Đại cương về cây cảnh - Nguyễn Huy Trí

Đăng lúc: , Cập nhật

Cây cảnh (hoặc cây kiểng) là một số loại thực vật được chăm sóc, gieo trồng và tạo dáng công phu, thường dùng làm vật trang trí hay một chi tiết trong thuật phong thủy. Cây cảnh được bài trí có khi nhằm thể hiện một ý tưởng của người trồng qua cách xếp đặt mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của lá. Thân cây được uốn theo một hình dáng nào đó, còn gọi là thế, kết hợp với chậu, đất hay nước là môi trường dinh dưỡng cho thực vật ấy. Bên cạnh mục tiêu làm cảnh (vì lẽ này cây cảnh đã được tuyên lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản có bon-sai) cây cảnh còn là một loại hàng hóa được kinh doanh không theo một khung giá cố định nào mà phần nhiều tùy hứng của người bán và người mua hoặc tùy tâm của người bán.

Đại cương về cây cảnh

A. KHÁI QUÁT CHUNG

Cây cảnh là một sinh vật sống đồng thời lại là một tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân, người trồng để thưởng thức cái đẹp của tự nhiên và gửi gắm tâm tư vì vậy nó đòi hỏi người trồng không chỉ có đầu óc thẩm mĩ, sự cần cù kiên nhẫn mà còn phải nắm hết được đặc điểm và các yêu cầu cụ thể của đối tượng cây cảnh trồng để có một kĩ thuật chăm sóc, cắt tỉa và tạo hình tạo dáng thích ứng để tạo ra một dáng cây theo ý tưởng đã định.

Do việc sử dụng nhiều chủng loại thực vật và sự phong phú của cá loại, giống thực vật dùng làm cây cảnh nên việc phân chia ra các nhóm theo kỹ thuật trồng và chăm sóc là một công việc phức tạp đòi hỏi có những chuyên khảo về từng loại cây cảnh đồng thời có sự phân định rõ giữa các kiểu cách cây cảnh hiện nay. Tuy nhiên nhìn trên tổng thể về mặt kỹ thuật trồng trọt, việc trồng cây cảnh có thể phân chia tạm thời như sau theo yêu cầu kỹ thuật trồng trọt.

1. Cây cảnh tự nhiên

Bao gồm các cây cảnh tự bản thân nó đã được dừng để trang trí làm cảnh có sẵn trong thiên nhiên như các cây vạn tuế, đinh lăng, ngô đồng, huyết dụ, trúc cảnh, bách tán, trắc bách diệp ... Các cây cảnh này tùy theo yêu cầu sinh thái của nó mà có thể đặt trong nhà (nội thất) ngoài hiên, ban công hay trong các chậu trước sân hoặc vườn.

2. Cây dáng và cây thế

Bao gồm các cây cảnh được tạo dáng, tạo thế theo ý tưởng của người trồng thông qua việc tác động các biện pháp kỹ thuật trồng trọt để nhằm tạo ra những cây cảnh có kiểu dáng đã được hóa cách để lấy những nét chính đơn giản nhưng súc tích cô động lại tàng ẩn một tâm tư, ý tưởng hay một triết lí những dạng ngoài thiên nhiên thu nhỏ. Vì vậy ngoài kỹ thuật trồng trọt để điều khiển cây người trồng phải có cả những quan niệm thẩm mĩ cũng như trí tưởng tượng và tâm hồn cao cả lành mạnh và tính kiên trì, tỉ mỉ, cần cù, nhẫn nại.

Thường dùng trong việc trồng cây dáng, cây thế là các loại, giống thực vật có sức sinh trưởng chậm nhưng khỏe, chống chịu tốt và có khả năng tạo dáng, uốn tỉa tốt như các loại Bồ đề, Cân thăng, Ô rô, sanh, si, Vọng cách v.v.

3. Cây cảnh mọng nước, xương rồng

Bao gồm các cây trong họ thực vật Cactaceae và các cây mọng nước kiểu thực vật sa mạc. Đây là các cây chịu hạn, chịu nắng rất tốt, không chịu ngập úng được tạo dáng hoặc ngắm hoa.

B. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY CẢNH

I. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC

Cây cảnh được trồng ở Việt Nam được chọn lọc từ các bộ thực vật khác nhau và rất phong phú,  song chủ yếu là các thực vật hạt kín lớp hai lá mầm. Vì vậy đặc tính thực vật học đề cập dưới dây chủ - yếu cho loại thực vật này.

