Quy hoạch, thiết kế và cải tạo đất xây dựng vườn nho - Khang Việt

Đăng lúc: , Cập nhật

Quy hoạch, thiết kế và cải tạo đất xây dựng vườn nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Quy hoạch, thiết kế và cải tạo đất xây dựng vườn nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Chọn địa điểm dựng vườn


Trồng nho tránh mưa là một kỹ thuật quan trọng để sản xuất nho sạch, nhưng điều kiện môi trường tại giàn trồng nho cũng ảnh hưởng đến chất lượng quả nho. Chính vì vậy việc lựa chọn địa điểm dựng vườn nho trước tiên cần tiến hành kiểm tra đo đạc chất lượng môi trường có phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất nho sạch hay không thì mới có thể xây dựng giàn. Nếu không phù hợp với tiêu chuẩn thì cần chọn địa điểm mới.

Địa điểm sản xuất nho sạch cần chọn những nơi có điều kiện sinh thái tốt, cách xa các nguồn ô nhiễm, là những khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng sản xuất lâu dài, liên tục.

Chất lượng môi trường không khí tại nơi sản xuất

Yêu cầu Giới hạn nồng độ
bình quân ngày
Giới hạn nồng độ
bình quân 1 giờ
Chất nổi (trạng thái tiêu chuẩn) / (mm / (m³)≤ 0,3  
 Sulfur Dioxide (SO2) (trạng thái tiêu chuẩn) / (mm / (m³)≤ 0,15 0,5
1 Nitrogen dioxide (NO2) (trạng thái tiêu chuẩn)/ (mm / (m³)≤ 0,12 0,24
Fluoride (trạng thái tiêu chuẩn)/(mm/m³)< 7 20
Chú ý: Bình quân ngày chỉ nồng độ bình độ trong bất kỳ 1 ngày; bình quân 1 giờ chỉ nồng độ bình quân trong bất cứ 1 giờ.

Chất lượng nước tưới tại nơi sản xuất


Bảng yêu cầu chất lượng nước tưới
Yêu cầu Giới hạn nồng độ Yêu cầu Giới hạn nồng độ
pH 5,5-8,5 Lượng Phenon bay hơi (mg / l) ≤ 1,0
Tổng lượng Hg(mg/l)  0,001 Cyanide (tính theo CN )/ (mq / l) ≤ 0,5
Tổng lượng Cd (mg/l) ≤ 0,005    
Tổng lượng K(mg / l) ≤ 0,1 Các loại dầu (mg/l) ≤ 1,0
Tổng lượng Pb(mg / l) ≤ 0,1    

Chất lượng môi trường đất tại nơi sản xuất

Bảng chất lượng môi trường đất tại nơi sản xuất
Yêu cầu Giới hạn hàm lượng
pH < 6, 5
Giới hạn hàm lượng
pH = 6, 5 - 7, 5
Giới hạn hàm lượng
pH > 7, 5
Tổng lượng Cd(mg / l)≤ 0,3 0,3 0,6
Tổng lượng Hg(mg / l)≤ 0.3 0,5 1,0
Tổng lượng K(mg / l)≤ 40 30 25
Tổng lượng Pb(mg / l)≤ 250 300 350
Tổng lượng Cr(mg / l)≤ 150 200 250
Tổng lượng Cu(mg / l)≤ 400 400 400

Chú ý: Trong bảng liệt kê giới hạn hàm lượng dùng cho loại đất có lượng phân tử dương là 75mM / g nếu dưới 5mM / g thì giới hạn hàm lượng đạt một nửa giá trị trong bảng.

Đất rộng, ánh sáng đầy đủ

Nho là loại cây ưa ánh sáng nên khi được chiếu sáng đầy đủ thì cây sẽ sinh trưởng khỏe mạnh. Nếu ánh sáng không đủ thì cây dễ bị lốp vổng, đặc biệt là những giống nho có xu thế sinh trưởng mạnh. Chính vì vậy vườn trồng nho tránh mưa cần xây dựng tại những nơi đất rộng rãi, ánh sáng đầy đủ, không nên xây dựng ở những nơi thiếu nắng.

