Công Cụ Tốt

Nội dung

Phân biệt bệnh hại ở cải thảo - Khang Việt

Đăng lúc: Thứ sáu - 29/12/2023 09:06, Cập nhật 29/12/2023 09:06

Phân biệt bệnh hại ở cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Phân biệt bệnh hại ở cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Bệnh thối nâu

Vi khuẩn gây bệnh thối nâu trên cải thảo là Rhizoctonia Solani (Rhizoctonia Solani Kuhn), thuộc bệnh hại nấm thật của nấm bất toàn (nấm ở giai đoạn vô tính) Amon, xuất hiện ở nhiều nơi trong cả 1 nước. Khi phát bệnh, tỷ lệ cây bệnh thường khoảng 20%, ở ruộng nhiễm bệnh nghiêm trọng thì tỷ lệ cây 1 bệnh có thể đạt 100%.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Khi bệnh phát triển, chủ yếu gây hại phần gốc cuống lá sát với mặt đất. Thời kỳ phát bệnh trước tiên, có các đốm màu nâu nhạt hoặc màu đen trên vách ngoài cuống lá, sau đó phát triển thành đốm bệnh không theo quy tắc có màu nâu hoặc màu nâu đen, hơi lõm xuống, viền xung quanh không rõ lắm. Khi độ ẩm lớn, trên đốm bệnh sinh ra hạch nấm lỏng lẻo và khuẩn ty thể dạng mạng nhện màu nâu vàng. Lá phát bệnh nghiêm trọng sẽ dần dần thối rữa từ phần gốc cuống lá, hoặc lá bệnh chuyển vàng, khô héo rồi rụng xuống.

Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng do nhiễm vi khuẩn Cercosphorella nhỏ đốm trắng (Cercosphorella albo-maculans Sacc.), là bệnh hại thuộc loại nấm thật Cercosphorella nhỏ của nấm bất toàn Amon. Bệnh đốm trắng trên cải thảo chủ yếu xuất hiện ở vùng lạnh lẽo, không chỉ gây tổn thất về sản lượng, mà còn ảnh hưởng tới chất lượng và quá trình bảo quản rau. Bệnh này thường phát bệnh song song với bệnh sương mai, tăng thêm tính nguy hại.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh đốm trắng ở cải thảo phát sinh rất phổ biến, chủ yếu là hại lá, đặc biệt là lá già và lá trưởng thành, khi nghiêm trọng cũng xâm nhập tới chỗ cuống lá. Đốm bệnh trên lá đầu tiên là đốm chấm nhỏ hình gần tròn màu nâu xám rải rác, về sau phát triển thành đốm bệnh hình dáng 2 bất định, đường kính khoảng 6 – 18mm có màu xám nhạt cho tới màu trắng. Quanh đốm bệnh có vòng tròn màu xanh bẩn hoặc viền đốm có dạng ẩm, trong điều kiện ẩm ướt mặt đốm sinh ra vật có dạng nấm màu xám thẫm lưa thưa. Khi không khí khô ráo, phần bị bệnh co lại, trở nên 2 mỏng hơn, đôi khi rách nứt hoặc xuyên lỗ. Khi bệnh hại nghiêm trọng, đốm bệnh trên lá phân bố dày đặc, kết thành các mảng đốm cuối cùng làm lá khô vàng, héo chết. Lá cây bị bệnh khô héo từng lớp từ ngoài vào trong, như bị lửa đốt, làm cho cả ruộng toàn khô héo. Khi đám lá bị hại, hình thành đốm lõm vào màu nâu xám, thường gây thối rữa, phần bị bệnh có vật dạng nấm màu nâu xám .

Bệnh than

Bệnh than ở cải thảo do vi khuẩn Colletotrichum Higgins (CoMetotrichum higginsianum Sacc.), thuộc bệnh hại nấm thật của nấm bất toàn Amon. Bệnh than là một trong những bệnh hại lá chủ yếu, là bệnh hại chính trong quá trình sinh trưởng của cải thảo. Mấy năm gần đây, bệnh này phát sinh khá phổ biến ở các vùng, vừa ảnh hưởng tới hình dáng bên ngoài và chất lượng của cải thảo, vừa gây giảm sản lượng.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Lá cải thảo nhiễm bệnh, đầu tiên xuất hiện chấm nhỏ dạng ngâm nước màu trắng xanh hoặc phai màu xanh, về sau mở rộng thành đốm tròn màu nâu xám cho đến màu trắng xám hơi lõm vào, đường kính đốm bệnh thường là 1 2mm. Sau đó, phát triển thành đốm bệnh có đường kính 1 5mm, viền có màu nâu tối, hơi gồ lên, ở giữa có màu nâu xám, hơi lõm vào. Giai đoạn sau, đốm bệnh có dạng như tờ giấy màu trắng, cho tới màu trắng xám nửa trong suốt, dễ xé rách xuyên lỗ. Đốm bệnh trên gân lá thường xuất hiện ở mặt sau, màu nâu, dạng sọc. Cuống lá, cuống hoa và vỏ hạt nhiễm bệnh thì đa phần hình thành đốm bệnh hình bầu dục hoặc hình thoi, lõm vào rõ rệt, từ màu nâu biến thành màu nâu xám, viền lá tối màu, đôi khi rách ra phía hai đầu. Khi bệnh hại nghiêm trọng, toàn bộ lá và cuống lá phân bố dày đặc đốm bệnh, kết với nhau thành mảng đốm lớn không theo quy tắc, trong thời gian ngắn làm cho lá héo vàng chết khô. Khi độ ẩm lớn, phần bị bệnh thường có màu đỏ dày đặc