1. Rễ và chức phận của rễ

Chức phận của rễ rõ rệt nhất là giữ cho cây đính vào đất và giữ cho cây ở vị trí thẳng đứng. Để thực hiện chức phận này rễ phân nhánh nhiều ở trong đất.

Các nhà thực vật học phân biệt ra các loại rễ sau: Rễ thẳng đứng hay còn gọi là rễ cái, rễ đuôi chuột v.v... có tác dụng chủ yếu là giữ vững cây ở trong đất. Rễ ch ngang còn gọi là rễ bên, rễ hoạt động có chức phận chủ yếu là hút thu nước và muối khoáng cho cây.

Thông thường độ sâu của sự phát triển của rễ nả thường nhỏ hơn chiều cao của thân cây nhưng có rễ ăn ngang thường đạt được chiều rộng lớn hơn so với độ rộng phân bố của các cành trên thân, tán cây.

Bộ rễ có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của thân, cành, lá trên mặt đất của cây cảnh bởi vì chúng hút thu các chất dinh dưỡng (nước, muối khoáng) trong đất, chuyển các chất đó lên thân lá để tạo ra các chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây sinh trưởng và phát triển. Ngoài nước và muối khoáng, rễ còn là nơi tổng hợp ra những chất điều chỉnh sinh trưởng tự nhiên (phytohormon) như các chất xytokinin có vai trò kích thích và điều chỉnh sự án phân chia tế bào, ra chồi của cây và được coi là hoc-mon trẻ hóa, kìm hãm quá trình già hóa của các bộ phận, cơ quan và của toàn cây.

Trong điều kiện tự nhiên bao giờ cây xanh cũng giữ đúng tỉ lệ giữa rễ và thân, lá theo một tỉ lệ nhất định và cân đối. Việc trồng cây trong chậu, trong nghề trồng cây cảnh, với một phạm vì hạn chế cũng như việc cắt tỉa rễ bên và rễ cái trong quá trình chăm sóc chính là các giải pháp kỹ thuật để điều chỉnh sự sinh trưởng của thân, cành lá trên mặt đất và do đó đã làm thay đổi tỉ lệ giữa bộ rễ và thân trên mặt đất theo yêu cầu đặt ra.

Ngoài ra rễ nằm ở dưới đất, một số cây cảnh thường phát sinh ra các rễ phụ từ phân thân và cành trên mặt đất như các loại cây Si, cây Xanh, Bồ đề, Đa v.v... những rễ này được gọi là rễ phụ hay các rễ khi sinh có chức phận hấp thụ khí và nước trong không khí cho cây. Những rễ này có thể mọc dài và tiếp đất tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà nó sống cũng như việc chăm sóc và có thể phát triển lớn lên tạo thành thân hoặc rễ nâng đỡ cho phân tán của cây. Trong nghệ thuật cây cảnh thì các rễ phụ này rất được chí ý chăm sóc hoặc người trồng chủ động tạo ra trên cây bằng cách dùng các vải ẩm cuốn vào thân, cành để nhử rễ phụ mọc ra và bồi dục nó sinh trưởng dài tiếp đất tạo ra dáng, thế yêu cầu, làm cho cây đẹp hơn, tăng giá trị của cây cảnh.

2. Thân và chức năng của thân

Thân là khâu nối giữa bộ rễ của cây với cành và lá trên mặt đất vì vậy thực chất nó là con đường vận chuyển vật chất qua lại giữa bộ rễ và lá. Tuy nhiên thân cũng là nguồn sinh ra cành, lá, hoa của cây bởi bì trên chúng có các điểm sinh trưởng bên, cá chồi sinh trưởng cho ra các cành.

Trong quá trình sống, ở cây thân gỗ nói chung, thân lớn dần lên là do hoạt động của lớp mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh bao quanh phần gỗ hoặc ở đỉnh ngọn cây. Các mô phân sinh bên (được gọi là tương tầng) cũng có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn các vết thương trên cây. Ngoài tầng này thân cây còn có tầng sinh bì (tượng tầng bần) mà sự phân chia của nó tạo nên vỏ có gờ, các tế bào vỏ này có tầm các chất giống như sáp, không thấm nước và bề mặt sù sì tạo ra màu rêu phong của lớp vỏ thân điều rất có ý nghĩa tạo dáng cổ thụ cho cây.

