Phân biệt sâu hại trên cải thảo - Khang Việt
Đăng lúc: Thứ sáu - 29/12/2023 11:07, Cập nhật 29/12/2023 11:07
Phân biệt sâu hại ở cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
Phân biệt sâu hại ở cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
Có khá nhiều chủng loại sâu bệnh nguy hại cho cải thảo, số đã biết cũng lên tới trên 100 loại. Trong đó, chủ yếu có rệp rau, sâu bướm xanh, sâu rau nhỏ, bọ chét sọc vàng, bướm đêm bắp cải, bướm đêm vân xiên, sâu keo rau, ruồi hại củ cải, sâu ngài đêm, ong lá rau...
Rệp
Rệp còn gọi là sâu mật, rệp gây hại cho cải thảo ở Trung Quốc chủ yếu có ba loại: Rệp Turnip aphid (rệp củ cải), rệp đào và rệp bắp cải. Rệp cái có thể tự sinh sản, trứng lưỡng tính của nó có thể tiến hành chuyển hóa giới tính, vừa có thể chuyển hóa thành rệp có cánh, vừa chuyển hóa thành rệp không cánh. Do đó, sự phát triển nguy hại của Tệp cực kỳ nhanh chóng, nếu không kịp phòng trị, trong 3 – 5 ngày sẽ gây tai họa hủy diệt.Phân biệt ở ruộng
Rệp củ cải: Phôi thai có cánh, dài 1.6 – 1.8mm, phần đầu và ngực màu đen, phần bụng màu xanh vàng, mắt màu nâu đỏ. Rệp củ cải thích các loại rau trên lá có lông như cải thảo, củ cải.
Rệp bắp cải: Phôi thai có cánh, cả cơ thể màu xanh tối, bụng màu đen. Rệp bắp cải chủ yếu sinh ra vào mùa xuân, mùa thu gây hại không lớn.
Rệp đào: Rệp đực là phôi thai có cánh, dài 2mm, phần đầu và ngực màu đen, phần bụng xanh nhạt, mắt nâu đỏ; rệp cái là phôi thai không cánh, toàn cơ thể màu xanh lá, có loại màu vàng hoặc gần đỏ. Rệp đào ăn tạp, ngoài gây hại cho họ cải ra, còn gây hại cho cà, khoai lang... Đa phần ký sinh trên cây quả vượt đông.
Ba loại rệp có tính hướng sáng mạnh mẽ, đặc biệt với màu vàng, màu cam, còn đối với màu xám, màu bạc có tính hướng sáng yếu hơn.
Dấu hiệu nguy hại
Rệp thường quần cư ở mặt sau của lá rau hoặc hút dịch cây của lá và ngọn non trên cây giống. Làm cho khoảng cách giữa các mấu cây trở nên ngắn hơn, cong queo; lá non cuộn hình kỳ dị xuống dưới, làm cho cây thấp đi, sinh trưởng không tốt, ảnh hưởng tới cuộn tâm hoặc kết cầu, giảm sản lượng. Khi rệp bài tiết lượng lớn dịch ngọt, lột xác nên ô nhiễm mặt lá gây ra bệnh than, giảm giá trị thương mại của rau. Rất nhiều rệp cắn lá, nhẹ thì làm cho cây mất nước, sinh trưởng chậm, nặng thì cả cây khô héo và chết. Ngoài ra, rệp là vật môi giới truyền phát bệnh virus, khi lấy thức ăn sẽ truyền virus đi, tổn thất gây ra còn lớn hơn bản thân rệp gây hại. Cây để giống bị hại không thể nở hoa, kết hạt bình thường.
Rệp
Bướm rau nhỏ
Tên gọi khác là sâu vặn mình, quỷ treo dây, sâu xanh nhỏ, thuộc họ Lepidoptera Plutellidae, là sâu hại di chuyển có tính thế giới. Chủ yếu gây hại cho họ cải như cải thảo, bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn, cải bẹ, súp lơ, cải chíp, củ cải.Phân biệt ở ruộng
Ấu trùng bướm nhỏ linh hoạt, khi gặp kinh động sẽ vặn người lùi lại phía sau hoặc nhả tơ rủ xuống, thường gọi là “quỷ treo cổ. Sâu non trưởng thành dài khoảng 10mm, màu xanh vàng, hai đầu nhọn, mỏng. Sâu trưởng thành là bướm nhỏ màu nâu xám, dài 6 – 7mm. Sâu trưởng thành có thói quen ngày nằm đêm đi và hướng sáng, ban ngày núp ở mặt sau của lá, khi bị kinh động mới di chuyển ở khoảng cách ngắn. Sau hoàng hôn mới bắt đầu hoạt động lấy thức ăn, thường sinh trứng trên mầm, lá non và cành non.
