Công Cụ Tốt

Bồn cảnh Thượng Hải - Nghệ thuật thưởng thức bonsai - Trần Hợp

Đăng lúc: Thứ sáu - 05/01/2024 14:43, Cập nhật 05/01/2024 14:43

Bồn cảnh Thượng Hải - Nghệ thuật thưởng thức bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Bồn cảnh Thượng Hải - Nghệ thuật thưởng thức bonsai đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.

Xem, thưởng thức bồn cảnh là một hoạt động văn hóa đẹp, cao quý, có thể làm phong phú đời sống tinh thần, nâng cao trình độ thưởng thức nghệ thuật, tăng cường sức khỏe của con người. Trường phái bồn cảnh rất nhiều, phong cảnh cũng đủ loại. Trong phần này chúng tôi muốn cùng với độc giả thưởng thức những tác phẩm bồn cảnh Thượng Hải.

Địa thế vị trí của Thượng Hải nằm ở trung tâm giao thông thủy bộ, là một trong những thành phố lớn nhất Trung Quốc, lại là cảng biển, cảng hàng không mở cửa với thế giới, kinh tế, văn hóa phát triển, các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật ngày càng tăng. Vì thế cho nên càng có nhiều cơ hội để tranh thủ sự phát triển, thế mạnh của nghệ thuật bồn cảnh trong ngoài nước, kết hợp với tình hình thực tế của Thượng Hải hòa quyện với nhau, từng bước hình thành nên phong cảnh bồn cảnh phái Hải. Nó không những chỉ có "cái hùng vĩ...", "cái kỳ ảo, kỳ diệu" của bồn cảnh phái miền Bắc, mà còn óc cả cái "tú lệ", "đẹp để" của bồn cảnh phái miền Nam.

Đặc điểm nghệ thuật của một số tác phẩm bồn cảnh phái Hải chủ yếu có mấy điểm sau đây:

Thứ nhất: tự nhiên, gân guốc xám cổ điển. Bồn cảnh có nguồn gốc tự nhiên, nhưng lại không phải là sự thay đổi vị trí, hay lặp lại vị trí của cảnh vật tự nhiên, mà lấy cấu tứ theo cái lý và hình ảnh tự nhiên, thông qua thiết kế, gia công chế tác hết sức tỉ mỉ kỹ càng, biến "tú sơn", "kệ thủy", "thân làm mộc", "hoa thơm cỏ lạ". Từ trạng thái tự nhiên thăng hoa thành hình thái nghệ thuật. Các loại tác phẩm bồn cảnh phái Hải là những tác phẩm nghệ thuật thuận theo tự nhiên lại cao hơn tự nhiên. Trong đó bồn cảnh cây lấy loại Tùng, bách xanh tươi quanh năm là chủ yếu, cây cũng có tới 140 loài. Bồn cảnh cây dùng dây kim loại phối hợp với các dụng cụ khác để tiến hành gia công, tạo hình, biện pháp kỹ thuật cơ bản là "quấn tinh cắt kỹ". Sự cong uốn của thân cây và cành chính phần lớn "đường cong" tròn mềm mại có cong có duỗi, cong duỗi tự như cành bên phần lớn thể hiện là những "thiết truyền" (đường gấp) khỏe khoắn, có cương có nhu, cương nhu hỗ trợ nhau thế cây của cả bồn nhìn vào không hề thấy dấu vết của chế tác nhân tạo, bộc lộ vẻ cổ, mộc mạc, rắn chắc, trội lên sừng sững, như rất nhiều bồn cảnh cây của vườn bồn cảnh thực vật Thượng Hải, tuổi cây đạt trên 100 năm, là những tác phẩm nghệ thuật quý giá ít có, có vang tiếng rất lớn trong và ngoài nước.

Đối với sự gia công đá núi cũng là thuận theo tự nhiên, nên đá phải có vân. Căn cứ vào kếu cấu địa chất đá khác nhau vận dụng những cách "suốt" vân nhỏ mảnh, tự nhiên hoàn mỹ khác nhau bồn cảnh loại cực nhỏ (mini) cũng thuận theo tự nhiên như thế trong cái nhỏ bé thấy cái to lớn, tinh xảo công phu, rất được mọi người ưa thích.

Thứ 2: Bố cục hợp lý, giàu biến hóa. Cảnh quan tự nhiên biến bạn hóa, nhưng có quy luật. Trong chiếc bồn chậu nhỏ bé phải phô bày thể hiện được nét đẹp của tự nhiên, tăng cường hiệu quả mỹ cảm. Bố cục hợp lý là vô cùng quan trọng. Bố cục bồn cảnh Thượng Hải, rất nhấn mạnh tính chủ đề, tính tầng thứ và tính đa biến tránh điều mà trong "Hội tôn thập nhị kỵ" (mười hai điều tránh của hội họa) đã chỉ ra: bố trí gò ép, không phân biệt gần xa, sơn vô khí mạch (núi thì không có mạch, dây), sông suối không có nguồn, biên giới không có chó hiểm yếu và thạch chỉ nhất diện (đá có một mặt, một bể) cây thiên tử chỉ v.v... Đối với thần thái phong cách vận luật tự nhiên như núi thì cao thấp, càng lô nhỏ, bờ quanh co uốn khúc, dốc thì cao, thấp, nước thì rộng hẹp và cái với cái thực, xa với gần, động với tĩnh V.V... đều biển hiện hết sức đầy đủ rõ nét. Đặc biệt là bồn cảnh sơn thủy, cấu tứ bố cục rõ tính chất khảo cứu, nó hấp thụ cách "tán điểm thấu thị" (nhìn xuyên suốt tất cả những điểm nhỏ phân tán) trong hội họa Trung Quốc làm cho các yếu tố của bồn cảnh được sắp xếp vào các vị trí không gian trong bồn một cách hết sức hài hòa đúng chỗ. Đỉnh nằm thì uyển chuyển khúc chiết, đỉnh đứng thì như trăm mũi vươn lên cao, nhìn xa khí thế hào hùng lại gần mà thưởng thức thì những vân đá rõ ràng, đúng là "Tùng sơn hổ bách lý, tận tại tiểu bồn trung" (cả rừng núi hàng trăm dậm được thể hiện trong cái bồn nhỏ). Cái đặc biệt là phải đề cập đến là các sáng tác bố cục không phải một chốc lất hình thành được. Sự cách tân và phát triển của Thượng Hải đối với bồn cảnh đã có tác dụng tất quan trọng. Trước đây, đá cứng phần lớn để thưởng thức, còn đá xốp hút nước thì thường đặt trong bồn, chỉ thấy đỉnh mà không thấy chân núi, từ những năm 60 trở đi, Đông Thúc Dụ,  n Tứ Mẫn - những cao thủ bồn cảnh đã mạnh dạn cách tân bồn cảnh sơn thủy. Trước tiên họ dùng bồn đá phèn, hoặc bồn đá cẩm thạch, nông miệng, không những thấy cả đỉnh cả lưng núi, mà còn thưởng thức chân núi khúc chiết nhiều vẻ và sắc màu của núi sông. Đồng thời họ còn thay đổi tập quán cũ, sắp xếp rối rắm, màu sắc đậm, rực rỡ, tích cực tuyển dùng đá cứng rất phong phú làm bồn cảnh như đá Phù tích, đá Thạch duẩn, Thạch anh, đá Tuyên thành V.V... và trồng cây cỏ lên trên đá, khai thác lĩnh vực mới của bồn cảnh sơn thủy. Bồn cảnh Thượng Hải nhìn chung có hai loại hình. Một là phần nhiều dùng đá chất liệu cứng để biểu hiện cận cảnh, trong bồn, đỉnh núi kỳ ảo vút lên trời xanh, trên núi cây cối sum xuê, đó là sự kết hợp tuyệt diệu giữa cây và đá. Một loại khác dùng loại đá xốp, mềm như đá Hải mẫu, Phù thạch, đá sa tích vv... gia công chế tác rất tỉ mỉ, tinh vì tạo ra vân đá, trên đá trồng cỏ nhỏ, trong bồn, mặt nước rộng, để biểu hiện mặt bằng xa, ánh sáng màu sắc hồ nước mêng mang, sâu sắc. Các cấu tử bố cục như vậy, được những người yêu thích đánh giá rất cao.