Sự lớn lên của thên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và sự chăm sóc bón phân và là kết quả của sự hoạt động của bộ rễ và bộ lá của cây.

3. Cành và chức năng của cành cây

Cành cây là khâu nối giữa thân chính với lá, hoa của cây và cùng với thân cây tạo thành bộ khung tán của cây cảnh và do vậy có vai trò quan trọng trong việc tạo ra vẻ đẹp hài hòa của cây cảnh.

Cành được hình thành từ các chồi bên (chồi nách) của thân mà ra và sự sinh trưởng của nó có quan hệ tương quan với chồi đỉnh của thân. ở một số cây chổi đỉnh của thân sinh trưởng mạnh thì các chồi nách của thân hình thành nên các cành yếu và thân chính thẳng như thông, tùng ở một số cây khác có chồi nách của thân khỏe và do đó tạo ra bộ khung tán có dạng phân nhánh. Các chồi nách trên cành có sự tương quan này và đây là cơ sở của việc cắt tỉa cành, nhánh và ngọn cây của cây để bộ khung tán của cây phân bố lại theo dạng hình mà người trồng mong muốn.

Trong tự nhiên vị thế của cành được phân bố sao cho giữ lá ở vị trí để cho trên đó ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống được nhiều hơn, có hoa và quả thì ở vị trí thuận lợi nhất để thực hiện việc sinh sản, chính vì vậy trong kỹ thuật uốn tạo dáng tạo thế của nghề trồng cây cảnh khi để các cành đúng cách ở vị thế yêu cầu thì phải chú ý đến đặc điểm này để cành cho hợp tự nhiên tạo dáng, tạo thế không gò bó.

Nhìn chung trong một năm cây cảnh thường có những đợt sinh trưởng và ra cành rất rõ rệt phụ thuộc vào điều kiện khí hậu cũng như giống, loại cây và mức độ chăm sóc, cắt tỉa, bón phân cho cây và thường được phân chia ra cành mùa xuân, cành hạ, cành thu hoặc cành đông. Cần chú ý trong những điều kiện thời tiết và mức độ chăm sóc khác nhau số lượng cũng như chiều dài của cành là khác nhau.

Đôi khi trong những cây cảnh có tuổi lớn hoặc chăm sóc không đúng cách trên thân hoặc các cành lớn thường phát sinh những cành gọi là cành vượt, cành tái tạo có sức sinh trưởng rất mạnh có thể làm thay đổi dạng tán, kiểu thế của bộ tán. Những cành này nếu không có mục đích tạo dáng, thế hoặc để nhân giống thì nên cắt bỏ sớm.

4. Lá và chức phận của cây

Lá của cây xanh là một cơ quan chuyên hóa của sự dinh dưỡng thực hiện sự quang hợp tạo ra các vật chất hữu cơ nuôi cây. Lá thường rộng và phẳng đảm bảo tạo nên một bề mặt lớn nhất để thu nhận ánh sáng mặt trời và để trao đổi oxy, khí cáconic và hơi nước giữa cây và môi trường sống. Về mặt hình thức, một lá điển hình gồm có cuống lá dính vào cành và phiến lá rộng, có thể đơn hay lá kép và cấu tạo gồm hai hay nhiều phần.

Lá hình thành từ các mầm lá do mô phân chia ngọn của cành hoặc thân phân hóa ra. Các mắm lá này phân chia lớn lên và phân hóa đưa tới sự tạo thành lá cây. Lá bản thân chúng không có mô phân sinh và vì vậy mà sống không lâu có thể chỉ một vài ngày như các lá của các cây xương rồng hay các cây kiểu thực vật sa mạc, hay một vài tháng như lá của đa số cây bụi, cây gỗ là 3 - 4 năm như lá kim của các cây thường xanh như Thông, Tùng.

Sự ra lá của cây, như đã trình bày, là kết quả hoạt động của mô phân sinh ngọn cành hoặc ngọn cây phân hóa ra các mầm lá. Đến lượt mình các mầm lá phải phân chia tạo ra chồi lá và hình thành lá. Chính giai đoạn này không chỉ quyết định số lượng lá mà còn ảnh hưởng cả đến kích cỡ cũng như sinh trưởng của lá sau này. Nếu lá ra nhiều, xanh tốt xum xuê chứng tỏ cây đang sung sức, khỏe mạnh và ngược lại đó là biểu hiện sự suy yếu về mặt sinh trưởng, thiếu thốn dinh dưỡng của cây. Sử dụng chế độ dinh dưỡng, tưới nước cũng như các điều kiện môi trường, người trồng cây cảnh có thể điều khiển quá trình hình thành lá và khống chế được sự sinh trưởng của lá và về kích cỡ cũng như số lượng.

