Các kỹ thuật trồng cây cảnh - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Cũng như các thực vật khác, các giống loại cây được trồng làm cảnh có những đặc điểm chung mà người trồng cần lưu tâm và đây cũng chính là những cơ sở khoa học cần thiết để tiến hành các biện pháp kỹ thuật trong khi trồng. Bên cạnh đó mỗi loại cây cảnh sẽ có những đặc điểm riêng, chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Các kỹ thuật trồng cây cảnh

Cũng như các thực vật khác, các giống loại cây được trồng làm cảnh có những đặc điểm chung mà người trồng cần lưu tâm và đây cũng chính là những cơ sở khoa học cần thiết để tiến hành các biện pháp kỹ thuật trong khi trồng. Các đặc điểm chung đó là :

1.Đặc điểm chung của cây cảnh

Tương quan giữa các bộ phận cây


Các cây cảnh cũng như các thực vật xanh đều có kích thước hình dáng và cấu tạo nhất định, đặc trưng cho mỗi họ, loài, giống của mình, bao gồm các phần khác nhau thực hiện các chức năng đặc biệt, đến lượt mình các phần này có các tổ chức phức tạp mà đơn vị cấu trúc của chúng là tế bào - một đơn vị đơn giản nhất của sự sống của thực vật có khả năng tồn tại một cách độc lập.

Tuy nhiên là những thực vật bậc cao, ở các cây cảnh có sự chuyển hóa của các tổ chức cũng như các tế bào này và do đó chúng ta có thể phân biệt ở cây cảnh rất dễ dàng về các phần thân, lá, rễ... Các phần này có chức năng tự quản cao hơn nhiều so với các phần của cơ thể động vật nghĩa là chúng đảm nhận những chức năng của mình đồng thời lại có khả năng tái tạo để tạo ra những phần đã mất. Giữa các phần của cây cảnh có những mối tương quan nhất định và sự tương quan này tạo nên sự cân đối, hài hòa giữa các phần của cây cũng như toàn bộ cây. Sự vi phạm vào các mối tương quan này (thường là thông qua con người bằng các biện pháp kĩ thuật hoặc sự thay đổi của điều kiện sống như ánh sáng, đất đai, phạm vì không gian...) sẽ dẫn đến sự thay đổi tỉ lệ giữa các phần và do đó sẽ tạo ra sự cân đối mới thay đổi kiểu dáng của cây cảnh. Ví dụ sự thay đổi nơi đặt để cây cảnh, thể tích chậu đất, bón phân... sẽ làm thay đổi sự sinh trưởng của một bộ phận nào đấy của cây và sau đó sẽ làm thay đổi sự sinh trưởng của các phần khác của cây.

Mức độ trao đổi chất

Cây cảnh là sinh vật sống nên chúng có quá trình trao đổi chất với môi trường xung quanh mà cây sống thể hiện ở hai quá trình đồng hóa (là quá trình tích lũy năng lượng, cấu tạo sinh chất mới và sinh trưởng) và quá trình dị hóa (là quá trình tự phân giải các chất, giải phóng năng lượng và tiêu dần sinh chất). Cường độ trao đổi chất thay đổi phụ thuộc vào loại hình, giống loài cũng như tuổi cây, điều kiện của môi trường như nước, ánh sáng, dinh dưỡng đất... mà ở đó cây sống.

Sự phản ứng với môi trường của cây cảnh

Tất cả các thực vật cũng như cây cảnh đều có tính cảm ứng và phản ứng với mọi kích thích và các biến đổi trong môi trường mà chúng sống. Những kích thích và những biến đổi này có thể là các biến đổi về điều kiện chiếu sáng, bón phân do con người hay sự biến đổi của thời tiết, khí hậu gây ra. sự biến đổi về kích thước, hình dáng, màu sắc cũng như tính hướng quan, hướng địa và hướng hóa vv... của các cơ quan của cây đều là kết quả do tính cảm ứng của thực vật đối với các nhân tố kích thích gây ra.

Đặc tính sinh trưởng

Đặc tính tiếp theo của các cây xanh là chúng luôn sinh trưởng và là kết quả của quá trình đồng hóa trong sự trao đổi chất với môi trường ngoài của cây xanh. So với động vật thì cây xanh có thời gian sinh trưởng suốt trong một thời gian dài, rất nhiều loại thực vật thời gian này kéo dài hàng trăm năm. Tuy nhiên trong một năm cũng như trong suốt quá trình sống có những thời gian chúng sinh trưởng mạnh và có thời gian sinh trưởng yếu hoặc gần như ngừng sinh trưởng ở trạng thái ngủ nghỉ như một số loại cây có nguồn gốc ôn đới. Sự sinh trưởng lớn lên của các phần khác nhau hoặc các cơ quan của cơ thể thực vật có thể đồng đều cân đối nhưng cũng có thể một bộ phận hay cơ quan này sinh trưởng nhanh hơn bộ phận hoặc cơ quan kia làm cho tỉ lệ và kích hước cơ thể của cây xanh thay đổi.

Đặc tính sinh sản

Sinh sản là đặc tính chung của sinh vật song khác với động vật, cây xanh không chỉ có khả năng sinh sản hữu tính mà còn có khả năng sinh sản vô tính. Nhờ có những khả năng sinh sản này mà trong khi trồng nhân cây cảnh chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp nhân giống để tạo ra cây con theo những yêu cầu của người trồng.

Đó là 5 đặc tính cơ bản của cây xanh và là cơ sở của kỹ thuật trồng trọt, cắt tỉa, bón phân nhân giống và tạo hình tạo dáng trong nghê trông cây cảnh. Có thể nói các biện pháp cũng như các thủ tháp kĩ thuật nhằm tạo ra sự tươi tốt, khỏe mạnh của cây cảnh và nhất là trong khi trồng cây dáng, cây thể đều dựa vào các đặc tính cơ bản trên của thực vật. Chúng ta đề cập đến các thủ pháp kỹ thuật chung thường dùng trong khi trồng cây cảnh.

2. Kĩ thuật hạn chế sự sinh trưởng tạo cây lùn trong trồng cây cảnh

Sự sinh trưởng của cơ quan và toàn bộ cây có cơ sở là sự sinh trưởng của tế bào trong cây. Hai giai đoạn đặc trưng của sự sinh trưởng của tế bào là giai đoạn phân chia tế bào và giai đoạn dãn của tế bào.

Sự phân chia của tế bào chỉ xẩy ra trong các mô phân sinh của cây như mô phân sinh ở đỉnh, ở dâu cành, đầu thân ; mô phân sinh tượng tầng ở giữa phân gỗ và libe của cây thân gỗ, bụi của thực vật 2 lá mầm và mô phân sinh lóng ở giữa các đốt của cây 1 lá mầm. Quan trọng nhất trong giai đoạn phân chia tế bào là cần thiết phải có mặt của 1 loại chất kích thích sinh trưởng gọi là cytokinin mà Chúng được tổng hợp từ sự hoạt động của bộ rễ tại các đỉnh của rễ cây.

Sự dẫn của tế bào là sự tăng kích thước của tế bào và quyết định sự lớn lên của cơ quan hay của toàn cây. Sự lớn lên này theo cả chiều ngang và chiều dọc của tế bào cũng như toàn cây. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này là những điều kiện ngoại cảnh (nước, nhiệt độ, dinh dưỡng...) và sự kích thích của chất kích thích sinh trưởng auxin và gibberellin mà sự cân bằng 2 chất này là điều kiện cần thiết cho sự lớn lên của tế bào cũng như toàn cây một cách cân đối.

Hạn chế sự sinh trưởng lớn lên của cây, tạo ra cây lùn, nhỏ trong kỹ thuật trồng cây cảnh chính là sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm điều khiển quá trình sinh trưởng của tế bào bao gồm pha phân chia và pha dãn của tế bào.

Những kỹ thuật hạn chế sinh trưởng thường dùng như sau :

- Sử dụng các chất ức chế sinh trưởng thực vật. Để hạn chế sự sinh trưởng của toàn cây tạo ra cây lùn, hạn chế sự sinh trưởng của các cơ quan trên mặt đất (thân lá, cành) làm thấp cây trong trồng cây cảnh người ta có thể sử dụng dung dịch các chất ức chế sinh trưởng như CCC (Chlorochlin chlorid); MH (Malêin hydrazit) TIBA (Axit 2.3.5 trijodben zoic) hay phosplio D dễ phun lên tán cây với nồng độ thích hợp ở thời kỳ trước lúc cây sinh trưởng mạnh. Ví dụ CCC là chất kháng lại tác dụng của Gibberellin nên khi phun lên cây sẽ ức chế sự kéo dài của tế bào cũng như toàn cây và do đó ức chế sự sinh trưởng chiều cao của cây. Trong lĩnh vực cây cảnh ở Việt Nam chúng ta chưa được nghiên cứu nhiều về việc sử dụng các chất ức chế này mặc dù ý nghĩa thực tiễn của nó rất lớn.

- Sử dụng kỹ thuật bón phân và tưới nước để hạn chế sự sinh trưởng của cây : Phân bón và nước là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ sinh trưởng của cây. Phân đạm và nước tưới cho cây sẽ làm cây sinh trưởng mạnh, đâm chồi nẩy lộc nhiều và kéo dài thời gian sinh trưởng. Việc bón thêm vôi (Ca) và ít lưới nước hoặc khô hạn sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, thời gian sinh trưởng ngắn và chóng già. Phân lân bón cho cây cảnh nhằm hạn chế sinh trưởng của cây một cách hợp lý, cây không có biểu hiện suy thiều dinh dưỡng, bộ lá xanh và khỏe. Thông thường đối với cây cảnh trong chậu người ta thường bón nhiều lần mỗi lần một ít và sử dụng nhiều phân lân phân hữu cơ hơn các loại phân khác để bón. Đối với tưới nước cũng chia làm nhiều lần Và tưới mỗi lần một ít đủ ẩm đất.

- Sử dụng cắt tỉa cành, lá và rễ để điều chỉnh sự sinh trưởng của cây (Hình vẽ 1, 2 )

Việc cắt tỉa các bộ phận như lá, cành và đặc biệt là cắt tỉa rễ của cây nhằm điều chỉnh sự sinh trưởng lớn lên của toàn cây là biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến hơn cả. Cơ sở của nó là dựa vào sự tương quan giữa các bộ phân của cây đồng thời hạn chế sự tổng hợp các chất phytohormon sản sinh ra trong bản thân cây điều tiết sự sinh trưởng. Việc cắt tỉa này nhìn chung có thể tiến hành trong thời kì cây sinh trưởng hay trong lúc thay chậu và đất cho cây.

+ Cắt tỉa rễ : Cắt bỏ rễ đuôi chuột (rễ cọc) của cây đi 1/3 chiều dài của rễ, cắt bỏ các rễ bên quá dài bằng kéo cắt cành hoặc dao sắc để tránh giập nát chỗ cắt giúp rễ nhanh lành vết thương đối với các cây mới trồng hoặc và cây được thay chậu và đất. Đối với các cây đang trồng trong chậu nếu sinh trưởng quá mạnh có thể dùng thuổng nhỏ xăm ở xung quanh gốc theo mức độ cần hạn chế để làm đứt đi nhiều hay ít rễ.