Thứ 3: Đặt tên sát với đề tài, lập ý sâu sắc. Sự lập ý, đặt tên của bồn cảnh giống với thơ văn, hội họa miêu tả tự nhiên, tập trung phản ảnh sự lý giải và cảm thụ thiên nhiên tươi đẹp của tác giả. Việc đặt tên của bồn cảnh Thượng Hải ngắn gọn điêu luyện, sát hợp, xác đáng, biểu hiện chủ đề sâu sắc, tên cảnh giao hòa, cùng ánh lên hào quang. Đặt tên hay có thể làm sâu thêm cấu tứ chủ đề của chúng ta về bồn cảnh và nâng cao sức tưởng tượng về thế giới bồn cảnh. Sách này chọn 50 tên bồn cảnh đã có thực đề, cũng có ý đề, có thể đối chiếu. Cung cấp cho độc giả thưởng thức 50 bức ảnh về bồn cảnh Thượng Hải đồng thời có phân tích khá tường tận như phần dưới đây:

Nam quốc Phong tình (Thiên tuế)

Thân cây cao thấp khác nhau, lá cây trên đỉnh giống những chiếc lông vũ, xanh tươi quanh năm, hiện lên vẻ đẹp phong cảnh phương Nam sinh động.

Thiên tuế là loại cây họ cọ, có cây cái và cây đực, khi còn non thây cây có hình cầu, hoặc hình bầu dục, cây trưởng thành có hình trụ tròn, thường không phân nhánh lá mọc trên thân lộ rễ ra những mắt cầu to nhỏ khác nhau, mỗi mắt đó lại mọc ra chùm lá mới. Loại cây bị thương tổn ở đỉnh này thường là chất liệu lý tưởng để làm bồn cảnh.

Loại thiên nhiên nhiều thân cũng trồng chọn những thân hình trụ, cao thấp to nhỏ khác nhau thì tốt nhất.
Thiên tuế ưa sáng, nhưng chịu rậm tốt, sức sống rất mạnh, có thể đặt rất lâu trong phòng.

Đầu mùa hạ khi ra mầm lá mới, phải đặt ở ngoài nơi có đủ ánh sáng, nếu không lá sẽ dài và yếu, không đẹp. Thiên tuế ưa ẩm, ấm mù đông từ 0°C trở lên cây vẫn bình thường, chịu hạn tốt, cây bỏ mấy tháng trồng lại vẫn mọc lá, có khi nưm đó không mọc mầm, chỉ cần trong ruột thân cây, không bị mục nát năm sau lại có thể mọc mầm, đa phần cũng có thể dùng hạt trồng (Xem hình 17 và ảnh 65 phụ bản).

Lăng vân tùng y (Sam úc châu)

Sam úc châu là loại mới nhập vào vườn thực vật Thượng Hải.

Cây này ở Quảng Châu tục gọi là Anh sam là một loại của sam Nam Dương, vốn từ châu úc nên có tên này. Không chịu được rét, ưa ánh sáng, trồng hạt và cay (Xem hình 18).

Tương y cùng dựa vào nhau (Tùng Ngũ Châm)
Trong bồn một cao một thấp, một to một nhỏ, một đứng một nghiêng. nhìn hài hòa thống nhất, hai cây Tùng trồng cùng bộ rễ dựa liền, tạo nên kết cấu chặt chẽ, không phân tán. Nếu 2 cây Tùng Ngũ châm hình dáng, thể tích, bố cục thiếu biến hóa sẽ trở nên khô cứng. Nếu hai cây Tùng Ngũ châm, hoặc Châm bách với hai tính cách, tư thế hoàn toàn khác nhau cùng trống trong một chậu, có biến hóa nhưng không hài hòa, thể hiện sự hỗn tạp.

Tùng Ngũ châm là loại cây xanh quanh năm, lá kim ngắn, 5 kim thành một chùm lá xanh sẫm, trên có đường lỗ thoát khí màu trắng, lá cành rất dày, thế cây rất đẹp, sinh trưởng chậm, sống lâu, là một loại cây cảnh rất tuyệt. Nó có nguồn gốc từ Nhật Bản vào Trung Quốc từ hơn 100 năm trước, đã có gần 60 loại khác.

Tùng Ngũ châm mang dương tính, không nên đặt lâu trong phòng tối, nhất là khi mọc mầm lá rất cần ánh sáng. Mùa hè, khi nhiệt độ trên 36°C nên để ở chỗ râm, cũng không nên để thời gian dài quá. Loại này ưa thoáng mát, sợ nóng. Khi trời nóng khô đề phòng phần đỉnh bị nắng chiếu cháy, Tùng Ngũ kim lá vàng lại vàng sợ nóng hơn. Đất trồng phải dùng đất độ chua thấp, thoát nước, nên trồng trong chậu nông (Xem hình 19 và ảnh 35, 63 phụ bản).