Ngoài chức phận là cơ quan tổng hợp các chất dinh dưỡng hữu cơ lá có thể thực hiện các chức phận khác như dự trữ các chất dinh dưỡng đối với nhiều loại cây, dự trữ khí ở những cây thủy sinh hoặc dự trữ nước ở các cây kiểu thực vật sa mạc.

Khi lá già thì ở cuống lá hình thành một tầng rời giữa cuống và cành cây, đồng thời có sự chuyển màu do sự tổng hợp các sắc tố mới và phân huỷ diệp lục và sau đó thì rụng.

5. Hoa và quả

Các cây cảnh nói chung sau một thời gian trồng nhất định tùy thuộc vào giống loài, phương thức nhân giống cũng như điều kiện khí hậu và chăm sóc của con người thì có thể ra hoa và làm quả trên cây. Các giống, loài thực vật khác nhau có những đặc điểm đặc trưng về cách mọc hoa, cấu tạo hoa cũng như các yêu cầu ngoại cảnh để ra hoa làm quả khác nhau. Hoa và quả tạo nên vẻ đẹp tự nhiên của cây cảnh và được người trồng và người chơi cũng rất chú trọng.

Hoa và sau đó hình thành quả chính là phương

thức sinh sản bảo tồn của thực vật và nó cũng chính là cơ sở cho người trồng thu hái hạt giống để gieo trồng nhân giống sau này.

Ở phần lớn các giống, loài cây cảnh chúng có thể ra hoa quả nhiều lần trong quá trình sống của mình song cũng có những giống loài chỉ ra hoa làm quả một lần trong cả đời sống của mình như các cây trong họ tre nứa.

II. ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH ĐỐI VỚI CÂY CẢNH

Khi xem xét điều kiện ngoại cảnh (hay điều kiện môi trường) đối với cây xanh nói chung và cây cảnh nói riêng những người trồng và những người chơi cây cảnh đều thấy rằng mỗi loại, giống cây cảnh chỉ có thể sinh trưởng phát triển tốt trong một điều kiện ngoại cảnh nhất định, chúng không thể sinh trưởng tốt trong mọi điều kiện mặc dù các nhân tố ngoại cảnh này không gây tử vong trực tiếp đối với chúng nhưng nó cản trở mặt này, mặt khác, giai đoạn này, giai đoạn khác trong quá trình sinh trưởng của cây và làm khó khăn cho cây cảnh đó sinh trưởng phát triển tốt.

Từ rất lâu các nhà thực vật học đã chỉ ra rằng để sinh trưởng và phát triển mỗi loại thực vật đều cần tới một số chất nhất định và sẽ hạn chế nếu thiếu - hoặc thừa các chất đó. Sự sinh trưởng, phát triển của - mỗi loài cây, giống cây chỉ thích hợp trong một giới hạn thích hợp của sự thay đổi các yếu tố môi trường Và nếu vượt quá giới hạn này thì giống, loài thực vật đó rất khó tồn tại. Ngay trong một giống hoặc 1 loài thực vật giới hạn thích hợp này cũng thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của giống đó. Thường thì ở thực vật các cây non, chồi non hoặc hoa, quả non là những bộ phận rất nhạy cảm với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh hơn là các cây già hoặc các cây và bộ phận đã trưởng thành.

Người trồng cây cảnh có thể sử dụng sự hiểu biết về giới hạn thích hợp của các nhân tố môi trường này để tiến hành các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cũng như điều chỉnh sự sinh trưởng, phát triển của cây cảnh theo ý muốn của mình.

Các nhân tố ngoại cảnh chủ yếu tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh nói chung là nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và đất trồng.