Bệnh thối lá

Bệnh thối lá trên cải thảo do nhiễm vi khuẩn Rhizoctonia solani (Rhizoctonia solani Ktihn) gây nên, thuộc bệnh hại nấm thật của nấm bất toàn Amon, còn gọi là bệnh thối rữa lá trên cải thảo, chủ yếu hại lá. Bệnh này không chỉ trực tiếp gây nguy hại cho giai đoạn sau trong sinh trưởng của cai thảo, mà còn tiếp tục phát triển trong thời gian bảo quản rau sau thu hoạch ở phương Bắc, gây nguy hại mạnh mẽ dẫn tới tổn thất sau đó.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Lá bị hại, sau khi mở rộng đốm bệnh sẽ có hình dạng không quy tắc. khi ẩm ướt, phần bị bệnh có màu xanh xám, khi khô phần bị bệnh biến thành màu trắng xám. Khi mưa âm u liên tục, phần bị bệnh phát triển lan ra rất nhanh, toàn bộ lá thậm chí cả cây đều thối rữa, khi nghiêm trọng chỉ còn sót lại mạch chính, đôi khi cuống lá hoặc phần thân cũng thối rữa. Ở các khu vực bị ảnh hưởng có thể nhìn thấy khuẩn ty thể dạng tơ nhện và nhóm sợi nấm dạng quả cầu nhung màu trắng do các khuẩn ty thể tạo thành (hạch nấm non) và vật hình hạt củ cải (hạch nấm chín già). Bệnh này thường phát sinh từng ổ một trên ruộng.

Bệnh thối đen

Bệnh thối đen là một trong các bệnh chủ yếu của cải thảo, có thể giảm sản lượng trên diện tích lớn, các vùng phát sinh nghiêm trọng thậm chí còn tuyệt thu. Tên gọi khác là tê liệt nửa bên, chủ yếu nguy hại cho lá, cây giống non và cây trưởng thành đều có thể nhiễm bệnh. Bệnh thối đen là bệnh chủ yếu trên cải thảo, phân bố rất rộng, phát sinh phổ biến, đất bảo vệ, đất ngoài trời đều có thể phát bệnh, mùa hè và mùa thu mưa nhiều, nhiệt độ cao nên phát bệnh tương đối nặng. Thông thường, tỷ lệ cây bệnh khoảng 20%, ảnh hưởng nhẹ tới việc sản xuất cải thảo, khi bệnh nặng tỷ lệ cây bệnh đạt 100%, ảnh hưởng rõ rệt tới sản lượng và chất lượng cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh này đều có thể nhiễm ở toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của cải thảo. Nếu nhiễm bệnh ở thời kỳ cây giống, đa phần nguy hại tới phần thân gốc, không thể nảy mầm. Sau khi mọc lên khỏi mặt đất, khi cây nhiễm bệnh hình thành dấu hiệu khô héo, lá con có dạng úng nước, phần bị bệnh có màu nâu nhạt chết khô; phần gốc chuyển màu đen, cuối cùng làm cho mầm rau héo úa rồi chết. Phát bệnh, ở giai đoạn cây trưởng thành dẫn đến đốm lá hoặc mạch đen, đốm lá thường phát triển từ viền lá vào trong, hình thành đốm khô màu nâu vàng hình chữ "V", xung quanh đốm bệnh có màu vàng nhạt; đôi khi mở rộng theo gân lá, hình thành mảng đốm lớn màu nâu vàng hoặc mạch đen dạng lưới. Khi vi khuẩn thâm nhập từ miệng vết thương vào, bệnh có thể bắt nguồn từ bất kỳ bộ phận nào của lá, hình thành những đốm nâu không có hình dáng quy tắc, mở rộng ra xung quanh, làm cho thịt lá biến thành màu nâu và chết khô. Đám lá nhiễm bệnh, vi khuẩn men theo bó mạch mở rộng lên trên, sườn giữa có màu nâu nhạt, phần bị bệnh thối khô, lá vẹo

sang một bên. Khi bệnh phát sinh nhẹ, thân hoặc gốc thân thối rữa, làm cho cây khô héo hoặc đổ gục, cắt dọc có thể thấy phần tủy trong thân rỗng. Cây bệnh đổ gục khi có độ ẩm lớn sẽ sinh ra tràn vì khuẩn hoặc thổi ẩm màu nâu vàng, có dạng ung dầu, sau khi khô sẽ như tờ giấy mông, trong suốt,