Dấu hiệu nguy hại
Sâu non sau khi nở ra sẽ nấp trong lá để lấy thức ăn ở thịt lá, lớn hơn chút sẽ cắn biểu bì và thịt lá, để lại một mặt biểu bì, hình thành các đốm trong suốt trên lá rau, thường gọi là “mở cửa sổ trời”; khi nghiêm trọng cả lá bị ăn như hình lưới, ở giai đoạn cây giống, sâu thường tập trung gây hại ở lá tâm, ảnh hưởng tới cuộn tâm. Sâu non còn có thể gây hại thân non, vỏ hạt non và hạt trên cây để giống, ảnh hưởng tới sự vững chắc của cây.
Sâu bướm xanh
Sâu bướm là côn trùng thuộc họ Lepidoptera Plutellidae, thời kỳ nguy hại nghiêm trọng là thời kỳ sâu non, do cơ thể có màu xanh nên gọi là sâu bướm xanh. Đây là kẻ thù lớn của các loại rau họ cải, ngoài gây hại cho cải thảo ra còn gây hại cho cải chíp, cải bẹ xanh, củ cải...Phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành là bướm phấn trắng, ẩn nấp ban đêm, hoạt động ban ngày, thực hiện hoạt động lấy thức ăn, mật hoa và đẻ trứng. Sâu trưởng thành dài 20mm, cánh dang ra 45-55mm. Cánh trước màu 12- trắng, phần gốc gần cánh màu xám đen, góc đỉnh màu xám. Cánh sau là màu trắng, viền trước có một hoặc hai đốm đen. Sâu non dài 28 35mm, khi nở đầu tiên có màu vàng nhạt, về sau chuyển sang màu xanh lá.
Dấu hiệu nguy hại
Sâu bướm xanh gây hại nghiêm trọng ở giai đoạn sâu non, từ sau khi nở ra tới trước khi ba tuổi. Lượng thức ăn khá ít, thường cắn thịt lá, để lại biểu bì, sau ba tuổi lượng thức ăn tăng lên, hoặc cắn khuyết viền lá, hoặc xuyên lỗ mặt lá, xuyên lỗ dung hợp, vết thương ngày càng lớn, cả chiếc lá hoàn chỉnh gần như chỉ còn lại gân lá dạng lưới, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của cải thảo. Lá ngoài của cải thảo bị phá hoại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới kết cầu, đồng thời phân sâu bướm xanh để lại trong tâm rau cũng ảnh hưởng tới giá trị thương mại và giá trị sử dụng. Ngoài ra, sâu này có thể mang theo vi khuẩn gây ra và lưu hành các bệnh hại như bệnh thối mềm, bệnh thối đen.
Sâu bướm xanh
Sâu keo rau
Sâu keo rau là côn trùng bướm sâu keo, còn gọi là sâu xuyên tâm, sâu cắt tâm, là một loài sâu hại mang tính thế giới. Chủ yếu nguy hại cho các loại rau họ cải như cải thảo, củ cải, bắp cải... bị hại nặng nhất ở thời kỳ cây giống.Phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành dài khoảng 7mm, màu trắng xám hoặc vàng. Sâu trưởng thành ban ngày ẩn nấp ở chỗ rậm rạp của cây, ban đêm ra ngoài hoạt động, nhưng tính hướng sáng không mạnh. Sâu cái đẻ trứng phân tán trên lá, thân và trên gốc lộ ra ngoài. Sâu non nở ra đầu tiên nằm ăn thịt lá, để lại biểu bì, hình thành các đường hầm dạng túi nhỏ. Sau hai tuổi hoạt động ở bể mặt lá. Ba tuổi xuyên vào tâm rau, nhả tơ quấn lá ẩn mình trong đó, ăn lá ở tâm. Khi 4 - 5 tuổi, sâu chui đục tủy thân hoặc phần gốc, đục lỗ rõ rệt, ngoài lỗ điểm những sợi tơ nhỏ và có những cục phân ẩm, cây giống bị hại chết khô hoặc cuống lá thối rữa. Sâu non có tập tính chuyển cây nguy hại.