+ Cắt tỉa cành và lá cây ở trên của cây sẽ làm cho rễ sinh trưởng chậm lại, bằng cách này sẽ hạn chế sự sinh trưởng của toàn cây. Việc cắt tỉa này đồng thời cũng là việc cắt tỉa tạo dáng, thể của các đình trên cây vì vậy tùy thuộc vào bộ tân của cây thẻ cây cũng như dáng của cây mà cắt tỉa các cành và lá đi cho thích hợp. Thường những cành, lá mọc không đúng chỗ thì cắt bỏ toàn bộ sát với thân hoặc đành để lại, những cành đúng chỗ nếu sinh trưởng qua mạnh thì cắt đi 1/3 - 1/2 cành cùng với lá.

- Sử dụng sự chiếu sáng của mặt trời để điều chỉnh sự sinh trưởng của cây : là một kỹ thuật đơn giản song tác dụng chậm và không rõ rệt. Trong điều kiện chiếu sáng thiếu hoặc cây không được nhận các ánh sáng trực xạ thực vật thường sinh trưởng mạnh, vươn cao theo chiều cao, sự sinh trưởng theo chiều ngang hạn chế nhiều do vậy cây mảnh mai, yếu ớt. Việc đặt cây ở điều kiện chiếu sáng trực xạ do tác dụng của các tia cực tím của ánh sáng mặt trời sẽ làm sự sinh trưởng của cây bị hạn chế theo chiều cao và có khuynh hướng sinh trưởng theo chiều ngang làm cây lùn đi. Trong kĩ thuật này cần chú ý đối với các cây chịu dâm hoặc các cây cảnh đặt trong điều kiện chiếu sáng yếu phải đưa cây đặt ra ánh sáng trực xạ từ từ và dần dân để cho cây thích nghi dần tránh làm cháy lá, héo cành do điều kiện chiếu sáng gay gắt. 

Cần chú ý rằng các kỹ thuật hạn chế sự sinh trưởng của cây tạo ra cây lùn trong việc trồng cây cảnh không phải là sự ép buộc gò bó và làm cho cây suy kiệt không còn sức sinh trưởng mà các kỹ thuật này chỉ nhằm điều tiết sự sinh trưởng, hạn chế sự lớn của cây thái quá cần đảm bảo cho cây có bộ lá xanh tốt, đủ dinh dưỡng và không bị suy yếu mất khả năng sinh trưởng và tồn tại.

3. Kỹ thuật tạo dáng cho bộ rễ

Trong việc trồng cây cảnh thì dáng thế của bộ rễ ở gốc là điều rất quan trọng vì nó làm tăng tính cổ thụ cũng như vẻ đẹp của cây. Thường thì trong cây cảnh người trồng mong muốn tạo cho cây cảnh của mình có thế lộ căn (phơi rễ), rễ chân rơm, thế rễ bạch tuộc... Trong kỹ thuật tạo dáng cho bộ rễ của cây cảnh trước hết người trồng phải chú ý chọn được loại, giống cây thích hợp với khả năng tạo ra dáng rễ mình mong muốn sau đó sử dụng một số kỹ thuật sau để tạo ra cho cây cảnh của mình có một bộ rễ theo ý muốn.

- Sử dụng kỹ thuật đôn cao rễ cho cây : Kĩ thuật này áp dụng đối với các loại, giống cây khả năng ra rễ phụ ở gốc và thân kém và nó đòi hỏi một thời gian khá dài, từ từ mới có kết quả. Thường là người ta trồng cây vào chậu có đáy sâu để rễ tự do mọc dài. Sau một thời gian từ 6 tháng đến 1 năm tùy vào giống loại cây người ta thay chậu khác cho cây với loại chậu nông hơn và trồng nâng rễ lên khỏi mặt đất một đoạn ngắn. Cứ thay chậu như vậy nhiều lần cho đến khi đạt được bộ rễ theo yêu cầu.

Cũng có thể trồng cây ở chậu lớn và sâu đáy cho cây sinh trưởng sau 6 tháng một lần moi dân lớp đất mặt xung quanh gốc cây để rễ lộ ra dần và cứ như thế cho đến khi đạt được thế rễ theo yêu cầu của người trồng (xem hình 3).

Trong kỹ thuật này cần chú ý sau khi nâng cao đôn rễ lên hoặc moi bới cho bộ rễ ra khỏi đất cần phải phủ các rễ lộ ra khỏi mặt đất bằng các vật liệu ẩm mỏng như vải ẩm, rác mục ẩm một lớp mỏng trong một thời gian 1 tuần đến 10 ngày để các rễ này thích ứng với điều kiện mới tránh cho lớp vỏ rễ phía trên bị hoại tử do ánh sáng và điều kiện sống ở mặt đất tác động.

- Kĩ thuật vin các cành lá, cành ở thấp xuống để tạo ra thế rễ chân nơm, rễ trụ, rễ bạch tuộc v.v... Kĩ thuật này áp dụng đối với các loại, giống cây ít có khả năng tạo ra các rễ khi sinh trên cây và các cành lớn, cành chính nhằm biến đổi các cành lá, cành mọc thấp trên thân trở thành các cành với chức năng như là rễ mọc từ phần thân, cành chính của cây.

Các cành mọc ở vị trí thấp, các cành lá của cây không cắt bỏ đi mà nuôi để trên cây đến khi cành đã ổn định và hóa gỗ (cành bánh tẻ) thì vin xuống dưới đất. Dung dao sắc lột bỏ một đoạn vỏ xung quanh cành như chiết sau đó dùng đất lấp đi và giữ cố định cho phần khoanh vỏ nằm trong đất. Sau một thời gian thường 6 tháng thì ở chỗ khoanh vỏ sẽ hình thành rễ, cắt bỏ phần ngọn của cành và như vậy ra đã có một cành có đầu cành ra rễ ở dưới đất. Cành này sẽ đảm nhận chức năng giống như là một rễ mọc từ thân hay cành chính của cây (xem hình vẽ 4).

- Kỹ thuật nuôi các rễ khí sinh : áp dụng chỉ đối với các loại giống cây có khả năng tạo ra các rễ phụ khí sinh như Vanh, si, gừa, bồ đề v.v... Cần chú ý rằng ở các loại cây này thường có 2 loại rễ phụ với khả năng tạo thành rễ lâu dài khác nhau : Loại rễ phụ mọc lòng thòng thường ngắn không chấm đất, đầu rễ trắng là loại rễ chỉ hoạt động trong thời gian ngắn sau đó khô héo đi. Loại rễ này không thể nuôi tạo ra rễ lâu dài. Loại rễ mọc dài nhanh và vươn khả năng tạo thành rễ lâu dài... và sau này có thể trở xuống mặt đất thường coa màu nâu sẫm là loại có dáng rễ theo yêu cầu của người trồng. Cần chú ý thành thân cho cây. Đây là loại rễ cần nuôi tạo ra rằng trong thời kỳ sinh trưởng vươn dài của các rễ phụ này cần phải giữ sao cho các đầu rễ không bị Xây sát cũng như va quệt vào vật cứng để giữ cho định rễ tiếp tục phát triển đến khi chạm đất và chui vào lòng đất. Cẩn thận hơn người ta thường dùng các dây buộc từ phần cành chính nơi rễ phụ mọc kéo xuống đất để tạo ra dây hướng cho rễ phụ dựa vào mà sinh trưởng và phun cho các rễ này nước và vitamin B1 để kích thích.

Ngoài các kỹ thuật trên trong việc trồng cây cảnh để tạo ra bộ rễ theo ý muốn người trồng còn sử dụng các chất kích thích ra rễ để tạo ra rễ ở chỗ yêu cầu, bó bầu đất tạo rế, vun cao gốc cây, nuôi rễ trong các ống bương, ống tre v.v... nhằm có được những bộ rễ hoặc từng rễ theo yêu cầu.

4. Kĩ thuật uốn, tạo hình cho cây

Uốn tạo hình cho cây cảnh là công việc uốn cho thân cây và cành theo những thế cách, kiểu dáng mà người trồng mong muốn. Đây chính là kỹ thuật tạo hình cho cây quyết định dáng thế và là một kỹ thuật đòi hỏi sự công phu, kiên nhẫn và nắm Vững đặc tính sinh học, kiểu thế của đối tượng mà - người trồng tác động.

Đối tượng dùng chọn của người trồng đối với các cây cảnh tạo hình dáng, uốn thế phải là các cây sống lâu năm, thân cành dẻo dai dễ uốn để tạo ra các kiểu dáng hoặc thế của những cách chơi của người Việt Nam, cách chơi của người Trung Quốc hay cách chơi của người Nhật Bản. Những thế cây, dáng cây của những cách chơi khác nhau là rất phong phú và đa dạng. Có những thế hoặc dáng cây yêu cầu sự uốn, tạo hình khá đơn giản không cầu kỳ như thế "song phụ", "văn nhân", v.v... đối với các cây thế của Việt Nam song có những thế, dáng cây đòi hỏi sự uốn, tạo hình cầu kỳ, uốn lượn nhiều như các thế "Long giáng", "Long thăng" v.v... Các kiểu thế dáng cây cơ bản có thể xem tham khảo ở hình vẽ 5 và các sách hướng dẫn khác.

Nguyên tắc cơ bản trong uốn tạo hình, thế của các cây cảnh ngoài vấn đề cổ thụ (kỹ thuật lão hóa để tạo cho cây có dáng cổ thụ) người uốn tạo hình, tạo thế còn phải đảm bảo tỷ lệ cân xứng giữa các bộ phận của cây như rễ, thân, cành, lá để tạo ra sự phân bố bộ phận của thân, các cành chính, cành phụ ở vị trí của kiểu dáng hoặc thế cây đặt ra sao cho cây thật vững chãi nhưng không cứng nhắc, thật tự nhiên mà không gò bó.

Trình tự uốn tạo hình, tạo thế đối với cây cảnh bắt đầu từ cây nguyên liệu (cây trồng từ hạt, cây dâm, triết cành hay thu thập từ tự nhiên có dáng dấp cơ bản của một kiểu dáng hoặc thể định tạo) được tiến hành như sau:

- Định hướng cho thân chính : Là kỹ thuật chọn hoặc tạo ra những nhánh cành làm thân chính của cây đồng thời uốn hoặc điều chính cho thân chính này sinh trưởng theo dạng thế cần tạo.

- Để nuôi hoặc tạo ra các cành tả, cành hữu, cành tề cành hầu, cành chính hoặc các cây con (cây tử) theo sự sắp xếp các cành (phân chi) theo thế, dáng cây định tạo bằng các kỹ thuật cắt, ghép cành, 25 ghép thân, uốn cành v.v... Trong giai đoạn này cần chú ý sự sắp xếp các cành thành tầng hoặc khối sao cho khi nhìn ngang vẫn thấy có khoảng cách giữa các tầng, các khối cành và nhìn từ trên xuống thì các khối và tầng cành phải bố trí theo hình rẻ quạt, hình tia xoắn trôn ốc theo thân của cây đồng thời các bị tầng cành hoặc các khối cành này không chĩa thẳng lên hoặc không chĩa thẳng vào mặt người xem ngắm.

- Cắt tỉa, uốn cành để lại. Loại bỏ các cành không hợp vị trí, các cành nhánh quá dài hoặc khô héo, chết để sao cho làm nổi bật thế, dáng cây đang được uốn tạo hình.