Lâm lưu: soi bóng xuống dòng nước (Tùng đen)

Thân cây cong tự nhiên, cành lớn hướng về một bên vươn ra, thế cây vươn ra ngoài. Do rễ cây nhỏ bao quanh chậu rất khỏe, ôm chặt lấy mặt đất, bảo đảm cho thế cây cân bằng. Hắc Tùng là loại cây thuộc nhóm Tùng, xanh tươi quanh năm, lá khô cứng, chắc, hai kim một chùm, mùa đông mầm trắng bạc, phần vỏ cây có vẩy bạc, dáng cây hùng vĩ, phù hợp với bồn cảnh cả 3 loại lớn, vừa, nhỏ. Mùa đông khi nảy mầm, khống chế tước nước vừa phải, lá kim sẽ ngắn lại, rất dễ bị sau bọ phá hoại phải kịp thời phòng trừ, dùng cách trồng hạt (Xem hình 20 và ảnh 55 phụ bản).
Thạch thượng duyên (chân bách kèm đá sa tích)
Chân bách mọc trên đỉnh, cây, đá cùng tồn tại sinh trưởng. Làm loại bồn cảnh này, trước tiên đục đáy cưa đá sa tích thành một rãnh, sau đó dùng xi măng gắn với đáy chậu, sau đó đặt rễ cây chân bách vào rãnh đó, cho rễ duỗi vào trong chậu, cuối cùng phủ đất lên trên dùng vỏ cọ phủ lên, lấy dây thép cố định lại.

Chân bách là loại cây xanh tươi quanh năm, là một loại của bách tròn (cối bách), lá nhỏ đều là loại dạng vẩy, thế cây đẹp.

Loại cây này ở Nhật rất nhiều được gọi là "Vương giả", rất ưa ánh sáng, đặt ở chỗ tối, lá cây sẽ trở nên rất mềm, tán lá thưa thớt, mùa hè dễ bị sâu hại (Xem hình 21).
Thích đào ( nghe sóng) (đá thách anh và tùng ngũ châm)
Giữa những khe đá ven bờ biển. mọc lên vài cây Tùng xanh sừng tắm sóng gội mưa càng trở nên xanh thắm, có một khí chất ngoan cường, loại này biểu hiện bằng thủ pháp "bình viễn" của hội họa Trung Quốc, thấu qua cành gần mà thấy cành xa kéo rộng khoảng cách không gian, sơn thủy, cây cối hòa vào làm một (Xem hình 22 và ảnh 92 phụ bản).

Vân hách tùng phong (hắc tùng) (tùng đen)
 
Loại bồn hắc tùng này có lịch sử 150 năm, trải qua sự cố gắng gian khổ của mấy đời nghệ nhân, giữ được dáng vẻ cổ huyết của cây đại theo hoang dã (Xem ảnh 17 trang phụ bản).

Bích diệp lãng không (hoàng dương)
Đây là bồn cảnh dùng phương pháp ghép cây, thân cây là dương cắt ra, thân cong tự nhiên, chưa chỉnh hình, trang trí, chỉ cần tạo hình cành 2 bên (Xem hình 24).

Hoàng dương là một loại quán mộc, hoặc thân cứng nhỏ, cành thân trắng xám đẹp, lá nhỏ như hạt đậu, mùa xuân ra hoa nhỏ màu vàng, quả hình như lư hương, biến thế có Hoàng dương lá nhỏ, còn gọi là Hoàng dương chân châu, cây thấp, phân cành rất dày, đốt ngắn, lá càng nhỏ. Hoàng dương có ở các tỉnh Trung bộ Trung Quốc, phân bố ở vùng núi có độ cao 1300m so với mặt biển.

Hoàng dương chịu được tối, mùa hạ, để cây ở chỗ nắng to, lá dễ biến thành màu vàng, ưa ẩm ướt và ấm áp, chịu rét nhẹ, yêu cầu chất đất không kỹ lắm. Hoàng dương lá nhỏ phát triển trong loại đất có tính toan, tiêu nước thoáng, độ ẩm không khí cao, đất màu mỡ. Mầm cây sức sống yếu, chăm bón hơi khó. Hoàng dương hoa nở không đẹp, hoa nhiều ảnh hưởng sự sinh trưởng của cành, cho nên bồn cảnh Hoàng dương phải ít bón lân, và bật bót hoa để cho cành mới phát triển.

Điểu bất túc (cẩu cốt)

Là loại kiều mộc xanh quanh năm, quả hình cầu màu đỏ tươi thời gian quả ở trên cây dài, thường được dùng để trang trí trong dịp lễ Noen, ưa ánh nắng, chịu được tối râm, ưa đất toan màu mỡ, không chịu được rét, sức nấy mâm mạnh, dễ bị sâu hại (Xem hình 25).

Nồng ấm hao cái (bách hoàng kim)

3 cây Bách hoàng kim tạo thành bóng che dày, trên tán một màu vàng rực rỡ, quanh năm không thay đổi. Bách hoàng kim là một loại quán mộc, lá có dạng vảy cá và dạng hình kim, màu lá vàng tươi, thân hình tròn, mùa xuân hàng năm thường ra búp mới, dùng tay ngắt bỏ, để cho hình cây chặt chẽ sinh trưởng giống như chân bách (Xem hình 26).
Mẫu tử tình thâm (kể mộc)
Loại chậu cảnh này do làm, chăm sóc từ cây kế mộc già ở vùng núi hoang dã, qua sự gia công, trang trí khiến nó trở nên mộc mạc, cổ già, thân cây tuy già cổ nhưng lá vẫn tốt tươi (Xem hình 27).

Kế mộc là loại quán mộc, họ mai kim lâu, xanh quanh năm trồng ở vùng nhiệu đới, lá nhỏ hình quả trứng, lá non có lòng, hoa hình sợi nhỏ, màu càng trắng, nở vào đầu mùa hạ. Còn có một loại kế mộc khác lá màu tím sẫm hoa tím hồng, loại này ưa ánh sáng, cũng chịu được râm tối nhưng ít sợ rét, ưa trồng ở đất có tính toan, chăm sóc kho hơn tước mai, lang du một chút.

Cổ can tâm tư (Xích nam - cây nam đỏ)
Thân cây tuy đã khô mục, nhưng vẫn đầy sức sống có ý nghĩa cây khô gặp mùa xuân. Xích nam là một loại quán mộc xanh quanh năm, cành dày, lá nhỏ, mọc đối gần giống Hoàng dương, màu xanh thầm, ra quả hình cầu nhỏ màu đen thẫm. Ua ánh sáng, chịu tốt ít. Va đất tính toan, cần thoát nước tốt, không chịu được rét (Xem hình 28).
Giao long dàng vân (trà Phúc Kiến)
Thân cây. uốn khúc, như con giao long vút lên trời mây, rất sinh động, là loại quán mộc họ có tía lá nhỏ, cần dài (ô van) màu lá xanh thầm bóng. Mùa xuân, hạ nở hoa trắng nhỏ, quả nhỏ hình cầu, lúc đầu màu xanh sau là màu đỏ (Xem hình 29)

Loại này ưa sáng, khí hậu ấm và độ ẩm cao, không chịu được rét, để cây ở chỗ từ 5°C trở lên. Trừ mùa đông ra, còn lại có thể xén tỉa.... thường dùng làm chậu cảnh phụ với đá.