Cải thảo bị bệnh thối đen dễ nhiễm vi khuẩn bệnh thối mềm. Bệnh tình phát triển nhanh chóng, tăng thêm mức độ bị hại của cải thảo, gây ra thối lá, thối tâm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng và chất lượng. Cây trồng nhiễm bệnh chỉ thể hiện ở việc lá rụng xuống, phần tủy ở đài hoa sẫm màu, sau đó khô chết. Cây mắc bệnh này khi thối rữa không có mùi thối, có mùi rau độc khô, có thể phân biệt với bệnh thối mềm.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen còn gọi là bệnh nấm đen, do nhiễm vi khuẩn Al-ternaria assicae [Al-ternariabr-assicae (Berk.) Sacc.], thuộc bệnh hại nấm thật của loại nấm bất toàn Amon. Bệnh đốm đen là loại bệnh thường gặp ở lá, chủ yếu nguy hại cho phần lá con, lá thật; đôi khi nguy hại cho cuống hoa và vỏ hạt. Bệnh này bắt đầu gây hại từ giai đoạn cây giống của cải thảo. Bước vào giai đoạn giữa và sau chuẩn bị cuộn tâm, cải thảo sẽ bị hại nặng nhất, ảnh hưởng tới cuộn tâm giai đoạn sau của cải thảo và chất lượng của nó, lá nhiễm bệnh có vị đắng, chất lượng kém.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Thông thường, lá ở phần giữa và dưới của cải thảo bị hại nặng nhất, cây bị hại nghiêm trọng thì phần đỉnh của lá tâm cũng xuất hiện đốm bệnh nhỏ. Lá phát bệnh đa phần bắt đầu từ lá ngoài, trên lá bệnh đầu tiên có chấm nhỏ màu nâu, dần phát triển thành đốm phai màu xanh hình gần tròn, về sau mở rộng thành màu xanh nhạt hoặc nâu thẫm Mấy ngày sau, đường kính đốm bệnh mở rộng tới 5 – 10mm, có các đường vòng đồng tâm rõ nét, đôi khi ở giữa bị thủng lỗ hoặc rách. Phát bệnh ở giai đoạn lá con, sau khi phát triển làm cho phần lớn hoặc toàn bộ lá con khô héo. Khi bệnh nghiêm trọng, đốm bệnh tập trung thành mảng đốm lớn, khiến cho phần lớn đến toàn bộ lá đều vàng úa héo khô, lá cả cây khô từ ngoài vào trong. Thân và vỏ hạt nhiễm bệnh xuất hiện đốm nâu thẫm hình dáng không quy tắc. Trong điều kiện ẩm ướt, phần bị bệnh thường có tầng mốc màu đen, đó là cuống bào tử phân sinh và bào tử phân sinh.

Bệnh đốm góc do vi khuẩn

Bệnh đốm góc vi khuẩn trên cải thảo là do nhiễm vi khuẩn đơn bào giả định hương (Pseudomonas syringae pv. Syringae van Hall), thuộc loại bệnh do vi khuẩn. Bệnh này diễn ra phổ biến trên cây cải thảo, là bệnh vi khuẩn gây hại tương đối nghiêm trọng, chủ yếu là hại lá, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của lá, tác dụng quang hợp cùng chất lượng sản phẩm.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh này chủ yếu gây hại cho lá ở tầng ngoài của cây, từ giai đoạn cây giống đến chuẩn bị cuộn tâm, thậm chí tới giai đoạn cuộn tâm trên cải thảo cũng đều phát sinh nguy hại. Ban đầu, sinh ra điểm đốm hơi lõm ở thịt lá dạng ngâm nước trên mặt sau của lá, sau đó dần phát triển, do bị hạn chế của gân lá nên có đốm góc màng hình dáng không quy tắc. Kích thước của các đốm bệnh không đều, ở phần cánh lá thường có đốm góc màng phai màu xanh dạng ngâm nước, đốm bệnh ở mặt lá có dạng ứ dầu màu nâu xám. Khi độ ẩm lớn, trên đốm bệnh ở mặt sau lá tràn ra các mủ vi khuẩn màu trắng bẩn; khi khô hanh, đốm bệnh có dạng màng trắng, khô héo, giòn, dễ rách hoặc xuyên lỗ. Do bệnh đốm góc vi khuẩn không gây hại cho gân lá, do đó, khi bệnh nặng đốm bệnh sẽ kết thành mảng, phần bị bệnh rách nát, lá bệnh thường chỉ còn sót lại gân lá, giống như sâu bệnh nguy hại. Thông thường 3 – 4 tầng lá bên ngoài cây sau khi nhiễm bệnh sẽ phát bệnh cấp tính, lá bệnh giai đoạn đầu có màu gỉ sắt hoặc nâu khô, giai đoạn sau lá bên ngoài khô héo rơi xuống, chỉ còn lại gân lá. Dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khi độ lớn ẩm sờ tay có cảm giác dính.

