Công Cụ Tốt

Nội dung

Cảo chữ C, Cảo chữ G

Cung cấp sỉ & lẻ hàng trăm loại cảo chữ C lực kẹp khỏe ít biến dạng dưới tác dụng lực ✓ cảo chính hãng ✓ giá rẻ nhất ☺️ hợp việc

Số vam, độ mở của vam

1 2 3 4 5  

Cảo chữ C là gì ?

Định nghĩa ngắn gọn: Cảo chữ C là một dụng cụ kẹp giữ còn gọi là vam chữ C hoặc cảo chữ G do hình dạng của nó giống chữ C , chữ G viết hoa. Cảo có một cơ cấu trục vít me và hai má kẹp nhằm mục đích tạo ra lực ép giữ chặt vật thể một cách linh hoạt.

Dành Cho Các Bác Thợ Chưa Biết Về C-Clamp

C-clamp  (hay còn gọi là cảo chữ C, cảo kẹp gỗ) là một dụng cụ kẹp linh hoạt dùng để cố định tạm thời các vật hoặc phôi gỗ . Chúng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như chế biến gỗ, hàn, xây dựng, gia công kim loại… Thông qua thiết kế các khớp nối linh hoạt giúp nén/siết chặt vật và xử lý các chi tiết tốt giúp cho người thợ mang lại hiệu quả cao cho công việc.


Kẹp chữ C là một thiết bị nhỏ gọn nhưng mang lại rất nhiều giá trị có thể được sử dụng như một bộ tay cầm cố định (phụ). Bạn cũng có thể đã biết là cảo chữ C không phải là công cụ “cố định” duy nhất trên thị trường. Nếu bạn là một người thợ gỗ lành nghề thì chắc hẳn bạn phải “sắm sửa” nhiều loại cảo khác nhau, tất nhiên cảo chữ C là công cụ được sử dụng nhiều nhất..

Cấu tạo của cảo chữ C và tên gọi các bộ phận


Sơ đồ cấu tạo của cảo chữ C
Cảo gồm các bộ phận cấu thành sau:

Khung cảo

Khung cảo thay thân cảo có dạng chữ C được làm từ thép, gang đúc, hợp kim nhôm, có tác dụng chịu lực chính. 

Hàm kẹp


 
Hàm kẹp của cảo gồm 2 má kẹp đối diện nhau gồm má kẹp cố định trên thân cảo và má kẹp di động trên trục vít của cảo. Khoảng cách giữa 2 má kẹp có thể điều chỉnh được nhờ trục vít quay.

Trục vít

Trục vít là một trục có ren, khi quay nó biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến để thay đổi khoảng các giữa các má kẹp

Tay quay

Không phải cảo nào cũng cần tay quay, những cảo chịu lực sẽ lắp thêm tay quay bằng cách xỏ một đòn bẩy qua một đầu của trục vít nhằm tạo ra một đòn bẩy để quay trục vít dễ dàng

Nguyên Lý Vận Hành Của Cảo Chữ C?

Nguyên lý sử dụng: Xoay đầu bulong phía ngoài để bề mặt trục bulong chạm vào bề mặt cần giữ cố định. Khi lực siết đủ chặt sẽ tạo ra ma sát giữa bề mặt cần cố định và cảo giúp vật được cố định chặt (không xê dịch).

Mỗi loại cảo sẽ có một độ siết giới hạn tùy theo kích thước của sản phẩm do nhà sản xuất chỉ định, do đó với những dòng cảo có kích thước (inch) càng lớn thì càng khó để siết chặt, vì thế bạn cần phải kết hợp sử dụng với cờ lê để giúp cân lực trong quá trình siết. Nếu muốn tháo cảo ra thì bạn chỉ cần thao tác xoay ngược kim đồng hồ.

Chất liệu cấu tạo khung cảo

Đối với chất liệu thép mạ Niken

Vam cảo được làm bằng thép mạ niken nên nó sẽ phù hợp hơn trong môi trường gia công kim loại, cơ khí. Bởi vì tính chất của thép mạ Niken  không được giòn như vam được đúc bằng gang. Nhưng một điểm cộng khác đó chính là vam cảo được làm bằng thép thì sẽ chịu được những rung động lớn giống như: hàn kim loại, hàn sát hoặc mài.
 
Vì có tính chất chịu được sự rung động cao để nâng cao được độ “cố định” thì vam cảo được làm bằng thép có giá thành khá là đắt so với vam được đúc bằng gang.
 
Tại Công Cụ Tốt trục vít được mạ kẽm chống gỉ và tăng độ trơn trong quá trình siết đồ vật, bên cạnh đó được trang bị má kẹp khớp quay tự do giúp dàn đều lực trên bề mặt, chống được nhược điểm lớn nhất là làm lõm hoặc có dấu hằn trên bề mặt vật kẹp. Tay vặn vít được thiết kế một cách tinh tế với kích thước chỉ 75mm giúp tạo ra được lượng mô men xoắn lớn giúp người sử dụng dễ vặn cảo hơn..

Đối với chất liệu gang

Trái ngược với loại được làm bằng chất liệu thép mạ niken thì cảo C được đúc bằng gang sẽ có những ưu điểm nhỉnh hơn một chút so với niken. Đa số các bác thợ mộc thường chọn cảo đúc bằng gang bởi vì tình chất “giòn” của nó giúp cho các bác thợ sử dụng được sản phẩm lâu hơn, bền hơn, làm tăng tuổi thọ của vam cảo.
 
Bên cạnh đó, một trong những yếu tố quan trọng góp phần “bán chạy hàng” là giá thành cực kỳ rẻ so với mặt bằng chung của các vam cảo đang có mặt trên thị trường. Được làm bằng chất liệu gang nên sản phẩm sẽ ÍT bị rỉ sét hơn nếu thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt (so với loại được chế tạo bằng thép).
 