Những cây chủ yếu dùng để tạo dáng, tạo thế thường là các cây Vọng cách (Permna retusa L.), Sung (Ficus glommarata Roxb), cây Ôro (Taxotrophisi licifolia), cần thăng (Feronia limonia Swingle) v... Với những kỹ thuật uốn tạo hình, tạo thế phong phú và đặc sắc. Xin giới thiệu một số kỹ thuật phổ biến trong tạo hình, uốn sửa tạo dáng, thế cây sau :

a) Cuốn dây thép

Là kỹ thuật uốn tạo hình cho cây cảnh rất phổ biến cho phép người trồng có thể tạo ra hình dáng và thế cây mong muốn. Hiệu quả phương pháp này được duy trì và nhanh nếu kết hợp với các phương pháp cắt tỉa neo kéo và các phương pháp khác.

Kỹ thuật cuốn dây thép được áp dụng sau khi đã định hướng cho thân chính và cắt tỉa tạo dáng cho các cành của cây.

Mục đích của kỹ thuật cuốn dây thép là dùng dây cứng để tạo ra một lực căng thích hợp giữa im thân hoặc cành của cây ở một vị thế mong muốn trong một khoảng thời gian đủ dài (6 tháng đến 2 năm) để cho các đoạn thân hoặc cành sinh trưởng hòa gỗ và ổn định theo dáng, thế uốn của dây thép. Vì vậy trong kỹ thuật cuốn dây thép phải đảm bảo các yêu cầu sau.

- Không cuốn dây thép quá chặt hoặc quá lỏng đối với cây và vì vậy phải luôn có chỗ dựa chắc cho các đầu dây thép cuốn.

- Cuốn dây thép theo hình xoắn ốc từ dưới lên trên, từ gốc cành ra đầu cành theo chiều cong của thân hoặc cành.

- Theo đặc tính sinh học của đối tượng (cây trồng) mà định thời gian tiến hành cuốn dây cho thích hợp ở thời kỳ cây sinh trưởng hay vào thời kỳ nghỉ ngủ của cây. Không cuốn dây thép khi cây còn yếu hoặc vừa mới thay đất thay chậu.

- Thời điểm cuốn dây nên tiến hành khi trời dâm mát hoặc cây đã được đặt trong nơi dâm mát. Không cuốn dây thép khi vừa tưới nước hoặc cây bị khô hạn quá lâu ngày.

- Chọn dây thép có đường kính phù hợp với thân hoặc cành cân cuốn và dây thép cần được bao cuốn bằng những vật liệu kiểm và tránh gỉ như vải, bông hoặc nilon. Cần tháo gỡ dây thép cuốn ra khỏi thân, cành cây khi có dấu hiệu dây thép lằn trên vỏ thân, cành.

Kỹ thuật cuốn dây thép (xem hình vẽ 6) như sau:

+ Giữ cố định đầu dây bằng cách gim giữ ở gốc thân cành hoặc móc đầu dây vào thân, cành.

+ Cuốn dây theo hình xoáy trôn ốc với đường Khoảng cách giữa các vòng xoáy không quá dầy Xoán tạo với phương thẳng đứng một góc 45 - 50 độ. Khoảng cách giữa các vòng xoáy không quá dầy hoặc quá thưa tùy theo mức độ cần uốn và kích thước của thân hay cành. Không cuốn chung nhiều thnh vào cùng 1 dây và không cuốn chéo hai sợi dây treo trên cùng 1 thân hoặc cành.

+ Những đoạn thân hoặc cành cần uốn cong nhiều hoặc các loại cây dễ gãy thì cần phải cuốn thân và nhà đó bằng vải, bông hoặc nilon trước khi cuốn dây thép.

Cần chú ý rằng kỹ thuật cuốn dây thép là một kỹ thuật tạo hình, tạo thế cây rất thô bạo tác động vào cây cảnh vì vậy chỉ áp dụng đối với những thân hay cành con non, không quá già. Đối với những thân, cành gốc già rồi cần áp dụng kỹ thuật neo kéo hoặc nêm để uốn từ từ.

b) Kỹ thuật dần dây neo kéo

Là kỹ thuật sử dụng các dây buộc để neo kéo thân hoặc cành theo dáng, thế đã định. Kỹ thuật này có ưu thế là an toàn đối với cây tạo ra sự cong của thân cành tự nhiên hơn, ít gây gãy dập nhất là đối với các cây dễ gãy song hiệu quả từ từ và lâu dài.

Mục đích của kỹ thuật này là dùng dây để chằng, neo kéo hoặc dằn thân cây hoặc cành cây theo vị thế nhất định hoặc cố định hướng cho các cành hay thân sinh trưởng. Để tạo ra một lực căng thích hợp giữ cho thân hoặc cành ở vì thế mong muốn người ta có cả nh hay phần thân ở một đầu của dây buộc, còn đầu kia được giữ căng bằng cách chẳng với cành, thân khác hoặc gim xuống các thành đáy chậu hoặc dùng vật nặng để gim giữ (treo) 3 chỉ đến khi cành hoặc phần thân ổn định được độ cong hoặc hướng sinh trưởng thì bỏ dây treo néo ra.

Để đảm bảo cho sự dằn dây cũng như sự neo kéo các cành hoặc thân cây ổn định trong kỹ thuật tiến hành người trồng thường làm các khung bằng tre gỗ theo dáng thế định tạo ra sau đó dùng khung xương này để chằng, dần hoặc neo kéo các cành cũng như thân. Cách thức này là sự kết hợp giữa các kỹ thuật chằng, neo, cột dây đối với cây song chỉ áp dụng ở những trường hợp tạo hình các dáng thế đơn giản.

Kỹ thuật neo kéo dằng bằng dây (xem hình vẽ 7) bao gồm các kiểu sau :

+ Chằng dây ở ngay trên cây giữa cành này với cành kia hoặc giữa thân và cành để tạo ra dáng thế mong muốn (hình 7a).

+ Néo kéo bằng dây từ thân, cành của cây với chậu trồng để định hướng cũng như uốn tạo hình (hình 7b).

+ Dùng vật nặng để treo lên cành hoặc thân để cố định (hình 7c).

+ Dùng bộ khung có sẵn để neo kéo và cột cành hoặc thân cây theo bộ khung đó (hình 7d).

Tất cả các kiểu neo kéo trên để cố định cần chú ý nơi buộc dây ở cành hoặc thân phải ở vị trí thích hợp không nên buộc dây ở ngọn cành hoặc đầu của thân. Dây dùng để chằng buộc neo kéo phải là dây có bản rộng, khá bền và không được buộc quá chặt vào thân hay cành. Có thể dùng móc thép để giữ đầu dây ở phần nối với cành, thân để tránh sự thắt nghẽn do dây buộc gây ra đối với sự sinh trưởng của thân và cành hoặc chỗ buộc của dây đối với thân hay cành ta lót một lớp bông vải mềm rồi mới buộc.

c) Kỹ thuật uốn tạo hình bằng cách nêm cho cành và thân

Kỹ thuật này thường dùng trong các trường hợp cần uốn tạo độ cong hoặc tạo hình ở phạm vi nhỏ, sửa chữa thân hay cành cây bị khuyết tật nhỏ như góc độ giữa thân và cành quá hẹp, thân hoặc cành thẳng chưa cong theo ý muốn v.v...

Kỹ thuật này dùng một miếng gỗ hoặc vật cứng khác có tác dụng như là một cái nêm để nêm giữa các cành hoặc giữa cành với thân cây hoặc thân cây với giá cố định vào thân cây... Để làm cho chỗ được nêm đó cách xa nhau và uồn theo hướng đã dinh (hình 8). Tất cả các kiểu nêm cần chú ý là nêm một cành từ từ và dẫn dẫn và phải luôn luôn kiểm tra để nêm lại cho chặt.

Kỹ thuật nêm thường áp dụng để sửa chữa các khuyết tật về độ cong cũng như sự phân bố và góc độ giữa cành và cây vì vậy theo tình hình cụ thể mà bố trí nêm cho thích hợp vã đòi hỏi sự kiên trì dần dần không được nóng vội

d) Kỹ thuật ghép để tạo hình dáng cho cây

Sử dụng kỹ thuật ghép cây để tạo hình dáng thế cho cây cành còn ít được sử dụng do kỹ thuật này đòi hỏi người trồng có thao tác ghép tốt.

Trong tạo hình tạo thế kỹ thuật ghép cho phép có thể tạo ra các cành mới ở vị trí mong muốn trên cây theo kiểu dáng hoặc thế đã định mà bản thân cây chưa có hoặc có thể ghép nhiều thân với nhau để tạo bó thân to hơn và do đó dễ tạo hình hơn như trong trường hợp tạo hình các cây cảnh theo tầng lán như dáng bách tán, hoặc trên một cây cảnh có nhiều giống, loài như hoa giấy v.v...

Để ghép được thành công cần chú ý các điều m kiện sau :

+ Cành ghép (phân cành, mắt dùng để ghép vào cây) và gốc ghép (cây để ghép cành hoặc mắt vào đó) phải có quan hệ họ hàng về mặt thực vật học nghĩa là phải cùng một loài hoặc giống hay cùng họ với nhau.

+ Phải có sự tiếp hợp giữa lớp tượng tầng của cành ghép và gốc ghép với nhau bởi vì sự tiếp hợp của 2 lớp tượng tầng này (mô phân sinh ngang của cây) là cơ sở để cành ghép và gốc ghép dính liền nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.

+ Cành, mắt ghép phải có đủ chất dinh dưỡng, khỏe không bị sâu bệnh và gốc ghép đang ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, lớp tượng tầng của chúng đang ở thời kỳ hoạt động. Để đạt được điều này cần chú ý chọn mùa ghép (thời vụ ghép) và tuổi gốc ghép cho thích hợp đối với từng cây. Kiểu ghép là rất phong phú và có thể phân ra như sau :

* Ghép mắt : là kiểu ghép dùng bộ phận ghép vào thân là một mắt cành để ghép. Mắt ghép này có thể là một miếng vỏ ở đốt cành có điểm sinh trường. bên hoặc là một mắt cành có cả gỗ nhưng lớp gỗ này rất mỏng. Theo kiểu lấy mắt ghép cũng như kiểu mở miệng dễ ghép ở phần gốc ghép mà người ta phân ra kiểu ghép cửa sổ, kiểu ghép chữ T, kiểu ghép mắt có gỗ v.v... (xem hình 9).

Kỹ thuật ghép mắt thường áp dụng trong trường hợp gốc ghép là những cây còn sung sức, khỏe có tuổi thấp hoặc ở những cành còn non chưa già lắm (cành bánh tẻ) nhằm tạo ra một mầm sinh trường để sau khi ghép thì phát triển trở thành một cành, nhánh ở vị trí ghép này do đó cũng ít được sử dụng trong trồng cây cảnh.

Thao tác kỹ thuật ghép mắt bao gồm các bước sau:

Chọn mắt ghép : sau khi đã xác định được thời vụ ghép thích hợp tiến hành lấy một đoạn cành có các mắt ghép trên cây mẹ cho cành mắt ghép, Các cành này phải sung sức, không có sâu bệnh, lá vẫn còn trên các đốt, vỏ cây dày, tiến hành chọn các mắt - ở phần giữa là các mắt có điểm sinh trưởng khỏe để ghép.