Những nơi đất cao ráo, thoát nước, tưới nước dễ dàng

Nho là loại cây ưa hạn và không chịu được ẩm ướt, vì thế cần chọn những nơi cao ráo để xây dựng vườn. Thời kỳ sinh trưởng của nho tuy chịu được hạn hán nhưng vẫn cần được cung cấp nước, vì vậy cần chọn những mảnh đất trồng nho có nguồn nước tưới tiêu thuận tiện. Những ruộng trũng, thoát nước kém thì rất dễ bị úng lụt, nếu không gần nguồn nước thì không thể trồng nho.

Tầng đất sâu và dày, đất tơi xốp


Nho là cây rễ chùm, vì thế để rễ nho phát triển cần chọn những tầng đất sâu và dày, đất tơi xốp. Độ pH của đất là 6,5 – 7,5 là thích hợp nhất. Những loại đất sét dính nặng, đất quá cằn cỗi, đất quá chua, đất quá mặn thì cần phải được cải tạo trước mới có thể đạt được yêu cầu cho quá trình sinh trưởng của nho.

Quy hoạch và thiết kế vườn nho

Lựa chọn và xác định nguồn điện, nước

Khi lựa chọn địa điểm trồng nho, trước tiên cần cân nhắc tới vấn đề nguồn điện, nước. Khi sử dụng thuốc trừ sâu, tưới nước đều không thể tách rời nguồn điện, chính vì thế việc thiết kế nguồn điện cũng là một vấn đề rất quan trọng. Nguồn nước cho dù là nước sông hay là nước giếng thì nước cũng cần phù hợp với các tiêu chuẩn kể trên. Nơi xây dựng nguồn nước cũng cần đặt tại những trung tâm thường xuyên sử dụng nhất của vườn để thuận lợi cho việc kéo nguồn nước, tiết kiệm chi, phí.

Phân ranh giới giữa các ruộng

Diện tích làm việc lớn hay nhỏ, đường đi, các kênh thoát nước và vành đai tránh gió cũng đều cần được sắp xếp trù bị sẵn sàng. Căn cứ theo quy mô kinh doanh của vùng, địa hình, hướng dốc và độ dốc cần vạch rõ chi tiết trên bản vẽ. Diện tích vườn làm việc căn cứ vào diện tích vườn, bình quân 20 – 30ha là một vùng nhỏ, 4 - 6 vùng nhỏ là một vùng lớn, vùng nhỏ nên bố trí theo hình chữ nhật, chiều dài tương đương với hàng nho để tạo điều kiện làm việc giữa các vườn nho. dot O vùng núi thường 10 – 20ha tạo thành một vùng nhỏ, lấy sườn dốc núi làm đường ranh giới, quyết định diện tích vùng lớn. Mép vùng nhỏ song song với sườn dốc để thuận tiện cho quá trình thoát nước và vận hành máy móc làm việc.
Quy hoạch và thiết kế vườn nho
Quy hoạch và thiết kế vườn nho

Hệ thống lối đi

Căn cứ vào tổng diện tích và địa hình của vườn để thiết lập lối đi. Với những vườn nho có diện tích trên 1.000ha thì nên thiết kế đường đi ba cấp: đường chính, đường nhánh và đường làm việc giữa các vườn. Lối đi chính được đặt dot j giữa vườn nho, liên kết với đường đi bên ngoài vườn, yêu cầu có thể d tilde o xe ô tô hoặc máy cày, cộng thêm với khoảng vành đai tránh gió bên đường, thông thường lối đi rộng 8 – 10m. Lối đi của những vườn trên núi có thể tạo thành hình chữ z, độ dốc trên cao cần nhỏ hơn 7 deg Các lối đi nhánh được đặt tại mép vùng nhỏ, thông thường liên kết vuông góc với lối đi chính, chiều rộng 4 - 5m có thể đỗ ô tô hoặc máy kéo. Lối làm việc giữa các vườn là lối đi tạm thời, thường thiết kế khoảng không giữa các hàng nho, độ rộng 3 - 4m thuận tiện cho các loại máy kéo và việc đi lại vận chuyển.