1. Nhiệt độ đối với cây cảnh

Nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cảnh. Đối với các loài, giống cây cảnh khác nhau thì chúng yêu cầu giới hạn thích hợp về nhiệt độ khác nhay để sinh trưởng và phát triển. Theo yêu cầu này người ta phân chia ra các nhóm cây cảnh nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đối với những cây cảnh có nguồn gốc nhiệt đới giới hạn thích hợp về nhiệt độ nằm trong khoảng từ 25 - 27°C, các cây có nguồn gốc á nhiệt đới 20 - 23°C và các cây ôn đới thấp hơn 22°C (từ 18 - 20°C) tính theo nhiệt độ trung bình của ngày đêm. Vượt quá những giới hạn này, khi mà nhiệt độ trung bình quá cao hoặc quá thấp đều bất lợi đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây. Điều này là cần thiết để người trồng chọn loài, giống cây cảnh để trồng trong điều kiện khí hậu của nơi trồng.

Khi nhiệt độ vượt quá giới hạn của cây thì biểu hiên cụ thể về mặt hình thức là cây chậm hoặc ngừng hẳn việc ra cành, ra lá, hoa và dẫn tới chết nếu nhiệt độ vượt quá cao hoặc quá thấp giới hạn thích hợp. Tuy nhiên những ảnh hưởng trên còn tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng và phụ thuộc và từng bộ phận của cây mà các ảnh hưởng đó mạnh mẽ hay không rõ rệt. Những cây non, bộ phận còn non, giai đoạn ra hoa hoặc thời kì quả non, rễ cành non ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp sẽ rõ rệt và mạnh có thể gây tử vong hoặc hoại tử từng phần... bởi vì rằng những giai đoạn và bộ phận non này là những nơi có hoạt động sinh lí mạnh rất dễ mẫn cảm với nhiệt độ.

Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ và nhịp điệu sinh trưởng của cây cảnh mà còn ảnh hưởng đến thể hình của cây. Nhiệt độ thấp cây sinh trưởng kém, cành nhánh phát sinh ít, lá nhỏ bé để rụng ngược lại nhiệt độ cao làm cây sinh trưởng quá mức, cành nhánh vươn dài và lá thường to, mỏng rất dễ bị cháy các mô lá.

2. Âm độ đối với cây cảnh 

Mỗi loại cây cảnh có yêu cầu về độ ẩm đất cũng như độ ẩm không khí khác nhau. theo yêu cầu này người ta phân chia ra các nhóm cây cảnh chịu hạn cây ưa ẩm và cây thủy tinh. ở những nhóm này cấu tạo thực vật của chúng là khác nhau và thích ứng với điều kiện mà chúng sống. Thường thì các cây cảnh có bản lá rộng là những cây ưa ẩm. Những cây có lá nhỏ, dày hoặc mọng nước, có khả năng giữ nước ở thân lá như các loại xương rồng là những cây chịu hạn không thích hợp trồng ở nơi có độ ẩm đất cũng như độ ẩm không khí cao.

Nước được coi như là một nhu cầu sinh lí của cây cảnh vì vậy nó trở thành một yếu tố sinh trưởng và nhu cầu về nước cũng thay đổi ngay trong từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Khi cây còn non hoặc ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (ra cành, ra lá) thời kì cây ra hoa làm quả yêu cầu nhiều nước hơn khi cây già hoặc ở thời kì sinh trưởng yếu hoặc ngủ nghỉ. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa không đáp ứng được nhu cầu nước thì cây sẽ sinh trưởng phát - triển hạn chế hoặc ngừng sinh trưởng. tuy nhiên - cũng thấy rằng ảnh hưởng của sự thiếu thừa nước mạnh hay yếu đến cây còn liên quan đến nhiệt độ của môi tường. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cũng như độ ẩm đất cao cây sẽ tăng cường hô hấp tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng làm cây bị suy yếu. Khi nhiệt độ cao có thể dùng nước để chế ngự tác hại của nhiệt độ đối với cây.

Đối với người trồng và chơi cây cảnh để đáp ứng nhu cầu nước cho cây thường thông qua việc tưới nước vào đất hoặc phun cho cây và điều đó đã làm thay đổi độ ẩm đất và độ ẩm không khí ở môi trường xung quanh cây sống do đó phải chú ý đặc biệt tùy thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, cấu tạo giải phẩu thân lá và từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây để tưới nước cho thích hợp tránh tưới quá nhiều tạo ra độ ẩm quá cao đối với cây và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

3. Ánh sáng đối với cây cảnh

Nhờ đặc điểm đặc thù của chất diệp lục (là sắc tố ở trong lá và thân cành non) các cây cảnh có khả năng sử dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất dinh dưỡng giàu năng lượng để nuôi cây lớn và phát triển, tạo sinh khối cho cây. Vì vậy ánh sáng được coi là nguồn năng lượng và có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa sự sinh trưởng phát triển của cây cảnh, nếu thiếu cây sẽ sinh trưởng không cân đối, yếu và phát triển chậm.

