Công Cụ Tốt

Kinh nghiệm trồng dưa leo trái vụ tại Bình Dương - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh

Đăng lúc: Thứ tư - 01/11/2023 15:23, Cập nhật 01/11/2023 18:16

Kinh nghiệm trồng dưa leo trái vụ tại Bình Dương đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Kinh nghiệm trồng dưa leo trái vụ tại Bình Dương đã được Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo, nghiên cứu và biên soạn.

Muốn trồng dưa leo trái vụ đạt hiệu quả phải hội đủ các điều kiện sau:

+ Đất canh tác phải đảm bảo tưới tiêu.

+ Dọn sạch tàn dư của vụ trước để tránh lây lan nguồn bệnh cho vụ sau.

+ Dùng vôi để xử lý đất từ 10 - 15 ngày trước khi trồng: 100 kg/1.000 m.

+ Phân chuồng phải ủ hoai + phân Humix + bón cân đối NPK.

Khi làm đất xong ta dùng cây dài 1,2 m làm chuẩn, đo và đánh dấu tim luống. Bón lót phân vào tim luống rồi dùng bò cày hoặc cuốc bằng tay để lên liếp cao 30 - 40 cm. Chiều dài của luống tùy theo miếng đất.


Trồng dưa leo vào vị trí thích hợp
Qua nhiều năm làm trái vụ không phủ bạt không đạt hiệu quả. Chúng tôi áp dụng kỹ thuật dùng bạt nông nghiệp phủ thì thấy đạt hiệu quả cao. Nhiều khi trời mưa liên tục cả ngày đêm kéo dài 10 ngày nhưng cây trồng không bị vàng, đất không bị rẽ (đóng váng), nên cây sinh trưởng và phát triển bình thường và đạt hiệu quả theo ý muốn.

Ở địa phương chúng tôi thường trồng giống Dưa leo Mỹ xanh, Fortune trồng với khoảng cách 1, 2m * 0 ,6 m và gieo 1 hạt/lỗ (hạt trước khi gieo cũng xử lý bằng cách trộn với các loại thuốc trừ nấm).

Khi cây bắt đầu có tua cuốn 14 ngày sau gieo (NSG) tiến hành giăng lưới theo hình chữ A.

Phân bón (tính cho 1.000 m3)

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoặc 200 kg phân Humix + NPK

+ Bón thúc:

Lần 1 (7 NSG): Urê, hoặc DAP pha tưới hoặc rải thẳng

Lần 2 (14 NSG): 50 kg Humix + NPK hoặc DAP Lần 3 (25 NSG): 50 kg Humix + NPK hoặc DAP

Ngoài ra tùy tình hình sinh trưởng của cây có thể phun thêm KNO3 (50 g / 8 lít) hoặc Supermes ( 5 - 6cc / 8 lít), phun khi cây chuẩn bị ra hoa, 1 tuần/1 lần. Hoặc phun Botrac ở giai đoạn 20 NSG và lần 2 cách lần một 15 ngày, ngưng phun phân bón lá trước khi thu hoạch 7 ngày.

Chăm sóc

Chăm sóc dưa leo
+ Dưa leo rất cần nước, nhưng khả năng chịu úng kém do đó khi tưới nước cho dưa leo lưu ý không nên tưới đẫm quá, chỉ tưới theo yêu cầu sinh trưởng của cây, tránh để ngập úng.

+ Thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại, có hướng phòng trừ sớm.

+ Tỉa bớt lá già, lá bị sâu bệnh tạo điều kiện cho ruộng dưa thông thoáng, nấm bệnh không có điều kiện phát sinh, phát triển.

+ Đối với dưa leo cần lưu ý bọ trĩ và bệnh sương mai. Nếu bị bọ trĩ tấn công mà không phát hiện kịp thời dễ bị thất thu.

Hạch toán kinh tế (đ / 1.000 m ^ 2)
Chi phí đầu tư số lượng đơn giá (đ) Thành tiền (đ)
Công làm đất 6 công 30.000 180.000
Hạt giống 4 gói 25.000 100.000
Phân bón     640.000
Màng phủ nông nghiệp     170.000
Lưới     100.000
Kẽm + cọc     100.000
Tăng đậu trái + phân bón lá     50.000
Thuốc trừ sâu + bệnh     50.000
Công chăm sóc + thu hoạch 25 công 25.000 625.000
Thuế NN     12.000
Chi     2.027.000
Thu 3800kg 1500 5.700.000
Lãi     3.673.000

Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo từ nông dân Lê Văn Bình
Nông dân ấp Tân Thắng, xã Tân Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Bài viết liên quan