Kỹ năng cơ bản về sửa chữa xe máy - Hùng Lê
Đăng lúc: Thứ bảy - 11/11/2023 17:02, Cập nhật 11/11/2023 17:06
Nước ta hiện nay đang là một quốc gia sản xuất và tiêu thụ xe máy rất mạnh, xe máy đã trở thành phương tiện lưu thông phổ biến nhất từ thành thị cho tới nông thôn cho nên những kiến thức cơ bản về sửa chữa xe máy là kiến thức mà cả những người thợ sửa chữa cần nắm vững và những người sử dụng xe máy thông thường cũng cần biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nắm vững những kiến thức chung về sửa chữa xe máy
Kiến thức chung về sửa chữa và phục hồi linh kiện xe máy
I. Kiến thức chung về sửa chữa xe máy
1. Phân loại sửa chữa xe máy
- Đại tu
- Trung tu
- Tiểu tu
- Sửa chữa theo từng bộ phận
- Sửa chữa linh kiện.
Phân rõ 5 loại sửa chữa xe máy giúp chuyên môn hóa quá trình sửa chữa xe
1.1 Đại tu xe máy
Xe mới hoặc xe đã qua sửa chữa sau khi chạy được một chặng đường nhất định, các bộ phận của xe đương nhiên bị hao mòn, làm cho tính năng truyền động, tính năng kinh tế, tính năng an toàn và tính năng đáng tin cậy của xe giảm rõ rệt, lúc này phải tiến hành bảo dưỡng mới có thể làm cho xe cơ bản phục hồi hoặc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhất định. Việc sửa chữa làm cho tình trạng kỹ thuật của xe và tính năng vận hành đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật được gọi là đại tu.
Đại tu là quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cần thiết cho xe máy sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định, nhằm đảm bảo các tính năng của xe
1.2 Trung tu xe máy
Về cơ ban trung tu xe máy đơn giản hơn đại tu vì không cần tháo rời toàn bộ để kiểm tra
Trung tu (bao gồm cả bảo dưỡng cấp 2, 3) xe máy là công đoạn sửa chữa tương đối toàn diện. Trọng điểm là tiến hành sửa chữa và điều chỉnh các bộ phận ảnh hưởng đến tính năng sử dụng, có thể tháo rời, kiểm tra, sửa chữa và điều chỉnh theo tiêu chuẩn kỹ thuật của đại tu, để loại bỏ sự cố. Sau khi trung tu thì cơ bản đã đạt đến hoặc khôi phục được tham số tính cũ của xe.
1.3 Tiểu tu xe máy
Tiến hành tiểu tu xe máy là để loại bỏ các hỏng hóc và sự cố gặp phải do các linh kiện tự mài mòn, do chạy xe không cẩn thận hoặc do bảo dưỡng không tốt và các nguyên nhân khác (như tai nạn xe cộ), cho nên đó là nghề vận hành sửa chữa được thực hiện theo nhu cầu. Trong đó bao gồm cả việc loại bỏ sự cố gặp phải khi xe đang chạy, loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng, và việc sửa chữa theo kế hoạch đã định sẵn.
Tiểu tu xe máy để loại bỏ những hỏng hóc, sự cố do linh kiện gây ra
Bảo dưỡng và tiểu tu xe máy là 2 nghề có tính chất khác nhau, 2 nghề này vừa liên quan nhưng lại không ảnh hưởng đến nhau, thường là khi bảo dưỡng thì tiến hành tiểu tu, khi tiểu tu thì phải làm tốt khâu bảo dưỡng. Do vậy, ngoài việc phải loại bỏ thường xuyên các sự cố gặp phải trong quá trình vận hành xe, thì khi bảo dưỡng phải tiến hành xử lý các tai họa ngầm được phát hiện khi bảo dưỡng xe. Đối với các hạng mục tiểu tu mà do tự mài mòn và đã nắm bắt được quy luật, như thay vòng găng pit-tông, tháo lắp kiểm tra van mài và một số bộ phận đặc biệt, có thể căn cứ vào quy luật tiểu tu theo kế hoạch, kết hợp với bảo dưỡng cấp 1 theo định kỳ để tiến hành.