Bệnh hạch khuẩn

Bệnh hạch khuẩn trên cải thảo đều xuất hiện ở các vùng, ở giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn bảo quản đều bị hại, nhưng giai đoạn cây nở hoa, mọc thân hoa và kết vỏ hạt sẽ bị hại nặng nhất. Chủ yếu nguy hại phần thân gốc, lá, cầu lá, cuống lá, thân và vỏ hạt. Thời kỳ cây giống và cây trưởng thành đều có thể nhiễm bệnh.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bị hại ở thời kỳ cây giống, phần thân gốc xuất hiện đốm bệnh dáng ứ nước, hình dáng bất quy tắc, dần dần thối mềm và có nấm trắng, làm cây héo rũ. Cây trưởng thành bị hại, đa phần phát bệnh từ phần gốc của đám lá ở sát mặt đất, về sau phát triển ra cả lá đến toàn bộ cầu lá. Phần bệnh trước tiên xuất hiện dạng úng nước, màu nâu nhạt, tiếp đó nhanh chóng làm cho phần gốc, thân hoặc cầu lá thối rữa, sau đó trên phần bị bệnh xuất hiện một tầng khuẩn ty thể dạng sợi bông màu trắng, cuối cùng sinh ra hạch khuẩn giống như phân chuột màu đen. Cây trồng đa phần phát bệnh từ phần thân gốc, gân lá và chỗ phân nhánh trước, phần cuống đầu tiên lõm vào, có dạng như ngâm nước màu nâu nhạt, sau đó đốm bệnh phát triển theo hệ thống thân, cuối cùng lớp da phần thân của cây bệnh thối rữa, thân chuyển màu trắng, lớp da bị thối, các sợi rải rác lung tung, khoang gốc rỗng, bên trong xuất hiện hạch khuẩn giống phân chuột màu đen. Cây phát bệnh sẽ rất nhanh khô héo và chết. Cây bị hại chưa ra hoa đã chết khô, không thu hoạch được hạt giống. Cây để giống mang theo bệnh ở giai đoạn bảo quản phát bệnh đặc biệt nghiêm trọng, là loại bệnh có tính hủy diệt.

Bệnh sưng gốc

Bệnh sưng gốc trên cải thảo là bệnh gây ra do nhiễm vi khuẩn sưng gốc Brassicae của vi khuẩn roi Amon (Plasmodiophoa brassicae woron) - ở phần gốc gây nên, là một bệnh hại nấm thật lan qua đất trồng.

Ngay từ những năm 70, các quốc gia khu vực châu  u và Nhật Bản đã phát sinh bệnh sưng gốc và tồn tại phổ biến, hiện đã trở thành vấn đề mang tính thế giới. Mấy năm gần đây, giá trị kiểm (pH) trong đất do các nhân tố tạo thành đã bị mất cân bằng nghiêm trọng, cộng với sự truyền bệnh thông qua nhân tố môi giới con người, do đó bệnh sưng gốc ở cải thảo có diễn biến ngày càng nghiêm trọng.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Chủ yếu xâm hại phần gốc dưới đất của cây, ngay từ giai đoạn cây giống đã bị hại, khi nghiêm trọng cây giống có thể chết khô. Ở giai đoạn cây trưởng thành, triệu chứng thời kỳ đầu của cây nhiễm bệnh không rõ ràng. Khi bệnh phát triển tới một mức độ nhất định, lá của cây bệnh có màu xanh nhạt, mép lá chuyển vàng, thiếu sáng bóng, sinh trưởng chậm, ngắn, nhỏ; lá ngoài thường khô héo mất nước vào buổi trưa, nhưng sáng sớm và chiều muộn có thể khôi phục. Giai đoạn sau lá g ngoài vàng khô úa, có khi cả cây chết khô. Đào cây bệnh lên, có thể ) thấy trên gốc chính, gốc nhánh của cây bệnh hình thành các bướu sừng không quy tắc, kích thước không đều: Bướu sưng ở gốc chính lớn, số lượng ít, có hình cầu hoặc gần có hình cầu; bướu sưng ở gốc nhánh nhỏ, số lượng nhiều, có hình ngón tay hoặc ống tròn; bướu trên rễ nhỏ hơn, có hình cầu, số lượng nhiều hơn, thường từ mấy cái đến mười mấy cái, thậm chí hơn 20 cái xâu thành chuỗi với nhau. Bướu sưng có cái to hơn quả trứng gà, có cái nhỏ hơn hạt ngô, giai đoạn đầu bề mặt bướu sáng bóng, về sau thô ráp, từ đó nứt ra. Giai đoạn sau dễ bị vi khuẩn khác xâm hại mà thối rữa, bốc mùi thối, làm cho cây khô héo và chết.

Bệnh đốm lá do vi khuẩn

Bệnh đốm lá trên cải thảo là do vi khuẩn dạng đơn bào giả trên cây hoa cúc [pseudomonas-cichorii (Swingle) Stapp] gây ra, thuộc bệnh vi khuẩn loại đơn bào giả. Bệnh đốm lá chủ yếu nguy hại cho lá, phát sinh phổ biến trong gieo trồng cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh đốm lá bắt đầu phát bệnh ở giai đoạn cây giống, chủ yếu là hại lá. Ban đầu xuất hiện chấm nhỏ, dạng úng nước ở mặt sau lá. Sau 2 đó, theo sự phát triển của bệnh, mặt lá xuất hiện đốm hoại tử 2 – 5mm màu nâu vàng hoặc nâu xám, hình tròn hoặc không theo quy tắc, màu của mép lá khá đậm, dạng ngâm dầu. Khi phát bệnh nặng, đốm phân bố dày, thường liên kết với nhau thành mảng lớn. Khi thời tiết khô hanh, làm cho lá héo khô và chết. Dấu hiệu bệnh thường không rõ ràng khi độ ẩm lớn, sờ tay vào có cảm giác nhớt dính.

