Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng cà tím - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ sáu - 27/10/2023 16:11, Cập nhật 27/10/2023 16:42

Cà tím là một loại cây trồng rất quen thuộc tại Việt Nam. Trái cà tím dùng để nướng, xào, nấu thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng. Cây cà tím thuộc họ Cà (Solanaceae) cùng họ với cà chua, ớt, thuốc lá....

Cà tím là một loại rau củ phổ biến và hay được sử dụng trong mỗi bữa ăn gia đình. Hãy tìm hiểu kĩ thuật trồng loại rau củ này nhé.

Cà tím là một loại cây trồng rất quen thuộc tại Việt Nam. Trái cà tím dùng để nướng, xào, nấu thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng. Cây cà tím thuộc họ Cà (Solanaceae) cùng họ với cà chua, ớt, thuốc lá....

GIỐNG

Cà tím có rất nhiều giống với nhiều dạng trái và màu sắc khác nhau. Có dạng trái tròn, có dạng trái quả lê dài màu sắc thì từ màu xanh, xanh sọc trắng, tím nhạt đến tím đậm.... Trọng lượng mỗi trái tùy giống đạt từ 15 - 400 g. Hiện nay, các giống lai F. thường được ưa chuộng vì thường kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất cao và ổn định, độ đồng đều trái cao. Một số giống phổ biến có thể tìm thấy trên thị trường như Rolek 039, Echo 072, Swing 086, Lion.

Các giống cà tím

THỜI VỤ

Cà tím có thể được trồng được quanh năm. Tuy nhiên, nếu trồng mùa mưa nên chọn vùng đất cao, thoát nước tốt.

CHUẨN BỊ ĐẤT

Cà tím có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất phù sa ven sông, đất sét pha cát, đất thịt pha cát cho đến đất cát tơi. Tuy nhiên, đất cần không bị phèn nặng, độ pH 2 5. Đất trồng cà tím phải thoát nước tốt và cày bừa tơi xốp, vùng đất thấp nên lên liếp cao.
Trồng cà tím cần luân canh với các loại rau, màu khác họ Cà, nhằm hạn chế tác hại của một số loài sâu bệnh.

GIEO HẠT

Hạt giống

Cần khoảng 7 - 12 g (tùy giống có độ hạt lớn, nhỏ) để trồng cho 1.000 m ^ 2 Hạt giống cần được ngâm ủ, khi bắt đầu nảy mầm thì gieo vô bầu. Hạt giống cà tím từ ngâm ủ đến bắt đầu nảy mầm khoảng 50 - 72 giờ. Nhiệt độ ủ thích hợp nhất từ 25 - 30°C.

Gieo hạt

Nên gieo hạt giống vào bầu. Hỗn hợp vào bầu gồm: đất, phân theo tỷ lệ: 2 đất + 1 phân chu hat ong + 20% tro trấu.
Vùng đất cát pha thịt thì sử dụng tỷ lệ tro trấu ít hơn. Hỗn hợp này phải được sàng (rây) kỹ để loại bỏ rác hoặc các cục đất to để hạt dễ nảy mầm.
Thời gian cây con trong bầu khoảng 15 - 20 ngày sau khi gieo thì trồng được.

Gieo hạt cà tím

KHOẢNG CÁCH – MẬT ĐỘ

Tùy giống và thời vụ, nếu giống thấp cây và tán hẹp thì trồng dầy hơn giống cao cây và tán rộng. Khoảng cách trung bình:
Vào mùa mưa trồng hàng cách hàng 1 - 1,2 m, cây cách cây (trên hàng) 0,7 m. Mật độ từ 1.200 -1.400 c hat ay / 1 * m ^ 2 .
Vào mùa khô: trồng thành hàng đôi, mỗi hàng đôi cách nhau khoảng 1,2 m. Giữa hàng cách hàng (trong 1 hàng đôi) cách nhau 0,6 m. Trồng hình nanh sấu, cây cách cây 0,7 m. Mật độ 1.600 cây/1.000 m.

Khoảng cách - mật độ

TRỒNG

Trước khi đem cây con ra trồng ở ngoài đồng cần phun một lượt thuốc để phòng trừ sâu bệnh. Nên trồng vào buổi chiều mát. Khi trồng đặt cây con sao cho mặt bầu đất bằng với mặt liếp. Nếu đặt sâu quá cây phát triển kém, ngược lại đặt cạn quá cây dễ bị đổ ngã vì bộ rễ không ăn sâu được vào đất, nhất là khi còn non.
Sau khi trồng 2 3 ngày cần phải trồng dặm lại - những cây bị chết do lúc trồng, bầu đất bị bể làm đứt rễ hoặc một lý do nào khác. Cần kiểm tra dặm lại 2 - 3 lượt để đảm bảo mật độ cây trồng.

TƯỚI NƯỚC

Tùy theo loại đất, thời vụ, cách tưới (tưới thấm, tưới phun mưa hay tưới bằng thùng búp sen) mà số lần tưới trong tuần có khác nhau sao cho cung cấp đủ nước cho cây trồng. Nếu có điều kiện thì nên tưới nhỏ giọt tránh làm ướt lá. Trong quá trình chăm sóc cần quan sát độ ẩm đất, thiếu hoặc dư thừa nước làm cho cây phát triển kém và khó đậu trái, dễ làm rụng hoa.

