Công Cụ Tốt

Nội dung

Cách phân loại xe máy và các loại hình xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ sáu - 03/11/2023 16:45, Cập nhật 03/11/2023 16:48

Xe máy là loại phương tiện di chuyển rất phổ biến và có nhiều mẫu mã, trong bài viết này Hùng Lê sẽ giúp chúng ta phân loại xe theo loại hình sử dụng, phân loại theo động cơ. Đặc biệt là bảng mã ký hiệu trong phân loại xe máy. Bài viết phù hợp cho thợ sửa xe chuyên nghiệp.

Mọi thứ cần biết về phương pháp phân loại xe máy khoa học và cách đặt tên xe máy, cách đặt tên theo loại hình động cơ của xe máy

1. Phương pháp phân loại xe máy

Xe máy ở nước ta có rất nhiều loại, xuất phát từ các góc độ khác nhau có thể phân chia thành một số loại có những đặc điểm khác nhau. Phương pháp phân loại tiêu chuẩn là chia thành hai loại: dòng xe Motorcycle (xe có máy đặt phía trước, ngay chỗ để chân của người lái, truyền động ra sau bằng xích hoặc trục các đăng, vành bánh xe dùng nan hoa thay cho vành bánh xe đúc, đường kính bánh xe thường lớn hơn 10inch) và dòng xe Mopeds (xe gắn máy, tức xe có bàn đạp hoặc có gắn máy với bánh xe, phân khối nhỏ, có thể chạy chậm), Nhìn chung có thể hiểu như sau, tất cả xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50cm³ trở xuống, tốc độ thiết kế tối đa không vượt quá 50km/h, dùng cho một người thì được gọi là xe gắn máy, như dòng xe Mobylette, Velosolex, Sachs, hay Goebel. Còn tất cả xe có động cơ 2 bánh (hoặc 3 bánh) có dung tích xi lanh trên 50cm3, tốc độ thiết kế tối đa trên 50km/h, hoặc trọng lượng xe không không vượt quá 400kg được gọi là xe máy (tức dòng Motorcycle), như hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki.

Trên thực tế luật giao thông đường bộ có những quy định khác nhau giữa hai loại xe

1.1 Phương pháp phân loại với dòng xe Mopeds

Dòng xe Mopeds hay xe gắn máy hiểu đơn giản là phương tiện hai bánh hoặc ba bánh chạy bằng động cơ có dung tích xy lanh dưới 50 phân khối và vận tốc thiết kế không lớn hơn 50km/h


Cup 50 là một trong các xe mopeds đặc trưng
 
Hiện nay phương pháp phân loại xe gắn máy không có tiêu chuẩn chung, thông thường phân loại theo các trường hợp sau:

Căn cứ theo hình thức của động cơ

Căn cứ theo hình thức của động cơ sẽ được phân làm 3 loại: động cơ xăng, động cơ điện và thiết bị chuyển đổi năng lượng. Hiện nay hầu hết xe máy ở nước ta đều dùng động cơ xăng.

Căn cứ theo phương thức biến tốc

Căn cứ theo phương thức biến tốc sẽ được phân thành 3 loạiđiều khiển bằng bánh răng (truyền chọn lọc), truyền biến đổi liên tục (hộp số vô cấp) và hộp số tự động.

Căn cứ theo phương thức truyền động

Căn cứ theo phương thức truyền động thì phân thành truyền động bằng xích, truyền động bằng đai chữ V (đai hình thang) có răng, truyền động trục quay và truyền động bánh ma sát. Hiện nay ở nước ta chủ yếu sử dụng loại truyền động bằng đai chữ V có răng và truyền động bằng xích,

Căn cứ theo phạm vi sử dụng

Căn cứ theo phạm vi sử dụng sẽ phân thành xe gắn máy nam, xe gắn máy nữ, xe bưu chính và xe việt dã (xe đường trường). Hiện nay hầu hết xe gắn máy ở nước ta đều là xe gắn máy nam.

1.2 Phương pháp phân loại dòng xe Motorcycle


Xe mô tô có rất nhiều loài, thông thường có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

Căn cứ theo số bánh

Theo số bánh có thể phân thành mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh chính hoặc 3 bánh bên.

Căn cứ theo phạm vi sử dụng

Theo phạm vi sử dụng có thể phân thành xe thường, xe ruồi, xe đường trường, xe đua, xe đua nhỏ, xe đua đường trường, xe đặc chủng và xe chở hàng. 

Căn cứ theo phương thức truyền động

Theo phương thức truyền động có thể phân thành truyền động bằng xích, truyền động bằng trục quay, truyền động bằng cu roa, truyền động bằng bánh răng.