1.4 Sửa chữa theo từng bộ phận
Sau khi xe chạy được một hành trình nhất định, linh kiện chính hoặc linh kiện quan trọng của một bộ phận nào đó bị vỡ, mòn hoặc biến dạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng sử dụng của xe, lúc này có thể chỉ tiến hành sửa chữa bộ phận đó.
2 . Tiêu chí về đại tu xe máy
Khi động cơ gặp 1 trong các trường hợp sau thì nên tiến hành đại tu
Xe cần được đại tu mỗi khi đi quá 50 000 Km
(2) Hệ thống bơm xăng và đánh lửa tuy bình thường, nhưng công suất hoạt động của động cơ giảm, khiến cho xe không thể chạy với tốc độ cao như trước, đặc biệt là khi xe leo dốc thường cảm thấy động cơ rất yếu.
(3) Lượng xăng tiêu hao tăng, và không thể điều chỉnh.
(4) Không có sự đốt cháy xăng hỗn hợp theo tỉ lệ quy định, hoặc chi đốt cháy xăng nguyên chất, làm cho xi lanh bị mài mòn nghiêm trọng, đã vượt quá giới hạn sử dụng.
(5) Khi động cơ làm việc thường phát ra tiếng lạch cạch từ chốt pit- tông, bạc lót thanh truyền (ổ gá cầu nối), ổ đỡ trục khuỷu và pit-tông, không thể nào loại bỏ.
(6) Áp suất nén của xi lanh không đủ, hoặc kinh kiện của động cơ bị hỏng nặng.
Đại tu xe đúng theo tiêu chí sẽ giúp cho xe hoạt động ở hiệu suất cao, nâng cao tuổi thọ cho động cơ
II. Cách sửa chữa và phục hồi linh kiện xe máy
1. Rửa linh kiện xe máy
Các chi tiết linh kiện trong xe máy sau một thời gian vận hành bám nhiều bụi, dầu nhớt bẩn cần được rửa lại sạch thì mới có thể tiến hành sửa chữa
1.1 Chủng loại và cách dùng của chất tẩy rửa linh kiện kim loại
(1) Xăng. Thường dùng xăng (ét-xăng) công nghiệp 200, cũng có loại dùng xăng 120 hoặc 160. Đặc điểm là: khả năng khử dầu cao, dễ bay hơi, dễ đốt cháy, là chất tẩy rửa thường dùng nhất, dùng để rửa các linh kiện bằng sắt, gang và kim loại màu. Khi rửa thường dùng cách ngâm rửa hoặc lau rửa. Để tránh cho các linh kiện bằng gang thép sau khi rửa bị gỉ, có thể cho thêm dầu chống tạo gì Anti-Rust Oil 2%-3% (661, 201, 204-1) vào nước rửa cuối cùng.
(2) Dầu hỏa hoặc dầu diezel loại nhẹ. Đặc điểm của loại dầu này là: sau khi bay hơi thường để lại một ít dầu, dễ đốt cháy. Có thể dùng để rửa các linh kiện thông thường, cũng có thể dùng cách ngâm rửa.
(3) Dung dịch tẩy rửa có tính kiềm.
- Dung dịch pha chế 1: xút vẩy NaOH (0,5%-1%), sô đa công nghiệp Na₂SO₃ (5%-10%), nước thủy tinh Na₂SiO₃ (3%-4%), nước.
- Dung dịch pha chế 2: Trisodium phosphate Na₃PO₄ (5%-8%), Sodium Dihydrogen Phosphate NaH₂PO₄.H₂O (5%-6%), nước thủy tinh (5%-6%), sodium alkyl benzene sulfonate R-C₆H₄-SO₃Na (5% -6%), nước.
