Công Cụ Tốt

Khái quát về bồn cảnh bonsai - Trần Hợp

Đăng lúc: Thứ tư - 03/01/2024 15:00, Cập nhật 03/01/2024 15:04

Khái quát về bồn cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Khái quát về bồn cảnh bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Từ thế kỷ thứ IV sau công nguyên, người Trung Hoa đã có truyền thuyết trồng hoa cúc trong chậu, đặt dưới mái hiên, 200 năm sau, đến đời nhà Đường (năm 618-906), Bonsai thực sự trở thành một bộ môn nghệ thuật kỳ thú với những đặc điểm riêng. Những cây Tùng, cây bách, cây mơ, cây tre được trồng, tạo dáng trong chậu và con người bắt đầu say mê nghệ thuật này. Nghệ thuật Bonsai, khởi nguồn từ nền văn minh Trung Hoa, đến này nay đã phát triển ở gần khắp châu á.

Người Trung Hoa đã cố gắng tạo nên những phong cảnh thu gọn, cho ta ý niệm về sự bao la và gị lên các vùng khác nhau của đất nước họ. Sự cân đối, hài hòa của cây được thu gọn là những tiêu chuẩn chính của nghệ thuật này. Ban đầu, Bonsai (là thú chơi) dành cho giới quý tộc. Về sau, các nhà sư theo đạo Phật đã truyền bá kỹ thuật Bonsai ra khắp châu á, nhất là sang Nhật Bản. ở Nhật Bản, Bonsai là đặc quyền của giới thượng lưu cho mãi tới thế kỷ XIX. Cũng chính tại Nhật Bản, nơi mà nghệ thuật tạo ra những cây gỗ nhỏ theo mô hình những cây lớn được hoàn thiện dần qua nhiều thế kỷ, đã sinh ra thuật ngữ "Bonsai" và "nghệ thuật Bonsai" với những quy luật rõ ràng, chính xác như trong thơ ca. Phải chăng người Nhật đã giải mã một bộ môn nghệ thuật chữ viết. "Bon" tức chữ "Bồn", có nghĩa là chậu thấp và "sai" tức chữ "tai", có nghĩa là trồng trọt hay cây cỏ. Theo ngữ nghĩa thì Bonsai là cây trồng trong chậu. ở Trung Quốc, người ta dịch Bonsai là bồn cảnh. Người Anh gọi là "a tree in a pot", người Pháp gọi nó là "un plant en pot", "arbre cultivé en pot", "arbre cultivé sur un plateau". Chiều cao của Bonsai được giới hạn trong khoảng từ 20 đến 70cm. Có người gọi Bonsai là cây cảnh thu gọn, cây cảnh thu nhỏ, cây cảnh lùn, non bộ như thế chưa nói lên vai trò của chậu. Thực ra, Bonsai là cây trồng trong chậu cạn, cây cổ thụ trồng trong chậu.

Giờ đây, những trường phái Bonsai ở các nước mang những đặc thù khác nhau. Ngoài những đặc điểm chung, trường phái nào cũng bộc lộ những nét riêng, tìm tòi sâu sắc mang đặc điểm tư duy, tình cảm các nghệ nhân "tâm tưởng".

Ở Trung Quốc, nổi bật có hai trường phái chơi Bonsai: trường phái phía Bắc và trường phái phía Nam. Do đặc điểm riêng, trường phái phía Nam trú trọng nhiều đến việc trồng và tạo dáng cây trên đá,

rất gần với trường phái chơi non bộ của cha ông ta (Việt Nam) khi xưa. Chúng tôi sẽ giới thiệu phần này kỹ hơn ở những chương sau, đặc biệt về kỹ thuật thực hành. Trường phái khác tạo dáng phong sinh học (hình chim, thú...) cũng có nhiều nét lý thú, nhiều kỹ xảo đặc dị. Chúng tôi xin phép chỉ giới thiệu những kỹ thuật có thể áp dụng được với những cây cỏ có họ gần hoặc tương đồng sẵn có, thực hiện được ở nước ta.

Dù sao, mục đích cuối cùng của chúng ta vẫn là làm cho cây cảnh, dẫu bị hạn chế tăng trưởng nhưng vẫn phát triển khỏe mạnh, có dáng vẻ cổ thụ, mang đặc tính của cây mọc ngoài thiên nhiên tuy sống trong môi trường nhân tạo.

Nói khác đi là thu nhỏ một cây sao cho nó có thể giữ gìn, dưới dạng nhỏ bé hơn, tất cả đặc tính tự nhiên phù hợp với thiên nhiên. Cái đẹp của Bonsai là đơn giản hóa cho vừa đủ, biết cách để chọn những nét của hình dáng và quan trọng hơn là phải gợi lên một điều gì đó. Bonsai tượng trưng cho sự hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, đồng thời để biểu lộ tình cảm của con người. Do vậy, khi quan sát một Bonsai, người ta như đoán được cá tính và tình cảm của người đã nuôi dưỡng và chăm sóc nó.