Cát khánh (Hổ dĩnh tử - cây nhót)
Một gốc 3 thân, cao tấp, dài ngắn khác nhau tạo hình sinh động (Xem hình 30)

Nhót là loại quán mộc, lá hình ô van, mặt sau lá màu trắng bạc, mùa thu ra hoa, mùa xuân quả chín. Cây này ưa sáng, chịu được râm vừa không rét, dễ trồng với các loại đất, chăm sóc dễ.
Tương y (Chương tử tùng)
Hai cây Tùng dựa vào nhau, mỗi cây tuy một thế, nhưng hòa vào thành thể thống nhất.

Tùng Chương tử là loại kiều mộc, xanh quanh năm, gần giống Tùng Ngũ châm của Nhật, chóp lá dễ mọc búp thân cây thô, cổ mộc mạc, cành nhỏ rủ tự nhiên. Tùng Chương tử là loại dương tính chịu được rét, chậu phải tiêu nước tốt (Xem hình 31).

Tiêu tương lưu thủy (Trúc phượng vĩ)
Trúc phượng vĩ là loại quán mộc, là một biến loại của trúc hiếu thuận, thân thấp, nhỏ, cành lá dày đặc, có thể làm bồn cảnh loại nhỏ, có thể phối hợp với đá làm bồn cảnh Tùng lâm loại vừa và lớn. Ưa điều kiện ấm, ẩm ướt và râm, đất không nhất thiết phải thoát nước tốt, không chịu được rét (Xem hình 32).

Tham thiên (cây phong xanh)
Đây là loại bồn cảnh rừng phong, do danh sư Chí Mẫn phái Thượng Hải làm, lấy đá thay chậu, trồng trên đá gần 10 cây, cao thấp khác nhau, cành lá xen vào nhau... (Xem hình 33).

Cây phong xanh là một loại kiểu mộc nhỏ, rụng lá thuộc họ cây thích, lá mọc đối hình tựa cái móng gà, thế cây đẹp lá non màu đỏ, sau chuyển sang xanh, mùa thu chuyển sang đỏ, ưa ánh sáng, nhưng kỵ nắng chiếu Mùa hạ nóng quá phải che đậy, đề phòng lá bị úa cháy. Cây sợ úng cũng không chịu được hạn nên mùa hạ tưới nước phải hết sức chú ý nếu như nước nhiều, nắng to lá bị úa. Đến mùa hạ phải vặt bỏ hết lá, mùa thu ra lá non càng đẹp. Phong xanh vào mùa xuân mọc cành non rất mảnh, mỗi cành chỉ để 2 - 4 tán lá còn lại ngắt búp, để cho cành ngắn, dày, lá trở nên nhỏ, cây lại càng đẹp.

Túy quả (hỏa cây táo cúc chua)

Hỏa cúc là một loại quán mộc họ tường vì xanh quanh năm, lá đơn mọc xen kẽ cành bên ngắn, mùa quả chín trồng rất đẹp. Hỏa cức có nhiều loịa quả to, quả nhỏ, quả vàng v.v... Loại này ưa ánh sáng, không chịu được rét, chịu được xén tỉa, cắt, dễ bị sâu hại, sau khi quả chín đề phòng chim ăn quả (Xem hình 34).

Bích điệp chu thực (kim đậu, đậu vang)
Là loại quán mộc, quả nhỏ như hạt đậu, cành có gai. Mùa hạ ra hoa trắng, nhỏ, hương thơm. Loại cây này ưa sáng, ít chịu rét, ưa đất tính toan, sức đề kháng kém (Xem hình 35).

Tĩnh mật (Tiểu phật đồ trúc) (Yên tĩnh)

Là loại quán mộc, trúc này mọc thành bụi, mỗi năm thân trúc mới nẩy mầm có 2 một loại đốt ngắn, giữa các đốt phồng to ra như hình con tiện rất đẹp, loại này ưa khí hậu ấm áp và ẩm thấp, đất tính toan thoát nước tốt, ưa sáng, chịu được rét (Xem hình 36).
Khô vinh tương tế (cây Châm bách)

Loại này cây lá không nhiều, nhưng xinh động, có sức sống, thân chính nằm nghiêng, trên xanh tốt, dưới thì khô, cần, chống với sương gió, biểu hiện tính cách của cây tùng, cây bách (Xem hình 37).

Thượng long thám hải (cây nhất hoa lá)

Thân cây treo ngược, tựa con rồng sà xuống biển. Loại này là biến thể của loại hồ dĩnh tứ, trên lá có hoa văn màu vàng, trông rất đẹp, nên dùng làm bồn cảnh loại vừa và nhỏ (Xem hình 38).
Hoành không xuất (cẩm tùng)

Thân chính vươn ngang, cành lá xanh tốt, trần đầy sức sống (Xem hình 39).

Cẩm Tùng là một loại kiểu mộc, cây non giống Hắc Tùng (tùng đen), nhưng trồng 5 năm trở lên thân sẽ dần dần nứt, sùi ra rất kỳ ảo, là loại bồn cảnh hiếm có.
Cẩm Tùng ưa ánh nắng, đất trong chậu nhất thiết phải thoát nước tốt, có thể lấy Tùng đen để làm cây ghép tiến hành chiết cành. Khi chiết phải mở một chỗ thấp nhất định, nếu không sau khi thân cây nút ra xuất hiện hiện tượng sùi ra, trên to dưới bé, không đẹp. Nếu làm bồn cảnh loại lớn, nên trồng cây non, rồi tăng cường chăm sóc, làm cho lớn nhanh, sau đó tiến hành chỉnh hình trên chậu.

Thổi xán (óng ánh) - Cây nghênh xuân

Nghênh xuân là loại quán mộc xanh nửa năm rụng lá, họ mộc tê, cành nhỏ dài nhiều, cong rủ xuống. Loại này ưa ánh sáng, chịu hạn, không chịu được nước đọng, dễ chăm sóc, thích nghi với trồng cây rễ nổi, lộ ra rễ thô, xén tỉa nên tiến hành sau khi cây ra hoa, mỗi một cành hoa giữ lại 1 - 3 mầm cắt ngắn, cành dày có thể cắt thư bớt những nhánh nhỏ, để cho cành hoa mỗi năm thêm khỏe, chắc năm sau hoa nở đầy cây, có thể trồng bằng dâm cành, bằng hom (Xem hình 40).
Tùng thúy bạt địa (cây bách cối)

Cây bách cối còn gọi là bách viên (tròn) là một loại kiều mộc, xanh quanh năm, lá dày, có hai loại, loại lá hình vây cá và loại lá hình gai, loại cây này sống lâu. Cây bách cối ưa ánh sáng, chịu được râm tối khá, khả năng thích ứng lớn tính với các loại đất, thường trồng bằng hạt, giảm cành cũng có thể sống (Xem hình 41).