Căn cứ theo trọng lượng và công suất của xe

Theo trọng lượng và công suất của xe có thể phân thành xe loại nhẹ, xe loại vừa và xe loại nặng (loại nhỏ, loại trung và loại lớn).

Căn cứ theo chu kỳ hoạt động của động cơ

Theo chu kỳ hoạt động của động cơ có thể phân thành xe động cơ 2 kỳ, xe động cơ 4 kỳ.

Căn cứ theo dung tích xi lanh

Theo dung tích xi lanh của động cơ có thể phân thành 12 loại 50cm³, 55.70cm³, 75cm³, 80cm³, 90cm³, 95cm³, 100cm³, 125cm³, 220cm³, 250cm³, 750cm³.

Theo dung tích xi lanh lại có thể phân thành xe loại phân khối nhỏ (<100cm³), loại nhẹ (100cm³ - 250cm), loại vừa (250cm - 500cm³), loại phân khối lớn (>500cm³).

Để tăng cường quản lý, đã có tiêu chuẩn để phân 15 loại xe thành 3 loại chính, như hình 1-1,



Hình 1-1: Phân loại xe mô tô theo tiêu chuẩn


15 loại xe trên lần lượt được định nghĩa như sau:
  1. Xe mô tô 2 bánh: là xe có một bánh chủ động và một bánh bị động.
  2. Xe mô tô thông thường: là xe mô tô 2 bánh có khung xe kiểu cưỡi hoặc ngồi, đường kính cơ bản của vành bánh xe không nhỏ hơn 304mm, thích hợp chạy trên đường cái hoặc đường thành phố.
  3. Xe mô tô loại nhỏ: là xe mô tô 2 bánh có khung xe kiểu ngồi hoặc cưỡi, đường kính cơ bản của vành bánh xe không lớn hơn 254mm, thích hợp chạy trên đường cái và đường thành phố.
  4. Xe việt dã: là xe mô tô 2 bánh có khung xe kiểu cưỡi, tay lái rộng, săm lốp kiểu đường trường, khoảng cách của bánh xe và khoảng sáng gầm xe (khoảng cách từ gầm xe đến mặt đường) lớn, thích ứng chạy trên những địa hình không phải là đường cái.
  5. Xe đua thường: là xe mô tô 2 bánh có khung xe kiểu cưỡi, tay lái hẹp, nệm yên lệch về phía sau, đường kính cơ bản của vành bánh xe không nhỏ hơn 304mm, có thiết kế động cơ công suất lớn, tốc độ quay nhanh, chuyên dùng để chạy đua trên đường chạy riêng.
  6. Xe đua việt dã: là xe mô tô 2 bánh có tính năng chạy đường trường, có lắp đặt động cơ có công suất lớn, chuyên dùng để chạy đua ở những địa hình không phải là đường cái.
  7. Xe mô tô đặc chủng: là xe mô tô 2 bánh sau khi được lắp ráp lại (cải tạo kết cấu) được dùng để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt nào đó.
  8. Xe mô tô 3 bánh bên: là xe có lắp thêm một xe mô tô ở bên xe xe 2 bánh.
  9. Xe mô tô 3 bánh bên thường: là xe mô tô 3 bánh bên dùng để chờ người hoặc hàng hóa.
  10. Xe mô tô 3 bánh bên đặc chủng: là xe mô tô 3 bánh bên có lắp đặt thiết bị riêng, dùng để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt.
  11. Xe mô tô 3 bánh chính: là xe mô tô có 2 bánh sau được lắp đối xứng, lấy bánh trước làm chuẩn.
  12. Xe mô tô 3 bánh chính thường: là xe mô tô 3 bánh chính dùng để chở người hoặc hàng hóa.
  13. Xe mô tô 3 bánh chính chuyên dụng: là xe mô tô 3 bánh chính có lắp thiết bị chuyên dụng, được dùng để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Phương pháp đặt tên cho từng loại xe mô tô


Nói chung các chữ số Ả Rập trong các loại hình xe mô tô được dùng để chỉ tổng dung tích, ví dụ, 50, 70, 75.80, 90, 100, 125, 250, 750 trong HK50Q, JH-70, HH75, CY80, PSM90, JC-100, NF125, XF250, CJ-750 lần lượt biểu thị tổng dung tích chế tạo của động cơ là 50cm³, 70cm³, 80cm³, 90cm³, 100cm³, 125cm³, 250cm³, 750cm³, nhưng cũng có một số loại không phù hợp, như 15C (55cm³), TMP703V (220cm³), J5112 (750cm³). Chữ cái La tinh tùy theo nơi sản xuất và xưởng sản xuất mà mang ý nghĩa khác nhau.

