Công Cụ Tốt

Nội dung

Cấu tạo xe máy, tham số kỹ thuật và tính năng của xe máy - Hùng Lê

Đăng lúc: Thứ bảy - 04/11/2023 16:33, Cập nhật 04/11/2023 16:34

Đối với những người thợ mới bước chân vào ngành nghề kỹ thuật sửa chữa xe máy hay chỉ là những người có sở thích tìm hiểu về xe máy thì tìm hiểu về cấu tạo, các thông số kỹ thuật và tính năng của xe máy chính là nội dung cơ bản nhất dành cho người nhập môn. Trong bài viết này tác giả Hùng Lê sẽ giới thiệu cho các bạn những thành phần cơ bản nhất về cấu tạo xe máy và những tham số kỹ thuật của xe qua đó đánh giá về các tính năng chính của xe

Cấu tạo cơ bản và những tham số kỹ thuật, tính năng chính của một chiếc xe máy mà các bạn nên biết

I. Cấu tạo xe máy

1. Cấu tạo xe gắn máy 

Về cơ bản xe gắn máy được cấu tạo từ các phần: phần động cơ, phần truyền động, phần chạy, thiết bị giảm xóc trước sau, phần thiết bị điện và phần điều khiển. Các linh kiện và bộ phận lắp ráp bao gồm: giảm xóc trước,khung (càng) xe, động cơ (mô tơ), gương chiếu hậu, yên, bình xăng, giảm xóc sau, giá xe, chắn bùn sau, bánh sau, bộ hãm (bộ phanh) sau, thiết bị truyền động, giảm xóc sau, chân chống, bàn đạp (pedal), cần điều khiển, thiết bị điện, chắn bùn trước, bánh trước, bộ hãm trước, giỏ xe. Vị trí các bộ phận như hình 1-5.

Hình 1-5: xe gắn máy




1. Giảm xóc trước ; 2. Khung xe; 3. Động cơ (mô tơ); 4. Gương chiếu hậu; 5. Yên; 6. Bình xăng, 7. Giảm xóc sau; 8. Giá xe; 9. Chắn bùn sau; 10. Bánh sau; 11. Bộ hãm sau; 12. Thiết bị truyền động; 13. Giảm xóc sau; 14. Chân chống; 15. Bàn đạp; 16. Cần điều khiển; 17. Thiết bị điện; 18. Chắn bùn trước; 19. Bánh trước; 20. Bộ hãm trước; 21. Giỏ xe

2. Cấu tạo xe máy

Nói chung xe máy được phân thành 3 loại chính với 15 kiểu xe. Xe có dung tích dưới 250cm³ chủ yếu là xe máy 2 bánh thường, kết cấu của các kiểu xe cơ bản giống nhau. Ở đây lấy kết cấu của xe NF125 làm ví dụ để giới thiệu cấu tạo cơ bản của xe máy. Xe NF125 do phần động cơ, hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ, thiết bị điện, bộ phận truyền động, bộ phận chạy và bộ phận điều khiển. Các linh kiện và thiết bị lắp ráp chủ yếu có: gương chiếu hậu trái - phải đồng hồ đo vận tốc (công to mét) đèn trước, trống thắng (trống phanh, đĩa phanh) trước, cáp điều khiển đồng hồ đo vận tốc, ống xả (giảm thanh), thiết bị chống (cover keep lever), chân chống, bánh sau, vỏ bảo vệ phải, đèn xi nhan sau, yên, dây cáp gabình xăng, cần phanh (tay) trước, khóa nhiên liệu, cấp phanh trước, đồng hồ đo vòng quay, đèn xi nhan trước, bánh trước, mô tơ, trục bánh sau, cần đạp khởi động, trống thắng sau, thiết bị giảm xóc sau, đèn chiếu hậu, bộ chế hòa khí, dây cáp bơm dầu, tay lái, cần điều khiển li hợp (tay gạt li hợp), vỏ bảo vệ trái, khung cuối (khung đuôi), hộp xích, cần đạp phanh, kẹp dây cáp đồng hồ tốc độ, chắn bùn trước, chắn bùn sau, càng sau (rear swing arm), cáp li hợp, bộ giảm xóc trước. Vị trí các bộ phận như hình 1-6.

