Quy trình kỹ thuật trồng cây cao su

Đăng lúc: , Cập nhật

Cây cao su là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao và được trồng rộng rãi trên khắp thế giới. Cây cao su có thân gỗ màu nâu nhạt, chiều cao trung bình từ 10 đến 20m, có những cây cao tới 30m. Người ta thường khai thác nhựa mủ loài cây này trên thân từ chỗ phân cành cho tới gốc của nó. Để biết thêm thông tin, hãy đọc bài viễt sau

Quy trình kỹ thuật trồng cây cao su

I. Phạm vi áp dụng

Quy trình này áp dụng cho tất cả các vùng trồng cao su tại Việt Nam có độ cao thấp hơn 700m so với mức nước biển (miền núi phía Bắc dưới 600m).

II. Thuật ngữ

Các thuật ngữ và ký hiệu dưới đây được hiểu như sau

1. Tum (Stump) là phần cây còn lại sau khi đã cắt thân phía trên gốc và phần rễ bàng chỉ chừa lại rễ cọc. Tum giống cao su để cắm bầu thường cắt phần trên mắt ghép 5cm và độ dài rễ cọc từ 25-35cm tuỳ theo kích thước bầu.

2. Mắt nách lá, mắt vảy cá là hai loại mắt ghép hữu hiệu trên cành giống cao su.

3. Tầng lá ổn định là giai đoạn tầng lá đã phát triển hoàn chỉnh.

4. Gỗ ghép là cành giống cao su dùng để lấy mắt ghép.

5. Chế độ khai thác là chế độ cạo mủ gồm 3 yếu tố chính: (1) kiểu, độ dài, số lượng và hướng miệng cạo, (2) nhịp độ cạo, chu kỳ cạo và (3) kích thích. Chế độ cạo được diễn tả bởi một chuỗi các ký hiệu, được hiểu như sau:

5.1. Kiểu miệng cạo được biểu thị bằng một chữ in hoa, kiểu miệng cạo phổ biến hiện nay là vòng xoắn ốc được ký hiệu bằng chữ S (Spiral).

5.2. Độ dài miệng cạo được biểu thị bằng một phân số đứng trước ký hiệu kiểu miệng cạo, là tỷ lệ tương đối so với một vòng thân cây. Ví dụ 1/2S: là bằng nửa vòng thân cây.

5.3. Hướng miệng cạo được ký hiệu bằng dầu mũi tên lên xuống.

-↑: Ký hiệu của miệng cạo có hướng cạo từ trên xuống

-↓: Ký hiệu của miệng cạo có hướng cạo từ dưới lên (cạo úp).

5.4. Nhịp độ cạo là khoảng thời gian giữa các lần cạo được biểu thị bằng 1 phân số. Ví dụ: d/3 là nhịp độ cạo 3 ngày cạo một lần.

5.5. Chu kỳ cạo được biểu thị bằng các phân số đặt kế tiếp. Trong đó tử số là thời gian cao trong một chu kỳ được ghi ở mẫu số.

Ví dụ: - 6d/7: cạo 6 ngày trong chu kỳ 7 ngày.

- 9m/12: cạo 9 tháng trong chu kỳ 12 tháng.

5.6. Kích thích được biểu thị bằng các ký hiệu diễn tả về hoạt chất kích thích, nồng độ và phương pháp bôi và nhịp độ kích thích.

Ví dụ: - ET 2,5%: sử dụng kích thích bằng chất Ethephon nồng độ 2,5%.

6. Cạo úp kiểm soát là cạo úp ở vùng vỏ có độ cao từ 1,3m đến 2m, mà người cạo mủ có thể kiểm soát được kỹ thuật cạo.

7. Lệch miệng: miệng cạo không đúng theo đường rạch chuẩn với độ dốc đã qui định.

8. Dặm cạo: độ dày lát cắt vỏ cây cao su mỗi lần cạo mủ.

9. Ranh tiền, ranh hậu: hai đường thẳng đứng tại miệng tiền và hậu, hai đường này xác định ranh giới bảng cạo.

10. Mùa rụng lá là giai đoạn cây rụng lá cũ để ra lá mới theo chu kỳ sinh lý của cây cao su (còn gọi là rụng lá qua đông). Thời điểm rụng lá tuỳ theo dòng vô tính cao su.