Mở miệng gốc ghép (cây được ghép ở vị trí -mong muốn theo hình cửa sổ (nếu ghép kiểu cửa - sổ), hình chữ T (ghép kiểu chữ T) vv... Cắt mắt ghép cho phù hợp với kiểu ghép bằng dao sắc tránh dập và luồn mắt ghép vào miệng mở ở Bốc ghép. Tha dân này đòi hỏi nhanh, gọn và không bị bẩn mắt ghép cũng như miệng gốc ghép.

Dùng dây nilon có bề rộng 0,8 - 1,0cm dài 25. 30cm để buộc chặt đầu mắt ghép với gốc ghép theo kiểu cuốn lớp nọ lợp lên lớp kia từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống sao cho kín chỗ gốc ghép.

Sau 10 - 15 ngày mở dây kiểm tra mắt ghép. Nếu mắt ghép còn xanh tươi và cuống lá tự rụng thì mắt ghép đã sống. Ta bỏ dây buộc và tiến hành chăm bón cho gốc ghép để mắt ghép mọc lên thành cành.

Cần chú ý là trong nghề trồng cây cảnh sau khi ghép mắt xong người ta không cắt bỏ toàn bộ phần trên của cây gốc ghép do đó để cho mắt ghép nẩy mầm thành cành mới ngoài việc chăm bón người trồng phải ngắt bỏ đỉnh sinh trưởng của thân, cành gốc ghép để loại trừ ưu thế sinh trưởng của thân, cành gốc ghép thì mắt ghép mới sinh trưởng mọc thành cành mới được.

* Ghép cành : Là các kiểu ghép mà bộ phận dùng để ghép là một đoạn cành trên đó có từ 2 - 3 mắt hoặc hơn nữa như trong trường hợp ghép các thân của nhiều cây với nhau. Đây là kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong nghề trồng cây cảnh bởi nó cho phép có thể tạo ra được cành ngay ở vị trí định ghép. Tuy theo kiểu cách mà người ta chia ra các kiêu ghép nêm cành, ghép áp, ghép luồn vỏ v.v... (xem hình 10).

Kỹ thuật ghép cành về cơ bản các theo tác, cũng như ghép mắt, là phải làm sao để cho mô phân sinh tượng tầng của cành ghép song cần chú ý rằng bộ phận ghép này là một đoạn cành có 2 - 3 mắt (như ghép nêm, ghép luồn vỏ...) hoặc là một cành khá lớn cùng với gốc cây (như ghép áp v.v...) do đó để đảm bảo tỷ lệ sống cao phải tránh được sự mất nước của các bộ phận này bằng cách bôi farafin vào vết cắt, bọc cuốn các cành ghép bằng polyetylen v.v...

Trong nghề trồng cây cảnh, nhất là khi trồng các cây với mục đích tạo dáng, tạo thế sau này người trồng còn sử dụng kiểu ghép nhiều thân của nhiều cây thành một cây thống nhất để tạo cơ sở cho thân chính to, tạo dáng cổ thụ và đồng thời sẽ có nhiều mầm chồi, cành để tạo dáng, tạo thế. Phương pháp này (hình 11) được áp dụng nhiều ở những giống, loài cây cảnh có khả năng tiếp hợp giữa chúng tốt như sanh, si, giữa, vọng cánh...

5. Kỹ thuật lão hóa cho cây cảnh

a) Khái niệm

Đối với các cây dáng, cây thế trong cây cảnh thì việc lão hóa tạo cho cây có tính cổ thụ được người trồng rất chú trọng. Việc tạo dáng dấp cổ thụ hay có tuổi sống cao người trồng thường chú ý lợi dụng những khuyết tật về cấu trúc của cây, phần cành, thân bị chết hay chủ động tạo ra trên cây bằng những thủ pháp kỹ thuật đối với bộ rễ (như phần trên) và đối với phần thân cành của cây.

Đối với phần thân, cành của cây kỹ thuật lão hóa hoặc tạo ra lớp vỏ sù sì, rêu mốc, nứt nẻ hoặc tạo ra các u nần trên thân, sự chết của lõi gỗ của thân tạo ra những hang hốc hoặc những vết tích của những tác động của thời gian lên cây.

Việc tạo dáng dấp cổ thụ (lão hóa cho cây) là kết quả tổng hòa của các biện pháp tạo dáng tạo thế cho bộ rễ, cắt tỉa tạo hình cho thân, cành, điều chỉnh hạn chế sự sinh trưởng của cây... và đòi hỏi phải có thời gian khá dài tuy rằng vẻ dáng "cổ thụ" không phải luôn luôn là kết quả của tuổi cây đã sống. Các biện pháp lão hóa cho cây cảnh ở phần thân cành thường có các kỹ thuật sau :

b) Kỹ thuật lột vỏ tạo u nần và sù sì cho thân và cành cây.

Kỹ thuật lột vỏ tạo sự sù sì, u nần cho thân hoặc cành cây dưa trên khả năng tái sinh hàn gắn vết thương của lớp mở phân sinh tượng tâng bao quanh phân gô của thân và cành. Chính do sự hàn gần vết thương của mô này sẽ tạo ra được nhữngàn năn, sù sì và nứt nẻ dáng dấp của một cây cổ thụ.

Trên cơ sở như vậy, kỹ thuật lột vỏ cần chú ý các điểm sau :

- Trong quá trình tiến hành tạo ra vết thương (lột vỏ) trên thân và cành thì không nên tạo ra các vết thương quá lớn làm cây ít có khả năng hàn gắn làm lành vết thương sẽ dẫn đến suy kiệt hoặc thậm chí bị chết. Vì vậy cần phải xem xét đến tình trạng của cây, tuổi cây mà tiến hành lột vỏ của cây với mức độ thích hợp.

- Sự hàn gắn và làm lành vết thương do chúng ta chủ động tạo ra là kết quả hoạt động của lớp mô phân sinh tượng tầng của cây do vậy kỹ thuật này chỉ được tiến hành trong thời kỳ mà lớp tượng tầng này đang hoạt động, không nên tiến hành khi cây đang ở thời kỳ ngủ nghỉ, ngưng sinh trưởng hay sinh trưởng chậm. Thông thường thì người trồng tiến hành vào thời kỳ mùa xuân (tháng 3 - 4) hoặc mùa thu (tháng 8 - 9) hàng năm.

- Kỹ thuật lột vỏ u nần sần sùi và nứt nẻ của lớp vỏ của thân hoặc cành của cây tuyệt nhiên không phải là sự lột vỏ cây để ở những chỗ đó không còn x vỏ nữa, vì vậy ngoài việc tiến hành làm sao ít phá nhất hủy lớp mô phân sinh tượng tầng của cây, người kỹ bớt thuật phải xem xét thận trọng kích thước dài rộng của lớp vỏ lột đi sao cho trên đó lớp vỏ mới có khả năng tái sinh được.

Thao tác kỹ thuật lột vỏ cho thân hoặc cành tạo u nần sần sùi trên cây bao gồm các bước sau :

+ Xác định vị trí, kích thước (dài, rộng) của chỗ đã chọn trên cây : Đây là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật lột vỏ cho cây, nó đòi hỏi người tiến hành phải nắm vững đặc tính của đối tượng cũng như những hiểu biết về tình trạng, tuổi tác, thời kỳ sinh trưởng và điều kiện khí hậu thời tiết cũng như nắm vững các hiểu biết về mặt thẩm mỹ để xác định cho được vị trí ở chỗ nào là đẹp là tốt đối với dáng, thế cây đã có; chiều rộng của lớp vỏ lột là bao nhiêu và chiều dài đến đâu thì vừa và hợp lý đối với cây đã có.

+ Dùng mũi dao sắc bén rạch theo chu vi của lớp vỏ lột sau khi đã xác định được vị trí và kích thước của nó. Sau khi rạch xong nâng lách nhẹ mũi dao để lớp vỏ bong ra khỏi lớp gỗ của thân hoặc cành.

+ Để cho vết thương nhanh khô và lành tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh cho cây, nhất là trong thời kỳ mùa mưa hoặc nơi có độ ẩm không khí cao, có thể dùng một số chế phẩm bôi lên vết thương tạo ra (thường có thể sử dụng axit xitric sunfua canxi... nồng độ thấp) một lớp nhẹ để cây chóng hồi phục.

+ Tiến hành tưới nước (nếu đất khô hạn) hoặc bón thêm phân bón cùng với tưới nước cho cây khi tiến hành kỹ thuật này từ 7 - 10 ngày.

Kỹ thuật lột vỏ là một kỹ thuật tác động gây - vết thương cơ giới khá thô bạo đối với cây của con 3 người vì vậy nó đòi hỏi không chỉ phải thận trọng - mà còn phải từ từ không gấp gáp nóng vội, kiên trì u tùy theo sức lực của cây mà tiến hành ở mức độ cho h thích hợp.

c) Kỹ thuật tạo sẹo trên thân, cành

Kỹ thuật tạo sẹo trên thân hoặc cành của cây cảnh nhằm tạo ra các u lồi trên thân hay cành ở một khu vực nhỏ trên thân, cành. Sau khi thực hiện kỹ - thuật này sẽ tạo ra những u lỗi tròn ở mức độ khác ái nhau trên thân tùy thuộc vào mức độ tác động gây ra những vết thương cơ giới cho cây. Thông thường trong kỹ thuật người trồng sử dụng các thủ thuật sau:

- Cắt bỏ các cành hoặc phần thân không thích hợp ở trên cây để tạo ra vết thương cơ giới. Những cành không ở đúng vị trí hoặc phần thân cần được tái tạo lại thì tiến hành cắt bỏ sao cho vết cắt sát với thân cây (đối với cắt bỏ cành) hoặc vết cắt ở sát với chổi cành dùng để thay thế cho thân sau này. Việc cắt bỏ như vậy sẽ tạo ra những vết thương đối với cây sau một thời gian vết thương lành thì sẽ hình thành sẹo trên thân hoặc cành cây.

Cần chú ý là sau khi cắt bỏ các cành, thân đi thì nên bôi quét parafin hoặc các chế phẩm để tránh sâu bệnh xâm nhiễm nhất là đối với những vết thương tạo ra to.

- Băm, khía, rạch trên vỏ cây để tạo ra vết thương theo dọc hoặc ngang đối với thân hay cành. Kỹ thuật này chỉ cần băm, khứa hoặc rạch vào vỏ cây ở vị trí đã định mà không lột vỏ đi chỉ nhằm tạo ra vết thương cho cây sau một thời gian sự tái tạo làm lành vết thương của mô phân sinh tượng tầng sẽ làm cho vỏ cây sù sì chính ngay ở chỗ tác động Thường áp dụng đối với cây có tuổi cao còn đối với cây non hoặc cây sung sức kỹ thuật này ít tác dụng

d) Kỹ thuật tạo hang hốc, bọng trên thân, cành

Đây là kỹ thuật tác động rất thô bạo đến cây nhằm tạo ra những hang hốc, bọng toàn thân hoặc cành lớn của cây. Mục đích của kỹ thuật này không chỉ làm chết lớp vỏ của cây mà còn làm mất đi một phản gỗ của cây để tạo ra các hốc, bọng trong phần gỗ đó mà khi nhìn người ta thấy sự tàn phá đồng thời sức sống tồn tại của cây, vì vậy những vết thương gây ra thường to, có khi rất to gần cả cây. Chính vì lẽ đó kỹ thuật này trước hết phải từ từ, dần dần không nóng vội và khó dài rất nhiều thời gian có khi đến hàng chục năm.

