Kỹ thuật trồng cây tỏi ta - Giáo sư Đường Hồng Dật
Đăng lúc: Thứ hai - 27/11/2023 15:53, Cập nhật 27/11/2023 15:53
Kỹ thuật trồng cây tỏi ta đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
Kỹ thuật trồng cây tỏi ta đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
Đặc điểm sinh học
Xuất xứ của hành tỏi là các nước Trung Cận Đông (Apganixtan, Iran,...). Đó là những vùng có nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp, biên độ nhiệt độ ngày đêm và giữa các mùachênh lệch nhau rõ rệt. Tỏi là cây ưa khí hậu mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18- 20°C. Nhiệt độ cần thiết cho quá trình tạo củ là 20-22°C.
Tỏi thuộc nhóm cây ưa ánh sáng ngày dài. Số giờ nắng 12- 13 giờ/ngày kích thích cây hình thành củ sớm. Tuy nhiên, đối với những giống được tạo ra trong điều kiện ánh sáng ngày ngắn hoặc ngày trung bình thì tỏi phát triển thích hợp trong điều kiện có chế độ ánh sáng tương tự nơi chúng được tạo ra.
Tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng mà cây tỏi ta có yêu cầu khác nhau đối với độ ẩm. Để phát triển thân lá cây cần độ ẩm đất là 70-80%, để phát triển củ tỏi cần độ ẩm đất là 60%. Thiếu nước cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại nếu thừa nước, cây dễ bị các loại bệnh như thối ướt, thối nhũn và làm cho củ dễ bị hỏng trong khi cất giữ.
Đất trồng tỏi phải là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn. Độ pH thích hợp là 6,0 -6,5.
Kỹ thuật trồng
- Giống:Các tỉnh miền núi phía Bắc thường trồng các giống tôi địa phương, tỏi gié, tỏi trâu.
tỏi: Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng thường trồng 2 giống
• Tỏi trắng; có lá xanh đậm, to bản, củ to. Đường kính củ là 4,0-4,5 cm. Khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Giống tỏi này có khả năng bảo quản kém, hay bị óp.
• Tôi tía: lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt. Củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch củ có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh. Đường kính củ 3,5 - 4,0 cm. Giống này có hương vị đặc biệt, nên được trồng nhiều hơn tỏi trắng.
Năng suất trung bình của 2 giống tỏi này là 5-8 tấn/ha củ khô.
Ở các tỉnh duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to, còn được gọi là tỏi tây (thuộc loài Allium porrum L.)
- Thời vụ: Ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỏi nằm trong hệ thống luân canh, ở giữa 2 vụ lúa cho nên thời vụ thích hợp là trồng từ 25/9 đến 5/10. Thu hoạch từ 30/1 đến 5/2. Nếu để tỏi giống với thời gian sinh trưởng trên 140 ngày, tỏi phải trồng trên
các chân đất không cấy lúa xuân.
Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, tỏi trồng vào các tháng 9- 10, thu hoạch củ vào các tháng 1-2.
- Làm đất, trồng: Đất trồng tỏi tốt là các chân ruộng vùng cao, dễ thoát nước, sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Luống rộng 1,2-1,5 m, rãnh rộng 0,3 m. Sau khi lên luống, tiến hành rạch hàng và bón phân. Trên mỗi luống trồng 5-6 hàng tỏi, khoảng cách giữa các hàng là 20 cm.
Bón cho 1 ha trồng tỏi: 20 tấn phân chương + 300 kg phân đạm uê + 500 kg supe lân + 240 kg sunphát kali. Nếu đất chua cần bón thêm vôi bột. Khối lượng või tuỳ thuộc vào độ chua của đất. Toàn bộ vôi bột, phân chuồng, phân lân và 1/3 lượng đạm, 1/3 lượng kali dùng để bón lót. Phân bón lót được rải theo các hàng rạch để trồng tỏi. Sau khi rải cần trộn đều với đất. Số phân đạm và kali çòn lại dùng để bón thúc cho tỏi.
Tỏi được trồng bằng nhánh (ánh) củ. Chọn các nhánh từ các củ chắc, trong lượng củ 12-15 g, thường có 10-12 nhánh. Mỗi hecta cần 1 tấn tôi giống. Khoảng cách trồng giữa các nhánh trên hàng tỏi là 8-10 cm. Các nhánh cần được ấn sâu xuống đất ngập đến 2/3 nhánh tỏi. Sau đó phủ đất bột lên trên. Sau khi trồng dùng rơm rạ băm nhỏ phủ lên với một lớp dày 5cm để giữ ẩm và hạn chế cỏ mọc.
Kỹ thuật trồng tỏi ta
Trước mỗi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hoá học với số phân đạm và kali còn lại.
- Phòng trừ sâu bệnh: Tỏi ta thường bị các loại bệnh:
• Bệnh sương mai (do nấm Peronospora destructor Unger) Bệnh thường xuất hiện vào cuối tháng 11, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao.
• Bệnh than đen (do nấm Urocystis cepula Prost.) Bệnh xuất hiện trên củ khi sắp thu hoạch và phát triển cả trong thời gian bảo quản.
Các biện pháp phòng trừ cần được tiến hành là:
• Phát hiện kịp thời và loại bỏ ngay những củ bị bệnh.
• Thường xuyên theo dõi, phát hiện kịp thời sâu bệnh trên ruộng.
• Áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh và vệ sinh đồng ruộng.
• Khi sâu bệnh xuất hiện, tiến hành các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
- Thu hoạch, để giống: Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày, lúc lá tỏi đã già, gần khô.
Nhổ cả củ, giũ sạch đất, bó lại thành từng chùm, treo lên dây ở chỗ thoáng mát để bảo quản. Khi thu hoạch tỏi nhiều thì xếp lên giàn nhiều tầng đặt ở trong kho.
Tỏi để làm giống, thu hoạch sau thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ có đường kính 3,5-4,0 cm, có 10-12 nhánh, không bị sâu bệnh gây hại. Bó thành những bó nhỏ, treo nơi thoáng mát hoặc gắc lên giàn bếp.
Tác giả bài viết
Đường Hồng Dật
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây họ hành để biết rộng hơn ◕‿◕
Họ Hành (Alliaceae) gồm rất nhiều cây như hành lá, hành tây, tỏi, hẹ tây, hành hương, hành tăm, hành củ ... được sử dụng làm gia vị, thuốc rất rộng rãi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các trồng và chăm sóc các giống cây họ hành này nhé
-
Kỹ thuật trồng cây hành ta - Giáo sư Đường Hồng Dật
Kỹ thuật trồng cây hành ta đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
-
Kỹ thuật trồng cây hành tây - Giáo sư Đường Hồng Dật
Kỹ thuật trồng cây hành tây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật trồng cây tỏi tây - Giáo sư Đường Hồng Dật
Kỹ thuật trồng cây tỏi tây đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.
-
Trồng hành lá bằng củ hành tím trong chai cô ca
Trồng hành lá bằng củ hành tím trong chai cô ca là một phương pháp đơnn giản đã được sử dụng vô cùng phổ biến. Với phương pháp này sẽ vừa giúp ta tiết kiệm và vùa giúp bảo vệ môi trường. Hãy cùng CÔNG CỤ TỐT đón xem qua video dưới đây nha!