Nam hải phong vân (cây Thiên tuế kèm với đá đen)

Tên mặt biển mênh mông, bỗng nhô lên một vách đá nghiêng nghiêng, trên đó mọc cây xanh biếc, mặc cho mưa dập gió vùi, sóng to bão lớn, cây vẫn sừng sững. Kết cấu có sự đối xứng mạnh gần, xa, to, nhỏ, cương, nhu, động, tĩnh... (Xem hình 42).

Thiết họa ngân câu (cây tước mai)

Tước mai là loại quán mộc rụng lá, nhánh nhỏ xuất hiện dạng gai, lá nhỏ, mọc gần đối nhau, hình trứng hoặc bầu dục, màu lá xanh bóng. Mùa thu có lá vàng, hoa nhỏ màu trắng, hoa rụng ra quả màu tím. Tước mai ưa ánh sáng, chịu râm tối ít, ưa khí hậu ẩm ướt, yêu cầu đất không kỹ lắm. Có thể trồng bằng cách giâm cành (Xem hình 43).
một cành hoa giữ lại 1 - 3 mầm cắt ngắn, cành dày có thể cắt thư bớt những nhánh nhỏ, để cho cành hoa mỗi năm thêm khỏe, chắc năm sau hoa nở đầy cây, có thể trồng bằng dâm cành, bằng hom (Xem hình 40).

Tùng thúy bạt địa (cây bách cối)

Cây bách cối còn gọi là bách viên (tròn) là một loại kiều mộc, xanh quanh năm, lá dày, có hai loại, loại lá hình vây cá và loại lá hình gai, loại cây này sống lâu. Cây bách cối ưa ánh sáng, chịu được râm tối khá, khả năng thích ứng lớn tính với các loại đất, thường trồng bằng hạt, giảm cành cũng có thể sống (Xem hình 41).

Nam hải phong vân (cây Thiên tuế kèm với đá đen)

Tên mặt biển mênh mông, bỗng nhô lên một vách đá nghiêng nghiêng, trên đó mọc cây xanh biếc, mặc cho mưa dập gió vùi, sóng to bão lớn, cây vẫn sừng sững. Kết cấu có sự đối xứng mạnh gần, xa, to, nhỏ, cương, nhu, động, tĩnh... (Xem hình 42).

Thiết họa ngân câu (cây tước mai)

Tước mai là loại quán mộc rụng lá, nhánh nhỏ xuất hiện dạng gai, lá nhỏ, mọc gần đối nhau, hình trứng hoặc bầu dục, màu lá xanh bóng. Mùa thu có lá vàng, hoa nhỏ màu trắng, hoa rụng ra quả màu tím. Tước mai ưa ánh sáng, chịu râm tối ít, ưa khí hậu ẩm ướt, yêu cầu đất không kỹ lắm. Có thể trồng bằng cách giâm cành (Xem hình 43).

Phất vân kình nhật (cây Lục nguyệt tuyết)

Cây lục nguyệt tuyết là một loại quán mộc thuộc họ khiếm thảo, xanh nửa năm, cành nhánh dày lá rất nhỏ, đầu mùa hạ, hoa nở màu trắng nhạt, trắng muốt như tuyết hàn thử giao hòa cho nên gọi là cây tuyết tháng 6, dễ trồng, nổi rễ, rất hợp với làm bồn cảnh loại vừa và nhỏ. Cây này ưa khí hậu ấm và ẩm, ưa ánh sáng, ít chịu tối, ưa đất màu mỡ thoát nước tốt, ít chịu rét, chịu được hạn và xén cắt, mầm rất khỏe, trồng bằng giâm cành (Xem hình 44).

Phồn hoa tự cẩm (Cây tử đằng)

Tử đằng là loại gốc leo rụng lá. Mùa xuân hoa nở màu xanh tím, cả chùm rủ xuống, rất thơm. (Loại biến thể là Ngân đằng hoa trắng còn có tên là Tử đằng hoa trắng). Bồn cảnh này là loại Tử đằng hoa nhiều của Nhật Bản, hoa nhiều và dày, chỉ có mỗi thân cây to bằng ngón tay cái, có thể ra mười mấy chùm hoa dài trên dưới 3cm. Loại cây này ưa sáng, chịu hạn tốt, không chịu được úng, mùa hạ tưới nước mức độ, có thể thúc mầm hoa hình thành, sang năm sau hoa dày như gấm. Trồng, dùng rễ để giâm, chiết cây, hoặc gieo hạt, ở Nhật thường chiết.

Mai lâm xuân hiểu (sáng xua ở rừng mai - Cây mai)

Mai là loại kiều mộc nhỏ rụng lá họ tương vi xuâm sớm hoa nở hết, hương trầm, là một loại hoa nổi tiếng. Mai có hơn 200 loại, thường thấy các loại như: Cung phấn, Cốt ly hồng, Chu sa, Ngọc diệp, Tổng xuân, Chiếu thủy v.v... Mai ưa sáng ưa môi trường ấm, ẩm, thoáng gió. Đất phải thoát nước tốt. Trồng mai vào chậu, sau khi hoa nở, đem hoa đi cắt ngắn cành hoa, mỗi cành chỉ để lại 2, 3 mầm, để chồi mầm mọc to, khỏe, thời kỳ sinh trưởng phải khống chế tưới nước vừa phải, để tránh cho cành mới phát triển dài mà không hình thành nụ hoa.
Phát hiện có sâu nhà không nên dùng thuốc trừ sâu R0-90, đề phòng thuốc làm rụng lá, ảnh hưởng đến nụ hoa mà dùng tinh thể ngư đằng để trị. Trồng bằng hạt, chiết cành, giâm cành đều được, bồn cảnh mai thường chiết nhiều hơn (Xem ảnh 7 phụ bản)

Cẩm tú (Đỗ quyên)

Đỗ quyên là một loại quán mộc rụng lá hoặc xanh quanh năm. Họ Đỗ quyên cùng loại ước có tới 800 loại. Ở Trung Quốc có tới 650 loại, dựa vào trước sau thời kỳ ra hoa mà chia ra 2 loại xuân quyên và hạ quyên. Đỗ quyên mầm phát triển khá mạnh, có thể chọn những cây già, gốc thô, cắt bỏ tán cây, chỉ để lại một gốc, để cho ra cành mới, sau đó chỉnh hình, tạo thành hình dáng nhất định. Cây Đỗ quyên ưa điều kiện nửa tối, khí hậu thoáng mát, phải trồng ở đất toan tính. Chủ yếu trồng bằng giâm cành và ghép mầm, có thể trồng hạ để tạo ra loại mới.