Nhu cầu về ánh sáng của cây cảnh rất khác nhau do sự phong phú của chúng về giống, loài thực vật và được thể hiện trên các mặt về cường độ ánh sáng, độ dài chiếu sáng và chất lượng của ánh sáng.

Về cường độ ánh sáng, nhiều cây cảnh có nhu cầu cường độ chiếu sáng cao hoặc thích nghi rất tốt với điều kiện chiếu sáng mạnh, thuộc nhóm cây này bao gồm chủ yếu các cây cảnh có nguồn gốc nhiệt đới, các cây cảnh kiểu thực vật sa mạc. Song cũng có rất nhiều cây cảnh chỉ có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong điều kiện chiếu sáng yếu với cường độ ánh sáng không mạnh, thuộc nhóm này là những cây cảnh như Thiết Mộc Lan, Trúc Nhật Bản... là những cây được đặt để trong phòng hay nội thất. Đối với chúng nếu cường độ chiếu sáng mạnh có thể làm cây sinh trưởng cằn cỗi hoặc bị cháy lá. Tuy nhiên cũng cần phân biệt những loài, giống cây cảnh chịu được cường độ ánh sáng yếu trong những thời gian dài ngắn khác nhau. Nhìn chung thì các cây cảnh cũng như thực vật xanh sinh trưởng tốt trong điều kiên chiếu sáng tán xạ và bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế để bảo vệ khi thiếu hoặc khi thừa ánh sáng như sự thay đổi màu sắc của lá chẳng hạn.

Tùy thuộc vào nhu cầu thời gian chiếu sáng trong một ngày đêm để sinh trưởng và phát triển người ta chia cây cảnh ra những nhóm cây ngày ngắn có nhu cầu chiếu sáng 10 - 12 giờ trong ngày đêm, nhóm cây dài ngày có nhu cầu chiếu sáng trên 14 giờ trong ngày và nhóm cây trung tính là nhóm có thể đặt để trong thời gian chiếu sáng khác nhau tối thiểu từ 8 - 10 ngày mà không ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung độ dài chiếu sáng trong một ngày đêm không phù hợp với nhu cầu của cây cảnh thì cây cảnh mất sự cân đối giữa quá trình sinh trưởng và quá trình phát triển của cây biểu hiện ở sự mất cân đối giữa sự ra cành, ra lá với sự ra hoa, giữa sự lớn lên của toàn cây với khả năng phát dục của nó và vì vậy cần đặc biệt lưu ý đối với các cây cảnh mà vẻ đẹp của nó đối với người chơi là hoa, quả và các cây cảnh nhập nội từ các vùng, miền khác. 

Cùng với cường độ ánh sáng, chất lượng của ánh sáng là các nhân tố điều hòa sự sinh trường phát triển của cây. Nếu cây cảnh được đặt để ở nơi có cường độ ánh sáng cao, trực xạ và có nhiều các tia sáng cực tím (có bước sóng nhỏ) thì sự sinh trưởng của cây bị hạn chế nhiều về tầm vóc, kích thước của lá và sự phân ra các cành nhánh. Ngược lại nếu đặt để cây cảnh ở nơi có điều kiện chiếu sáng với cường độ thấp, ánh sáng phản xạ có nhiều tia hồng ngoại (có bước sóng ánh sáng dài) thì cây có xu thế vươn cao, cành nhánh dài và sự phân nhánh kém.

Cây cảnh sinh trưởng có thể phản ứng bằng cách sinh trưởng mạnh hoặc uốn cong về phía nguồn ánh sáng kích thích và được gọi là tính hưởng quang của cây. Sự sinh trưởng định hướng gây ra bởi ánh sáng cũng được sử dụng để điều chỉnh sự sinh trưởng, tạo uốn dạng hình tán cũng như kiểu thế của cây cảnh nhất là các cây cảnh đặt trong nội thất, nơi mag có sự khác nhau về độ chiếu sáng. Về mặt này người ta cũng ghi nhận được rằng các ánh sáng xanh và ánh sáng màu tím có hiệu quả cao hơn trong việc gây ra tính hướng quang của cây so với các loại ánh sáng màu khác.