Dấu hiệu nguy hại
Sâu keo rau gây hại cho rau thuộc họ cải, như củ cải, bắp cải, cải thảo, súp lơ... Phát sinh cả vào mùa xuân và thu, nhưng gây hại nặng nhất vào mùa xuân. Sâu non là sâu hại có tính xuyên đục, gây hại cho là tâm và lá ở thời kỳ cây giống non. Cây giống bị hại do điểm sinh hưởng bị phá hoại mà dừng sinh trưởng hoặc khô héo rồi chết, gây thiếu cây giống. Sâu non nhả tơ kết lưới ăn lá tâm, cải thảo bị hại thì không thể kết cấu, xuyên tâm và có thể truyền phát bệnh thối mềm, làm giảm sản lượng. Sâu non 3 tuổi còn có thể hướng xuống xuyên đục tủy thân, hình thành đường hầm, thậm chí chui vào ăn phần gốc khiến phần gốc thối nát.
Sâu keo rau
Ong lá rau
Ong lá rau thuộc côn trùng ong lá rau thoát cánh, là một trong những sâu hại chủ yếu của cải thảo. Ong lá rau chủ yếu có năm loại: Ong lá cánh vàng, ong lá cánh đen, ong lá Tân Cương, ong lá đốm đen và ong lá Nhật Bản. Trong đó, ong lá cánh vàng phân bố rộng nhất, phổ biến ở nhiều nơi, là giống gây hại chính.Phân biệt ở ruộng
Ong lá rau cánh vàng vừa nở là sâu non màu nâu xanh nhạt, sau đó dần có màu đen xanh. Sâu non trưởng thành dài khoảng 16mm, phân đầu màu đen, thân đen lam. Sâu non đa phần trốn ở mặt sau của lá, không dễ bị phát hiện. Sâu non trưởng thành ở phần đầu có màu đen nhiều lông, chui vào trong tầng đất 1 11cm hóa nhộng. Sâu trưởng thành khi lần đầu mọc cánh phải bò trên mặt đất mấy phút mới bay được, sâu trưởng thành dài khoảng 0.7cm, phần đầu cùng phía sau ngực giữa và vừa có màu đen ở hai bên, còn lại màu nâu cam. Sâu trưởng thành, sâu non đều có tính giả chết, tính giả chết ở sâu trưởng thành vào ngày mưa, ngày âm u khá mạnh, ngày nắng khá yếu. Sâu trưởng thành hoạt động ban ngày, ngày mưa không hoạt động, ngày nắng khả năng bay lượn mạnh.
Dấu hiệu nguy hại
Sâu non gây hại cho lá, cũng có thể gây hại cho thân non, hoa và vỏ hạt non. Khi nở ra lần đầu sẽ cắn thịt lá, khiến lá có dạng vải mỏng.
Sau khi lớn lên sẽ cắn lá thành lỗ hoặc thiếu viền lá, khi nghiêm trọng sẽ ăn sạch lá, chỉ còn lại mạch. Mùa xuân, thu đều có thể gây hại, nhưng mùa thu gây hại nặng hơn.
Ong lá rau
Bướm đêm bắp cải
Bướm đêm bắp cải thuộc côn trùng họ bướm đêm Lepidoptera, phân bố rộng rãi ở các vùng trong cả nước, có tên khác là sâu cướp đêm bắp cải. Là một loài sâu hại có tính ăn tạp, nó có thể gây hại cho các loại rau như bắp cải, cải thảo, củ cải, rau bina (rau chân vịt, còn gọi là cải bó xôi), cà rốt.Phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành là con bướm màu nâu xám, dài khoảng 20mm. Cánh trước có đốm hình thận và đốm vòng rõ nét; cánh sau màu nâu nhạt. Khi đẻ trứng, đa phần chọn sinh trưởng ở cây cao mà dày, thường sinh ở mặt sau lá bắp cải, rau bina. Trứng có hình bán nguyệt, thời kỳ đầu màu trắng sữa, khi nở ra có màu đen tím, đường kính khoảng 0.6- 0.7mm. Màu sắc sâu non thay đổi tùy theo tăng trưởng độ tuổi, sâu non nở ra đầu tiên có đầu màu đen, cùng với màu sắc sinh trưởng dần chuyển nhạt đi. Sau ba tuổi, đầu có màu nâu nhạt, thân màu xanh nhạt hoặc xanh vàng. Sâu non trưởng thành có phần đầu nâu vàng, mặt sau của ngực bụng màu nâu đen, rải rác các chấm nhỏ màu vàng xám, mặt bụng màu nâu xám nhạt, hai bên của chính giữa các đốt lưng có vân ngắn màu nâu đen, hình chữ "A" (bát) ngược.
