Loại đất nào hợp với cây Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Đăng lúc: Thứ năm - 19/10/2023 16:27, Cập nhật 19/10/2023 16:38
Cây hoa Hồng không quá là kén đất trồng, nhưng để hoa Hồng phát triển tốt, thì đất để trồng hoa cũng cần đạt được một số yêu cầu tối thiểu dưới đây.
Hoa Hồng kén khí hậu, nhưng với đất trồng thì sao? Hãy tìm hiểu loại đất trồng phù hợp để trồng hoa hồng nhé.
Hoa Hồng kén khí hậu, nhưng với đất trồng thì sao?
Nói chung, với đất thì cây Hồng không kén chọn lắm. Bằng chứng là nước ta, từ nam chí Bắc nơi nào cũng trồng được hoa Hồng. Giống hoa này có khả năng sống được và phát triển mạnh một cách binh thường trên nhiều loại đất có cấu tượng khác nhau như đất đồi, đất đồi cát, đất phù sa, đất mới được khai phá...
Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy các loại đất thịt, đất pha cát, đất phù sa, đất mùn... thích hợp với sự sinh trưởng của hoa Hồng hơn. Miễn là đất đó phải tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng là được.
Chính vì biết tính ý của giống hoa này, nên ngày nay người ta trồng Hồng không cần đặt trọn vẹn niềm tin vào đất, vì tự chế ra một chất liệu trồng khác gọi là giá thể.
Chất liệu nhân tạo này do có độ nhẹ, xốp vừa giúp cho bộ rễ vốn yếu của cây Hồng có nơi bám víu vào mà phát triển, lại vừa là một thứ phân giúp cho cây có thêm thức ăn mà tươi tốt. Chất liệu dùng làm giá thể gồm có trấu, rơm vụn, mạt cưa, than bùn, than trấu, hạt nhựa nhỏ, gạch loại xấu có độ xốp được đập nhỏ ra như cát... Chất liệu này có ba yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa Hồng là nhẹ xốp, thoáng và giữ ẩm.
Tất nhiên, chỉ có giá thể không thôi, không thể trồng được hoa Hồng. Ta chỉ nên sử dụng nó chừng 1/ 3 hay 1/4 mà thôi, phần còn lại là đất và phân hữu cơ, và một ít phân vô cơ, thì mới đủ dinh dưỡng cho cây Hồng sống được.
Đất trồng hoa hồng
Hoa Hồng kị đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. Ngay nguồn nước tưới mà nhiễm phèm, nhiễm mặn cũng không thể dùng tưới cho hoa Hồng, vì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ở Gò Vấp hay Sa Đéc có làng hoa nổi tiếng vì nguồn nước tưới ở những nơi ấy nước ngọt quá tốt.
Cây hoa Hồng chịu sống trên vùng đất cao, nơi có tầng đất mặt dày trên 30cm. Ở những vùng đất thấp trùng, muốn trồng Hồng phải lên liếp. Liếp cao hay thấp là tùy vào thế đất trũng nhiều hay trũng ít. Nếu không lên liếp chỉ có cách trồng vào chậu, vào bồn xây nổi lên.
Tuy nhiên, đất trũng mà có hệ thống thoát nước tốt vẫn trồng được hoa Hồng. Hoa Hồng không thích hợp với môi trường trương nước.
Hồng không chịu rợp, càng trồng nơi quang đãng có nắng chiếu suốt ngày mới tốt. Vì vậy, đất trồng Hồng chung quanh không nên có cây cao bóng cả, tàn lá che rợp.
Tuy chịu nắng nhưng không chịu đất khô cằn, do đó muốn cho Hồng sống tươi tốt, ta phải tưới nhiều cho đất lúc nào cũng giữ độ ẩm. Thường thì ngày phải tưới 2 lần : sáng, chiều suốt trong mùa nắng hạn. đất thiếu ẩm cây không sung, hoa không to...
Đất trồng Hồng phải là đất sống, có nhiều sinh vật, vi sinh vật, các động vật bậc thấp như giun, đế sống cộng sinh với đất mới tốt. Lúc sống chúng liên tục đào hang xẻ rãnh chằng chịt giúp đất được tới xốp thông thoáng. Khi chết, xác chúng tạo nên những chất khoáng cần thiết nuôi cây. Đó là chưa nói đến những chất chúng bài tiết ra cũng góp phần làm cho đất thêm màu mỡ.
Chính vì lẽ đó, nên khi lập vườn trồng Hồng dù rộng hay hẹp, dù là đất cũ hay đất mới ta cũng nên cải tạo lại đất. Phải cày cuốc cho sâu, phải lật đất lên phơi ra ngoài nắng gió nhiều ngày cho đất hả hết những khí độc, đồng thời cũng nhờ ánh nắng mặt trời đốt hết những mầm mống dịch hại cho cây trồng ẩn chứa trong đất.
Bước kế tiếp là bừa kĩ hoặc đập đất cho tới nhuyễn, lặt bỏ hết các tạp chất, cỏ dại... Càng cày bừa cuốc xới kĩ thì dù đất hoang cũng trở thành đất thuộc. Ngay loại đất ba dan, đất xám, đất pha sét mà được cải tạo kỳ như vậy cũng trồng được hoa Hồng.
Nhưng ta phải bón lót, bón thúc đầy đủ để cây sống tươi tốt, và hoa nở đạt mức yêu cầu, đúng với ý muốn của mình.
Để hoa hồng phát triển tốt ta cũng nên chọn loại đất trồng phù hợp
Tác giả bài viết
Lâm Thị Mỹ Nương
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng và chăm sóc cây hoa hồng để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên mục này chuyên về chủ đề trồng cây hoa hồng, từ kỹ thuật nông nghiệp như cắt ghép cành, giâm cành hồng, chăm sóc cây hoa hồng và chống sâu bệnh cho cây hoa hồng đến các chủ đề thu hoạch và sử dụng cây hoa hồng.
-
Chọn giống hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương đã nêu ra những phương pháp chọn giống hoa hồng phù hợp với sự yêu thích của mỗi người, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây
-
Có phải hoa hồng là cây trái tính trái nết? - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Ở bài viết này, Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương sẽ chỉ cho chúng ta một vài điều kiện tiên quyết cần phải đạt được để có thể trồng được những cây hoa hồng đẹp.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Nhân giống cây hoa Hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Trồng hoa Hồng có hai cách để nhân giống: nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính. Ở bài viết này Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương sẽ cho chúng ta tìm hiểu về cách nhân giống cây hoa hồng.
-
Kỹ thuật trồng hoa hồng - Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương
Cây hoa Hồng cho Hoa với màu sắc vừa đẹp vừa sang, lại tỏa hương thơm dễ chịu nên ai cũng thích ngắm, thích trồng chúng. Vậy nên hay tham khảo kỹ thuật trồng hoa hồng của Thạc sĩ Lâm Thị Mỹ Nương để có thể trồng cây hoa Hồng ngay tại nhà nhé.