Các bước tiến hành như sau :

- Xác định vị trí và kích thức của phần tạo hang hốc, bọng trên thân hay cành của cây đã có.

- Tiến hành rạch và lột vỏ của phần định tạo hốc, bọng bằng dao.

- Dùng giấy nháp hoặc lưỡi dao phá bỏ lớp tượng tầng của phần đã lột vỏ đi bằng cách đánh chùi hoặc cạo sạch lớp tượng tầng cho đến phần gỗ của cây. Không nên cạo hoặc đánh giấy nháp quá sâu vào trong lớp vỏ nhiều cây dễ bị chết.

- Sau 2 - 3 tháng dùng đục hình máng đục dần bỏ phần gỗ phía trong của cây. Công việc này chỉ tiến hành sau thời gian lột vỏ đã lành và khi đục bỏ lớp gỗ phía trong phải làm dần dần, ít một mỗi tháng một ít không được đục sâu ngay vào sâu trong lõi gỗ để tránh cây bị héo do không được cấp nước từ bộ rễ hoặc bị chết.

Tương tự như kỹ thuật này, trong việc trồng cây Bonsai có kỹ thuật lột vỏ dọc theo thân cây để lộ gỗ ra gọi là Shari. Nói chung đây là kỹ thuật tiến hành đòi hỏi có sự cẩn thận đồng thời còn mang tính chất điêu khắc trên cây cảnh vì vậy cần phải xem xét đến cả loại cây cảnh có thích ứng được với kỹ thuật này hay không cũng như thời kỳ và tuổi cây, độ lớn của thân, cành đó.

e) Sử dụng chế độ nước để tạo dáng vỏ cổ thụ cho cây

Hạn chế việc tưới nước cho cây cảnh trong một thời gian dài thích hợp sẽ kích thích để cho cây hình thành một cấu trúc thích hợp với sự khô hạn là cơ sở của kỹ thuật tạo dáng vỏ cây cổ thụ cho cây cảnh. Vỏ cây, cũng như các phần khác của cây, trong điều kiện cây không được cung cấp đủ nước thì tầng sinh bì sẽ hoạt động mạnh tạo ra lớp biểu bì vỏ bên ngoài của cây càng nhiều để thích ứng với điều kiện khô hạn, giảm sự thất thoát nước cho cây và do đó vỏ cây sẽ sù sì, nứt nẻ và vỏ có gờ, các tế bào lớp màu trắng gợi vẻ già cỗi và cổ thu cho như sáp cây cảnh.

Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cây và làm tốc độ sinh trưởng của cây bị chậm lại do vậy chỉ áp dụng nhiều ở những cây đã tương đối hoàn chỉnh hoặc đã hoàn chỉnh về kiểu dáng hay thế đã tạo ra.

6. Kỹ thuật nhân giống cây cảnh

a) Khái niệm chung

Phần lớp các cây cảnh được trồng là những cây lâu năm thân gỗ hoặc thân bụi, một số ít những cây thuộc lớp một lá mầm có thân thỏa song chúng đều có khả năng nhân giống bằng con đường vô tính tức là sử dụng một bộ phận của thân, cành, rễ hoặc lá có thể tạo ra một cây con hoàn chỉnh. Tuy nhiên vì lý do khác những người trồng cũng sử dụng hạt của cây để gieo ươm ra cây con và cách nhân giống này được gọi là nhân giống bằng con đường hữu tính.

Về các cây con nhân ra còn nhỏ yếu dễ mẫn cảm với những điều kiện bất thuận, dù được nhân bằng con đường vô tính hay hữu tính, nên trong kỳ thuật nhân giống cây luôn đòi hỏi phải có sự chăm sóc đặc biệt và được tiến hành trong một khu vực riêng gọi là nơi ươm, vườn ươm cây con.

Nơi ươm, khu ươm hoặc vườn ươm đòi hỏi phải được bố trí ở nơi có đất tốt, giàu dinh dưỡng và thành phần cơ giới của đất trung bình như các đất phù sa, đất thịt pha cát... đảm bảo tiêu nước, thoát nước tốt. Ngoài ra để khống chế những điều kiện thời tiết bất thuận trong quá trình ươm cây giống, khu vực ươm cây con phải có những giàn che mưa, nắng hoặc gió hại cho thích hợp với từng phương pháp nhân giống tiến hành.

b) Các phương pháp nhân giống cây cảnh

- Gieo hạt : Là phương pháp dùng hạt của cây mẹ để gieo ươm thành các cây con. Việc thu hạt từ cây mẹ cần thu ở những quả mẩy, tốt không bị dị hình và chín đủ. Hạt lấy ra từ quả rửa sạch nếu hạt có bao bọc lớp thịt quả hoặc lớp khớp xung quanh vỏ hạt sau đó hong khô trong bóng dâm không có ánh sáng trực xạ.

Trước khi gieo hạt nên được ngâm ủ và xử lý nấm bệnh ngoài vỏ hạt thời gian ngâm ủ tùy thuộc vào giống, loại cây, thường thì ngâm trong nước 3 sôi 2 lạnh trong thời gian từ 6 - 12 giờ thì vớt ra đem ủ một thời gian mới gieo. Việc xử lý nấm bệnh cho hạt thường tiến hành trước khi ngâm và ủ hạt.

Đất gieo hạt phải được làm kỹ, sạch cỏ và có bốn lót bằng phân chuồng hoại mục, lân và kali tuy theo mức độ dinh dưỡng đã có trong đất gieo. Hat gieo sâu 0,5-1,0cm, lấp đất và phủ rơm rác mục lên mặt để tưới giữ ẩm tránh đóng váng trên mặt.

Thường xuyên giữ ẩm cho đất không để quá 2. khô cho đến khi các mầm cây đã nhú lên mặt đất thì 3 lưới thưa hơn và có thể dỡ bỏ lớp rơm rác mục trên 8 bề mặt để cây mọc được dễ dàng. Khi cây đã cứng cáp tiến hành tưới thúc bằng nước pha phân bón dam theo tỷ lệ 1/20 - 1/30 hàng tuần 1 lần hoặc 2 tuần 1 lần cho cây lớn nhanh và sinh trưởng tốt 5 nhanh đạt tiêu chuẩn đem đi trồng.

- Chiết cành : Là phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng khá phổ biến trong nghề trồng cây cảnh. Về nguyên tắc thì các cây thân gỗ, thân bụi của - lớp thực vật hai lá mầm đều có thể nhân giống bằng phương pháp này, tuy nhiên do khả năng ra rễ của cành khi chiết rất khác nhau nên mức độ áp dụng cũng khác nhau. Khả năng ra rễ của cành hay bộ phận được chiết ấy được gọi là khả năng tự tái sinh để tạo ra một số cơ thể mới khi có những tác động của bên ngoài dựa vào quá trình chuyển hóa tính chuyển hóa của tế bào ở bộ phận chiết trở thành những tế bào có tính chuyển hóa đảm nhận chức năng khác. Khả năng tái sinh này phụ thuộc vào vị trí của cành trên tán cây mẹ, tuổi của cành và độ sung sức dự trữ dinh dưỡng cho quá trình chuyển hóa và cuối cùng là phụ thuộc vào mùa vụ tiến hành chiết.

Các bước và các thao tác kỹ thuật chiết cành tiến hành như sau :

- Mùa vụ chiết : thường tiến hành chiết vào vụ xuân vào tháng 3 - 4 hoặc vụ thu vào tháng 8 - 9 hàng năm khi mà điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình ra rễ. ở những nơi có gió tây hoặc gió nóng, mùa mưa đến muộn thì có thể chậm hơn và thường tiến hành vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa.

Chọn cành để chiết : Độ lớn của cành chiết tùy thuộc vào yêu cầu của người chiết có thể to nhỏ khác nhau song không nên chiết cành quá to hoặc quá nhỏ vì như vậy một số yêu cầu kỹ thuật khi chiết cành cũng như bảo vệ cây mẹ rất khó đảm bảo. Thường thì người ta chiết các cành có đường kính từ 0,8 - 3,0cm. Chọn các cành còn sung sức, không sâu bệnh có bộ lá xanh tốt ở lưng chừng hoặc phần dưới của tán cây.

- Khoanh vỏ cành chiết : Tiến hành khoanh và lột vỏ một đầu theo chu vi của cành với độ dài hoanh vỏ bằng 1.5 - 2 lần đường kính của cành thiết ở vị trí thích hợp đã xác định để tạo tán, the của cây con sau này. Sau khi đã khoanh lột vỏ che cảnh tiến hành phá bỏ lớp mô phân sinh tượng tầng xung quanh gỗ của cành kỹ càng bằng lưỡi dao hoặc có thể để phá bỏ lớp mô phân sinh này (hình 11).

Để kích thích khả năng ra rễ có thể dùng 1 số chế phẩm có sẵn kích thích sự ra rễ, hoặc tự phá các chất kích thích ra rễ, cho cành bằng cách bôi 1 lớp ở phía trên của vết cắt một khoảng từ 1 - 1,5cm trước khi bó bầu.

Cách pha các chất kích thích ra rễ sử dụng khi chiết cành: Ở cây cảnh thường khi chiết cành với cách thức bôi quét lên lớp vỏ của cành chiết người ta thường sử dụng các nồng độ cao và bôi 2 lần trên lớp vỏ đó. Nồng độ sử dụng đối với từng chất kích thích sinh trưởng khác nhau ví dụ 2,4D. Thưởng sử dụng nồng độ 25 - 50ppm (nồng độ một phần triệu được viết là ppm), NAA nồng độ 1500 - 4000 ppm M.V... Cách pha như sau :

Đối với các chất cần pha ở nồng độ thấp thì về nguyên tắc là phải cân đong chính xác đồng thời phải tiến hành pha loãng dẫn như sau : Cân một khối lượng đủ để có chứa 1 gam chất hữu liệu của chất định pha để pha trong một thể tích là 1 lít dung dich này goi là dung dịch mẹ và cứ Iml dung dich th mẹ này có chứa 1mg chất hữu hiệu của chất định the pha. Cần chú ý là 1 số chất chỉ hòa tan trong những dung môi nhất định nên trước khi cho nước để có thể tích 1 lít người ta phải pha các chất đó tan đều trong nước không bị lắng tủa.

Tùy theo nồng độ định pha và số thể tích dung dịch của nồng độ đó ta yêu cầu mà rút từ dung dịch mẹ ra một lượng chung dịch tương ứng để pha trong thể tích đã yêu cầu đó.

Ví dụ : Ta cần 100ml dung dịch 2.4D nồng độ 30ppm để sử dụng khi chiết cành ta chỉ cần lấy 3ml của dung dịch mẹ (có chứa trong 3 ml là 3 mg chất hữu hiệu 2.4D) pha thêm 97ml nước ta sẽ được 100ml dung dịch có nồng độ 30ppm.

- Bó bầu cho cành : sau khi khoanh vỏ có thể bó bầu cho cành ngay hoặc để làm bầu bao gồm đất và phân theo tỷ lệ 1 đất 1 phân hoặc 2 đất 1 phân. Đất nên chọn đất tốt, loại đất thịt nhẹ hoặc trung bình phân phải thật hoại mục, không có rác, cành cây tươi. Có thể dùng lông, tóc bỏ để trộn cùng với đất.