Hệ thống kênh thoát nước, tưới tiêu

Hệ thống thoát nước thường phân làm ba cấp là các con mương chính, mương phụ và rãnh. Hệ thống kênh rạch và các lối đi kết hợp với nhau, thông thường kênh tưới nước ở một bên đường, bên kia là kênh thoát nước, những nơi giao nhau có thể dùng các máng nước, ống nước để liên kết. Kênh tưới nước chính liên kết với nguồn nước, kênh thoát nước chính liên kết với hệ thống thoát nước tổng của toàn vườn, từ đó tạo nên một hệ thống lưu thông giữa nhu cầu thoát nước và tưới nước. Ở những khu vực có điều kiện cũng có thể thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt và thoát ngầm để tiết kiệm điện nước mà đem lại hiệu quả cao.

Chọn hướng hàng cho vườn nho

Hướng hàng nho có liên quan mật thiết đến vấn đề địa hình, thế đất, ánh sáng và việc thiết kế giá đỡ. Thông thường những hàng nho có thể đất bằng phẳng thường dùng các loại giá hai chữ Thập kiểu V, giàn giá hướng hàng nho thường là hướng Nam Bắc. Như vậy, khi mặt trời chiếu sáng dài thì cường độ ánh sáng mạnh, đặc biệt là buổi trưa gốc nho có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời rất có lợi cho quá trình sinh trưởng, có thể nâng cao chất lượng và sản lượng quả. Hướng hàng nho \mathfrak{j} trong các vườn nho trên dốc núi cần đồng đều với hướng của các đường dốc cao để thuận tiện cho việc lập giá đỡ và việc thoát nước, tưới tiêu nước, cành dây nho leo từ sườn dốc lên thường được chiếu sáng tốt nên có thể iết kiệm nguyên vật liệu làm giàn.

Chuẩn bị và cải tạo đất trước khi dựng vườn

Làm sạch cỏ và san bằng gốc

Ở những vùng đất chưa được khai hoang thường có nhiều cây, bụi cỏ, vì thế trước khi xây dựng vườn nho cần làm sạch cỏ. Nếu trồng nho trên các mảnh đất đã từng trồng nho thì cần nhổ hết rễ nho cũ, tiến hành tiêu độc cho đất. Có thể dùng Phoxim 50% dung dịch pha loãng 2.000 lần hoặc metham-sodium 48% hoặc dichloropropene làm thuốc tiêu độc đặt vào cụm gốc, sau đó vùi sâu 30cm trong đất là được. Đất trong vườn phải bằng phẳng, nếu cao thì san bằng, nếu thấp thì phải đệm thêm đất và căn cứ theo độ cao sườn dốc để làm ruộng bậc thang, giúp thuận tiện hơn trong quá trình ươm mầm dựng giàn cũng như việc tưới tiêu nước và công tác giữ gìn nguồn đất, nguồn nước. Do đó trước - khi xây vườn cần làm đất bằng phẳng, ít nhất cũng phải san bằng các ô ruộng để cho máy móc có thể hoạt động được.

Cải tạo đất trong rãnh trồng cây

Nho là loại cây rễ ăn sâu, thường thì rễ ăn sâu tới 1 – 2m. Cần trồng cố định 1 chỗ trong nhiều năm, mỗi năm sinh trưởng, ra hoa, kết quả đều cần bổ sung lượng lớn chất dinh dưỡng, vì vậy loại đất nào cũng phải đào rãnh trồng để tiến hành cải tạo đất bổ sung thêm các loại phân hữu cơ và các nguyên tố khác. Do khoảng cách giữa các hàng khá xa, còn khoảng cách giữa các gốc nho lại khá gần, do đó cần sử dụng phương pháp đào rãnh cải tạo đất. Sau khi cây trưởng thành thì mỗi năm nới rộng một mặt 30cm, sâu 60cm, rồi bón 3.000 - 5.000kg phân hữu cơ, tiến hành bón phân sau khi mở rộng rãnh, trồng những cây họ đậu để cải tạo đất ở giữa các hàng.