Hình 1-6: Cấu tạo xe máy


1. Gương chiếu hậu phải; 2. Gương chiếu hậu trái; 3. Cáp phanh trước; 4. Công tơ mét; 5. Đồng hồ đo vòng quay; 6. Đèn trước; 7. Đèn xi nhan trước; 8. Trống thắng; 9. Bánh trước; 10. Cáp điều khiển đồng hồ đo tốc độ; 11. Mô tơ; 12. Ống pô; 13. Bộ giảm thanh; 14. Chân phanh sau; 15. Chân chống; 16. Thanh giằng (thanh cân bằng); 17. Cần đạp khởi động; 18. Bánh sau; 19. Trống thắng sau; 20. Vỏ bảo vệ phải; 21. Bộ giảm xóc sau; 22. Đèn xi nhan sau; 23. Đèn chiếu hậu; 24. Yên; 25. Bộ chế hòa khí; 26. Dây cáp ga; 27. Dây cáp bơm dầu; 23. Bình xăng; 29. Tay lái; 30. Cần phanh tay trước; 31. Cần điều khiển li hợp; 32. Khóa nhiên liệu; 33. Vỏ bảo vệ trái; 34. Hộp xích; 35. Càng sau; 36. Cần số; 37. Kẹp dây cáp đồng hồ tốc độ; 38. Cáp li hợp; 39. Bộ giảm xóc trước; 40. Chắn bùn trước;
41. Chắn bùn sau

III. Tham số kỹ thuật và tính năng của xe máy

1. Các tham số kỹ thuật chính của xe máy

Các chỉ tiêu tính năng của xe máy được thể hiện trong bảng tham số kỹ thuật chính và bảng tham số kỹ thuật bổ sung.
 
Bảng tham số kỹ thuật gồm có bảng tham số kỹ thuật chính và bảng tham số kỹ thuật bổ sung. Bảng tham số kỹ thuật chính là bảng thông dụng biểu thị khái quát loại hình, quy cách, tính năng và tham số của xe máy và xe gắn máy, nội dung cách thức xem bảng 1-5.


Bảng 1-5: Tham số kỹ thuật chính





 




2. Tính năng chính của xe máy

Chỉ tiêu tính năng kỹ thuật của xe máy là tham số về các tính năng khác nhau để đánh giá xe máy từ góc độ kỹ thuật, thường được vận dụng để đánh giá và kiểm định chất lượng của xe. Căn cứ vào đặc tính sử dụng của xe máy, người ta đã đưa ra 11 chỉ tiêu tính năng của xe máy. 11 chỉ tiêu tính năng này bao gồm: tốc độ tối đa, khả năng tăng tốc, khả năng leo dốc, tốc độ ổn định thấp nhất, mức tiêu hao nhiên liệu thấp nhất, quãng đường phanh (khoảng dừng xe), mức ồn tối đa, khí thải, tính năng khởi động, độ tin cậy, độ bền và khoảng cách trượt.


Để đánh giá về tính năng của một chiếc xe máy cần dựa trên nhiều chỉ tiêu về mặt kỹ thuật 

2.1 Tính năng mô men của xe máy

Tính truyền động là tính năng cơ bản nhất và quan trọng nhất trong các tính năng của xe máy, chủ yếu dựa đánh giá theo các tiêu chí như tốc độ tối đa, khả năng tăng tốc và khả năng leo dốc. Tính truyền động là khả năng hoạt động của xe, do vậy nó quyết định sự vận hành của xe và lực cản khi chạy.
 
Hình 1-7 là đường cong tính năng chạy của xe máy, nó biểu thị các tình trạng xe chạy. Các đường thẳng trong hình biểu thị quan hệ tỉ lệ thuận giữa tốc độ động cơ và tốc độ của xe, thông qua các đường thẳng này ta có thể nắm bắt được phạm vi tốc độ của xe thay đổi theo tốc độ trục khuỷu ở các tốc độ khác nhau, và tình hình thay đổi của tốc độ trục khuỷu khi đổi số.
 