KHÁI QUÁT VỀ BỒN CẢNH

Bồn cảnh là một trong những sản phẩm quý giá của nghệ thuật truyền thống ưu tú của Trung Quốc, có lịch sử trên 2.000 năm. Nó là sự kết hợp kỳ diệu giữa cảnh, chậu và giá kê, không những được người Trung Quốc yêu thích mà còn được những người yêu nghệ thuật bồn cảnh khắp nơi trên thế giới chào đón nồng nhiệt.

Cảnh sắc sông núi hùng vĩ, hiểm trở, tráng lệ, u tịch cùng với cây cối cổ thụ xanh ròn của thiên nhiên đem lại cảm xúc cái đẹp vô bờ cho con người. Con người có thể cảm nhận được ở phong cảnh mê hồn của thiên nhiên ngay giữa nơi thị thành náo nhiệt, bèn lấy cây cỏ, đá núi làm chất liệu vận dụng những thủ pháp thu nhỏ và những kỹ thuật cắt tỉa đặc thù của nghệ thuật bồn cảnh, lâm viên, rồi gia công tinh xảo, bố cục thanh thoát, chế tác thành những bồn cảnh nghệ thuật tái hiện lại cái thần của thế giới tự nhiên.

Từ "Bồn cảnh" thấy từ đời Thanh, trước đó có tên gọi là "bồn ngoạn" (chơi chậu cảnh) "bồn thạch", (chậu cảnh đá), "bồn thụ" (chậu cảnh cây). Bồn cảnh có sự khác biệt về chất so với trồng cây trong châu (Bonsai). "Bonsai" chỉ là đem thực vật vào trồng trong chậu, không có gia công nghệ thuật, nhưng "bồn cảnh" nhất thiết phải trải qua gia công nghệ thuật, nó còn có nguồn gốc tự nhiên, nhưng lại cao hơn tự nhiên. Nhật bản gọi "bồn cảnh" là "Bonsai", và gọi "Bonsai" là "bồn thực" (trồng cây trong chậu). "Đài" và "thực" trung văn hàm nghĩa giống nhau. Cho nên, chúng ta dùng "gia công nghệ thuật" và "không gia công nghệ thuật" để phân biệt giữa "bồn cảnh" và "Bon- sai".

Bồn cảnh có nguồn gốc tự nhiên cùng với tranh sơn thủy (sơn thủy viên), nhưng ở bồn cảnh "trong cái gang tấc chứa đựng cái bao la hàng vạn dặm, trong cái thấp nhỏ lại có dáng dấp của đỉnh cao ngàn trượng". Nó có tính khái quán cao hơn, tập trung hơn sơn thủy viên. Trong tranh chỉ thưởng thức về mặt bình diện, nhưng bồn cảnh được gọi là "bức tranh ba chiều", từ những góc độ khác nhau, những vị trí khác nhau, có thể thưởng thức những cảnh sắc riêng của nó, đạt đến hiệu quả đổi chỗ là cảnh thay đổi.

Bồn cảnh còn là tác phẩm nghệ thuật có cuộc sống riêng của nó, tứ thời bát tiểu cảnh quan thay đổi từng mùa, trong cái chậu nhỏ bé sức sống bừng bừng, chứa đựng hàm ý dời non nấp bể, có thế của con rồng trăm thước, những thân cây già gân guốc, hoa lá vẫn tốt tươi xum xuê, đó là chuyện thường tình. Chính vì lẽ đó nó đã thu hút biết bao những người yêu thích bồn cảnh, đã dành những ngày nghỉ để chế tác, chăm sóc, nghiên cứu và thưởng thức, lấy đó để luyện thói quen, tính tình, cân bằng trạng thái tinh thần và hưởng thụ những niềm vui vô tận.

Bồn cảnh Trung Quốc thường phân làm 2 loại lớn: Bồn cảnh đá và bồn cảnh cây. Bồn cảnh đá thì lấy đá là chính và điểm xuyết thêm thực vật, đài, đình, thuyền, cầu vào. Trong bồn biểu hiện những dòng sông, suối lớn, những đỉnh núi nổi tiếng. Còn bồn cây cảnh thì lấy cây là chính, đá, chim muông, có tác dụng làm nến, biểu hiện những cây lớn giữa đồng nội mênh mông, hoặc những cánh rừng sâu rậm rạp... Tên "bồn cảnh cây" có nguồn gốc do chất liệu ở đây là cây được đào từ rừng núi hoang về.

Bồn cảnh cây căn cứ vào loại cây khác nhau có thể phân ra: loại Tùng bách, loại hoa, quả, loại cây tạp Tùng ngũ châm, Tùng la hán, Tùng đen, Cối bách, Châu Bách v.v... xanh tươi quanh năm, cổ kính, gân guốc như trong tranh, thường thấy trong bốn cảnh cây. Loại hoa quả, Trà hoa, Tước mai, Lục nguyệt tuyết, Thọ tinh đào, Kim đậu,
Hình 2: Thân nghiêng

Hỏa cước, Thạch lựu v.v... ngoài ngắm nhìn hình thái của chúng ta, chủ yếu ta còn thưởng thức vẻ đẹp của chúng nữa. Loại cây tạp chủ yếu chỉ khoát diệp kiểu (cây lá to), quán mộc (loại thân thảo) như du, hoàng dương, trúc, củ cốt v.v... Bón cảnh cây muôn hình vạn trạng, nhưng quy lại mấy kiểu sau đây:

Kiểu thân thẳng: thân cây thường phát triển thẳng đứng, cảnh lá phân ra tầng lớp, giống cây to giữa núi rừng, uy nghiêm vững chãi, cao vút lên trời xanh (Xem hình 1).


