Kỹ thuật trồng cao su

Đăng lúc: , Cập nhật

Cây cao su là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Cây cao su có thân gỗ màu nâu nhạt, chiều cao trung bình từ 10 đến 20m, có những cây cao tới 30m. Vì nó có giá trị kinh tế cao nên việc trồng nó vô cùng quan trọng, đọc bài viết sau để biết cách trồng cao su

Kỹ thuật trồng cao su

I- ĐẶC TÍNH

1- Điều kiện sinh thái

- Đất đai: do rễ trụ ăn sâu nên đòi hỏi đất phải sấu, mực nước ngầm s hat au > 1m Thành phần cơ giới từ trung bình đến nhẹ. Hàm lượng hữu cơ >2,5% rất thích hợp cho cao su.

+ Vùng đất đỏ: hàm lượng hữu cơ cao khoảng 2,6%.

+ Vùng đất xám: nghèo hữu cơ (khoảng 1%), do đó trồng cao su trên đất xám phải bón nhiều hữu cơ.

- Cao su ưa đất hơi chua, pH thích hợp là 4,5-5,5. Nếu pH >6,5 thì đất quá nhiều bazờ, có thể độc hại cho cây cao su.

2- Yêu cầu chất dinh dưỡng

- Cao su cần N, P, K S, B, Cu, Zn, Fe, Mn... Tuy nhiên nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ.

- Phần lớn đất trồng cao su là đất xám, qua nhiều năm bị rửa trôi, nên chất hữu cơ thấp và thường thiếu vi lượng.

- Đất phải có nhiều sinh vật (như giun đất), nhiều VSV (như vi khuẩn Nitrat hoá, mùn hoá).

II- CHĂM SÓC VƯỜN CAO SU THỜI KỲ KIỂN THIẾT CƠ BẢN

1- Trồng cây họ đậu che phủ đất: trồng sục sạc, đậu ma, cốt khí... nên trồng giữa 2 hàng cây, cách xa gốc 1,5m.

2- Diệt cỏ dại: mỗi năm 3 lần, dùng cơ giới diệt cỏ giữa 2 hàng cây vào đầu và cuối mưa. Hoặc dùng thuốc diệt cỏ: Paraquat, Glyphosate, Dalapon...

3- Cắt chồi, tỉa cành: cắt bỏ chồi mọc từ gốc ghép và các chồi mọc dọc thân trong phạm vi 3m để tạo thân nhẵn nhụi. Khi cây cao quá 3m, nếu mọc cành nhiều thì tỉa bớt, chừa lại 3 - 4 cành khoẻ. Khi cây 3 năm tuổi, nếu cành lá quá um tùm, tán quá lớn thì tỉa bớt.

4- Xới xáo, tủ gốc: dùng cỏ khô, lá cây tủ gốc dày 1 lớp 10cm, cách gốc 10cm, phía trên phủ lớp đất mỏng 5cm. Chú ý phát hiện mối phá hại.

5- Bón phân:

- Trong kiến thiết cơ bản, cao su phát triển thân lá mạnh để bước vào giai đoạn khai thác mủ. Vì vậy nhu cầu phân khá lớn, nhiều chất, đặc biệt là NPK, Ca, Mg, và các vi lượng.

- Nên chia lượng phân thành nhiều đợt bón/năm: 2 - 3 đợt vào đầu mưa và cuối mưa.

- Cách bón:

+ Từ năm thứ l - năm 4: cuốc rãnh hình vành khăn theo hình chiếu tán, bón vào.

+ Từ năm thứ 5 trở đi: cao su đã giao tân, làm sạch cỏ, rải phân thành băng rộng 1m giữa 2 hàng cây, xới nhẹ lấp phân, tránh đứt rễ.

- Lượng phân: cho cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây ) .

Tuổi
cây
(năm)
N P2O5 K2O MgO H.cơ HVP - ORGANIC
chuyên cao su
Dưới
1
8 (7gUrê/ cây) 14 (45g Apatid) 8(13g K₂SO₄) 2 200g/ cây
Từ
1-3
9(19gUrê/ cây) 16(53g Apatid) 8 (13g K₂SO₄) 2 300g/ cây
Từ
4- 6
10(22g Urê/cây ) 10 (34g Apatid) 7(12g K₂SO₄) 2 500g/cây


Chú ý:

- Cao su non rất cần Lân, nhất là đất xám Đông Nam Bộ.

- Ca, Mg nên tập trung bón vào đầu mùa mưa (tháng 5) giúp cây sinh sản mủ.

III- CHĂM SÓC CAO SU THỜI KỲ KINH DOANH

1- Làm có: công việc thường xuyên đối với cao su thời kỳ kinh doanh là làm cỏ. Dùng thuốc trừ cỏ rất hiệu quả (Paraquat, Glyphosate, 2,4D...). Không được cày sâu giữa 2 hàng cây cao su.