Hình 1-7: Đường cong tính năng chạy của xe máy

2.2 Tính năng kinh tế của xe máy

Tính kinh tế tức là chỉ tiêu tiêu hao nhiên liệu. Nâng cao tính kinh tế của dầu F.O (dầu mazut) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hạ thấp chi phí vận hành, giảm bớt ô nhiễm môi trường và tiết kiệm nguồn năng lượng.
 

Tính kinh tế của xe ảnh hưởng lớn tới khả năng thương mại hóa của sản phẩm
 
Chỉ tiêu về tính kinh tế của nhiên liệu dùng cho xe máy thường tính là năng lượng tiêu hao dầu nhiên liệu (L)/100km, do tình hình vận hành của xe máy phức tạp, nên thường tính bằng lượng nhiêu liệu tiêu hao khi xe chạy ở vận tốc đều. Khi thực hiện phép đo theo kích thước thực, xác định tốc độ xe (cứ 10km/h đo 1 lần, đến khi đạt 80% tốc độ xe tối đa ở số này), đều nhanh chóng thông qua vùng thực nghiệm 50m, tại điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đo đạc, thông qua đồng hồ đo xăng để tính ra lượng nhiên liệu tiêu thụ. Mỗi nhóm thực nghiệm đo tốc độ xe thực hiện đo chiều đi 1 lượt và chiều về 1 lượt, cuối cùng chuyển sang tính lượng xăng tiêu thụ cho 100km. Hình 1-8 là đường cong đo lượng xăng tiêu hao khi xe ở tốc độ đều qua một cuộc đo đạc thực tế.


Hình 1-8: Đường cong lượng xăng tiêu thụ khi xe chạy ở tốc độ đều




2.3 Chỉ tiêu môi trường của xe máy

Chỉ tiêu môi trường chủ yếu bao gồm chỉ tiêu hạn chế tiếng ồn và khí thải. Hiện nay, trong tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thì ô nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Toàn thế giới mỗi năm phải tiêu thụ hơn 500 triệu tấn nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, thải ra bầu khí quyển hơn 200 triệu tấn khí thải độc hại. Ở nước ta, vấn đề ô nhiễm khí thải trong các thành phố lớn cũng vô cùng nghiêm trọng.
 
Khí thải của động cơ không chỉ có hại cho con người, thực vật và động vật, mà còn có hại cho các công trình kiến trúc, ngoài ra còn có thể thẩm thấu xuống lòng đất. Do vậy, hạn chế ô nhiễm từ các phương tiện giao thông là việc làm hết sức cần thiết.
 

Giải quyết ô nhiễm môi trường từ xe máy đang là chủ đề lớn đối với Việt Nam - một đất nước tiêu thụ xe máy hàng đầu
 
(1) Tiếng ồn tối đa. Tiếng ồn là chỉ tổ hợp bất quy tắc của những âm thanh phát ra với các tần suất và cường độ khác nhau.
 
Tiếng ồn của xe máy chủ yếu do tiếng ồn của động cơ, tiếng ồn nạp khí, tiếng ồn thải khí, tiếng ồn hệ truyền động và tiếng ồn của săm lốp xe. Đó là tiếng ồn thay đổi theo nguồn âm thanh, mức nguy hại của nó nghiêm trọng hơn nguồn âm thanh cố định, cho nên phải kiểm soát chặt chẽ.
 
(2) Khí thải. Nguồn khí thải độc hại của xe máy có 3 loại, thứ nhất là khí thải sau khi đốt nhiên liệu, nó được thải ra qua ống pô, thành phần độc hại là khí CO, HC và NO . Thứ hai là cặn bã của hộp máy (chứa nhớt)thành phần độc hại là khí HC. Thứ ba là xăng bay hơi, thành phần độc hại cũng là HC
 
Qua đó có thể thấy, 3 khí thải độc hại trên được thải ra từ động cơ xe máy đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Để bảo vệ sức khỏe của con người và bảo vệ sự trong lành của môi trường các nước sản xuất xe máy đều đưa ra các quy định nghiêm ngặt, để thu đẩy các nhà sản xuất áp dụng mọi kỹ thuật tiên tiến để hạ mức khí thả xuống tiêu chuẩn cho phép.





Bài viết liên quan