BÓN PHÂN

Loại và lượng phân bón còn tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Ví dụ trồng trên đất xám miền Đông Nam Bộ, (nhiều cát, độ màu mỡ ít) thì bón phân nhiều hơn trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long, (phù sa ở ven sông, độ màu mỡ cao).
Lượng phân trung bình cho 1m ^ 2 vùng đất xám miền Đông Nam Bộ như sau: 50 - 100 kg vôi bột, 3 khối (khoảng 2,5 tấn) phân chuồng hoai mục, 15 gia tro dừa, 110 kg NPK (16-16-8) và 10 kg KCl. Nếu dùng phân đơn tương đương 23,3 kg Urê, 38,26 kg DAP và 24,6 kg KCl. Cách bón tham khảo như sau:
- Trước khi bón lót 10 ngày: bón hết số vôi. - Bón lót: 1 khối phân chuồng, 5 gia tro dừa.
- Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng) 1 khối phân chuồng, 5 gia tro dừa. Phun Mimix hoặc 12-9-6. Rải phân xung quanh, cách gốc 10 cm.
- Bón thúc lần 2 (20-22 NST): 1 khối phân chuồng, 5 gia tro dừa, phun Mimix hoặc 12-9-6. Rải phân dọc hai bến hàng cà, cách gốc 15 – 20 cm, lấp đất.
Chú ý:
- Các lần bón thúc sau (lần 3, 4, 5) cách lần trước 15 - 20 ngày, loại, lượng phân bón như ở lần thúc 2 (trừ phân chuồng). Các lần sau rải phân giữa 2 hàng đôi, lấp đất.
- Kết hợp làm cỏ, bón phân, vun gốc.
- Giữa 2 lần bón thúc, nếu cây thiếu phân, cần bổ sung thêm phân bón bằng cách dùng Urê, DAP hoặc NPK (16-16-8), pha loãng với nước, tưới gần gốc.
- Nếu chăm sóc, phòng trừ tốt, bón phân đầy đủ, thời gian thu hoạch kéo dài trên 60 ngày.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Phòng trừ sâu

Một số loài sâu phổ biến thường gặp và cách phòng trừ có thể tham khảo như sau:

- Dế, sâu đất
Phá hại lúc mới gieo, cây còn nhỏ, Chúng ăn đọt, lá non cây. Xử lý đất bằng cách rải Basudin hạt trên mặt bầu (1 bầu giống khoảng 20 hạt thuốc). Có thể phun thuốc phòng trừ như: Nockthrin, Decis.
- Sâu xanh, sâu đục bông, đục trái
Phá hoại mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Chúng cắn phá lá non, bông, và đục vào trái tạo thành những đường hầm trong trái. Có thể phun Padan 95, VBT (thuốc vi sinh), Regent xanh, Nockthrin.
- Ruồi đục trái (sâu vẽ bùa)
Phá hoại mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Ruồi đẻ trứng trong lá rồi nở thành ấu trùng đục lòn thành đường hầm dưới mặt lá. Dùng thuốc Nockthrin, Polytrin, Confidor, Regent xanh.
- Rệp (rệp bông, rệp đen)
Phá hoại mọi giai đoạn sinh trưởng của cây. Rệp tập trung ở lá, đọt non, chích hút nhựa lá làm cây chậm phát triển. Dùng thuốc Nockthrin, Karate.
Loài rệp
- Nhện đỏ
Phá hoại khi cây đang cho thu hoạch. Chúng tập trung ở dưới mặt lá, chích hút nhựa lá làm cây mất sức giảm năng suất. Dùng thuốc Danitol, Confidor.
Chú ý: Cần thay đổi thuốc thường xuyên để tránh sâu kháng thuốc.

Phòng trừ bệnh

Một số bệnh thường gặp và cách phòng trừ tham khảo như sau:
- Lở cổ rễ cây con
Bệnh hại cây con từ 4 - 5 ngày sau khi gieo trở đi. Nấm bệnh tấn công phần tiếp giáp giữa rễ và thân làm cây chết nhanh. Dùng thuốc Thane M, Funomyl Validamycine.
- Bệnh cháy lá, đốm lá
Bệnh hại giai đoạn cây đã lớn. Nấm bệnh xâm nhập và phát triển tạo hình dạng bất định trên lá. Dùng thuốc Fusin M, Bavisan.
- Bệnh héo rũ vi khuẩn
Bệnh thường hại khi cây bắt đầu trổ hoa, kết trái. Bệnh do vi khuẩn gây nên. Không có thuốc trị, cần thoát nước tốt, luân canh cây khác họ, cày phơi đất trước khi trồng.

Bệnh héo rũ vi khuẩn
- Bệnh đốm vằn
Xuất hiện khi cây trổ hoa đến đang thu hoạch. Nấm bệnh gây hại trên lá. Dùng thuốc Fusin M, Bavisan, Tilt.
Chú ý: Tất cả các loại thuốc sâu bệnh nói trên khi dùng cần theo đúng hướng dẫn ghi trên bao bì.

THU HOẠCH

Khoảng 60 - 70 ngày sau khi trồng là có thể bắt đầu thu hoạch, nên chọn thời điểm thích hợp để hái trái. Nếu hái trễ, trái bị già, ăn không ngon, bán mất giá, thậm chí bán không được. Nếu hái sớm năng suất có khả năng giảm.
Sau thu hoạch cần bảo quản tạm thời nơi thoáng mát và vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ. Nếu chăm sóc tốt có khả năng thu hoạch kéo dài từ 50 - 60 ngày hay hơn nữa, năng suất đạt trên 5 tấn trái/1.000 m (50 tán/ha).

Thu hoạch

Bài viết liên quan