Kim tước não lâm (Cẩm kê nhi)

Cẩm kê nhi còn có tên gọi là kim tước họa, là loại quán mộc họ đậu, cành nhỏ có cạnh, dâm cành nhỏ nhọn, mùa xuân hoa nở hình bướm màu vàng, khi tàn màu da cam. Thường đào được ở vùng Hoa Đông, Tây Na, rễ cây rất dài, khi trồng không nhất thiết phải cắt ngắn, mà đem đặt vào chỗ râm, chờ bộ rễ khô bớt thì cuốn vòng lại, sau đó đem trồng (rễ ướt rất dễ gãy, đứt).

Cây này ưa ánh sáng, chịu hạn, chịu rét chúng tôi chịu được cần cỗi, chăm bón rất dễ dàng, có thể trồng bằng giâm cành, ghép.

Thanh tùng nghênh khách (Tùng ngũ châm lá kim)

Cây có tuổi thọ 150 năm, là tác phẩm nghệ thuật bồn cảnh quý giá (Xem hình 49).
Tráng dĩ bất dĩ (Phong 3 góc)

Cây Phong 3 góc là loại kiều mộc rụng lá thuộc loại cây họ thích, trên da cây có những phiến vỏ nứt, lá mọc đối, chẽ làm ba, quả có cánh, lá về mùa thu màu vàng da cam. Cây này ư sáng, ít chịu tối, chịu rét, nẩy mầm rất khỏe phân bố rộng, trồng bằng gieo hạt (Xem hình 50).
Tú sắc (Cây Thích móng gà)

Cây phong xanh là loại kiều mộc thuộc họ cây thích hình lá rất đẹp, hình bàn tay chẻ thành 7 ngón, lá non và lá về mùa thu màu đỏ như máu, mùa hạ thì là màu xanh, rất nhiều chủng loại, có loại phong đỏ cành màu đỏ tía, lá đỏ quanh năm, lá nhỏ chẽ ra trông như lông vũ. Cây phong lông vũ cành nhỏ rủ xuống như liễu, là loại cây trung tính, kỵ mùa hạ ánh nắng gắt chiếu vào mùa hè nên che lại, đất trồng phải giữ ẩm đều, nếu không lá sẽ úa, nhưng phải thoát nước tốt, nếu cuối hạ vật bỏ lá già, thì vào thu lá mới sẽ mọc ra càng đẹp rực rỡ. Trồng bằng cách gieo hạt, phong đỏ và phong lông vũ có thể chiết cành (Xem ảnh 13 phụ bản).
Du long xuyên vân (Tùng La Hán lá nhỏ)

Tùng La Hán là một loại kiều mộc họ Tùng La Hán lá chùm hình kim, Tùng La Hán lá nhỏ còn gọi là Tùng La Hán lưỡi chim sẻ là một loại biến giống của Tùng La Hán, lá ngắn và dày, sống lâu, phát triển chậm, nảy mầm khỏe, dáng thế cây rất đẹp. Tùng La Hán ưa ánh sáng, chịu được râm tối, nhưng nếu để trong râm tối lâu ngày lá sẽ mềm, rất nhiều sâu hại, ít chịu rét, trồng bằng giâm cành và chiết cành (Xem hình 52).

Hoa Chi chiêu triển (Cây Hải Đường tơ rủ)

Hải Đường tơ củ là loại kiều mộc lá nhỏ họ tường vi. Mùa xuân nở đầy hoa màu. Phấn, hoa của nó trở thành nhánh dài như sợi tơ. 4 - 7 đóa hoa mọc thành chùm ở đầu, và rủ xuống, chăm sóc dễ dàng, chỉ cần chăm sóc giữ gìn bình thường, hàng năm đầy hoa như gấm. Hải Đường ưa sáng, chịu rét khá tốt, khả năng thích ứng tốt, dễ bị sâu hại, trồng bằng chiết cành (Xem hình 53).

Cao Lâm tế thiên (Tùng kim tiền)

Tùng kim tiền là một loại kiều mộc rụng lá họ Tùng. Lá mọc trên cành dài thành chum xoáy trôn óc, trên cành ngắn mọc thàn búi, vươn ra ngoài giống như đồng tiền, do đó có tên gọi này. Mùa thu lá vàng rực, cộng với mầm non xanh ngắt trông rất sinh động. Cây này ưa ánh sáng mặt trời, phải trồng ở đất toan tính thấp, thoát nước tốt. Bộ rễ cùng phát triển với một loại châm khuẩn cho nên khi thay chậu trồng lại phải giữ được đất có chứa loại khuẩn này.

Trồng bằng hạt (Xem hình 54).

Tân lục (cây Lang Du)

Cây Lang Du là một loại kiều mộc rụng lá họ Du. Cây màu nâu vàng, vỏ cây có vảy bong ra, lá nhỏ khi nảy lộc xanh biếc như ngọc bích, đầy sức sống lá cây già rất thô, sắc lá vàng héo, ít giá trị thưởng thức. Nếu vật bỏ lá già, bộ rễ sẽ phát triển, nổi lên, phù hợp với làm bồn cảnh kèm đá (Xem ảnh 3 phụ bản).

Loại cây này ưa sáng, ít chịu tối, chất đất cũng không đòi hỏi kỹ, phát triển tốt nhất trong loại đất ẩm, tốt. Trồng bằng gieo hạt và giâm rễ.

Tằng lâm tận nhiễm (cây Thích Móng Gà)

Phong là loại cây có thể thấy suốt bốn mùa. Ngày xuân lá non cả cành đỏ tươi, vào mùa hạ lá xanh tốt tươi đầy đặn. Cây cao 55cm, tuổi thọ 50 năm. Đây là bồn cảnh trồng cây Thích Móng Gà, mùa xuân lá đỏ rực làm say lòng người. Nhưng trồng khó, nên dùng cách ghép trong bồn cảnh này việc phối hợp màu sắc của chậu cũng rất quan trọng. Nếu là cây Thích Móng Gà thì phối với chậu men tím. Nếu phối đỏ với đỏ thì không làm nổi được vẻ đẹp của màu đỏ của cây làm nao lòng người. Phối với chậu men trắng, men xanh da trời thì tương đối hài hòa. Cây phong đòi hỏi thoát nước tốt, cho nên phải trồng trong chậu nông (Xem ảnh 3 phụ bản).

Thương lòng hồi thủ (Cây mai tước)

Đây là bồn cảnh phong cách phái Hải điển hình. Cành vươn ra bằng phẳng, tầng thứ rõ ràng, nhưng hình dáng nó không quy tắc, to nhỏ không bằng nhau. Câu cao 60cm, tuổi thọ 80 năm, thân cây già cổ, nghiêng về một bên. Nhưng ngọn cây thì vươn trở lại, giống con rồng xanh quay đầu lại làm cho bức tranh hết sức sinh động, trong cái động có cái tĩnh, đều đặn, ổn định. (Xem ảnh 5 phụ bản).