Các cây cảnh hiện đang được trồng phần lớn là các cây nguyên sản của Việt Nam, tuy nhiên cũng có nhiều loại, giống cây cảnh nhập nội đem về trồng từ các vùng, miền có điều kiện chiếu sáng rất khác với chúng ta do vậy đối với các cây này người trồng cần phải chú ý đến nhu cầu về ánh sáng của chúng mà đặt để hoặc trồng ở những nơi cho phù hợp để đảm bảo sự sinh trưởng phát triển bình thường của chúng.

4. Đất đai và chất dinh dưỡng đối với cây cảnh

Đất cứng là một giá thể thấm mà trong đó cây được đính vào và tìm lấy nước và các chất dinh dưỡng khoáng. Để sinh trưởng phát triển cây cảnh yêu cầu (ngoài cácbonnic, oxi, hydro) nitơ, canxi, kali, sắt, phospho... cũng như các yếu tố vi lượng như bo, đồng, coban, kẽm, mangan... Thiếu bất kỳ thứ nào trong số các nguyên tố dinh dưỡng đó thì sự sinh trưởng, phát triển của cây cảnh bị hạn chế dù ngay cả trường hợp những nguyên tố dinh dưỡng còn lại có số lượng thích hợp. Mà những nguyên tố dinh dưỡng này cây cảnh hấp thụ chủ yếu từ đất thông qua sự hoạt động của rễ. Tuy nhiên đất chỉ cấu tạo từ những chất vô cơ thì không phải phù hợp để giúp cho sự sinh trưởng của cây cảnh. Đất cần phải có chất hữu cơ gọi là mùn được tạo thành từ cặn bã của cơ thể động, thực vật bị thối rữa làm cho đất có màu nâu hay màu đen. Mùn không chỉ là nguồn thức ăn cho cây mà còn làm tăng thêm tính xốp của đất tạo điều kiện thuận lợi để giữ và thông khí, nâng cao khả năng hấp thụ và giữ nước cho đất.

Nhìn chung các loại cây cảnh đều thích hợp với loại đất thịt nhẹ đến đất thịt trung bình, giàu mùn, đầy đủ các chất dinh dưỡng và có cấu tạo tốt, có khả năng tiêu nước, thoát nước, giữ ẩm, giữ khí đủ để đảm bảo cho sự sinh trưởng của rễ cây.

Để cải thiện tính chất đất đai, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây cảnh, người trông thường tác động vào đất thông qua việc xới xáo thay đất chuyển chậu hoặc tiến hành bón phân cho cây. Việc tiến hành các biện pháp này đòi hỏi người trồng phải xem xét tình trạng và tính chất đất, nhu cầu của cây, khả năng hấp thụ của đất và của cây, thời kì sinh trưởng của cây để xác định thời gian, liều lượng và cách thức tiến hành cho thích hợp.

Vì được trồng trong một phạm vi không gian hẹp trong các bồn, chậu nhằm mục đích trang trí, thưởng ngoạn và đặt để trong một điều kiện khác biệt với điều kiện đồng ruộng như các cây trồng khác, việc bón phân cho cây cần phải lưu ý đặc biệt đến liều lượng và loại phân bón cho thích hợp tránh được sự "sốc" đối với cây đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường sống. Vai trò và tác dụng của một số phân bón chủ yếu được trình bày dưới đây. 

- Phân đạm : có tác dụng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển của cây cảnh đặc biệt là bộ lá. Không đáy dù đạm sẽ biến đổi màu sắc lá, héo úa, cây cằn cỗi do không tạo được chất diệp lục.

- Phân lân : Có tác dụng tốt trong việc phân nhánh của thân, cành và rễ, cũng tác dụng rất tốt đối với các cơ quan sinh thực như hoa, quả. Khi thiếu phân cành ít, lá xanh đậm, lá nhỏ bé và khô ở đầu lá.

- Phân Kali : Quan hệ rõ rệt với tính chống chịu của cây. Khi thiếu lá cây thường nâu đỏ rìa mép lá, sau đó khô lụi đi thường xuất hiện trên lá già và xẩy ra khi bón nhiều vôi hoặc đất có nhiều manhê.

- Các nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với cây và chúng có tác dụng điều hòa sự sinh trưởng phát triển của cây. Khi thiếu cây thường biểu hiện khô đầu lá, khô đầu cành, lộc non chết hoặc lá bị biến màu và biến dạng hoặc các điểm sinh trưởng của cành, thân bị chết.




 
gọi Miễn Phí