- Dung dịch pha chế 3: Sodium dodecyl sulfate 1, 2 (0,5%), dung môi triethanolamine oleate (3%), Sodium Benzoate (0,5%), nước.
Có nhiều loại dung dịch tẩy rửa đa năng cho phụ kiện xe máy trên thị trường
Lưu ý: khi sử dụng dung dịch dễ cháy như xăng hoặc dầu hỏa, phải đảm bảo thu dọn sạch sẽ hiện trường và luôn thông thoáng, tránh xa nguồn lửa, nghiêm cấm sử dụng mồi lửa, chú ý công tác phòng cháy.
1.2 Rửa linh kiện phi kim loại
- Rửa các linh kiện bằng cao su: như nắp cao su, vòng đệm, phớt lầu (van dầu),... dùng cồn hoặc dung dịch điều chế để rửa, không được dùng xăng, dầu hỏa hoặc dung dịch có tính kiềm để rửa, để tránh làm cho nó nở ra mà biến dạng.
- Đĩa ma sát ghép (phân đoạn) của bộ li hợp và đĩa ma sát ghép trên má phanh không được gia nhiệt rửa bằng dung dịch kiềm, mà phải dùng vải bông nhúng một ít xăng để lau thật sạch.
- Đối với các linh kiện bằng da, như nắp cao su ở phớt dầu và tấm đệm yên thì chỉ cần dùng vải lau sạch dầu bám trên bề mặt là được.
1.3 Loại bỏ muội than
- Phương pháp dùng máy thường sử dụng lưỡi cưa, nạo, dao cạo hoặc chồi kim loại.
- Nếu dùng dung dịch hóa học để loại bỏ muội than thì phải điều chế đúng theo tỉ lệ quy định thành chất tẩy rửa muội than như bảng 1-7. Khi sử dụng, gia nhiệt dung dịch tẩy rửa muội than lên 80°C-90°C, sau khi ngâm cho mềm muội than bám trên linh kiện, dùng vải hoặc khăn bông lau thật sạch. Nếu linh kiện làm bằng hợp kim nhôm phải dùng nước nóng xối rửa sạch dung dịch hóa học, để tránh bị ăn mòn.
1.4 Loại bỏ cặn nước
- Động cơ làm mát bằng nước thường bị lắng cặn nước ở trong hệ thống làm lạnh của xi lanh, ảnh hưởng đến hiệu quả làm lạnh, lúc này có thể sử dụng chất tẩy cặn nước như bảng 1-8. Phương pháp cụ thể như sau:
- Dung dịch pha chế 1 và 2: đổ dung dịch đã pha chế vào hệ thống làm lạnh rồi để chừng 10-12 tiếng, sau đó khởi động máy, để máy ở trạng thái chạy không tải 10-20 giây, đến khi dung dịch nổi bọt. Cuối cùng đổ dung dịch ra rồi dùng nước thường rửa sạch hệ thống làm lạnh.
- Dung dịch pha chế 3: đổ dung dịch vào hệ thống làm lạnh, cho máy chạy không 1 tiếng rồi đó dung dịch ra, sau đó để dung dịch Sodium carbonate 5% vào hệ thống làm lạnh, lại cho máy chạy không tài 5 giây rồi đó dung dịch ra, cuối cùng dùng nước thường rửa thật sạch.
- Dung dịch pha chế 4: đồ dung dịch vào hệ thống làm lạnh, khỏi động máy và để máy vận hành bình thường 1 tiếng, sau đó đổ dung dịch ra rồi dùng nước thường rửa sạch.
- Dung dịch pha chế 5: đổ dung dịch vào hệ thống làm lạnh, khởi động máy rồi để máy chạy bình thường 8-10 tiếng, đồ dung dịch ra, sau đó dùng nước thường rửa sạch hệ thống làm lạnh.