Cảo c làm từ gang sẽ chịu được sức bền lớn hơn, lớp bề mặt bên ngoài được phủ bằng một loại sơn tĩnh điện màu đen nên cảo sẽ chống bị ăn mòn bởi các yếu tố trong môi trường.
 
Sau khi phủ một lớp sơn tĩnh điện thì bề mặt cảo dày hơn và chịu được áp suất lớn khi siết. Bên cạnh đó thiết bị được trang bị má khép khớp quay tự do dàn đều lực trên bề mặt vật dụng chống hằn và làm lõm trong quá trình làm việc.

Hợp kim nhôm

Khi cần những chiếc cảo nhẹ nhưng vẫn chịu lực tốt, bền với thời tiết thì người ta có thể sử dụng hợp kim nhôm:
Nhược điểm là cảo khá là đắt

Thép đúc rèn dập nóng

Cảo được đúc từ thép, thép mô líp đen hoặc thép crôm, còn được gọi là các cảo hạng nặng, chúng không dùng tay quay mà đầu trục vít có núm vặn lục giác để dùng cùng với các công cụ vặn mạnh mẽ khác. Loại cảo này tạo ra lực ép lớp nhất trong các loại cảo
 

Cảo nhựa, cảo bằng gỗ

Vam cảo có thể được làm bằng nhựa, nhất là trong các việc thủ công với giấy, thủ công làm đồ da giày, đôi khi chỉ cần lực kẹp rất nhẹ thì người ta có thẻ chỉ cần làm bằng nhựa

Hướng dẫn lựa chọn cảo

Căn cứ vào kích thước

Hiện tại Công Cụ Tốt đang cung cấp vam chữ C với nhiều kích thước khác nhau. Nhưng 4 kích thước thường được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất từ 3 inch cho đến 6 inch 
  • Loại 3 inch sử dụng cho độ dày của vật là 8cm
  • Loại 4 inch sử dụng cho độ dày của vật là 10cm
  • Loại 5 inch sử dụng cho độ dày của vật là 12cm
  • Loại 6 inch sử dụng cho độ dày của vật là 14cm
Ngoài ra có các cảo cỡ lớn và rất lớn khác

Căn cứ vào áp lực cần thiết

Thủ công

Với các công việc thủ công, người ta có thể chỉ cần một lực rất nhẹ như ép hai tờ giấy, dán da giầy thì chỉ cần một chiếc cảo nhẹ và rẻ. Cảo nhẹ sẽ làm khung khá mỏng từ nhôm hoặc từ nhựa

Với ngành mộc

Trong ngành mộc, áp lực không cần quá lớn vì sẽ làm hỏng bề mặt gỗ, các cảo hàn từ thép hoặc gang đúc vừa rẻ vừa tạo được áp lực thoải mái

Kẹp giữ sắt thép

Sắt thép có trọng lượng lớn hơn gỗ, lại có khả năng chịu lực ép lớn hơn rất nhiều. Do đó, bạn nên dùng các cảo vam gang đúc, thép đúc rèn dập nóng có độ dày lớn sẽ rất phù hợp

 

Căn cứ vào độ sâu lòng cần thiết

Bình thường, độ sâu của lòng cảo (throat deep) thường được lấy tiêu chuẩn cỡ một nửa độ mở. 

Cảo lòng sâu

Một số tình huống thì bạn khó có thể lồng chiếc cảo vào vị trí kẹp cần thiết, do đó bạn cần những cái cảo lòng sâu hơn. Cảo lòng sâu trong tiếng Anh được gọi là Deep C-clamp, deep throat clamp. Lưu ý rằng, khi lòng cảo càng sâu thì thân cảo phải càng dày để tránh cảo bị vỡ.

Cảo lòng sâu cũng rất dễ chế tạo



Một chiếc cảo lòng sâu tự chế, bạn để ý nhé, không dùng tay quay mà dùng một ốc lục giác cỡ lớn để làm trục vít



Một chiếc cảo lòng sâu được sửa dụng để sửa chữa một chiếc ghi ta (đang kẹp để dán gỗ)

Cảo lòng nông

Ngược lại với cảo lòng sâu, cảo lòng nông còn được gọi là cảo độ mở lớn. Cảo có độ mở lớn có thể kẹp các vật dầy mà không cần tăng trọng lượng của cảo lên quá lớn như dùng cảo tiêu chuẩn.

Bảo quản vam cảo

Có một số mẹo nhỏ trong việc bảo quản vam cảo là:
  • Nên treo lên vì sẽ tránh được việc ẩm ướt
  • Nên sắp sếp theo độ mở từ bé đến lớn đế dễ lấy ra
  • Nên tra dầu nhẹ để chống gỉ
 

Những loại cảo thêm công năng bổ trợ

Chúng tôi có những bài viết bổ trợ kiến thức ở phía dưới, những chiếc cảo đơn giản có thể bổ trợ cải tiến rất nhiều

Cảo kẹp ống


Cảo chỉnh 3 hướng

Lời khuyên cuối cùng: Đừng vứt bỏ cảo hỏng

Với cấu tạo khá đơn giản và có cơ cấu vít me, người ta có thể sáng tạo ra việc sử dụng những chiếc cảo hỏng gãy rất phong phú.


Một chiếc cảo bị hỏng được tận dụng làm máy ép gáy sách
Nói về cảo, chúng tôi có thể nói cả đêm cũng được. Chúng tôi cung cấp một loạt các bài viết thú vị để bạn có thể đọc thêm về những cái cảo. Hãy đừng bỏ lõ những bài viết dưới đây nhé

Bài viết về cảo chữ c nên đọc