Bệnh vàng lá

Bệnh vàng lá trên cải thảo do nhiễm vi khuẩn chuyển hóa nhóm dính Fusarium oxysporum (Fusarium oxysporum f.sp. conglutinans) ở bó gốc mạch máu gây ra, là bệnh hại nấm thật của loại nấm bất toàn Amon. Bệnh vàng lá phát sinh khá ít, từ Bắc đến Nam đôi khi mới xuất hiện. Tuy nhiên mấy năm gần đây, bệnh đã phát nghiêm trọng ở một số nơi.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Có thể phát bệnh ngay ở giai đoạn cây giống, nhưng không có triệu chứng rõ rệt trên lá. Ở giai đoạn cây giống non, thời kỳ sinh trưởng 2 – 4 lá, vi khuẩn bắt đầu xâm nhập từ gốc, cây sinh trưởng chậm hơn, nửa số lá bị phai màu xanh. Giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm, bắt đầu vàng lá, xuất hiện dấu hiệu thiếu nước, dẫn tới lá ở nửa cây hoặc cả cây khô héo vào ban ngày, ban đêm được khôi phục.

Tới giai đoạn cuộn tâm, gân lá chuyển màu nâu, lá cả cây do mất nước nên co, nhăn, cuộn vào trong, cuối cùng làm cho cả cây vàng hoặc chết khô. Nhổ cây lên có thể thấy rễ cây ít, bổ ra thì bó gốc mạch chính biển sang màu nâu, từ sau giai đoạn sinh trưởng tới cuộn tâm sẽ chuyển màu đen. Cải thảo khi thu hoạch do lá có nhăn nên giảm giá trị thương mại, rễ chính không hoàn chỉnh và bỏ mạch có màu đen nâu, thời gian bảo quản ngắn đi.

Bệnh gì trắng

Bệnh gỉ trắng trên cải thảo do vi khuẩn gỉ trắng – loại vi khuẩn roi Amon [Albugo candida (Pers.) O.kuntze] xâm hại gây nên, là bệnh hại nấm thật. Bệnh gỉ trắng là một trong những bệnh chủ yếu trên cải thảo, phân bố tương đối rộng. Tỷ lệ cây bệnh trong ruộng thường ở mức 10% 20%, khi nghiêm trọng ảnh hưởng rõ rệt tới sản lượng và chất lượng cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh gỉ trắng chủ yếu nguy hại tới lá, giai đoạn cây giống, cuống hoa và nở hoa cũng có thể bị hại. Ở mặt chính của lá, đốm bệnh đầu tiên là chấm nhỏ phai màu xanh, viền không rõ ràng, sau đó phát triển thành đốm bệnh màu vàng, cuối cùng có màu nâu và chết. Ở mặt sau của lá xuất hiện đốm mụn gồ lên, màu trắng, hình gần tròn cho đến không quy tắc, đó là đống bọc bào tử của vi khuẩn. Sau khi lớp da ngoài của đốm mụn bị rách, bọc bào tử sẽ bị tung ra dạng bột trắng. Khi nghiêm trọng thì hai mặt của lá bệnh đều có đốm mụn, đốm bệnh phân bố dày đặc trên lá, lớp da ngoài rách sẽ tung ra bọc bào tử dạng bột trắng, lan ra khắp cả lá, lá cây có thể bị hoại tử trong thời gian ngắn. Cuống hoa và hoa của cây bị hại sẽ cong queo, dị hình, phình to, thân của nó cũng có thể xuất hiện đốm mụn trắng sữa... trở thành triệu chứng quan trọng của bệnh này. Thông thường, bệnh này xảy ra đồng thời với bệnh sương mai, sự nguy hại càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh nấm xám

Bệnh nấm xám trên cải thảo do nhiễm vi khuẩn Botrytis cinerea (Botrytis cinerea pers.) gây nên, là bệnh hại nấm thật của loại nấm bất toàn Amon Botrytis. Bệnh này chủ yếu nguy hại đến lá và giai đoạn nở hoa trên cải thảo, có thể phát triển trong qua trình bảo quản. Mấy năm gần đây, cùng với việc phát triển trồng cải thảo trái mùa, bệnh này xảy ra trên diện rộng trong hạ tầng các khu bảo vệ như lều lán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và giá trị của cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Phần bị bệnh biến thành màu nâu nhạt, hơi mềm, dần dần thối rữa. Khi ẩm ướt, phần bị bệnh sẽ mọc lên vật dạng nấm màu xám, không ăn được. Trong thời gian cải thảo được bảo quản, bệnh này có thể tiếp tục sinh nguy hại tới lá ngoài. Phần bị bệnh mở rộng từ ngoài vào trong, đầu tiên có đốm hình bầu dục hơi mềm dạng úng nước, về sau hình thành đốm lớn không đều, khi độ ẩm ướt lớn sẽ xuất hiện nấm màu 2 xám. Sau đó, phần bị bệnh dần thối rữa hoặc lan sang các cây bên cạnh. Bệnh này trong điều kiện khô hanh sẽ không có nấm màu xám hoặc không rõ ràng, dễ lẫn lộn với bệnh thối mềm vi khuẩn. Bệnh này không bốc mùi hôi. 