2. Kiểm nghiệm linh kiện xe máy
- Khả dụng
- Chờ sửa chữa
- Phế liệu,
- Kiểm tra trực tiếp
- Kiểm tra bằng máy
- Kiểm tra không phá hủy.
2.1 Kiểm tra trực tiếp
Phương pháp kiểm tra trực tiếp bằng các giác quan thường được những người thợ lành nghề, nhiều kinh nghiệm sử dụng
- Kiểm tra bằng mắt: dùng mắt quan sát tỉ mỉ bề mặt linh kiện, xác định xem linh kiện này có các hiện tượng mài mòn, nứt, gãy, bong tróc, bề mặt có bị ăn mòn, uốn cong biến dạng hay không. Đối với các linh kiện bằng cao su, cần phải liềm tra xem cao su có biến chất hay không, xác định xem linh kiện này có phải sửa hoặc thuộc hàng phế phẩm hay không.
- Đối chiếu: dùng linh kiện chuẩn còn mới nguyên đối chiếu với linh kiện cần kiểm tra, thông qua phép đối chiếu để xác định tình hình kỹ thuật của linh kiện cần kiểm tra.
- Tiếng vang: để kiểm tra một số linh kiện dạng đĩa hoặc các thân vỏ của xe máy có bị nứt hay không, linh kiện được nối bằng đinh tán có bị lỏng không, và kiểm tra tình hình các mối hàn trên khung xe, tất cả đều có thể dùng búa nhỏ gõ lên để kiểm tra tiếng vang. Nếu âm thanh phát ra trong vang thì chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của linh kiện vẫn tốt Nếu âm thanh phát ra trầm đục thì chứng tỏ linh kiện đã bị nứt hoặc chỗ nối bị lỏng.
2.2 Kiểm tra bằng máy
=>Phương pháp này có tính chính xác cao, nhưng trước khi tiến hành phải kiểm tra cẩn thận độ chính xác của dụng cụ đo, đồng thời lựa chọn bộ phận đo sao cho hợp lý.
Kiểm tra bằng máy móc, dụng cụ đo lường cho kết quả có độ sai sô thấp, độ chính xác cao
2.3 Kiểm tra không phá hủy
- Kiểm tra không phá hủy bằng thẩm thẩu chất lỏng
- Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp bột từ, thường dùng để kiểm tra bề mặt của các vật liệu có tính sắt từ. Phương pháp này có thể phát hiện sai sót trên bề mặt linh kiện hoặc ẩn sâu dưới bề mặt linh kiện từ 0,015-0,02mm
- Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp siêu âm, chiếu tia X, dùng sóng siêu âm
- Kiểm tra không phá hủy bằng phương pháp dòng điện xoáy
Khi kiểm tra bằng phương pháp ngâm dầu gõ búa, trước tiên phải ngâm linh kiện vào dấu hỏa hoặc dầu mazut 3-5 giây, sau đó lấy ra lâu khô bề mặt rồi rắc một lớp bột trắng (bột tan hoặc vôi bột), cuối cùng dùng một cái búa nhỏ bằng sắt gõ nhẹ lên mặt không làm việc của linh kiện. Nếu linh kiện bị nứt thì do bị rung động, dầu ngấm vào khe nứt sẽ bắn ra, làm cho bột trắng ở chỗ nứt có màu vàng.
3. Sửa chữa phục hồi linh kiện xe máy
- Gia công bằng máy
- Gia công bằng lực nén
- Hàn nối
- Phun mạ kim loại
- Gắn keo
3.1 Gia công bằng máy
- Phương pháp điều chỉnh kích thước: đó là biến khâu gia công linh kiện thành điều chỉnh kích thước. Một số loại linh kiện như xi lanh, vòng găng pit-tông, trục khuỷu đều cho phép có mấy cách điều chỉnh kích thước. Một linh kiện sau khi gia công rồi điều chỉnh kích thước, linh kiện phối hợp với nó cũng phải gia công và điều chỉnh kích thước tương ứng, để luôn đảm bảo yêu cầu.
