Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng rau mùa mưa trên nền đất lúa sử dụng màng phủ plastic ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ bảy - 11/11/2023 14:41, Cập nhật 11/11/2023 14:43

Kỹ thuật trồng rau mùa mưa trên nền đất lứa sử dụng màng phủ plastic ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng rau mùa mưa trên nền đất lứa sử dụng màng phủ plastic ở Đồng Bằng Sông Cửu Long được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, trồng rau mùa mưa trên vùng đất cao chuyên canh rẫy đã khó, năng suất thấp và bấp bênh, trồng trên nền đất lúa lại càng khó hơn. Bởi vì đất trồng lúa thấp, cơ cấu nặng, khả năng thoát nước kém. Bù lại, đất lúa có ưu thế là diện tích canh tác lớn, môi trường đất an toàn hơn về dịch hại. Trồng rau mùa mưa trong điều kiện tự nhiên theo tập quán cổ truyền phủ liếp bằng rơm thường rủi ro cao, chỉ một số ít nông dân có vốn và trình độ kỹ thuật cao mới dám đánh cuộc với thời tiết để mong đạt lợi nhuận cao. Trong vài năm trở lại đây việc áp dụng màng phủ plastic vào sản xuất rau mùa mưa ở Đồng bằng sông Cửu Long đã làm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể (lợi nhuận tăng bình quân từ 20 - 30% so với điều kiện canh tác bình thường) và nó đang trở thành phong trào ứng dụng vào sản xuất rau trái vụ.

TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÀNG PHỦ PLASTIC

Hạn chế côn trùng gây hại

Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bù lạch (môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoàn đọt) và giảm bọ rầy dưa. Ngoài ra phủ plastic còn làm giảm bọ rầy cắn phá rễ cây dựa, bầu bí; giảm sâu ăn tạp thường lẫn trốn dưới đất. Vì vậy sử dụng màng phủ giảm số lần phun thuốc sâu trên rau, đặc biệt là giai đoạn cây con (dưới 20 ngày sau khi trồng).

Hạn chế bệnh hại

Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất lên cây. Bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, nên bộ lá chân cây trồng luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Vì vậy giảm được bệnh do nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảm bệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá chân của cây rau.

Hạn chế cỏ dại

Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, việc làm cỏ không những tốn chi phí mà còn làm động rễ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau. Màng phủ có mặt dưới màu đen ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt liếp trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng.

Điều hòa độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất

Khi nắng, màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm cho đất, đờ công tưới nước. Khi mưa, nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt liếp nên rễ cây không bị úng nước, mặt hiệp không bị xói mòn, không bị lên chặt, cầu trúc đất giữ được tới xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp.

Điều hòa độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất

Giữ phân bón

Màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt liếp nên trình bay hơi của phân đạm và giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to. Sự hấp thu các chất dinh dương N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4 đến 1,5 lần so với ở luống đất trần (không phủ) nên phân bón sử dụng cho rau hữu hiệu hơn.

Hạn chế độ phèn mặn

Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nền phèn hoặc mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn, năng suất cây trồng tăng cao hơn.

Tăng nhiệt độ đất và tăng khả năng quang hợp

Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm hoặc trong những thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh, nhiệt đất được duy trì giúp bộ rễ phát triển thuận lợi. Đồng thời, bề mặt màng phủ cung cấp thêm ánh sáng giúp cây tăng trưởng khỏe hơn.

Hạn chế chuột

Bề mặt màng phủ trơn, láng không thuận lợi cho chuột bò vào nên sản phẩm rau ít bị hại ở giai đoạn thu hoạch trái như cà chua, ớt, dưa leo và đậu cove nếu như trồng có nước, mặt hiệp không bị xói mòn, không bị lên chặt, cầu trúc đất giữ được tới xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt liếp.

Tăng giá trị sản phẩm

Vì màng phủ cung cấp thêm ánh sáng cho cây, giúp màu sắc vỏ trái cà chua, dưa leo đẹp hơn, trái không tiếp xúc với mặt đất nên sạch sẽ, bán cao giá hơn và tỷ lệ trái loại bỏ cũng ít.

