áp suất nén xi lanh thiếu trầm trọng, từ đó làm cho động cơ không thể khởi đồng, lúc này phải doa lại xi lanh hoặc thay cái mới.
=> Nếu phát hiện van tích muội than quá nhiều và không khít với chân van thì phải tháo động cơ để làm sạch muội than. Sau đó lắp van lên xi lanh rồi đổ dầu thông qua đường nạp xả, để yên 4-5 giây.
+ Nếu giữa van và chân van không có hiện tượng thẩm thấu thì chứng tỏ độ bịt kín của van tốt.
+ Nếu độ bịt kín của van kém, có hiện tượng thẩm thấu thì phải mài lại van. Khi mài van phải kiểm tra độ nhạy của van trong ống dẫn hướng xupap.
+ Nếu van xả bị kẹt cũng có thể gây thiếu áp suất nén, lúc này phải tháo cần van xả để đánh bóng.

Trình tự phán đoán thiếu áp suất nén xi lanh xem bảng 4-6.
Bảng 4-6: Trình tự phán đoán thiếu áp suất nén xi lanh

II. Động cơ khó khởi động

Thời gian mỗi lần khởi động động cơ vượt quá 30 giây, hoặc đạp cần khởi động liên tục từ 10 lần trở lên mới nổ máy đều thuộc trường hợp động cơ khó khởi động. Sự cố này phải kịp thời phán đoán và loại trừ, nếu không sẽ làm hỏng các linh kiện khác.

Xe máy khó khởi động dẫn tới nhiều phiền toái cho người dùng, tình trạng kéo dài sẽ làm hỏng các linh kiện khác
 
Động cơ khó khởi động có thể là do phương pháp khởi động không đúng. Ví dụ: khi khởi động lúc máy lạnh, không đóng van điều tiết không khí, hoặc không ấn bướm gió (kéo le), khiến cho hỗn hợp nhiên liệu nạp vào xi lanh quá lỏng. Khi khởi động lúc máy nóng, tắt van điều tiết không khí, hoặc ấn thiết bị làm chìm phao nhiều lần khiến cho hỗn hợp nhiên liệu trong xi lanh quá đặc, làm cho bugi bị ẩm, từ đó không khởi động được động cơ. Lúc này phải mở van điều tiết không khí và van giảm áp, hoặc tháo bugi rồi quay động cơ để xả hết dầu bên trong, sau đó khởi động lại.

1. Nguyên nhân dẫn đến động cơ khó khởi động

2. Phương pháp phán đoán và loại trừ

Động cơ khó khởi động là một sự cố thường gặp, nguyên nhân gây ra sự cố này tương đối phức tạp, khi phán đoán trước tiên phải căn cứ vào các dấu hiệu đặc biệt để phán đoán sơ bộ hệ thống xảy ra sự cố, sau đó xác định vị trí cụ thể. Trình tự phán đoán động cơ khó khởi động xem bảng 4-7.
Bảng 4-7: Trình tự phán đoán động cơ khó khởi động
Phương pháp phán đoán khi khởi động chính xác, nhưng động cơ vẫn khó khởi động như sau:
+ Trước tiên đổ dầu vào trong bình, kiểm tra xem dầu có được pha chế đúng theo tỉ lệ quy định hay không, dầu có bẩn hoặc lẫn nước hay không.
+ Nếu trong dầu có quá nhiều nhớt bôi trơn động cơ xăng, hoặc tuy pha chế đúng theo tỉ lệ nhưng chưa pha chế đều, lúc này phải xả hết dầu trong buồng phao của bộ chế hòa khí rồi pha chế lại, hoặc lắc đều hỗn hợp khí rồi mới khởi động.
+ Nếu dầu quá bẩn hoặc có lẫn nước thì phải rửa sạch thùng đựng dầu trước rồi thay dầu mới.
+ Tháo bugi, nếu thấy bề mặt bugi khô, đồng thời quay động cơ thấy khí thải qua nút ren bugi khô và không có mùi thì chứng tỏ hỗn hợp nhiên liệu chưa nạp vào xi lanh.
+ Phải kiểm tra công tắc bình chứa dầu, ống dẫn và bộ điều chế xem có bị tắc không. Nếu khí thải qua nút ren bugi có mùi xăng, mà khi để tờ giấy trắng gần lỗ ren bugi thì không có giọt dầu thầm ra rõ rệt, chứng tỏ hỗn hợp nhiên liệu quá lỏng.
+ Phải đóng van điều tiết không khí hoặc ấn bướm gió (kéo le), cũng có thể trực tiếp đổ một ít dầu vào trong xi lanh rồi khởi động lại.
+ Nếu bugi rất ẩm, khí xả ra qua nút ren bugi có nhiều giọt dầu thì chứng tỏ hỗn hợp nhiên liệu quá đặc.
+ Lúc này phải mở van điều tiết không khí và van giảm áp rồi quay động cơ, chờ đến khí xả hết hỗn hợp nhiên liệu quá đặc ra rồi lắp bugi lại và khởi động.
+ Nếu vẫn không khởi động được thì phải điều chỉnh vị trí kim phao trong bộ chế hòa khí.
+ Mở công tắc nguồn, ấn nút còi, còi phát ra tiếng vang, chứng tỏ bình ắc quy đủ điện.
+ Nếu còi phát ra tiếng rè thì chứng tỏ bình ắc quy yếu điện hoặc đầu cực của bình ắc quy tiếp xúc không tốt, phải tiến hành nạp điện hoặc duy trì trạng thái tiếp xúc tốt.
+ Nếu động cơ khó khởi động là do thời gian đánh lửa không đúng gây ra.
+ Khi khởi động động cơ, khả năng bật lên của cần đạp khởi động rất mạnh, đồng thời ở bộ chế hòa khí có tiếng “lách tách, chứng tỏ thời gian đánh lửa quá sớm.
+ Nếu cần đạp khởi động không cảm thấy mất sức, động cơ có thể đánh lửa ngắt quãng, tỉnh năng gia tốc kém, bộ giảm thanh phát ra nhiều tiếng nổ, chứng tỏ thời gian đánh lửa quá muộn.
+ Khi xe máy gặp sự cố thời gian đánh lửa quá sớm hoặc quá muộn thì phải tháo vỏ máy từ điện để kiểm tra thời gian đánh lửa theo giá trị quy định.
+ Do máy từ điện làm việc sau một thời gian dài nên bộ vít lửa (đầu tiếp xúc) của bộ ngắt điện dần bị mòn, miếng mi ca và cách điện và cam đánh lửa cũng có thể bị mòn nghiêm trọng, làm cho thời gian đánh lửa không đúng.
+ Nếu phán đoán là sự cố này thì phải điều chỉnh lại thời gian đánh lửa theo yêu cầu quy định.

Bài viết liên quan