Vòng găng pittong trong động cơ xe máy là một trong những số linh kiện có thể phục hồi bằng phương pháp điều chỉnh kích thước
- Phương pháp điều chỉnh cho khớp linh kiện đó là gia công bề mặt vận hành bị mài mòn của linh kiện đến kích thước có thể lắp ráp khớp với nhau. Thường dùng cho các linh kiện mà bề mặt bị mài mòn tương đối nhiều, như chân van, lỗ trục.
Chân van lốp xe máy sau một thời gian sử dụng bị mòn có thể sử dụng phương pháp điều đỉnh cho khớp linh kiện
- Phương pháp thay thế linh kiện cục bộ tức là: bỏ đi phần bị mài mòn trên linh kiện, sau đó chế tạo một linh kiện mới để thay thế, đồng thời tán đinh hoặc hàn linh kiện mới với phần còn lại của linh kiện cũ. Như thay thế linh kiện trong một bộ phận bị mòn nghiêm trọng, hoặc thay bánh răng của hộp số.
3.2 Gia công bằng lực nén
Ví dụ:
- Rèn chồn bề mặt vận hành của van và ống lót bằng đồng
- Rèn to chốt pit-tông: thu nhỏ đường kính bên trong của linh kiện rỗng (ống lót bằng đồng)
- Kéo dài thêm thanh (chịu) kéo và cần van trượt
- Còn đối với phương pháp cán vân bề mặt trục thì có thể làm cho một số vùng trên bề mặt vận hành của trục bị ép một ít vật liệu ra ngoài, nhằm đạt kích thước phối hợp đúng theo yêu cầu.
3.3 Hàn nối
- Hàn hồ quang (hàn cung lửa) tức là phương pháp lợi dụng sức nóng của cung lửa sinh ra giữa điện cực hoặc giữa điện cực với linh kiện hàn làm nóng chảy kim loại để tiến hành hàn nối. Que hàn kim loại dùng trong phương pháp hàn hồ quang vừa cung cấp nhiệt lượng cho điện cực, vừa là kim loại bổ sung cho điểm hàn. Hàn hồ quang thao tác tiện lợi, được ứng dụng rộng rãi để sửa chữa phục hồi các linh kiện bị nứt, bị hỏng hoặc gãy.
- Hàn rung là một phương pháp hàn nối mới, đặc điểm của phương pháp này là lớp hàn dày, cường độ nối cao, chịu mài mòn tốt, ít bị ảnh hưởng, ít bị biến dạng, trong ngành sửa chữa xe máy ngày càng áp dụng nhiều kiểu hàn này.
Trong sửa chữa xe máy hàn nối tương đối đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa
3.4 Phun mạ kim loại
- So với hàn nối thì phun mạ kim loại có ưu điểm là lớp phun dày, chịu nhiệt tốt, ít biến dạng, nhiệt độ thấp (dưới 70°C), không ảnh hưởng đến tính năng xử lý nhiệt của linh kiện. Ngoài ra, lớp phun ma còn có đặc điểm là có độ cứng cao, chịu mài mòn.
- Nếu nung chảy kim loại bằng ngọn lửa axetylen thì gọi là mạ hơi. Nếu dùng hồ quang để nung chảy kim loại thì gọi là mạ điện. Thiết bị mạ điện đơn giản, sử dụng tiện lợi, giá thành thấp, được ứng dụng rộng rãi.
3.5 Gắn keo
Chất keo dùng để gắn có:
- Keo cồn
- Nhựa Epoxy
- Keo dán nhạy áp (pressure sensitive adhesive).
- Epoxy được tổng hợp bởi Bisphenol A và Propylene Oxide (PO) trong dung môi Sodium hydrate (NaOH). Có ưu điểm chống thấm, chống kiềm axit, và có tính kết dính, không chỉ có thể gắn kết các vật liệu bằng kim loại, mà còn có thể gắn kết cả các vật liệu phi kim loại.