11. Ra lá chân chim là giai đoạn lá mới nhú có dạng chân chim.

12. Cây khô miệng cạo: cây đang cạo bị khô mù từng phần và sau đó cây bị khô mủ hoàn toàn.

III. Chuẩn bị đất, thiết kế và xây dựng vườn cây

1.Tiêu chuẩn đất trồng cao su

Đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30°, cao độ dưới 700m, không bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong độ sâu 80cm cách mặt đất.

2. Khai hoang và làm đất trồng cao su

- Khi bàn giao để tái canh, trồng mới cao su, đất phải được khai hoang sạch, bảo đảm các yêu cầu bảo vệ đất màu, chống xói mòn, chống úng và hoàn chỉnh các công trình xây dựng vườn cây, bao gồm đường lỗ, đường liên lô, mương để chống xói mòn ở vùng đất dốc, mương thoát nước ở vùng thấp.

- Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới 3 tháng. Đất có cỏ tranh phải sử dụng hoá chất diệt hết cỏ trước trước khi làm đất.

3. Thiết kế vườn cao su

- Lập hồ sơ mặt bằng và thiết kế lô trồng trên bản đồ có tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở cho việc thiết kế ngoài thực địa.

- Kích thước lỗ trồng:

Các khu vực có địa hình dốc dưới 80 thì thiết kế lô 25 ha (500 x 500 m);

Các khu vực có địa hình dốc trên 80 thì thiết kế lô nhỏ hơn, hình dáng lô tuỳ địa hình cụ thể.

- Thiết kế hàng trồng

Đất dốc dưới 8° trồng ng hàng theo hướng Bắc-Nam;

Đất dốc từ trên 8°: thiết kế hàng theo đường đồng mức chủ đạo.

- Mật độ và khoảng cách trồng

+ Mật độ 476 cây/ha (7m x 3m) áp dụng cho vùng đất thuộc hạng la (độ sâu tầng đất > 150-200cm), hoặc khi trồng giống dày như RRIM 600... cao su không thích hợp trồng dày như RRIM 600...

+ Mật độ 512 cây/ha (6, 5m x 3m) , 555 cây/ha (6m x 3m) và 571 cây/ha ( 7m x 2,5m) áp dụng cho vùng đất thuộc hạng Ib ( > 120 - 150cm ) , đất hạng II ( >=120-150 cm; 80-120cm), loại III(>= 80 - 120cm )

4. Chống xói mòn và chống úng

- Vùng có độ dốc trên 8° phải có hệ thống bờ chắn để chống xói mòn.

+ Khoảng cách bờ:

- Độ dốc 8-10°: hai bờ cách nhau khoảng 15 hàng cao su;

- Độ dốc 11-20°: hai bờ cách cao su; khoảng 7 hàng cao su

- Độ dốc 21-30°: hai bờ cách nhau khoảng 6 hàng cao su.

+ Kích thước bờ: đáy rộng 2m, mặt rộng 0,5m, cao 0,8m .

- Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1m x 1m. Các năm sau trong quá trình làm cô hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng.

- Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15-20cm để chống xói mòn và bảo vệ đất.

IV. Trồng cao su

1. Đào hố, bón lót

- Hố có kích thước dài 70cm, rộng 50cm, sâu 60cm, đáy hố rộng 50cm x 50cm. Khi đào phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Trên đất dốc thì để riêng lớp đất đáy về phía dưới dốc. Đào hố để ải trước khi bón phân và lập hố khoảng 15 ngày. Có thể sử dụng cơ giới để đào hố với kích thước hố bằng hoặc lớn hơn.

- Bón lót: mỗi hố 10kg phân chuồng hoai hoặc bán hoai mục, 300 gam lân nung chảy (loại phân lân này rất phù hợp trên đất bạc màu, pH chua, có Ca, Mg, bị rửa trôi nhiều, phân có phản ứng kiềm và có tỷ lệ MgO khá, nên rất thích hợp cho cây cao su).

- Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp hố; sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố. Cắm cọc ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng.

2. Thời vụ trồng

- Chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ ẩm. Thời vụ trồng tốt nhất cho vùng Thanh Hoá: trồng bằng bầu cắt ngọn hoặc có tầng lá vào vụ xuân (tháng 2-3).

- Trồng dặm cũng bằng thời vụ nêu trên.

3. Giống cao su

Phải thực hiện đúng theo cơ cấu giống của từng giai đoạn do cấp có thẩm quyền ban hành. Mỗi lô trồng một giống, không trồng liền vùng quá 200ha cho một giống.

4. Tiêu chuẩn cây giống

4.1. Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi

Đường kính của tum đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định.

Tum không bị tróc vỏ, không bị dập. Rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ.

4.2. Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn

Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiểu 14mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định.

Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.

4.3. Tiêu thuẩn bầu có tầng lá

Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiếu 12mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khoẻ.

Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc,

4.4. Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá

Chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoe. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.

5. Trồng cây

Trồng tum

Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây,... Xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài của rễ cây tum.

Đặt tum thẳng đúng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên; lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào tum. Sau cùng, dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép.

Trồng bầu

Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây,... xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu tương ứng với chiều cao bầu.

Dùng dao bén cắt sát đáy bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu. Trường hợp rễ cọc bị xoắn ở trong bầu thì phải cắt hết phần rễ xoắn.

Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất.

Rạch bầu PE theo đường thẳnh đứng, rồi kéo nhẹ túi bầu lên. Kéo túi bầu tới đâu thì lấp đất để ém chặt bầu tới đó sao cho không làm bể bầu.

Trồng dặm.

Phải trồng dặm và định hình vườn cây ngay từ năm thứ nhất, chậm nhất là năm thứ hai. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức phát triển tương đương với cây trên vườn.

- Trồng dặm trong năm thứ nhất:

Hai mươi ngày sau khi trồng, kiểm tra để trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết. Dùng bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá ổn định hoặc tum bầu trên 2 tầng lá ổn định để trồng dặm.

Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là 15% đối với phương pháp trồng bầu và 25% đối với phương pháp trồng tum.

- Trồng dặm trong năm thứ hai:

Dặm bằng bầu hoặc tum bầu có 2-3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị để dặm dự kiến là 5% hoặc theo kết quả kiểm kê cuối năm thứ nhất để chuẩn bị đủ dặm vào đầu vụ trồng mới.

6. Trồng xen trong vườn cao su

6.1. Qui định chung

Cây trồng xen không ảnh hưởng đến sinh trưởng và không là ký chủ của những mầm bệnh của cây cao su. Phải bón phân cho cây trồng xen, luân canh hợp lý và dùng các dư thừa thực vật sau khi thu hoạch để tủ gốc cho cây cao su.

- Không trồng xen cây ngắn ngày trên vườn cao su có độ dốc trên 8°, vì việc làm đất có thể gây xói mòn nghiêm trọng.

- Trên đất bạc màu, đất dốc phải thiết lập thâm phủ cây họ đậu ngay từ năm đầu. Trên diện tích có xen canh cây ngắn ngày, phải thiết lập thảm phủ họ đậu ngay sau khi ngưng trồng xen.

6.2. Khoảng cách trồng xen

- Trồng xen đậu lúa:

+ Năm thứ nhất: Trồng xen cách hàng cao su mỗi bên 1m đối với cây đậu và 1,5m đối với lúa.

+ Năm thứ hai, năm thứ ba: trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5m.

+ Thiết lập thảm phủ cây họ đậu:

Có thể trồng thuần hoặc hỗn hợp một số loại cây thích hợp với nhau, bổ sung cho nhau để phát huy tối đa tác dụng của thảm phủ. Duy trì thảm phủ cách gốc cao su 1,5m.

Chọn các loại cây họ đậu như đậu Kudzu (Pueraria phaseoloides), đậu Mucuna (Mucuna cochichinesis) để trồng xen.

Công ty Cổ phần Kỹ thuật Cao su
DAKRUTECH


 
gọi Miễn Phí