Dấu hiệu nguy hại
Bướm đêm bắp cải gây hại nặng vào mùa xuân và thu, đặc biệt phát sinh khá nhiều vào cuối thu. Sâu non khi nở ra đầu tiên vây ở mặt sau lá để gây hại, ban ngày bất động, đêm tối ăn cắn lá, để lại biểu bì. Tới sau bốn tuổi, ban ngày nấp dưới lá, tâm rau, mặt đất hoặc trong đất xung
quanh gốc, ban đêm ra hoạt động, ăn dữ dội. Khi nghiêm trọng, thường có thể ăn sạch thịt lá, chỉ để lại gân lá và cuống lá, ăn xong lại tập trung thành bầy đàn di chuyển gây hại. Sâu non khá lớn còn có thể đục vào trong cầu lá gây hại và bài tiết ra rất nhiều phân, làm cho cầu lá thối rữa, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và sản lượng của rau.
Bướm đêm bắp cải
Bướm đêm vân xiên
Bướm đêm vân xiên thuộc côn trùng họ bướm đêm Lepidoptera, có tên khác là bướm đêm vân hoa sen. Sâu non thường gọi là “sâu ăn thịt lớn”, là một loại sâu hại rau quan trọng mang tính thế giới. Đây là một loài sâu hại ham ăn và ăn rất tạp.Phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành của bướm đêm vân xiên là con bướm cỡ vừa, cánh trước màu nâu xám và có ba đường vân xiên màu trắng rõ nét. Sâu trưởng thành ban ngày ẩn nấp, chiều tối bay ra hoạt động, từ 10 – 12 giờ đêm là lúc hoạt động mạnh nhất và có tính hướng sáng. Trứng có hình bán cầu, đầu tiên khi nở ra có màu trắng, sau biến thành màu nâu 下 tum. Sâu non sau khi nở ra có màu xanh vàng kèm chấm nhỏ trắng, tim tưởng thành chuyển thành màu nâu tối. Ban đầu khi mới nở, sâu sau con thường tập trung cùng nhau, sau ba tuổi mới phân tán. Sâu con sợ anh sáng mạnh, phần lớn ẩn nấp trong lá tâm, lúc sáu tuổi ẩn nấp dưới đất, đến tối ra gây hại. Sau sáu tuổi chui vào đất hóa nhộng, nhộng màu nâu đỏ, dùng nhộng để sống sót mùa đông.
Dấu hiệu nguy hại
Bướm đêm vân xiên ở giai đoạn sâu non chỉ cắn một mặt biểu bì của lá. Sau ba tuổi, lượng thức ăn tăng lên, khiến viền lá bị khuyết và mặt lá đục lỗ. Năm tuổi lượng thức ăn lớn nhất, có thể ăn hoàn chỉnh một = chiếc lá, ăn đến mức chỉ còn lại gân lá, phá hoại lá ngoài sẽ ảnh hưởng tới sự kết cầu của lá tâm. Có thể đục vào cầu lá, lá tâm và thải phân, gây ô nhiễm và thối rữa, làm mất đi giá trị thương mại của bắp cải.
Bọ xít rau
Bọ xít rau còn gọi là bọ xít Hà Bắc, bọ xít đốm, bọ xít hoa. Là sâu hại ăn cây thuộc họ Pentatomiade, phân bố ở khu vực trồng rau cải chíp và rau họ cải ở hầu hết các tỉnh trên cả nước.Phân biệt ở ruộng
Bọ xít trưởng thành dài 5 – 10mm, trứng hình tròn, bằng phẳng, có nhiều vân đốm màu sắc. Xúc giác 5 đốt, nằm ở mặt bụng hai bên đầu (hình 1 92). Sâu trưởng thành có hình ấu trùng, không cánh, có vân đốm màu sắc, mình dài 6mm. Bọ xít rau đa phần dừng chân ở trên cành lá non ở đỉnh đầu cây và cành lá có ánh mặt trời chiếu thẳng vào để gây hại. Sớm tối không hoạt động, buổi trưa hoạt động mạnh. Bay giỏi, có thói quen giả chết khi bị kinh động sẽ giả chết rủ xuống hoặc dang cánh bay đi. Sau khi nở ra, ấu trùng mở nắp trứng leo ra tập trung ở trên vỏ trứng, sau đó dần phân tán hoạt động gây hại. Khi bị kinh động, ấu trùng sẽ dần phân tán hoặc giả chết rủ xuống.