Kiểu thân nghiêng (chếch): thân cây nghiêng sang một bên, tán lá phát triển sang bên ngược lại giàu ý hội họa. Cành chính thường phát triển sang một phía để giữ cho thế cây thẳng bằng. Kiểu này, uyển chuyển, mềm mại như cây soi bóng nước, cho nên còn gọi là kiểu lâm thủy (soi bóng nước) (Xem hình 2).

Kiểu thân nằm: thân cây nằm ngang cùng với mặt chậu, bồn, tựa như cây bị gió thổi rạp đổ, giàu ý nghĩa hoang dã. Thân tuy nằm ngang với mặt đất, nhưng cành lá vẫn phát triển lên trên, vẫn tràn đầy sức sống (Xem hình 3).

Hình 3: Thân nằm

Kiểu huyền nhai (treo vách): thân cây uốn cong rủ xuống dưới, cành lá treo ngược ra miệng bồn chậu, tựa như những cây Tùng, dây leo xanh treo giữa khe vách đá, lâm nguy mà không hề sợ, kiên cường đầy nghị lực. Nếu biên độ treo ngược quá đấy chậu gọi là "toàn huyền nhai", ngọn cây không quá đáy chậu bồn thì gọi là "bán huyền nhai" (Xem hình 4).

Hình 4: Bồn cảnh kiểu huyền

Kiểu thân cong: cành cây cong về cả hai bên phải và trái. Ngọn cây thường nghiêng ra phía trước, cành lá trên cây phân bố hướng sang hai bên, tầng thứ rõ ràng (Xem hình 5 trang 15).
Hình 5: Kiểu thân cong
Kiểu hai thân (song thụ): một gốc hai thân hoặc cùng giống cây, hai gốc trồng chung trong một chậu, thân cây một cao một thấp; một ngửa một ngước lên; một thẳng một nghiêng, hình cây giàu biến hóa. Nếu hai thân to nhỏ gắn bó với nhau thì gọi là kiểu công tôn (Xem hình 6).

Hình 6: Kiểu hai chân
Kiểu một góc nhiều thân: trên một gốc phân ra nhiều thân cao thấp lô nhô, xoắn xuýt vào nhau (Xem hình 7).

Kiểu tùng lâm (rừng cây): nhiều cây, nhiều gốc cùng trồng trong một chui qui in, che phủ lẫn nhau tốt tươi, rập rạp thành rừng. giống như một góc của rừng cây hay một cảnh vườn rừng (viên lâm) (Xem hình 8).

Kiểu kèm đá: rễ cây xuyên vào khe bám vách mà sống, có thể bao trùm trên đá, hoặc mọc vào kẽ đá, phần lớn có thể chênh vênh hoặc sừng sững trên đồi gò. Nếu trong bồn chứa nước là thủy phụ thạch, nếu trong bồn để đất thì gọi là hạn phụ thạch hình 9) 

Kiểu thân - khô: thân chính khô mục, nhưng lá vẫn tốt tươi xum xuê, tự như "khô mộc phùng xuân" cây khô gặp mùa xuân, phát triển bừng bừng (Xem hình 10)
Kiểu liên rễ: nhiều thân, nhiều cây, rễ thô, lộ ra và dính liền nhau, như vuốt rồng, mỗi cái một cách riêng, thân cây cao thấp lô nhô xoắn xuýt vào nhau, tục gọi "quá kiểu" (qua cầu) (Xem hình 11)

Bồn cảnh đá nói chung đều đặt trong bồn nước nông sơn thủy (sông núi) phản chiếu lẫn nhau cùng tỏa sáng cho nên gọi là "Bôn cảnh sơn thủy". Bồn cảnh sơn thủy nhiều kiểu khác nhau như kiểu độc phong (một đỉnh); kiểu sóng phong (2 đỉnh); kiểu quần phong (nhiều đỉnh); kiểu huyền nhai; kiểu hiệp cốc (thung lũng, khe sông); kiểu hoành tầng (tầng thứ theo chiều ngang) v. v... còn có thể phân ra loại bằng, xa; loại cao, xa; loại sâu, xа.
Tất cả những loại đựng đất trong bồn gọi là Bồn cảnh cạn, loại trên mặt bồn chứa nước mà đất không thành mảng gọi là Bồn cảnh nước. Loại đã có dát mảng (lục địa) lại có mặt nước gọi là bồn cảnh thủy hạn (nửa nước nửa cạn); loại có đất không có nước nhưng dùng đá trắng nhỏ hoặc cát thay nước, tượng trưng cho mặt nước thì gọi là "hạn bồn thủy ý" (bốn cạn tượng trưng cho mặt nước).

Bài viết liên quan