Nói chung, màng phủ nông nghiệp làm thay đổi tiểu khí hậu dưới tán cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển, cây khỏe mạnh ngay từ lúc nhỏ nên tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường.

Dùng màng phủ có nhiều tác dụng vì vậy đã và đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên màng phủ làm bằng nhựa khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó sau khi sử dụng xong cần thu gom màng phủ tập trung lại đốt hoặc tìm chỗ chôn sâu Nếu vứt bừa bãi, màng phủ lưu tồn lâu ngày trong đất gây ô nhiễm môi trường đất.

Mặt khác dùng màng phủ cần tiền đầu tư ban đầu nhiều, nông dân nghèo gặp khó khăn mặc dù lợi nhuận đem lại khá hấp dẫn.

KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU VỚI MÀNG PHỦ

Chuẩn bị trước khi trồng

Lên liếp

Nền đất trồng lúa thấp dễ bị ngập nước trong mùamưa nên lên liếp cao so với mất ruộng 20 - 30 cm và hep 0, 6 + 0, 8m

Trồng hàng đơn đối với ớt, cà phối, cá chua, dưa leo, khổ qua và dùng màng phủ khổ 0,9 hoặc 1 m. Lên riêng là từng liếp hoặc 2 liếp nằm cặp nhau. Đậy hai miếng màng phủ song song nhau theo chiều dài hiếp, độ rộng chán tiếp 1, 2 - 1, 5 m. Chừa rãnh giữa rộng khoảng 10 em và sâu 10 cm và để đi lại và tưới thêm lúc thu hoạch.

Trống hàng đôi đối với cà phổi, cà chua, ớt, dưa leo, đậu đũa, đậu cove.. dùng màng phủ khổ 1, 2 - 1, 4m trong hai hàng cây/liếp. Đối với dưa hấu, bí đỏ có bộ rễ phát triển rất rộng nên mặt liếp cần rộng 1 - 1, 2m . Dùng màng phủ khổ 1, 2 - 1, 4 m và trồng một hàng cây/liếp, khoảng cách giữa hai tim mương 4,5 - 6m.

Những nông dân trồng rau có kinh nghiệm dùng màng phủ nông nghiệp thích dùng màng phủ khổ rộng hơn mặt liếp, trùm quá chân liếp mỗi bên 20 - 30 cm thì khỏi phải làm cỏ xung quanh mẹ liếp và giữ độ ẩm tốt hơn.

Rải phân lót

Lót toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/4 tổng lượng phân hóa học, bằng cách rải phân trên khắp mặt liếp rồi xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân bón nằm dưới màng phủ ít bị mất mát và khi đã đậy màng phủ khó giở ra để bón thêm .

Xử lý mầm bệnh

Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper B (20 g/10 lít)

hoặc Validacin ( 20co / 10 lit) trên mặt liếp trước khi đây màng phủ.

Cách phủ màng phủ

Trong mùa năng, sau khi phơi đất, lên tiếp, bản phân lót, tưới nước trên mặt liếp rồi đây màng phú Nhất là tưới ngay hàng sẽ trồng cây. Mùa mưa, không phơi đất được sau khi cuốc lên liếp, bón phân lát thì dậy màng phủ ngay. Có thể bồi bùn như ở huyện Gia Công Tây, Tiền Giang để vài ngày cho đất ráo, mặt đất hơi rạn nứt rồi đây màng phủ.

Cẩn hai người thực hiện thao tác đậy màng phủ. Dùng cây trên đường kính 3 5 cm xỏ xuyên qua lối cuốn màng phủ. Một người giữ cố định ở một đầu hợp và một người khác kéo màng phủ theo chiều dài hiếp đến cuối liếp rồi cắt ngang.