Cải tạo đất ở những cồn cát.

Đất ở các vùng cồn cát rất cằn cỗi, khi dùng để trồng cây thường sẽ rất tốn nước, tốn phân bón. Do đó, trước khi ươm trồng cần tiến hành cải tạo đất tại các rãnh trồng, sau đó từng bước tiến hành cải tạo toàn bộ vườn trồng. Các rãnh trồng ở vùng cồn cát yêu cầu rộng 120cm, dưới đáy rãnh đệm hơn 20cm đất sét để giữ nước, giữ phân, sau đó dùng đất sét, rơm rạ, phân nông nghiệp và lớp đất cát phía trên trộn lẫn với nhau rồi lấp vào rãnh, san bằng với mặt đất, 650m² đất nông nghiệp dùng 8.000kg, sau khi trồng thì mỗi năm mỗi gốc bón thêm 50 – 80kg phân vào mùa thu. Cần bón phân đống kết hợp đất sét, rơm rạ và phân nông nghiệp để cải tạo đất hằng năm cho rãnh trồng giúp cho hệ rễ của cây luôn được sinh trưởng trong điều kiện môi trường tốt.
Quy hoạch và thiết kế vườn nho
 
Cải tạo đất trồng nho

- Cải tạo những vùng đất nhiễm phèn:

Đất bị nhiễm phèn thường là các vùng đất trũng, mực nước dưới đất khá cao, đất chứa nhiều muối, rất dễ làm cho rễ nho chết sớm, giảm sản lượng nho. Do đó, trồng hoa quả ở đất nhiễm phèn trước tiên cần phải cải tạo đất, để hàm lượng phèn giảm xuống trong giới hạn cho phép để trồng cây ăn quả, sau đó mới tiến hành trồng. Biện pháp cải tạo đất phèn được tiến hành như sau:

+ Xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu nước, dẫn nước vào rửa mặn, Thông qua việc đào rãnh để dẫn nước nhạt vào trong vườn, ngâm 3-5 ngày rồi cho thoát nước ra, cứ làm như vậy 3 – 4 lần thì có thể giảm bớt độ mặn của nước.

+ Cày sâu và tăng cường bón phân hữu cơ: Đất trên các vùng nhiễm phèn thường khá rắn chắc, tính thông thoáng kém, 650m ^ 2 bón khoảng 8.000mg phân hữu cơ, cày sâu 25 - 30cm, thì có thể làm đất tơi xốp và, trung hòa độ mặn đồng thời cải tạo tính chất lý hóa trong đất, thúc đẩy việc hình thành đất dạng viên hạt, nâng cao khả năng hấp thụ phân, giảm độ bốc hơi nước và khống chế sự hình thành muối trở lại trong đất.

+ Che phủ mặt đất: Giữa các hàng nho và giữa các khóm nho đều có, thể lót 10 – 20cm rơm lúa mạch, rơm thóc, thân ngô hỏng, đất cát hoặc các loại phân xanh thực vật để phủ lên. Như vậy, một mặt có thể giản độ bốc hơi nước, khống chế sự hình thành muối mặn trở lại, một mặt lại có thể giảm các loại cỏ tạp, tăng cường chất hữu cơ trong đất, cứ 2 - 3 năm sau lại lấp rơm cỏ phủ trên mặt gốc xuống đất và phủ lên một lớp mới sẽ có tác dụng rất hiệu quả đối với việc giảm sự hình thành muối và tăng cường chất dinh dưỡng cho cây. Nhưng rơm cỏ cần được dùng đất đậy chặt để tránh gió thổi và bắt lửa.