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng trên cải thảo là do vi khuẩn phấn trắng họ cải [Erysiphe cruciferarum (Opiz) Junell] xâm hại gây ra, là bệnh hại nấm thật của vi khuẩn Ascomycetes Amon. Bệnh phấn trắng là một loại bệnh hại thông, ra ở hầu hết các trong cả nước, nhưng gây hại không nặng, không ảnh hưởng rõ rệt tới sản xuất. Chỉ khi phát bệnh nghiêm trọng, lá chết khô mới ảnh hưởng tới sản lượng.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh phấn trắng chủ yếu hại lá, thân, hoa và vỏ hạt, xuất hiện tầng nấm dạng bột trắng. Giai đoạn đầu phát bệnh, mặt lá cây sẽ có các đốm nhỏ màu nâu xám, sau khi mở rộng sẽ có hình tròn hoặc hình bầu dục, phần ở giữa dần biến thành màu trắng xám, xung quanh có vòng tròn màu xanh vàng nhạt. Khi phát bệnh nhẹ, biểu hiện bệnh không rõ ràng, chỉ có quả hạt hơi biến hình. Khi bệnh nặng, tạo thành lá phai màu - xanh, chuyển sang vàng, sớm khô, cây chết khô, hạt gầy xấu.

Bệnh đốm vòng

Bệnh đốm vòng ở cải thảo là do nấm Brassica Phyllosticta [Phyllosticta brassicea (Curr.) Wested.] xâm hại gây nên, thuộc bệnh hại nấm thật của loại nấm bất toàn. Bệnh này xuất hiện phần lớn ở giai đoạn giữa và sau giai đoạn cuộn tâm, thường phát sinh lẫn với bệnh đốm đen, cùng gây hại.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh đốm vòng chủ yếu là hại lá, hay phát bệnh ở giai đoạn sau của cuộn tâm. Giai đoạn đầu sinh ra đốm bệnh trên lá ngoài của cây, có hình tròn hoặc gần tròn, đường kính 8 – 15mm, màu trắng xám, xung quanh thường có quầng màu xanh vàng.
Bề mặt đốm bệnh giai đoạn sau phân tán hoặc mọc vòng rất nhiều chấm đen nhỏ. Khi bệnh nặng, đốm bệnh trên lá thường liên kết lại thành mảng lớn.

Bệnh chấm đen nhỏ

Bệnh chấm đen nhỏ trên cải thảo là chỉ bề mặt phía trong của cuống lá của lá kết khối trên cải thảo có những chấm đen nhỏ. Là một bệnh sinh lý mới xuất hiện trong những năm gần đây, hơn nữa ngày càng có xu thế nghiêm trọng. Bệnh này phát sinh trong quá trình sinh trưởng, gây thiệt hại kinh tế cho người sản xuất ra, trong quá trình bảo quản còn tiếp tục nặng thêm, ảnh hưởng tới chất lượng bên ngoài của cải thảo, tính thương mại giảm thấp.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Khi phát bệnh ở ruộng, trên cuống lá và gân lá nhỏ xuất hiện nhiều điểm đốm màu đen hoặc nâu, đường kính 1 – 2mm. Mặt sau cuống lá của cây có bệnh tình nghiêm trọng cũng có chấm đen, hơn nữa chấm đen ngày càng lớn theo sự sinh trưởng của cây, đến giai đoạn sau của sinh trưởng có khi chuyển sang màu nâu. Bệnh này trước tiên xảy ra ở phần giữa cuống lá của lá mở tầng ngoài cùng cuộn tâm, phân bố theo hình sọc dài, sau đó khuếch tán vào bên trong. Lá già phát bệnh trước lá mới, lá và mặt sau cuống lá ở giai đoạn đầu không phát bệnh. Bệnh này ở giai đoạn cây giống thường không phát bệnh, cây sinh trưởng tới giai đoạn đầu cuộn tâm mới bắt đầu xuất hiện một ít chấm đen. Bệnh chấm đen nhỏ phát sinh càng nghiêm trọng hơn đối với cải thảo trồng vào mùa hè, cải thảo trồng mùa thu có xu thế tiếp tục nặng thêm trong thời gian bảo quản sau thu hoạch.