- Hiện nay động cơ xe máy thường sử dụng phương pháp gắn keo dán nhạy áp, rất nhiều bộ phận dùng keo dán nhạy áp thay thế cho Epoxy tiện lợi hơn nhiều, vì lớp keo dán nhạy áp dễ cạy bỏ, khi tháo các linh kiện của động cơ cũng đỡ vất vả hơn.
Phương pháp gắn keo được sử dụng rộng rãi trong sửa chữa xe máy
Tác giả bài viết
Hùng Lê
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề sửa xe máy cơ bản để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên để sửa xe máy cơ bản sẽ cung cấp cho bạn kết thức cơ bản nhất trong sửa chữa xe máy, từ việc nhận dạng các loại xe, cách đọc các linh kiện cho đến các kỹ năng cơ bản nhất để sửa chữa xe máy thường gặp, liệt kê các loại dụng cụ dùng để sửa chữa xe máy. Đề mục này phù hợp cho những người bắt đầu học về sửa xe máy.
-
Cấu tạo xe máy, tham số kỹ thuật và tính năng của xe máy - Hùng Lê
Đối với những người thợ mới bước chân vào ngành nghề kỹ thuật sửa chữa xe máy hay chỉ là những người có sở thích tìm hiểu về xe máy thì tìm hiểu về cấu tạo, các thông số kỹ thuật và tính năng của xe máy chính là nội dung cơ bản nhất dành cho người nhập môn. Trong bài viết này tác giả Hùng Lê sẽ giới thiệu cho các bạn những thành phần cơ bản nhất về cấu tạo xe máy và những tham số kỹ thuật của xe qua đó đánh giá về các tính năng chính của xe
-
Học cách sửa chữa, bảo hành xe máy qua bản vẽ - Hùng Lê
Đối với những người thợ hay kĩ sư trong lĩnh vực kỹ thuật nói chung hay sửa chữa bảo hành xe máy nói riêng, việc thành thạo kĩ năng đọc bản vẽ kỹ thuật chính là yêu cầu cơ bản nhất. Bởi bản vẽ cơ khí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác chế tạo sản xuất, phân loại, sửa chữa, kiểm tra bảo hành các loại chi tiết. Dưới đây Hùng Lê sẽ cùng các bạn tìm hiểu về những dội dung cơ bản nhất để đọc và hiểu một bản vẽ kỹ thuật
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về sửa xe máy, độ xe máy các loại ❤️❤️❤️
Dụng cụ sửa xe máy chuyên nghiệp cho những người thợ sửa xe máy, thích độ xe
-
Các dụng cụ và máy móc thường dùng để sửa chữa xe máy - Hùng Lê
Trong quá trình tháo dỡ, kiểm tra và sửa chữa xe máy, ngoài các dụng cụ thường dùng như cờ lê, tua vít, mỏ lết, ta còn phải sử dụng các công cụ chuyên dụng mới có thể tránh làm hỏng máy, đảm bảo tháo dỡ, điều chỉnh và lắp ráp hợp lý, chính xác. Nhằm cung cấp cho mọi người về kiến thức sửa chữa xe máy bài viết dưới đây của tác giả Hùng Lê sẽ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các loại công cụ chuyên dụng trong sửa chữa xe máy một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất.
-
Cách phân loại xe máy và các loại hình xe máy - Hùng Lê
Xe máy là loại phương tiện di chuyển rất phổ biến và có nhiều mẫu mã, trong bài viết này Hùng Lê sẽ giúp chúng ta phân loại xe theo loại hình sử dụng, phân loại theo động cơ. Đặc biệt là bảng mã ký hiệu trong phân loại xe máy. Bài viết phù hợp cho thợ sửa xe chuyên nghiệp.