Khối lượng vật liệu bó bầu tùy theo độ lớn của cành chiết. Nếu cành chiết to thì bầu bó phải lớn và ngược lại. Thông thường khối lượng bầu của cành chiết có đường kính cành gốc là | - 1 1,5cm thì bầu bó khoang 200-250g.

Vật liệu bao ngoài là giấy Polyetylen có kích thước đủ để bó bầu sao cho không bị hở bầu bó và giữ được nước. Việc dùng mo cau, chiếu để bó thì phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho bầu chiết. Bầu sau khi bó xong phải đạt yêu cầu không bị xoay bầu (do buộc không chặt) kín bầu và có dạng trứng ngược.

- Kiểm tra cành chiết: Sau khi bó bầu 1/2 - 1 tháng phải thường xuyên kiểm tra bầu bó để phòng trừ kiến làm tổ, vỡ bầu hoặc xoay bầu do gió. Tiến hành bó lại nếu có các sự việc trên đối với bầu bó.

- Cắt và gơ cành chiết : Thường sau khi bó bầu  từ 2,5 - 3 tháng là cành chiết đã ra rễ có thể cắt khỏi cây mẹ để đem gơ trồng. Cành khi có rễ mọc ra qua lớp Polyetylen có thể nhìn thấy rễ mùa vàng rơm, phân nhánh là có thể cắt đem đi gơ được.

Sau khi cắt cành khỏi cây mẹ nên cắt bớt lá nhất là các lá non, dỡ bỏ lớp Polyetylen và nhúng bầu bó qua nước sau đó đem gơ trên đất đã được chuẩn bị sẵn. Cần chú ý tưới giữ ẩm và che nắng cho Cảnh gơ ở trong giai đoạn đầu cho đến khi cành có dốt lộc cành mới ra.

c) Tách chồi, rễ

Là phương pháp nhân giống vô tính lâu đời được áp dụng phổ biến trong nghề trồng cây cảnh với mục đích tạo ra cây con này dễ làm, đơn giản song thời gian tạo cây con lâu và hệ số nhân giống rất thấp và có ảnh hưởng nhiều đến cây mẹ.

Các chồi ở gốc và rễ cây mẹ được tách ra khỏi cây mẹ sao cho vết thương nơi chỗ tách là ít nhất và cứ để nguyên như thế cho chồi gốc ra rễ hoặc rễ sinh ra chồi mới bưng cây con ra khỏi nơi cây mẹ sống để đem trồng. Việc tách như vậy chỉ đối với rễ và các chồi gốc của cây mẹ có đất phủ lên. Nếu không, cần phải van đất vào gốc các chồi đó trước khi tách chồi từ 1,5 - 2 tháng.

d) Dâm cành

Rất nhiều cây cảnh có khả năng nhân giống bằng phương pháp dâm cành là phương pháp sử dụng các hom cành của cây mẹ cắt ra đem dấm bó trên nền đất dâm đã chuẩn bị.

Nền dâm gơ thường sử dụng là đất cát sông mịn hoặc đất cái của tầng đất. Cũng có thể sử dụng đất của lớp đất mặt song lớp đất này nhiều mùn, bã xác hữu cơ do đó cũng có nhiều nấm, mầm bệnh gây chết cành. Nên dâm thường có độ dày 20 - 25cm.

Nơi dâm cành phải làm sao giữ hoặc giảm sự thoát hơi nước của cành dâm làm cành không bi heo, mất nước trước khi ra rễ vì vậy thường khi dâm phải tiến hành làm nhà hoặc vòm dâm được lớp và bao xung quanh bằng giấy Polyetylen để tránh mất hơi nước và giữ ẩm cho môi trường dâm.

Thời vụ dâm cành hữu hiệu nhất là khi thời tiết mát mẻ tức là vào đầu vụ xuân hoặc giữa và cuối thu sang mùa đông. Một số cây cảnh thích hợp dâm vào mùa đông, tiếtđông chí theo âm lịch, như các loại tùng, trắp bách diệp v.v...

Cành non dâm có thể là cành non như trong khi dâm các loại hoa cảnh, cành bánh tẻ hoặc cành đã hóa gỗ đối với các cây cảnh.

Cách thức dâm cành càng tiến hành như sau :

- Chuẩn bị nền dâm, nhà và vòm để dâm : Tùy theo lượng cành định dâm và chuẩn bị nền dâm, vòm dâm cho đủ theo ước tính cứ 1m² nền dâm có thể dâm được từ 400 đến 600 cành dâm.

- Cắt cành dâm và xử lý cành : Cành dâm cắt dài từ 10 - 12 cm, không bị dập. Cắt bớt 1/3 lá và các là ở gốc cành chỉ để lại cuống lá. Nhúng góc cành vào dung dịch kích thích tạo rễ cho cành bằng các loại thuốc kích thích đã pha hoặc mua trên thị trường theo hướng dẫn đã có. Một số cây dễ ra rễ có thể không cần phải xử lý dung dịch kích thích ra rễ.

- Cắm cành và chăm sóc cành dâm : Các cành dâm được cắm trên nền dâm hơi xiên 1 góc 45 - 60" có gốc cành ở sâu trong lớp nền từ 5 - 7cm với khoảng cách cách nhau 5cm. Có thể tiến hành dâm ở mật độ cao hơn cách nhau 3 - 5cm.

Phun nước thường xuyên nên cành dâm bằng các dụng cụ phun sương có hạt nước nhỏ đảm bảo yêu cầu giữ nước thường xuyên trên bề mặt lá từ khi dâm cho đến khi cành ra được rễ.

- Đưa cành dâm ra trồng ở luống hoặc chậu : khi cành đã nảy chồi, rễ đã ra nhiều và có phân nhành nhiều. Thông thường sau khi dâm 1,5 - 2,5 tháng là có thể đưa cành đem đi trồng.

e) Ghép cây

Phương pháp ghép cây là phương pháp tiên tiến trong nhân giống vô tính cây cảnh nó cho phép có thể nhân ra với một số lượng lớn cây con từ 1 cơ thể cây mẹ nhất là đối với các cây quý hiếm có số lượng rất ít.

Để nhân giống theo phương pháp này cần thiết phải có gốc ghép là các giống, loại cây cùng họ với cây mẹ. Các cây gốc ghép này chính là phần tạo thành bộ ủ cho cây ghép sau này nên yêu cầu gốc ghép ngoài cùng họ thực vật thì chúng phải sinh trưởng khỏe, thích ứng tốt với điều kiện của cây trông cành hoặc mắt ghép là phần dùng để ghép trên gốc ghép sau này, nó chính cành, mắt của cây mẹ mà người trồng định nhân giống.

Cơ sở của phương pháp ghép cây là dựa vào tự tiếp hơn giữa 2 lớp tượng tầng và sự hoạt động của chúng để cho phần cành, mắt ghép và gốc ghép dính liền nhau tạo thành một cây hoàn chỉnh do vậy thời vụ ghép thường tiến hành vào vụ xuân hoặc vụ thu hàng năm khi mà thời tiết mát mẻ, sự hoạt động của tượng tầng tốt.

Có rất nhiều kiểu ghép : ghép cành và ghép mắt. Trong các kiểu ghép cũng có nhiều cách khác nhau như ghép cành có ghép nêm, ghép áp, ghép luồn vỏ v.v..., ghép mắt có ghép theo cửa sổ, chữ T, mắt nhỏ có gỗ v.v... Song các thao tác ghép đều qua các bước sau.

- Gieo trồng cây gốc ghép : Cây gốc ghép có thể là các cây con nhân từ hạt hoặc các cành dâm được trồng ra luống với khoảng cách 15 x 20cm trên 1 luống 2 hàng. Tiến hành chăm sóc cho gốc ghép sao cho đến thời vụ ghép đường kính của thân cây cách mặt đất 15 - 20cm đạt được độ lớn 0,6 - 1,0cm. Cắt bỏ các cành nhành ở gốc ghép từ mặt đất lên cao 20cm.

- Chuẩn bị vệ sinh gốc ghép : Trước khi vào vụ ghép tiến hành vệ sinh vườn gốc ghép, tiến hành tưới nước, phân cho gốc ghép trước khi ghép 1/2 - 1 tháng để gốc ghép sinh trưởng khỏe, ghép dễ sống.

- Cắt và chuẩn bị cành, mắt ghép (gỗ ghép) của cây mẹ để tiến hành ghép. Các cành cắt từ cây mẹ này phải là các cành khỏe sung sức bánh tẻ không quá non hoặc già. Cắt bỏ lá chỉ chừa lại cuống 1 - 2mm trên cành. Nếu vận chuyển đi xa nơi cắt phải giữ ẩm cho cành trong các vật liệu ẩm, bôi parafin ở 2 đầu cành cắt.

Thao tác ghép bao gồm việc mở miệng gốc ghép, cắt cành hay mắt ghép và luồn vào miệng gốc ghép đã mở, buộc dây ghép để cành và mắt ghép dính chặt vào gốc ghép (xem hình 9, 10).

- Tháo bỏ dây buộc và cắt ngọn gốc ghép : Sau khi ghép 10 - 15 ngày dỡ bỏ dây buộc, kiểm tra mắt, cành ghép sống hay chết. Nếu chết thì phải ghép lại vào vị trí đối diện với vị trí ghép trước. Sau đó 10- 15 ngày thì cắt bỏ ngọn gốc ghép để cho cành, mắt ghép nẩy mầm tạo ra cây ghép.

- Chăm sóc cây ghép : Sau khi đã cắt bỏ ngọn gốc ghép phải tiến hành làm cỏ và bón nhẹ cho cây để cành hay mắt nhanh mọc chồi mới : Công việc này nên tiến hành sớm ngay sau khi cắt ngọn gốc ghép. Sau khi cành hoặc mắt ghép mọc thì tưới thúc để cho cành mới ra sinh trưởng tốt cũng như phòng trừ sâu bệnh.

Trong qúa trình chăm sóc phải chú ý tỉa bỏ các mầm chồi mọc từ gốc ghép không phải từ các cành, mắt ghép để các chồi mọc từ cành hay mắt sinh trưởng nhanh hơn.

7. Kỹ thuật trồng mới cây cảnh

Sau khi đã có cây con giống thì các cây cảnh có thể được trồng trong chậu đất hoặc các bồn cảnh hoặc trên đất vườn gia đình. Dù trồng ở đâu thì sau khi đã chọn đất thích hợp đều phải bón lót cho cây bằng các loại phân vô cơ và hữu cơ. Các phân bón lót là phân chuồng hoại, phân lân và vôi là những loại phân giải từ từ.

- Chọn chậu hoặc bồn thích hợp với cây cảnh về các mặt kích thước của chậu, độ sâu của chậu,  màu sắc cũng như kiểu dáng chậu.

- Chuẩn bị đất cho vào chậu, bồn cảnh : chọn đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình, nếu có điều kiện thì nên lấy đất là bùn ao phơi khô đập nhỏ không quá mịn sao cho các viên đất có kích thước 0,5 - 1,0cm chiếm tỷ lệ 30 - 40%. Trộn đất với phân chuồng, với phân lân super theo tỷ lệ 10 đất : 0,5 - 1,0 phân lân, vôi bột 10 đất thì 0,2 phần vôi.

Đất và các loại phân lót này được trộn đều với nhau.

Lót dưới đáy chậu 2 - 3 lớp sỏi đá cứng để tạo điều kiện thoát nước cho chậu đất sau này.

