Công Cụ Tốt

Nội dung

Xuất xứ nghệ thuật cây cảnh bonsai - Phạm Cao Hoàn

Đăng lúc: Thứ bảy - 21/10/2023 17:22, Cập nhật 21/10/2023 17:22

“Bonsai” tức nghệ thuật cây cảnh, vốn là một từ ghép của Nhật Bản, nhưng hiện nay gần như nó đã trở thành tên gọi quốc tế để chỉ nghệ thuật làm cây cảnh nói chung. Hãy cùng tìm hiểu nghệ thuật cây cảnh bonsai nhé.

Hãy cùng tìm hiểu nghệ thuật cây cảnh bonsai - một loại hình nghệ thuật cây cảnh có từ lâu đời và luôn được ưa chuộng ở mọi thời đại nhé.

Bonsai là gì ?

“Bonsai” tức nghệ thuật cây cảnh, vốn là một từ ghép của Nhật Bản (Bon : cái khay cạn ; Sai : cây cối), nhưng hiện nay đã trở thành từ quốc tế. Danh từ này nguyên để chỉ một bộ môn nghệ thuật chuyên nghiên cứu các loại cây mọc nơi hoang dã. Nghệ thuật bonsai tái tạo thiên nhiên thành một phong cảnh thu nhỏ lý tưởng, hữu tình.

Chọn lựa thế nào?

Thực sự có nhiều loại cây thích hợp để làm cảnh. Cần phải cân nhắc những đặc tính sau đây khi lựa chọn :
– Một thân cây cuốn hút sự chú ý, có cành lá tạo dáng mỹ thuật.
– Tán lá có cấu trúc đẹp mắt, vừa vặn, hoa lá nhỏ, có trái (nếu bạn muốn).

Mua cây đã có sẵn

Cách đơn giản nhất là mua cây cảnh có sẵn. Để có được cây đẹp, bạn hãy đến những vườn ươm chuyên biệt về cây cảnh.
Lợi điểm của việc mua này là bạn mất ít công sức chăm sóc, tạo hình cho cây, và không phải chờ đợi quá lâu mới có thành quả
Tuy nhiên cũng có điều bất lợi là hầu hết cây cảnh trống sẵn đều đắt tiền, chưa kể một số cây bán chưa thật sự là cây cảnh.

Nơi bán cây

Đi mua cây có điều thuận tiện là : bạn được xem rất nhiều giống cây để chọn lựa với giá cả phù hợp. Bạn có thể cắt ta một cây nguyên thủy để tạo hình nhanh chóng, chưa kể bạn còn có thể quyết định chọn lựa hình dạng cây cảnh để mua.
Điều bất tiện là những cây ở đây thường là loại cây trồng trong vườn. Vì thế, có thể không thích hợp cho lắm trong nghệ thuật cây cảnh.

Tái sinh cây

Một cách tiết kiệm khác là thu lượm những cây đã được tuyển chọn nhưng chủ vườn không muốn giữ lại hoặc họ thiếu chỗ trồng nên bỏ đi.
Chúng có thể là những cây đã già hoặc những bụi đã tăng trưởng quá khổ thước.
Những gốc cây sau khi đốn, để mọc tự nhiên khoảng hai năm, sau đó đổi chậu. Cuối cùng mọc lại từ gốc cũ có thể tỉa xén và tạo hình nghệ thuật bằng cách buộc dây kem.
Nhiều loại cây bụi được chăm sóc cũng có thể thích nghi để trở thành cây cảnh nghệ thuật. Chẳng hạn như bụi bêri, cây mộc qua...

Góp nhặt nơi hoang dã

Có những cây cối mọc trong thiên nhiên sẽ trở thành những cây còi vì khí hậu hoặc điều kiện khắc nghiệt. Bạn có thể bứng rễ và trồng nó lại trong chậu.
Điều bất tiện là cần phải có nhiều thời gian và nỗ lực để tìm kiếm và vận chuyển chúng. Thậm chí, có lúc việc trồng lại không thành công.

Trồng từ hạt giống

Đây là biện pháp ít tốn kém, nhưng lại tốn thời gian. Từ hạt giống cho tới khi nảy mầm phải mất khoảng hai năm, mà hạt giống còn có thể thui chột. Những bất lợi chính của biện pháp này là :
- Mất nhiều thời gian chờ cây phát triển những nét đặc trưng, thích nghi để có được dáng dấp cây cảnh.
- Cây có thể không thật giống cây mẹ, mà bị lại phần nào.
Cây 6 tuổi sau vài năm trồng trên. đồi. Cây trưởng thành đủ mạnh để cắt tỉa và uốn nắn trồng trong chậu đã chuẩn bị sẵn
Cây 10 tuổi. Thông rụng lá Nhật Bản đã trưởng thành được tỉa và uốn nắn thành hình xinh đẹp, tiếp tục tăng trưởng trong chậu

Trồng từ cành chiết

Có nhiều lợi điểm của phương pháp trồng này : Rẻ tiền và dễ dàng. Cây con in hệt cây mẹ. Có thể chiết ra trong vòng sáu tuần, và chỉ trong sáu tháng nó sẽ tăng trưởng bằng cây trồng bằng hạt ba năm.

Trở ngại duy nhất là có nhiều giống khó trồng bằng cách chiết cành.
 

Ghép và chiết cành

Có hai phương pháp truyền thống khác nhau đem lại kết quả nhanh chóng hơn trồng hạt mà vẫn giữ được những đặc tính của cây mẹ khi tăng trưởng.

* Chiết cành :Đây là cách chiết cành bằng cách bọc một đoạn cây đã cắt vỏ trong than bùn hay trong thùng plastic.
Sau khi rễ mới phát triển, bạn chặt cành ở đáy thùng và thế là bạn đã có thêm một cây nữa.
Điều bất tiện là phương pháp này đòi hỏi thật khéo tay và giỏi kỹ thuật, vì vậy nó không phải là lý tưởng với những người nghiệp dư.

* Ghép cành : Cành non được ghép vào mộng cây già để mọc ra cây mới cùng lúc với sự tăng trưởng của cây này.


Bài viết liên quan