Bắc kích trường không (Tùng La Hán)
Loại bồn cảnh này là loại sáng tại cái mới trên cơ sở cái cũ. Nó vốn là bồn cảnh phái Thông truyền thống, hai bên thân chính là 2 đoạn cong ngọn cay uốn cong về phía trước, cành lá mọc đều đặn về hai bên phải trái.

Cây cao 50cm, tuổi thọ 100 năm, rễ to thổ lộ ra trên mặt đất giống như móng vuốt con chim ưng bám chặt lấy đất, tạo ấn tượng về sức sống mạnh mẽ (Xem ảnh 4 phụ bản).

Phất vân kình thiên (Tùng đen)

Thân chính của cây hơi cong tự nhiên, từ từ hướng lên phía trên, cành lớn nằm ngang, vỏ cây xanh gầy, già cổ, loang lổ như vảy cá, lá kim thô nhưng chắc khỏe, cành nhỏ rủ xuống nhưng có sức. Ta gặp cái cương trong cái nhu, có vẻ đẹp mộc mạc.

Cây này cao 105cm, tuổi thọ 120 năm đã từng được giải thưởng trong triển lãm bồn cảnh toàn Trung Quốc năm 1985 (Xem ảnh 6 phụ bản).

Bách bộ vân thê (Viên Bách)

Đây là bồn cảnh cây Bách cổ loại lớn đặc biệt. Cây cao 180cm, tuổi thọ 200 năm.

Viên Bách ngay trên cùng một cây có lá hình vây cá, có cả lá hình gai, kim. Cây bách khó mục nát, cành nhánh thưa không nên cắt đi, có thể đem bóc vỏ tạo thành ngọn khô trông càng đẹp. Cây ưa ánh nắng, đất luôn giữ ẩm ướt, hàng năm phải ngắt bỏ búp mới, càng ngắt tán cây càng dày. Trồng bằng hạt (Xem ảnh 12 phụ bản).

Thúy cái (cây cối mọc lá lồi lõm)

Là một loại quán mộc nhỏ xanh quanh năm họ sơn trà, lá hình tròn quả trứng, bóng, màu xanh sẫm, cành lá tốt dày, hoa nhỏ mọc ra ở kẽ lá, quả hình cầu màu tím đen, là loại cây mấy năm gần đây dùng làm bồn cảnh, dễ tạo hình, cây trồng vào chậu thế đẹp, hợp với làm bồn cảnh loại vừa, nhỏ. Cây ưa môi trường nửa râm tối, khí hậu ấm và ẩm chất đất không đòi hỏi kỹ, thoát nước tốt, đất trồng tốt và có độ toan ít là tốt nhất. Trồng bằng hạt gieo và giâm cành (Xem hình (61).

Thu uyển giang sơn đồ họa (đá phủ phách)

Đây là loại bồn cảnh sơn thủy cực lớn, trong bồn những đỉnh kỳ ảo vút lên, cao thấp lô nhô, rất có khí thế, là mở đầu của khu bồn cảnh sơn thủy, hình thức này thích hợp với bố trí trong sân vườn (Xem hình 62).
Hải thượng bồng lai (đá đà cô)

Cả một bức tranh đơn giản, nhưng sinh động, chen vào nhau rất đẹp, phản ánh tiên cảnh bồng lai biển Đông như trong mơ. Tác giả từ động thế, hoa văn, màu sắc làm cho sơn thủy hữu tình, vừa có so sánh, lại biến hóa, tạo ra hiệu quả thị giác bay bổng, và sức hấp dẫn kỳ lạ. Nguyên liệu là đá đà kê, một loại đá hải thực lấy từ Bồng Lai Sơn Đông, đặc điểm lung linh, màu sắc nhạt, tinh khiết, đẹp, vẫn rõ đẹp là loại nguyên liệu tuyệt vời để làm bồn cảnh đá (Xem ảnh 11 phụ bản).

Huyền (chung nhũ thạch, đá vũ chuông)

Bên phải đỉnh núi chính sừng sững, đổ bóng, trên dưới tôn lẫn nhau, trong cái vững chãi có sự chênh vênh hiểm trở, trên đỉnh núi cây Tùng xanh nghiêng như muốn tung cánh bay, dưới vách có lều trúc ngư ông, đầy sức sống. Bên trái một đỉnh có giá trị đối tỷ với đỉnh chính rất rõ, hài hòa thăng bằng. Cả bố cục đơn giản đẹp đẽ, biểu hiện đặc điểm quái dị "huyền" (treo), hùng vĩ tráng lệ. Nguyên liệu bằng đã vũ chuông (chung nhũ thạch). Vân đá rất rõ ràng (Xem ảnh 2 phụ bản).

Hồ sơn tân mạo (Hải mẫu thạch)

Núi trập trùng soi bóng, chiếc đập lớn ngăn dòng, tăng thêm cảm giác mới đối với bồn cảnh sơn thủy cổ. Cấu tứ phóng khoáng trong cái nhỏ bé thấy cái tinh xảo, trong cái bình lặng thấy cái kỳ ảo biểu hiện vẻ đẹp hương trời sắc nước trong xây dựng núi trước sau tầng thứ.

Nguyên liệu làm bằng đá Hải mẫu, còn gọi là Hải phù, loại đá này mềm dễ chế tác, đục đẽo, đặc biệt thích hợp với biểu đạt phong cảnh núi xa (Xem hình 65).

Huyền nhai tầm vu (Thạch hôi nham)


Trong việc xử lý kỹ thuật, vách đá không phải dựng đứng mà là hơi nghiêng, mổi bật lên tính cách ngoan cường, lại tăng thêm động thái của cấu tứ, đứng yên mà không cứng đơ, thực nhưng không buồn tẻ. Dưới múi một gia đình đánh cá, được vách núi che chở, chắn gió che mưa, bên phải tranh thấp thoáng một lá thuyền câu, làm cho phong cảnh sinh động (Xem hình 66).
Quả bích bồn cảnh (bồn cảnh treo tường)

Bồn cảnh treo tường là hình thức dung hòa nghệ thuật Bonsai, kỹ thuật công nghệ và tranh vẽ tạo thành một thể, có thể treo Bonsai này lên tường. Ban đầu loại bồn cảnh này là bồn cảnh sơn thủy, treo tường. Dùng chậu nông đá cẩm thạch hoặc chậu gốm, căn cứ vào thiết kế mà gắn đá núi. Khe đá núi trồng cắm cây cỏ hoặc rêu xanh, còn có thể điểm xuyết các vật khác vào vị trí thích hợp. Về sau mới có loại bồn cảnh cây cỏ treo tường, cũng dùng chậu nhỏ đá cẩm thạch, miệng nông, hoặc chậu sứ có lỗ hổng, cho rễ cây chui qua lỗ hổng rồi trồng vào phía sau của đá cẩm thạch. Phần lớn thân cây cành lá là mặt thưởng ngoạn, treo lên tường ở độ cao thích hợp. Cây hiện ra thế thác đổ, hàm súc mạnh mẽ, kiên nghị, hữu tình.