Dấu hiệu nguy hại
Sâu trưởng thành và ấu trùng đâm hút chất dịch của rau, đặc biệt thích đâm hút mầm non, thân non, lá non, đọt non và vỏ hạt non. Chỗ bị đâm để lại đốm từ màu trắng vàng chuyển sang hơi đen. Thời kỳ lá cây non bị hại sẽ héo rũ: thậm chí chết khô. Thời kỳ ra hoa bị hại sẽ không thể kết vỏ hạt hoặc hạt không căng mẩy. Ngoài ra, còn có thể truyền phát bệnh thối mềm.
Ruồi hại củ cải (Pelialioralis Fallen)
Ruồi trồng đất củ cải là côn trùng thuộc họ ruồi hoa Diptera, tên gọi khác là ruồi củ cải, ruổi cải thảo, giòi gốc, giòi đất. Chủ yếu gây hại cho các loại rau thuộc họ cải như cải thảo, củ cải.Phân biệt ở ruộng
Ruồi trưởng thành dài khoảng 7mm, ruồi đực hơi gầy nhỏ, màu nâu xám tối. Ruồi cái toàn thân nâu vàng, mặt sau của ngực và bụng đều không có đốm vân
Ruồi trưởng thành đẻ trứng ở trên mặt đất xung quanh cây giống hoặc trên lá tâm và cuống lá, trứng màu trắng sữa, hình bầu dục dài. Qua 5 – 14 ngày nở thành giòi ruồi, nhanh chóng chui vào phần gốc cuống lá, sau đó xuyên đục vào trong thân, làm cho lá bị hoặc thối rữa, nặng thì rau không ăn được.
Dấu hiệu nguy hại
Giòi ruồi đục ăn phần gốc của cây rau và đám rau xung quanh, cây bị hại dưới ánh mặt trời gay gắt, lá già sẽ rủ héo xuống. Cây bị hại nhẹ phát triển không tốt, có hình kỳ dị hoặc rụng đám lá ngoài, sản lượng giảm thấp, chất lượng kém, không bảo quản được lâu. Nếu bị hại nặng, giòi ruồi đục vào tâm rau, không ăn được, thậm chí do phần gốc hoàn toàn bị đục nên chết khô. Ngoài ra, giòi gây hại tạo ra rất nhiều vết thương, khiến cho bệnh thối mềm xâm nhập và lưu hành.
Bọ chét
Bọ chét là tên gọi chung của một loại sâu hại, thuộc sâu hại họ Coleoptera Chrysomelidae. Có bốn loại bọ chét thường gặp, trong đó phân bố rộng nhất là bọ chét sọc vàng.Phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ màu đen, trên vỏ mỗi bên có một đốm dọc màu vàng, ở giữa hẹp và cong. Sâu trưởng thành giỏi nhảy, khi gặp nhiệt độ cao còn có thể bay lượn, hoạt động mạnh nhất lúc trưa và sau buổi trưa. Có tính hướng sáng, mẫn cảm với đèn ánh đen.
Dấu hiệu nguy hại
Bọ chét thuộc sâu hại ăn ít, chỉ thích rau họ cải, đặc biệt là cải thảo. 2 Sâu trưởng thành ăn lá, thường tập trung mấy chục con cùng ăn trên một chiếc lá, mặt sau lá đặc biệt nhiều. Ăn tới khi lá có rất nhiều lỗ nhỏ hoặc chỉ còn lại điểm trong suốt của một tầng biểu bì, gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây giống non. Cây giống non vừa nhú lên, lá con sau khi bị ăn thì cả cây sẽ chết, gây thiếu cây giống. Ở giai đoạn sau, bọ chét chủ yếu nguy hại cho hoa và vỏ hạt non trên đất để giống. Sâu non chỉ nguy hại với gốc rau, đục ăn vỏ gốc, cắt đứt gốc rễ làm lá héo và chết khô. Cải thảo sau khi bị hại lá chuyển sang màu đen và chết, hơn nữa còn truyền phát bệnh thối mềm
Bọ chét rau cải
Sên hoang da
Tên gọi thông dụng là ốc sên không vỏ, sâu nước mũi, là động vật thuộc sên hoang dã họ sên. Thường sinh sống ở vùng núi, gò đồi, ruộng đồng và nơi ẩm ướt tối tăm, nhiều đất phân ở gần nhà. Mấy năm gần đây, loài sên xuất hiện với một số lượng lớn trong hạ tầng khu hàng n có thể vượt đông (bảo vệ để phát triển qua mùa đông) như nhà kính và gây nguy hại.phân biệt ở ruộng
Sâu trưởng thành có hình con thoi, mềm, trơn và không có vỏ ngoài, bề ngoài màu đen sẫm hoặc xám sẫm, khi bò cơ thể dài 30 - 60mm, chất nhầy tiết ra không có màu sắc. Trứng hình bầu dục, dẻo và giàu tính đàn hồi, màu trắng trong suốt có thể thấy nhân trứng. Thông thường, chúng chui rúc ở trong đất, khe hở vách tường hoặc nơi ẩm ướt tối tăm dưới hòn đá.