- Kỹ thuật trồng cây trong chậu : Cho một ít đất ở dưới để phủ lớp sỏi đá và lên cao 1/3 so với độ sâu của chậu. Tiến hành đặt cây vào chậu sao cho cổ rễ (phần tiếp nối giữa thân cây và rễ) ở vị trí bằng hoặc hơi cao hơn 1 chút so với miệng thành của chậu. Giữ vị trí của cây theo ý muốn và cho đất và chậu cho đến khi ngang bằng hoặc thấp hơn cổ rễ của cây một chút. Tiến hành nén nhẹ, gửi cây và tưới ẩm cho cây. Khi tưới sau khi trồng chú ý tưới nhẹ, ít một để đất ngấm nước đều, tránh tưới mạnh sẽ tạo vàng trên mặt đất nước không ngấm xuống sâu được.

- Chăm sóc sau khi trồng : Sau khi trồng nên đặt chậu cây vào nơi dâm, thoáng không có ánh sáng trực xạ trong khoảng 1 - 2 tuần lễ rồi mới đưa cây ra ở nơi định đặt lâu dài. Tiến hành tưới giữ ẩm cho đất và cây 2 lần 1 ngày bằng vòi hoa sen tưới lên cả cây và đất. Tưới nhẹ, hạt nước nhỏ và dần dần là điều cần chú ý trong thời kỳ mới trồng khi cây chưa bén rễ vào đất trong chậu.

Trong nghề trồng cây cảnh ngoài việc trồng cây trong chậu người trồng còn có thể trồng cây cảnh trên các giá thử khác như trồng trên gỗ, trên dá, trên xơ dừa v.v... Tùy theo giá thử mà kỹ thuật trồng có thay đổi.

8. Kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh

Tưới nước là khâu quan trọng trong việc trồng cây cảnh nhằm cung cấp nước cho cây bị thiếu hụt do phạm vì trồng hay sống của cây hạn hẹp. Việc tưới nước cho cây cần phải chú ý đến nguồn nước tưới như thế nào, lượng nước tưới 1 lần bao nhiêu, số lần tưới và phương pháp tưới cho thích hợp.

Những điều này tùy thuộc vào loại giống cây cảnh, yêu cầu trong các giai đoạn sinh trưởng trong năm và điều chỉnh đặt để của cây cảnh như thế nào mà xác định cho thích hợp. Cần lưu ý rằng tưới nước cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc điều chính sự sinh trưởng của cây trong nghề trồng cây cảnh mà cần phải xem xét tưới cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Các chú ý khi tưới nước cho cây như sau :

- thước của chậu, bồn trồng : Chậu hay bồn trồng càng nhỏ thì cần phải tưới nhiều lần.

- Yêu cầu của cây : Các loại cây mọng nước kiểu sa mạc, xương rồng v.v... không yêu cầu tưới nước cho cây như các cây khác. Các cây thủy sinh yêu cầu tưới nhiều và đất ẩm.

- Yêu cầu đặt ra hạn chế sinh trưởng của người trồng : Nếu muốn hạn chế sinh trưởng của cây, lá chỉ tưới nước đủ để duy trì sự sống cho cây cảnh.

- Nguồn nước tưới phải không có các chất độc, sạch mầm mống sâu bệnh. Nước bẩn, mặn không dùng để tưới. Các nước máy và nước lấy ở sâu dưới đất như nước giếng, nước khoan từ sâu cần phải để ngoài trời 1 - 2 ngày mới tưới cho cây.

Nói chung kỹ thuật tưới nước cho cây cảnh thường tiền hành như sau :

- Sau khi đã chọn nguồn nước thích hợp và tính toán các yêu cầu đặt ra thì xác định lượng nước tưới thích hợp. Lượng nước tưới 1 lần này phải tối thiểu - đã để làm ẩm đất trong chậu đạt độ ẩm 60 sức giữ - án của đất để tránh sự co, dân của đất khi tưới giữ - đứt rễ hoặc tổn thương rễ.

- Nên tưới 1 ngày 2 lần vào thời gian sáng 7 - Sh hoặc chiều từ 16 - 17h của ngày.

- Tưới phun bằng dụng cụ tạo hạt nước nhỏ (vòi sen, bình bơm v.v...) và tưới lên cả bộ dán của cây sau đó mới tưới vào đất tưới đều đưa đi đưa lại - không tưới vào 1 chỗ nhất định sao cho đất không đóng váng, nước tưới được ngấm ngay vào đất.

Nếu trong các trường hợp không có mặt thường 5 xuyên hoặc vắng nhà lâu ngày người trồng có thể - dùng phương pháp tưới thấm lợi dụng sức hút nước của đất trong chậu để giúp cho cây có nước bằng cách dùng một chậu đựng nước và đặt chậu cảnh vào trong chậu đó. Nước trong chậu đựng nước sẽ được đất trong chậu trồng cây sẽ hút dần lên (xem hình 12). Nên chú ý là mức nước ở trong chậu đựng nước chỉ nên bằng hoặc cao hơn 1 chút so với đáy trong của châu trồng cây, nếu cao hơn đất trong chậu trồng cây - sẽ hút nhiều và làm đất bị úng gây ngạt cho rễ cây.

9. Kỹ thuật bón phân cho cây cảnh.

Việc bón phân cho cây cảnh chỉ tiến hành bón cho những cây cảnh được trồng quá lâu với thời gian dài trong chậu hoặc bồn cảnh hoặc là tiến hành bón theo yêu cầu điều chỉnh sinh trưởng của người trồng trên luống đất của vườn nhà.

Có 2 phương pháp bón phân cho cây cảnh; Bón vào đất và bón thông qua tưới nước vào bộ lá cho cây. Phương pháp bón phân cùng với nước tưới được áp dụng nhiều đối với các cây trồng trong chậu hay trong phạm vi hẹp.

Với mục đích cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây sinh trưởng và phát triển trong quá trình trồng trong bồn, chậu hoặc trên luống đất nên các loại phân để bón thường dùng là các loại phân dễ tiêu, nhanh phân giải và cây mau chóng sử dụng được. Việc bón như vậy được gọi là bón thúc khác với việc bón cơ bản là sử dụng các loại phân chậu phân giải, khó tiểu bón trước khi trồng hoặc khi thay đất và chậu cho cây.

Ngoài các yếu tố đa lượng (các loại dinh dưỡng cây yêu cầu với lượng lớn) người trồng cây cảnh còn phải chú ý bón các loại phân vi lượng (các yếu tố dinh dưỡng cây yêu cầu với lượng nhỏ) cho cây. Thông thường các phân bón đa lượng được bón trực tiếp vào đất còn phần vi lượng bón cho cây thông qua việc hòa tan vào nước phun hoặc tưới cho cây.

Liều lượng một lần bón cho cây trước hết phụ thuộc vào nhu cầu của cây, giai đoạn sinh trưởng, mùa vụ bón, loại phân bón, khả năng hấp thụ phân bón của đất cũng như khối lượng đấy hay kích thước của chậu hay bồn trồng. Tuy thuộc vào các yếu tố trên mà xác định lượng phân cho 1 lần bón thích hợp song lượng phân bón không nên vượt quá ngưỡng bón sau cho mỗi 1 lần thêm 1kg đất trồng như sau:

Đối với đạm 1kg đất không nên bón quá 0,5 - 1,0gr đạm nguyên chất cho 1kg đất trống, đối với phân lân là 1,5 - 2,5gram lần nguyên chất và với kali là 0,3-0,5 gram kali nguyên chất cho 1 lần bón. Tùy theo loại phân thương phẩm dùng để bón, hàm lượng nguyên chất và khối lượng đất trong chậu mà ta tính được giới hạn bón cho chậu hoặc bồn cảnh của mình. Ví dụ : phân lân supe có hàm lượng 20% (phân của nhà máy phân lân Lâm thao - Vĩnh phú) thì 1kg đất không nên bón quá một khối lượng (100 x 1.5) / 20 = 7 ,5 gram cho giới hạn bón là 1,5 gram cho 1kg đất trồng hoặc (100 x 25)/20 =12.5 cho 1kg đất trồng. gram cho giới hạn là 2,5 gram

Các cây cảnh thường được bón phân đạm, lân, kali, theo tỷ lệ N : P : K = 1 : 3 : 1 và kết hợp với phân vi lượng. Hiện nay phân vi lượng đã có 1 số cơ sở chế biến tạo thành túi nhỏ cho các cây trồng nông nghiệp nói chung, chúng ta có thể sử dụng loại chế phẩm này cho cây cảnh.

Việc bón phân còn phải chú ý cả đến thời kỳ và thời gian bón cho cây cảnh nhất là cá cây cảnh có hoa, quả. Đối với các cây cảnh có hoa, quả thì việc bón phân chú ý là không nên bón vào thời kỳ cây đang ra hoa kết quả mà nên bón trước thời kỳ này hoặc sau đó từ 15 - 20 ngày, thông thường thì người ta bón cho cây còn non, ít tuổi nhiều lần trong năm còn các cây lớn, tuổi cao thì bón ít lần hơn. Thời kỳ bón thích hợp cho cây cảnh là vào đầu mùa mưa hoặc gần cuối mùa mưa, hoặc vào vụ xuân và vụ thu hàng năm cho cây.

Đối với các loại phân dễ tiêu cân bón trực tiếp vào đất thì trong cách thức bón người trồng phải xới đất xung quanh cách thành của chậu hay bồn trồng từ 3 - 5cm vào đến gốc cây. Rải đều phân sau đó xăm cho đất và phân trộn lẫn nhau, tưới nhự hoặc ủ rơm rác mục lên mặt. Đối với các loại phân khó tiêu như phân hữu cơ có thể nắm thành nắm để vùi xuống đất hoặc bón trộn với đất lúc thay chậu và đất hoặc lấy nước ngâm ủ của các loại phân này để tưới cho cây như nước ngâm phân chuồng, ngâm ủ của khô dầu v.v...

Cần chú ý rằng các loại phân hữu cơ có tác dụng lâu dài, từ từ song làm cho cây bên lá, đậm và sinh trưởng phát triển cân đối nên trong nghề trồng cây cảnh loại phân này được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn các loại phân hóa học.

10. Kỹ thuật thay chậu và đất cho cây cảnh

Thường thì sau một thời gian nhất định người trồng cần tiến hành thay đất hoặc thay chậu cho cây cảnh trồng để phù hợp với yêu cầu đặt ra của người chơi cũng như yêu cầu của cây. Dù có thay đất trong chậu hay thay chậu cho cây ở mục đích này hay mục đích khác thì những công việc này thực chất là công việc trồng lại đối với cây nhằm làm cho cây tốt hơn, cân đối giữa châu và cây và tạo ra kiểu dáng thích hợp. Vì vậy trước khi tiến hành thay đất hoặc chậu cho cây cần phải tiến hành những việc chuẩn bị cho công việc này thật chu đáo bao gồm chuẩn bị chậu để thay thế, xem xét kiểu dáng, kích thước của chậu có hài hòa với em xét khù hợp yêu cầu chưa, vệ sinh tẩy *uế cho chậu nếu châu bẩn không đảm bảo việc phòng trừ sâu bệnh cho cây và vệ sinh môi trường chuẩn bị đất thay thế cả về số lượng cũng như chất lượng đất.