- Cải tạo đất trên sườn núi:

Sườn núi có độ cao mấp mô, hướng dốc và độ dốc, có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiệt độ, ánh sáng, thành phần nước và đất. Sườn núi trên thì không khí thường xuyên được lưu thông, nhiệt độ rất dễ thay đổi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm khá lớn, mùa đông quả rất dễ bị cọc cằn và bị rét hại; sườn dưới núi thì bị không khí lạnh ảnh hưởng nghiêm trọng nên đầu xuân và cuối thu thường hay bị sương giá.

+ Xử lý cống rãnh ở vùng đất dốc: Kích thước của rãnh khi xây dựng vườn trên dốc rất dễ làm đất bị rửa trôi và ảnh hưởng đến việc đi lại, quản lý vườn nho. Do đó, đối với các rãnh nhỏ cần phải san bằng để dễ dàng chia ranh giới thông nhất. Đào xong rãnh ươm cây 1 x 1m thì mỗi gốc bón 200mg phân hữu cơ rồi trộn lẫn với đất phía trên và lấp vào gốc. Đối với những nơi đất rộng khó có thể lấp bằng thì cần xây rãnh đá để bịt nước, đầu rãnh và sườn rãnh cần kè đất đá kết hợp trồng cỏ để xử lý tránh rãnh bị rộng ra.

+ Xây dựng ruộng bậc thang: Thông thường với những sườn dốc trên 10° thì khi xây vườn cần dựng thành ruộng bậc thang. Khi có độ dốc lớn thì ở những nơi có bề mặt dốc bằng phẳng thì để nâng cao hiệu quả canh tác có thể xây dựng ruộng bậc thang khá rộng, trên mỗi bậc thang có thể trồng vài hàng đến vài chục hàng giá trồng nho theo hướng ngang sườn dốc. Nếu bề mặt bậc thang hẹp thì dễ làm việc, không làm hỏng các tầng đất, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, thuận tiện cho các hoạt động trong vườn quả. Bề mặt vườn khá rộng thì có thể chọn kiểu ruộng dạng nghiêng hướng vào trong để tránh nước mưa rửa trôi. Chiều ngang của ruộng cần cao bên ngoài và thấp bên trong, tỷ lệ 0,2 – 0,3% khi có mưa thì nước trên bề mặt ruộng có thể chảy vào các rãnh bên trong và thoát nước ra ngoài theo từng bậc. Thông thường chiều dài ruộng bậc thang từ 100 – 200m là khá phù hợp, nếu quá dài thì không thuận tiện cho việc tưới tiêu nước cũng như những hoạt đông khác trong vườn. Bờ ruộng cần dược xây dựng chắc chắn để tránh nước mưa xói mòn. Nếu bờ ruộng được kè đá thì sẽ kiên cố và sử dụng lâu dài hơn.

Cải tạo những vùng đất dính nặng:

Những nơi đất dính nặng đều có sự thông thoáng kén, đất khá chắc, lượng không khí trong đất ít, không thích hợp cho sự sinh trưởng của hệ rễ cây. Do đó, trước khi trồng các loại cây ăn quả trên các vùng đất dính nặng cần đào các rãnh ươm cây để cải tạo đất, độ sâu X rộng là 1 x 1m, cần lần lượt cho đất trên bề mặt và đất lõi tầng đáy vào hai mặt rãnh. Khị lấp trước tiên cần cho cát hoặc các loại rơm cỏ hoa màu dây khoảng 20-30cm, đất trên bề mặt và phân hữu cơ từ các loại hoa màu, đã được ủ mục trộn với phân lân một lượng vừa phải rồi san bằng vào rãnh, kè đất chặt vào 2 bên bờ, sau khi tưới đầy đủ nước thì tiến hành ươm cây. Cứ 650m ^ 2 lại dùng 5 - 8kg phân hoa màu và 40 - 50m² cát, 100 - 200kg canxi supe photphat, sau khi trộn đều thì lấp lên.
 
gọi Miễn Phí