Cách phủ màng phủ

Cố định màng phủ tránh gió tốc

Dùng dây nilon cột mỗi đầu dây một đoạn cây dài khoảng 16 cm, chiều dài dây bằng độ rộng của màng phủ. Giăng dây ngang mặt màng phủ khoảng cách 12. 1,5 m một dây. Cách này dễ vén lên để tưới nước hoặc bón phân về sau, nhưng dễ bị gió lùa vén màng phủ đồn lên trên mặt liếp. Đây là kiểu phổ biến nhất ở các vùng trồng dưa hấu trên nền lúa của tỉnh Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh,

Cách khác, dùng tre chẻ mỏng chiều dài khoảng 15 em ghim sát mé màng phủ, xung quanh chân tiếp. Sau vài tháng tre bị mục khỏi gỡ bỏ. Cách này áp dụng phổ biển ở tỉnh An Giang vì đất phù sa cơ cấu mịm mềm và dẻo rất dễ ghim.

Đục lỗ màng phủ có hai cách phổ biến

Khi gặp mưa, màng phủ ướt việc đục lỗ được thực hiện bằng cách dùng lon có đường kính nhỏ 6 - 7 cm như lon nước yến, hoặc lon cá mòi cắt bỏ viền cứng ở miệng lon, mài bén mép lon rồi đặt lon lên màng phủ, tay vừa ấn xuống và vừa xoay tròn, dùng một đoạn cây để đo khoảng cách. Cách này áp dụng trên mặt liếp bằng phẳng, nhất là mặt liếp đã bồi bùn vài ngày.

Khi trời nắng, dùng lon sữa bò khoét lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây thép vòng quanh miệng lon chừa râu dài 50 - 70 cm để đo khoảng cách. Đốt than nóng cho vào trong lon ấn vào chỗ cần lỗ. Cách này thao tác rất nhanh và đều mà không cần làm dấu vị trí lỗ đục trước (1.000 m đục lỗ trong 30 phút). Mặt đất hơi gồ ghề cũng đục dễ dàng.

Xom lỗ mặt đất

Dùng chày tỉa xom lỗ đường kính 7 - 8 cm, độ sâu tùy cách trồng, nếu gieo hạt thẳng xom lỗ nếu đặt cây con, xom sâu 5 - 7 cm. can 2-3 cm,

Trồng cây

Rải một ít tro vào trong lỗ, sau đó gieo hạt, phủ một lớp tro mỏng bên trên hoặc đặt cây con vào lỗ rồi lấp đất xung quanh gốc. Khi dùng màng phủ tuổi cây con đem trồng sớm hơn không sử dụng màng phủ (cà chua, ớt khoảng 15 - 20 ngày thay vì 25 - 30n g tilde a y) . Nếu trồng trễ c hat ay cao quá, gặp nắng mạnh, cây bị héo lá hoặc ngọn cây chạm màng phủ bị cháy, cây mất sức, chậm phục hồi. Cần xử lý côn trùng phá hoại cây con cách rải thuốc hột như Basudin 10H, Regent 3G quanh gốc sau khi gieo hạt hoặc sau khi cấy cây con. Liều dùng 2kg / 1 * m ^ 2 bằng xung

Chăm sóc sau khi trồng

Tưới nước

- Từ khi trồng đến 2 tuần sau: Bộ rễ cây còn nhỏ, ăn cạn chưa cần nhiều nước. Vì thế nếu không mưa chỉ cần dùng thùng có vòi búp sen tưới đều trên mặt liếp giống như tưới nước trồng rau. Trung bình 3 - 5 lần/ngày trong mùa nắng. Chú ý vào buổi trưa nắng mạnh khoảng cách giữa hai lần tưới gần hơn, giúp làm giảm nhiệt độ mặt liếp, cây con ít bị sốc.

Để tránh cây con bị mưa to làm xoáy gốc có thể dùng rơm chặt ngắn 10 - 15 cm đậy trên hốc sau khi gieo hoặc sau khi cấy. Ở những vùng gió nhiều, khi cây con lên khỏi mặt màng phủ dùng một ít đất tấn xung quanh gốc giúp cây đứng vững. Giai đoạn này nếu gặp nắng liên tục nhiều ngày cây con trong màng phủ sinh trưởng chậm hơn cây con phủ rơm do sức nóng của màng phủ và việc cung cấp nước khó khăn.

- Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu nắng liên tục nhiều ngày tiến hành tưới bằng cách bơm nước vào rãnh. Mặt nước cách đỉnh tiếp khoảng 20 cm, đi dưới mương vẻn màng phủ lên, dùng thau tát nước vào liếp. Cách này phổ biến ở Tiền Giang. Trung bình cứ hai ngày tưới một lần. Giai đoạn cây phát triển trái mỗi ngày tưới nước một lần. Kiểm tra độ ẩm trong liếp bằng cách dùng ngón chân cái ấn xuống mặt liếp hoặc vén màng phủ theo dõi độ ẩm đất. Thông thường khoảng một tháng sau khi trồng cây trong màng phủ tăng trưởng tốt hơn trồng phủ rơm và duy trì đến cuối vụ.

Bón phân thúc

Tưới phân vào gốc: Giai đoạn cây nhỏ dưới 20 ngày tuổi dùng lon, ấm hoặc thùng vòi pha phân loãng tưới ngay gốc cây (trong lỗ đục) chỉ sử dụng các loại phân dễ tan (Urê hoặc DAP) với số lượng ít khoảng 1 - 2kg / 1 * m ^ 2 tưới 1 - 2 lần nếu cần thiết.

- Rải phân vào đất: Thường 2 lần vào các ngày (15 20 ngày và 30 - 40 ngày sau khi trồng đối với rau ngắn ngày như dưa leo, khổ qua, đậu đũa, đậu cove... Rải 3 lần đối rau dài ngày như cà chua, ớt, cà phổi, đậu bắp, ngoài 2 lần trên bón thêm một lần vào khoảng 50 - 60 NST). Mỗi lần rải khoảng 4 tổng lượng phân, có đủ các thành phần dinh dưỡng NPK.

Vén màng phủ lên mỗi lần một bên, rải phân đều cách gốc 15 - 20 cm, không nên rải tập trung sát gốc vì rễ non của cây nằm sát mặt đất nên dễ bị ngộ độc.

- Bón phân vào lỗ

Dùng lon đục lỗ giữa 2 gốc cây rau hoặc đục hai bên gốc cây rau mỗi lần một bên, dùng chày tỉa xom xuống đất sâu 15 cm, rồi dùng muỗng cà phê múc phân bỏ vào lỗ, phân sẽ tan từ từ rất an toàn.

Với các loại rau thu hoạch nhiều lần: trong thời gian thu trái cũng nên tưới phân hỗn hợp NPK xen kẽ giữa các đợt thu hoạch để kéo dài thời gian thu hoạch và giảm tỷ lệ trái đèo. Tổng lượng dùng để pha tưới thêm trong suốt vụ khoảng 1/4 tổng lượng của cả vụ, giai đoạn đầu bón nhiều đạm, giai đoạn sắp thu hoạch bón nhiều kali.

Làm giàn

Phần lớn các loại dưa leo, bí, khổ qua, đậu đũa, cove. đều phải làm giàn mới đạt hiệu quả. Thông thường giàn dạng chữ nhân, trụ bằng tre hoặc tràm, bên trên giăng lưới nilon. Kinh nghiệm của bà con nông dân huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang, dùng dây gần mịn giăng dọc theo luống, khoảng cách giữa các hàng 20 cm, giăng một lúc hai sợi để khi dưa chưa bám được thì nhét ngọn dưa vào giữa hai sợi dây. Cần làm giàn sớm khi cây vừa bỏ ngọn để cây dưa có chỗ bám, tránh gió mạnh làm gãy ngang gốc thân.

Chú ý: Để giữ màng phủ được sử dụng nhiều vụ:
- Mặt đất được làm bằng phẳng trước khi đậy màng

- Không nên đi lại trên mặt màng phủ.

- Hạn chế tối đa việc cắm cây làm giàn trên mặt màng phủ.

- Cất giữ màng phủ nơi mát.

Làm giàn
Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ ThS. Trần Thi Ba Trường Đại học Cần Thơ

Bài viết liên quan