Bệnh khô tâm

Bệnh khô tâm trên cải thảo là một bệnh hại sinh lý thường gặp trong sản xuất, cũng gọi là cháy viền, bệnh thối tâm, thối vỏ ngoài. Bệnh này phát bệnh nhiều lần ở giai đoạn bắt đầu cuộn tâm và giai đoạn kết khối, ảnh hưởng tới giá trị sử dụng của cải thảo. Trong giai đoạn bảo quản dễ bị vi khuẩn bệnh khác xâm hại, dẫn tới thối rữa. Đặc biệt là cải thảo xuân, hạ phát bệnh khá nặng, có nơi thậm chí mất trắng.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh này bắt đầu phát bệnh ở giai đoạn cuối chuẩn bị cuộn tâm, viền lá tâm khô vàng, cuộn vào bên trong, sinh trưởng bị ức chế, cuộn tâm không chặt. Khi phát bệnh ở giai đoạn cuộn tâm, hình dáng ngoài của cầu lá bình thường, lá phát bệnh chủ yếu tập trung ở phần giữa cầu lá. Bổ đôi cầu lá có thể thấy một phần viền lá bị khô vàng, thịt lá giống như tờ giấy khô. Cây bệnh nặng thì hầu hết lá bị khô vàng. Tổ chức lá có dạng úng nước, gân lá từ nâu vàng sang nâu thẫm. Lá bệnh dính nhưng không có mùi hôi, phần bị bệnh khô rữa hoặc rữa nát. Cải thảo có bệnh khô tâm, cầu lá không bảo quản được lâu, thêm vào đó dễ bị vi khuẩn khác xâm hại, có thể dẫn đến thối rữa biến chất, khiến chất lượng suy giảm. Lá bệnh không ăn được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giá trị thương phẩm của cải thảo.

Bệnh đông cứng

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Cải thảo trồng qua đông, mùa xuân mọc cây giống, trồng sớm và giai đoạn sinh trưởng sau vào mùa thu, gặp sương lạnh thường sẽ bị – đông cứng. Nhẹ thì lá biến thành dạng giấy mỏng màu trắng, nặng thì giống như bị dội nước sôi, lá nằm rệp xuống mặt đất.

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai trên cải thảo thường gọi là bệnh mốc trắng, bệnh sương lá. Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn sương mai ký sinh [Peronospora parasitica (Pers.) Fr.], là bệnh nấm của vi khuẩn roi Amon. Bệnh này ngoài hại cải thảo ra, còn gây hại cho các loại rau thuộc họ cải như củ cải, cải thìa, bắp cải, súp lơ..., hơn nữa đều bị hại ở giai đoạn cây giống và cây trưởng thành. Vì thế, một khi dịch bệnh phát triển, tốc độ truyền đi rất nhanh, gây nguy hại nghiêm trọng. Vào năm có dịch bệnh hoành hành, có thể giảm sản lượng 50% – 60%, đặc biệt cải thảo phương Bắc Trung Quốc bị thiệt hại nặng nhất.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh sương mai phát sinh ngay từ giai đoạn cây giống non của cải thảo, trên lá giống non hình thành chấm nhỏ màu nâu hoặc đốm bệnh lõm vào. Khi ẩm ướt, ở phần phát bệnh trên lá và thân xuất hiện tầng nấm trắng, gặp nhiệt độ cao sẽ có dạng đốm khô gần như hình tròn. Khi bị hại nghiêm trọng, lá và thân non từ màu xanh biến thành màu vàng, khô dần và chết đi. Sau khi xuất hiện lá thật, chủ yếu bị hại là lá. Giai đoạn đầu phát bệnh xuất hiện đốm bệnh hình nhiều, góc màu vàng nhạt hoặc xanh vàng dạng úng nước ở mặt chính của lá, khi ẩm ướt, ở mặt sau của lá sẽ sinh ra tầng nấm trắng. Khi nhiều đốm bệnh liên kết với nhau, lá sẽ bị chết khô trên diện tích lớn. Lá bệnh từ ngoài phát triển vào trong, khi nghiêm trọng chỉ còn lại cầu lá, thậm chí làm cho cây không thể bao tâm (cuộn lại). Cuống hoa trên cây khi bị bệnh thường sưng to, cong queo, thường gọi là “bệnh đầu rồng”, lúc ẩm ướt cũng sẽ mọc ra nấm trắng. Khi nụ hoa bị bệnh, bên trên sẽ có những đường sọc màu đen, lúc ẩm ướt cũng xuất hiện nấm trắng. Vỏ hạt bị hại sinh ra đốm đen, khô vàng, lúc ẩm ướt cũng sinh nấm trắng, vỏ hạt gầy nhỏ, kết quả không tốt hoặc không kết quả.