Dấu hiệu nguy hại
Sên hoang dã chủ yếu nguy hại cho cây giống non, thân non và lá non của rau. Khoét lỗ trên lá hoặc ăn hết viền lá, cắn đứt thân non và điểm sinh trưởng, làm cả cây chết khô, thường gây thiếu cây giống. Đồng thời, chúng bài tiết phân, tiết chất nhầy gây ô nhiễm rau, dẫn tới thối rữa, chất lượng cũng vì thế mà suy giảm.
Bọ dừa
Bọ dừa là sâu non của loài cánh cứng, có tên khác là tằm đất trắng, sâu óc chó. Sâu trưởng thành thường là bọ rùa vàng hoặc bọ cánh cam. Theo thói quen ăn uống của nó có thể phân thành ba loại là ăn cây, ăn phân và ăn phần thối rữa.Trong đó, thói quen ăn uống của bọ dừa ăn cây rất rộng, nguy hại tới nhiều loại rau và hoa cùng cây giống, thích ăn hạt giống, gốc, thân vừa mới trồng và cây giống non. Đây là loài sâu hại dưới đất nghiêm trọng mang tính thế giới.
Phân biệt ở ruộng
Bọ rùa vàng là loài bọ cánh cứng, thường hoạt động vào ban đêm có tính giả chết và thích ấm. Sâu non bọ dừa suốt năm hoạt động dưới đất, hình dáng to béo, cơ thể cong hình chữ “C”, thường là màu trắng, có loại màu vàng trắng. Vỏ ngoài cơ thể tương đối mềm, nhiều nếp gấp. Lông thưa thớt. Đầu to mà tròn, thường là màu nâu vàng hoặc nâu đỏ.
Dấu hiệu nguy hại
Bọ rùa vàng là giống sâu hại ăn tạp, sâu trưởng thành, sâu non đều có thể gây nguy hại. Sâu trưởng thành hoạt động ban đêm, cắn lá rau thành lỗ hoặc ăn viền lá rau. Bọ dừa cả năm hoạt động dưới đất, cắn hạt giống vừa nảy mầm, cắn đứt thân gốc của cây giống non. Nhẹ thì chỉ lá ngoài của cây giống chết khô, gốc cây giống non sau khi xuất hiện có thể tiếp tục sinh trưởng. Nghiêm trọng thì cây giống chết khô cả cây, gây thiếu cây giống. Vết thương gây ra lại dễ gặp vi khuẩn xâm nhập, dễ dẫn tới bệnh hại.
Tác giả bài viết
Khang Việt (biên soạn)
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề kỹ thuật canh tác cây họ cải để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ cải - Brassicaceae - gồm hơn 3000 loài cây như cải bắp, cải thảo, súp lơ, cải brussel, cải soăn, cải làn, củ cải, su hào, xà lách, cải xoong. Chúng có thể cung cấp củ, hạt , thân lá để làm thực phẩm hoặc thảo dược, nguyên liệu sản xuất cho một số ngành. Chuyên đề trồng cây họ cải sẽ bao gồm các kiến thức chung áp dụng cho mọi cây trong họ cải đến các kỹ thuật canh tác riêng cho từng loài cải.
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cải thảo - Khang Việt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
-
Phân biệt bệnh hại ở cải thảo - Khang Việt
Phân biệt bệnh hại ở cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Phòng trị bệnh hại cải thảo - Khang Việt
Phòng trị bệnh hại cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.
-
Phòng trị sâu hại trên cải thảo - Khang Việt
Phòng trị sâu hại trên cải thảo đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.