Chữ cái La tinh thường được dùng để biểu thị cho số seri, như chữ A trong A100 do công ty Suzuki Nhật Bản sản xuất biểu thị xe mô tô được sử dụng trên đường phố thông thường, gọi là dòng A. Chữ K trong K50 biểu thị dòng xe mô tô thực dụng. Chữ TR trong TR125 biểu thị dòng xe mô tô thể thao

Tên gọi của loại xe mô tô gắn máy thường gồm ký hiệu tên doanh nghiệp (nhãn hiệu), ký hiệu quy cách, ký hiệu loại hình, ký hiệu thiết kế và ký hiệu thay đổi cấu thành. Hình thức cấu thành được thể hiện như hình 1-2.
Hình 1-2: Kết cấu của ký hiệu xe mô tô gắn máy


Tiêu chuẩn quy định, loại hình xe gắn máy được cấu thành bởi ký hiệu thương hiệu, ký hiệu quy cách, ký hiệu loại hình, số seri thiết kế và số seri cải tiến, hình thức như sau (hình 1-3)


Hình 1-3: Sự cấu thành loại hình xe mô tô




Bảng 1-1: Bảng ký hiệu loại hình





Lưu ý, theo tiêu chuẩn quy định, khi số seri thiết kế là 1 thì bỏ qua.

Trước khi đặt ra tiêu chuẩn, các doanh nghiệp căn cứ vào tình hình của doanh nghiệp mình để tự đưa ra loại hình sản phẩm.

3. Phương pháp đặt tên loại hình động cơ gắn máy


Phương pháp xác định loại hình động cơ gắn máy chưa đưa ra quy định thống nhất nên rất đa dạng. Xét thấy động cơ gắn máy hiện nay thuộc động cơ đốt trong kiểu pittông, cho nên cách đặt tên cho động cơ xăng phải phù hợp với quy định về cách đặt tên và biên chế loại hình sản phẩm động cơ đốt trong đã ban hành.

Động cơ đốt trong kiểu pittong được sử dụng trên hầu hết các loại xe gắn máy, xe moto hiện nay
 

Theo quy định, loại hình động cơ đốt trong gồm 4 phần (hình 1-4), đó là:

(1) Phần đầu: là ký hiệu dòng sản phẩm và (hoặc) ký hiệu tiêu chí cải tiến, do nhà chế tạo căn cứ theo nhu cầu tự chọn chữ cái thích hợp để biểu thị

(2) Phần giữa: gồm ký hiệu số xi lanh, ký hiệu hình thức sắp xếp xi lanh, ký hiệu xung trình (hành trình) và ký hiệu đường kính (bề rộng) xi lạnh.Dùng chữ số để biểu thị số xi lanh, đường kính hoặc xung trình của xi lanh, ký hiệu hình thức sắp xếp xi lanh, như bảng 1-2.

(3) Phần sau: là ký hiệu đặc trưng kết cấu và đặc trưng công dụng biểu thị bằng chữ cái, ký hiệu phải phù hợp với quy định trong bảng 1-3 và 1-4.


Hình 1- 4: Sự cấu thành loại hình động cơ đốt trong




(4) Phần cuối: là ký hiệu phân biệt.

Bảng 1-2: Ký hiệu hình thức sắp xếp xi lanh
Ký hiệu Ý nghĩa
Không có ký hiệu Xếp thẳng và xi lanh đơn kiểu nằm
V Hình V
P Hình nằm ngang

Bảng 1-3: Ký hiệu đặc trưng kết cấu
Ký hiệu Đặc trưng kết cấu Ký hiệu Đặc tính kết cấu
Không có ký hiệu Làm mát bằng nước S Kiểu đầu chữ Thập (+)
F Làm mát bằng gió D₂ Có thể đảo ngược ( trực tiếp đổi hướng)
N Ngưng (tụ) hơi nước làm lạnh Z Tăng áp

Bảng 1-4: Ký hiệu đặc trưng công dụng
Ký hiệu Công dụng Ký hiệu Công dụng
Không có ký hiệu Loại thông dụng J Đầu máy xe lửa
T Máy kéo D Máy phát điện
Xe mô tô Động cơ tàu thủy, loại cơ bản của máy phải

Ví dụ về quy định loại hình của động cơ gắn máy.
Ví dụ 1: 1E56FM - một xi lanh, động cơ 2 kỳ, đường kính xi lanh 56mm, làm mát bằng gió, động cơ dùng cho xe gắn máy.
Ví dụ 2: D2P78FM – 2 xi lanh, kiểu nằm ngang, động cơ 4 kỳ, đường kính xi lanh 78mm, làm mát bằng gió, động cơ dùng cho xe gắn máy, biểu thị máy này là sản phẩm cải tiến từ mẫu 2P78FM, căn cứ theo nhu cầu của nhà sản xuất, D biểu thị động cơ khởi động bằng điện.

Bài viết liên quan