2- Bón phân: (dựa theo qui trình kỹ thuật của Tổng Công ty Cao su). Đơn vị tính: kg/ha

Năm cạo  Mật độ cây/ha Hạng đất Urê Lân Apatid Clorua Kali H.cơ HVP- ORGANIC Chuyên
dung cao su
1-10 450 I
II
III
147
166
186
180
204
228
112
128
143
270 kg/ha
280 kg/ha
300 kg/ha
11-20 350 Các hạng 152 163 70 350 kg/ha

III. CHẾ ĐỘ CẠO

Chế độ thông dụng hiện nay là cạo nửa vòng thân cây (S/2), nhịp độ cạo có thể là d2 hoặc d3. Không nên áp dụng chế độ cao dl vì mau hết vỏ cạo, cây bị kiệt sức sau vài năm cạo, năng suất thấp, hàm lượng mủ thấp. Đề nghị nên áp dụng chế độ cạo d3 kết hợp với bôi chất kích thích nồng độ 2,5% vì chế độ cạo này ít gây vết thương cho cây cao su, tiết kiệm vỏ cạo do vậy bảo đảm năng suất về lâu dài đạt hiệu quả cao.

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU TRONG VIỆC CẠO MỦ

1. Thời vụ cạo mủ

Việc mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào cạo được tiến hành vào các tháng 3 - 4 (trước mùa mưa) và cuối tháng 10 (sau mùa mưa).

Vuờn cây đang khai thác cho nghỉ cạo lúc cây cao su ra lá mới, (thường vào tháng 1 hay tháng 2). Cây được cạo lại khi đã có tầng lá đã ổn định (vào tháng 3 - 4).

2. Độ sâu cạo mủ

Quy định từ 1,0mm - 1,3mm cách tượng tầng. Tránh cạo cạn, cạo sát, tuyệt đối không được cạo phạm.

3. Mức độ hao dăm - Đánh dấu hao dăm

Đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 - 1,5mm/lần cạo. Hao vỏ cạo tối đa 16cm/năm đối với nhịp độ cạo các loại cây trồng khác. Để thu hoạch mủ, người ta dùng dao cạo đi một lớp vỏ mỏng trên thân cây để mủ chảy ra và hứng vào chén. Như vậy, muốn thu hoạch mủ ta đã gây ra vết thương cho cây.

II. TỔ CHỨC KHAI THÁC CÂY CAO SU

1. Tiêu chuẩn cây cao su đưa vào cạo mủ

Cây cao su được xem là đủ tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đạt từ 50cm trở lên, đo cách mặt đất lm. Cần tránh việc cạo cây quá nhỏ (dưới 40cm) vì khi bắt đầu mở cạo, sinh trưởng của cây bị chậm lại, cây chậm lớn để cho năng suất lâu dài về sau.

Ngày nay, có nhiều giống cao su sinh trưởng nhanh nhưng vỏ cạo thì mỏng nên khó cạo. Do khi cạo trên lớp vỏ mỏng dễ bị cạo phạm. Vì vậy, một tiêu chuẩn nữa cần xem xét là cây đủ tiêu chuẩn cạo khi độ dầy vỏ trên 6mm. Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho vỏ tái sinh.

2. Số cây trên một phần cao (số cây một người có thể cạo trong ngày)

Tùy theo địa hình, tuổi cây cạo và sức khỏe của người công nhân cạo mủ. Một người có sức khỏe bình thường có thể cạo miệng ngửa được 400-500 cây/ngày.

Trong trường hợp cạo hai miệng úp và ngừa thì số cây cao chỉ trong khoảng 320 - 380 cây/ngày. 

3. Trang bị vật tư cho cây cạo mủ

Cây cạo được trang bị đầy đủ các vật tư: Kiềng, chén, máng. Máng đóng nghiêng dưới miệng tiền 10cm, kiềng buộc cách miệng tiền 25cm-35cm, không được đóng kiềng vào thân cây cao su.

Chén hứng mủ làm bằng đất nung, trong lòng chén có tráng lớp men sứ để dễ bóc mủ chén.

Vào mùa mưa phải trang bị máng chắn nước mưa cho cây cao su.



Trang bị vật tư cho cây cạo mủ

4. Thiết kế miệng cạo

a) Chiều cao miệng cạo

Miệng cạo cây mới mở có miệng tiền đo 1,3m cách mặt đất.

b) Độ dốc miệng cạo

Tùy theo tuổi cây, độ dốc miệng cao so với trục ngang là:

- Cây mới cạo (tuổi cạo 1 - 10)     : 340

- Cây trung niên (tuổi cạo 11-17)  : 320

- Cây già (trên 17 tuối cạo)           : 300

- Cây cạo úp                                 : 450

c) Hướng miệng cạo

Miệng tiền được mở đồng loạt cùng một hướng trong lô.

d/ Mở thêm (mở dặm)

Vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm mở cạo thêm những cây đã đủ tiêu chuẩn mở miệng cạo. Đầu năm cạo thứ 3 mở cạo tất cả các cây vanh > 40cm. Miệng cạo có cùng độ cao hiện tại của các cây mở trước.

5. Mở miệng cạo

Sau khi thiết kế, cao xả miệng 3 nhát dao:

- Nhát 1: Cạo chuẩn.

- Nhát 2: Vạt nêm.

- Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cao ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh không để cạo phạm khi mở miệng cạo.

Mức độ hao vỏ cạo khi mở miệng cho phép tối đa từ 1,5 - 2,0cm.

3- Cách bón:

Trộn đều NPK và Hữu cơ rải thành băng rộng 1- 1,5m giữa 2 hàng cao su.

Nên bón 2/3 lượng phân vào đầu mưa (tháng 5- 6), phần còn lại bón vào cuối mưa (tháng 9-10).

HVP

 
gọi Miễn Phí