Căn cứ vào thiết kế ở vị trí thích hợp mặt bồn cảnh có thể ghi tên, đóng dấu, đề thơ từ (Tranh 67)


Bồn cảnh loại nhỏ (Bồn mi ni)


Chỉ trong một cái bồn nhỏ bằng cốc rượu, trồng cây có dáng của cánh đồng bát ngát, tinh xảo lung linh được mọi người ưa thích. Bồn cảnh loại nhỏ, phải tuyệt đối giữ thủy phần, bình thường phải đem cả bồn nhúng vào trong nước, để chậu hút đủ nước (Xem hình 71).

Bồn cảnh Mi - ni có hai loại: Bồn cảnh cây và Bồn cảnh đá.

Bồn cảnh cây cảnh trồng loại cây có độ cao không quá 10cm.

Bồn cảnh đá được gắn núi sông cũng cũng không cao quá 10cm.

Bồn cảnh Mi – ni có đặc điểm là dùng loại chậu không to, có thể cầm lên tay ngắm nghía, nên có người gọi là "chậu cảnh cầm tay".

Chế tác bồn cảnh Mi-ni

- Chọn chậu: Dùng loại chậu nhỏ, lóng lánh, công nghệ cao, hình thái trang nhã, nhằm mục đích "ngắm nghía không biết chán".

- Chọn cây: Chọn cây loại nhỏ, cành mảnh, có sức sống, dễ sống trên chậu. Cũng có thể chọn loại cây già cần cỗi như Lục nguyệt tuyết, Thông 5 lá, Tùng la hán lá nhỏ, Tiêu xương bồ, Tiểu hắc tùng.

- Tạo hình và lên chậu: Một bồn cảnh đẹp không chỉ bố trí hài hòa mà còn là bức tranh thơ tình. Vì thế, người chế tác phải có tổ chất nghệ thuật nhất định. Khi tạo dáng về căn bản giống bồn cảnh cỡ trung và cỡ đại, nhưng có phần bố cục phải chặt chẽ hơn. Biểu hiện tính luyện chủ đề và ý cảnh, độ khó về kỹ thuật cũng đòi hỏi cao hơn. Đó là khâu quan trọng nhất quyết định thành công trong tạo hình bồn cảnh Mi-ni.

Thời gian tốt nhất cho cây vào chậu là đầu xuân. Trước khi trồng cây phải lấy lá cây chèn vào lỗ thoát nước đáy chậu, rồi mới cho đất và trồng cây, đặt vào trong bóng dâm, tránh gió thổi mạnh. Khoảng một tuần, phun tưới giữ độ ẩm. Sau một tuần chuyển dần ra ánh sáng.

-Chọn chậu: Chậu dùng cho bồn cảnh sơn thủy Mini khác với các bồn cảnh phong thủy thông thường. Vì đã gọi là Mini thì chiều dài không thể vượt quá 10cm, nếu hẹp hơn thì không tạo hình được. Có nghĩa là nên chọn loại chậu có kích thước 8 x 4cm, 9 x 6cm (tỷ lệ 3:2). Vật liệu làm chậu: Có thể dùng loại đá mềm như phù thạch, lô quản thạch, cũng có thể dùng loại đá cứng như Phu bích thạch, đá mangan, mộc hóa thạch...
Tạo hình: Kiểu thông dụng là kiểu thiên trọng, kiểu cao vút, hoặc thâm viễn (sâu thắm). Nói chúng không dùng loại hình viễn (phối cảnh dẹt xa dần). Loại Bonsai này tuy nhỏ vẫn phải có cây, bởi nếu không có cây sống gửi vào (ký sinh) sẽ có cảm giác núi trọc đồi hoang, kém giá trị thưởng ngoạn. Trên đá núi người ta thường trồng loại thảo bản có hình thân to mập, như thực vật bán chi liên (lá của nó chỉ to bằng hạt vừng, nên mới có tên là cỏ vừng) dùng cay cỏ thay cho cây gỗ.

Điểm xuyết: Do đặc điểm phối cảnh nhỏ nên đòi hỏi phải có phương pháp biểu hiện khá cao lấy nhỏ thành to. Với một mỏm núi cao vào cm rất khó mà tạo ra vẻ cao to hùng vĩ. Nếu trong chậu ta điểm xuyết vào vị trí thích hợp một vài vật nhỏ chỉ cao 1cm, có thể đệm lót để nâng độ cao cho mỏm núi.

Chăm sóc: Do chậu quá nhỏ, nước tưới rất ít. Nếu trên núi có cây, mùa hè cần tưới hai lần, mới đủ nước cho cây. Mùa hè cần chăm sóc tốt, trong chậu cần có vải lót thấm ẩm. Khi thưởng ngoạn đặt lên giá kệ.

Trình bày: Do chậu quá nhỏ nếu đặt vào trong phòng cùng đồ gia thất thì khó mà ăn nhập. Do vậy, phải xếp vài chậu loại này với 1-2 chậu Bồn cảnh cây mini lên cùng một giá kệ. Để tăng thêm phong phú cho giá cổ vật có thể đặt thêm một chế tác công nghệ phẩm nhỏ. (Hình 71).

Tùng hạc diên niên (Ngũ Châm Tùng)

"Tùng hạc diên niên" là tác phẩm bồn cảnh lớn đặt ở chỗ vào cửa vườn bồn cảnh Long Hoa, để thu hút du khách vào đến cổng liền thấy một cảnh Tùng Ngũ Châm khí thế hùng vĩ, buộc mỗi người phải dừng chân chụp ảnh. Trong bức tranh này có 2 cây Tùng, một to một bé hài hòa. Cây Tùng có tuổi trăm năm nghiêng nghiêng, thân xanh, khỏe chắc, tán lá tầng thứ rõ ràng to nhỏ thưa dày hài hòa. Dưới cây, những con hạc tiên làm tôn thêm sức quyến rũ của bức tranh, phần dưới bên trái thêm cả con Đỗ Quyên. Như vậy, có cả cương cả nhu, có động, có tĩnh, có nóng, có lạnh, càng nổi bật sự cách điệu của cây Tùng, và sự sâu sắc của lập ý mệnh đề, có tác dụng khởi đầu cho một khu vườn (Xem ảnh 14 phụ bản).

Bài viết liên quan