Bệnh virus

Bệnh virus trên cải thảo còn gọi là bệnh lá hoa, bệnh cố định, bệnh thông gió. Hiện nay, nguồn virus gây bệnh chủ yếu có thể xâm nhập vào cải thảo và khiến cho virus gây hại nghiêm trọng gồm có ba loại, gồm virus lá hoa củ cải, virus lá hoa dưa vàng và virus lá hoa thuốc lá. Nếu hai loại virus trở lên xâm nhập cùng một thời điểm làm cho bệnh phát triển vô cùng mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sản xuất cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Bệnh virus dễ phát sinh trước giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm. Khi phát bệnh ở giai đoạn cây giống, tâm lá có mạch rõ ràng hoặc gân lá mất đi màu xanh, sinh ra các điểm đốm màu xanh đậm nhạt không đều và phai màu xanh theo gân lá; xuất hiện lá hoa, lá nhăn nhúm không phẳng. Cây trưởng thành phát bệnh sớm, lá nhăn nhúm nghiêm trọng, cứng và giòn, sinh ra rất nhiều đốm nhỏ màu nâu; trên mạch chủ ở mặt sau lá có đốm sọc hoại tử màu nâu hơi lõm vào; cây thấp đi và dị hình rõ rệt, không kết cầu hoặc kết cầu lỏng lẻo. Nếu nhiễm bệnh muộn thì chỉ một phía cây hoặc nửa bên nhăn nhúm kỳ dị, hoặc hơi nhăn và có lá hoa, vẫn có thể cuộn tâm, bóc đi lá ngoài có thể thấy trên lá trong có đốm hoại tử màu nâu. Thời kỳ sau của cuộn tâm cũng có thể phát hiện bệnh, cây bị hại nặng nhẹ không đều. Thông thường, lá bên ngoài vẫn bình thường, lá trong của cầu lá bị hại. Trên lá cầu trong của cây bị hại có điểm đốm hoại tử màu nâu, nhẹ thì một số lá trong, nặng thì nửa cầu lá bị hại, thường gọi là “thối kẹp da”, cây bệnh có vị đắng


Bệnh thối mềm do vi khuẩn

Bệnh thối mềm thuộc bệnh hại mang tính vi khuẩn, nguồn bệnh là do vi khuẩn thối mềm dạng roi Euclide trên cà rốt gây ra [Erwinia carotovora subsp. Carotovora (Jones) Bergey et al]. Phạm vi ký sinh của vi khuẩn nguồn bệnh rất rộng, dễ truyền nhiễm, là bệnh hại quan trọng cần phòng ngừa trong quá trình chăm sóc cải thảo.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Do vị trí xâm nhập vi khuẩn và sự khác nhau của điều kiện môi trường mà các triệu chứng ở ruộng có sự khác biệt. Thông thường có 3 loại:

Loại thứ nhất: Cây ở giai đoạn chuẩn bị cuộn tâm có lá ngoài khô héo vào buổi trưa ngày nắng, khôi phục vào buổi sáng và tối, sau mấy ngày liên tục, phần cuống lá của lá bệnh bị thối rữa, đổ gục, ép sát vào mặt đất, lộ ra tế bào hình nón hạt giống, thường gọi là “thối lá”; hoặc tổ chức phần dưới gốc thân của cây bị thối rữa, cuối cùng tủy tâm thối rữa, chảy ra chất dính màu nâu, cây bệnh vừa chạm vào đã đổ hoặc dùng tay túm cầu lá là có thể nhấc lên được, thường gọi là “nấm hạch”;

Loại thứ hai: Vi khuẩn xâm nhập vào từ vết thương ở gốc đám lá, hình thành khu ngâm úng nước, sau biến thành màu nâu xám nhạt có dạng thối mềm, trơn dính;

Loại thứ ba: Vi khuẩn từ cuống lá hoặc mép lá ngoài xâm nhập vào gây thối rữa, khi khô hanh lá thối khô như tờ giấy mỏng ôm lấy cầu rau, hay gọi là “đốt viền”; hoặc xâm nhập vào từ vết thương ở đỉnh cầu lá gây thối rữa, lá trong ngoài cầu lá tốt, chỉ là lá rau ở giữa sẽ thối từ mép lá vào trong, thường gọi là “thối kẹp tâm".

Đặc điểm của bệnh thối mềm là phần bị bệnh thối mềm, trơn dính, đồng thời gây ra mùi thối hydrogen sulfide, khác với bệnh thối đen. Bệnh thối mềm có thể tiếp tục phát triển trong thời gian bảo quản, thường bắt đầu phát bệnh từ miệng vết thương, từ lá bên ngoài hoặc gốc đám lá phát triển vào trong, tạo thành thối rữa. Khi trồng cải thảo, nếu cây giống mang theo vi khuẩn gây bệnh thì sau đó cũng sẽ phát bệnh, làm cho cây chết khô trước

Bệnh đốm nâu

Nguồn vi khuẩn gây bệnh đốm nâu trên cải thảo là Cercosporabrassicicola p. Hermings, là bệnh hại do vi khuẩn gây ra. 2 Bệnh này có thể phát sinh ở nhiều vùng, nhiều khu vực, gây hại ngày càng nghiêm trọng.

Triệu chứng phân biệt ở ruộng

Chủ yếu là gây hại cho lá, cải thảo đa phần nguy hại ở lá ngoài. Thời gian đầu phát bệnh, trên lá có chấm đốm nhỏ hình tròn hoặc hình gần tròn, dạng úng nước. Cùng với sự phát triển của bệnh, sau khi đốm bệnh mở rộng sẽ có hình dạng không theo quy tắc, kích thước khoảng 0.5 – 6mm, màu trắng hoặc vàng nhạt, viền lá có vòng màu nâu hơi lồi lên. Khi bệnh nặng, đốm bệnh phát triển kín khắp lá, khiến lá khô dần, chuyển sang màu vàng .

Bài viết liên quan