Cũng trong công việc thay thế chậu hoặc thay thế đất thì người trồng thường tiến hành bón lót cho cây bằng các loại phân hữu cơ, phân chậm phân giải như phân lân, vôi. Vì vậy đồng thời với chuẩn bị đất người trồng còn phải chuẩn bị cả phân bón lót và trộn đất với phân cho đều.

Các bước tiến hành thay chậu, thay đất cho cây như sau (hình 13).

- Dọn, chuyển các phần phụ trong chậu hoặc bốn cũ đang trồng như các vật phụ trang trí, cỏ hoặc rêu trang trí trên mặt sỏi hoặc các vật phụ khác.

- Đặt nằm chậu cùng với cây và dùng dầm đất nhỏ để bới đất ở sát mép thành chậu bong ra khỏi chậu ở bốn xung quanh chậu. Việc dẫm mọi đất ở xung quanh thành chậu cần làm từ từ, cẩn thận tránh làm quá mạnh sẽ hư hại rễ cây và sẽ ảnh hưởng đến cây.

- Chuẩn bị chậu mới cơ sẵn lớp sỏi đá ở dưới và đất đã chuẩn bị trước trong chậu độ 1/4 - 1/3 chậu.

- Nhấc nhẹ cây ra khỏi chậu cũ. Nếu chưa lấy được cây ra nhẹ nhàng thì cần vét, moi đất cũ trong chậu ra để lấy cây ra dễ dàng, không cố lấy ra dễ làm đứt, hỏng rễ cây. Tiến hành cắt tỉa cho rễ, tạo hình tạo dáng cũng như cắt bỏ các phần rễ bị xây sát, dập nát bằng kéo cắt chuyên dụng (Xê-ca-tơ).

- Đặt cây vào chậu mới và chỉnh cho cây ở vị thế theo kiểu dáng của cây đã có cũng như kiểu đáng của bộ rễ của cây. Cho đất đã chuẩn bị vào chậu ở 4 xung quanh cho đến khi đất bằng cổ rễ của cây. Dùng các đầu ngón tay nhấn nhẹ đất xung quanh gốc cây và nén chặt đất ở 4 xung quanh thành chậu.

Cho thêm 1 lớp đất nhỏ trên mặt để trồng và đặt các vật trang trí phụ cho cây.

- Tưới nước cho cây bằng vòi phun có hạt nước nhỏ, tưới đều, ít lên cây và đất sau đó ngưng 1 lát lại tưới tiếp, khoảng 3 - 4 lần cho đất được ngấm đều nước và cả lớp đất ở dưới cũng được ngấm nước, tránh sự đóng váng hoặc trôi đất trên mặt.

- Đặt cây ở nơi mát, thoáng và có độ chiếu sáng khoảng 70% ở ngoài trời trong điều kiện mùa mưa ẩm, chỗ kín gió không có gió bắc thổi trong điều kiện mùa đông, khô hạn. Tưới thường xuyên giữ cho cây trong thời gian từ 20 ngày đến 1,5 tháng là có thể đưa đặt cây ở vị trí đã định.

Cần chú ý rằng việc thay đất hay thay chậu đều có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh và cây sau khi thay đất, chậu phải có thời gian nhất định để khôi phục và thích ứng với điều kiện mới để tiếp tục sinh trưởng phát triển vì vậy trong nghề trồng cây cảnh kỹ thuật này tiến hành chỉ hãn hữu sau 1 - 2 năm hoặc khi muốn tạo kiểu dáng, đốn rễ hoặc làm chậm sự sinh trưởng hay điều tiết quá trình sinh trưởng của cây.

11. Phòng trừ sâu bệnh đối với cây cảnh

Sâu và bệnh đối với cây cảnh thường ít bởi vì chúng trồng không tập trung và không được trồng với mật độ cao, được chăm sóc tỉ mỉ thường xuyên nên khả năng phát sinh sâu bệnh thường thấp. Tuy nhiên người trồng cần thiết phải nắm được một số triệu chứng tác hại cơ bản của sâu bệnh đối với cây cảnh, cách phòng trừ cũng như các hiểu biết về các loại thuốc trừ sâu bệnh để phòng trừ có hiệu quả đồng thời bảo vệ được môi sinh nhất là các cây cảnh được trồng gần với nơi ở của người.

a) Phòng trừ bệnh đối với cây cảnh

Theo nghĩa rộng của khái niệm về bệnh cây, người ta thường chia bệnh cây ra làm 2 loại lớn.

- Bệnh không truyền nhiễm: Là những bệnh trên cây gây ra do các yếu tố ngoại cảnh không phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng trong đất hoặc do chế độ nước bất thường trong đất cũng như độ ẩm của không khí và các yếu tố thời tiết bất lợi. Các bệnh này đều có biểu hiện ra các triệu chứng trên cây tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh. Biện pháp phòng trị là thay đổi các điều kiện hoặc các yếu tố môi trường đó cho phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây.

Những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh này là : Thiếu hoặc thừa các nguyên tố dinh dưỡng trong đất, đất quá ẩm hoặc quá khô, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, ánh sáng mạnh hoặc các tia phóng xạ gây ra.

- Bệnh truyền nhiễm : là các bệnh do các ký sinh vật gây ra, tùy theo loại ký sinh vật gây bệnh mà phân biệt ra các bệnh khác nhau như sau :

+ Bệnh gây ra bởi các siêu vi trùng (virus và mycoplasma). Do các ký sinh vật có kích thước rất nhỏ bé, không có cấu tạo tế bào gây ra biểu hiện các triệu chứng như cần cỗi, hoa lá, biến vàng lá, một siêu vì trùng gây ra rất dễ nhầm lẫn với các long bệnh không truyền nhiễm do các yếu tố môi trường gây ra như các bệnh thiếu dinh dưỡng. Sự truyền lan các siêu vi trùng là do các loại rệp, rầy, bọ tõi chích hút nhựa cây và truyền vào cây nên biện pháp phòng và trừ các bệnh này là tiêu diệt các môi giới truyền bệnh trên, chọn cây khỏe không có bệnh để trồng hoặc chăm sóc, bón phân hợp lý để tăng khả năng chống bệnh cho cây.

+ Bệnh gây ra bởi vi khuẩn và nấm : Do các loại vi khuẩn hoặc nấm gây ra và có khả năng lây lan mạnh xâm nhiễm vào cây qua các lỗ khí khổng, thủy khổng, các vết thương cơ giới do con người hoặc thiên nhiên gió, mưa gây ra.

Triệu chứng phổ biến đối với các bệnh này là gây ra các vết đốm trên lá; u sưng trên lá cành, thối nhũn hoặc héo rũ toàn cây, tạo ra các lớp mốc phần trên bề mặt thân, cành, lá v.v... Các bệnh này thường biểu hiện nhiều trong điều kiện ẩm và nóng của thời kỳ mùa mưa hoặc mùa hè trong năm.

Phòng trị các bệnh này căn bản là xử lý các nguồn bệnh bằng cách xử lý cây con trước khi trồng, xử lý đất hoặc cắt bỏ các cành lá bị bệnh. Khi cây đã mắc bệnh thì có thể tiến hành phun các thuốc bảo vệ thực vật song cần chú ý đến môi sinh. Các loại thuốc trừ bệnh vi khuẩn thường là các chất kháng sinh như Streptomycyn, Phutobacteriomycin, Penicilin. Gramicidin hay các chế phẩm sinh vật các loại thuốc trừ nấm thường dùng là Validacin 35c, Zineb 80 WP ... theo các chỉ dẫn trên bao bì của các loại thuốc đó và cần phải tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn này.

+ Bệnh gây ra bởi tuyến trùng sống ở trong đất gây hại các rễ non hoặc làm tổn thương bộ rễ. Triệu chứng phổ biến là cây cần cọc màu sắc xanh nhợt nhạt, lá vàng dần, héo rũ hoặc ở rễ có những u sưng nổi rõ. Độ ẩm trong đất cao là thuận lợi với tuyến trùng và chúng phát sinh nhiều trong mùa mưa ấm áp.

Công tác phòng trừ tuyến trùng là khá phức tạp song hữu hiệu nhất là xử lý tuyến trùng ở trong đất bằng cách phơi ải đất trước khi cho vào chậu, xông hơi cho đất bằng clopicrin, Sunfua carbon hoặc dùng dung dịch Tioviarat kali 0,25% Nitratamon 0,8% tưới vào rễ cây để trừ.

b) Phòng trừ sâu hại đối với cây cảnh

Trên cây cảnh thường cũng có những loại sâu hại do người trồng chưa chú ý phát hiện và tiêu diệt chúng, nhưng nhìn chung sâu hại thường ít có vì cây cảnh được chăm sóc thường xuyên và khi có sâu non nở gây hại người trồng có thể nhận biết ngay được và trừ luôn bằng cách ngắt bỏ lá hoặc giết sâu trực tiếp. Tuy nhiên cũng có loài sâu hại mà thời kỳ trứng hoặc sâu non rất khó phát hiện và đối với loại này nhiều người trồng cần có sự am hiểu chi tiết để phòng trị kịp thời.

Các loại sâu hại trên cây cảnh hường phân ra các loại sau :

- Sâu hại trên lá : Là các loại sâu ăn lá hoặc gây hại biến dạng lá như các loại sâu xanh, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu róm, sâu kèn, nhện, sâu vẽ bùa... Các loại sâu này hại chủ yếu trên lá và có thể phát hiện dễ dàng để bắt bỏ hoặc giết đi. Nếu sử dụng các thuốc trừ sâu có thể dùng các loại Bi58, Wofa-tox, Dipterx Padan... theo nồng độ chỉ dẫn để phun cho cây song cần chú ý đến môi trường sống. Nếu các cây đặt quá gần nơi ở phải đưa chuyển chậu ra xa nơi ở hoặc phun cẩn thận không để thuốc dính vãi ra các nơi khác.

- Trên cành, thân của cây cảnh thường có các loại rệp gây hại chúng bám vào vỏ của thân, cành để hút nhựa cây và tạo ra một lớp màu nâu, đen hoặc vàng đậm kìm hãm sự sinh trưởng của cây cũng như cành. Nếu có thể thì cắt bỏ các cành rệp, bắt bằng tay. Sử dụng các loại thuốc nội hấp từ có hiệu quả hơn như Sherpa, Padan, Bi58 v.v... để phun cho cây.

Trên thân và cành lớn có thể có các loại sâu dục thân hay cành ăn phần gỗ của cây và đùn ra khỏi thân, cành những mùn gốc vào buổi sáng hoặc chiều tối. Với các loại sâu này dùng dây thép hoặc tay của cây mây luồn qua miệng lỗ thải phân của sâu để chọc cho sâu chết hoặc dùng thuốc trừ sâu bơm vào thân, cành qua các miệng lỗ thải phân của sâu cũng làm sâu chết.

Việc phòng trừ sâu bệnh đối với cây cảnh, nhất là các loại cây cảnh ra hoa, người trồng nên chú ý chọn lựa loại thuốc dùng cho thích hợp có tác dụng phòng trừ cao và không ảnh hưởng xấu màu hoa, màu lá cũng như không ảnh hưởng đến môi sinh. Biện pháp tốt nhất là phòng không cho sâu bệnh lan truyền và phát triển, tiến hành chăm tỉa loại trừ sâu bệnh ngay trong thời kỳ đầu của sự phát sinh phát triển của sâu hay bệnh hại.
 
gọi Miễn Phí