Cách nhận biết và sửa chữa khi bộ li hợp xe máy gặp sự cố, hỏng hóc - Hùng Lê
Đăng lúc: Thứ năm - 01/02/2024 11:46, Cập nhật 01/02/2024 11:51
Có thể các bạn đã biết khi động cơ xe máy hoạt động công sinh ra từ buồng đốt là năng lượng giúp bánh xe chuyển động. Tuy nhiên để truyền tải cơ năng từ động cơ đến bánh xe thì cần phải có bộ li hợp - bộ phận trung gian giữa động cơ và hộp số, là thành phần không thể thiếu trong hệ thống truyền động của xe. Với chức năng làm cầu nối trung gian giữa động cơ và hộp số bộ li hợp sẽ giúp truyền tải momen lực và giữ ổn định cho xe trong quá trình sang số và tăng tốc. Do đó để tránh những sự cố bất ngờ và nâng cao tuổi thọ cho xe thì ta cần tiến hành kiểm tra và và sửa chữa bộ li hợp định kì theo quy định của nhà sản xuất.
Bí quyết sử dụng đúng cách và nâng cao độ bền cho li hợp xe máy
1. Bộ li hợp trên xe máy là gì ?
Nếu bộ li hợp bị hư hỏng xe sẽ có biểu hiện như sau:
- Xe bị ì, tính năng tăng tốc kém
- Nhiên liệu bị tổn hao nhiều hơn mức bình thường
- Xe khó vào số, hay bị dắt số
- Có tiếng kêu lạ từ trong động cơ
- Có hiện tượng giật mạnh khi tăng hoặc giảm số
Cấu tạo bộ nồi xe máy loại xe số
Cấu tạo bộ li hợp xe tay ga
2. Cách tháo bộ li hợp
(1) Tháo vỏ phải (hoặc gọi là nắp phải của hộp trục khuỷu) của động cơ.
(2) Tháo vít bắt bộ li hợp, như hình 3-30.
(3) Tháo đệm nắp rồi đổ lò xo li hợp ra.
(4) Lấy toàn bộ đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động ra.
(a) Dụng cụ chuyên dụng; (b) Phương pháp thao tác
(5) Sử dụng dụng cụ chuyên dụng, vòng bên trong của dụng cụ này có răng, có thể chụp lên răng vai trục của đĩa ma sát dẫn động, sau đó dùng cờ lê cố định khác để tháo vít cố định vai trục của đĩa ma sát dẫn động, dụng cụ chuyên dụng và phương pháp thao tác như hình 3-30. Người dùng cũng có thể tự chế dụng cụ bằng đĩa ma sát dẫn động đã bị hỏng.
(6) Tháo vai trục của đĩa ma sát dẫn động.
(7) Tháo cụm vỏ cố định 2 bánh răng.
(8) Tháo cữ nhả bộ li hợp.
Phương pháp tháo bộ li hợp của các loại xe khác về cơ bản tương tự.
3. Kiểm tra và sửa chữa các linh kiện chính
3.1 Kiểm tra và thay thế đĩa ma sát
Các linh kiện chính trong bộ li hợp của xe mô tô
- Kiểm tra xem có bị hỏng không. Đĩa ma sát do thiếu dầu hoặc do thao tác ghép nối quá chậm nên có thể gây cháy, nếu bị hỏng nặng thì không thể dùng tiếp được.
- Đo độ dày của đĩa ma sát, như hình 3-31. Dụng cụ đo có thể dùng thước kẹp, đối với các đĩa ma sát bằng gỗ mềm hoặc gỗ nhựa, do chất liệu ma sát của chúng tương đối mềm nên khi đó không được dùng lực quá mạnh, để tránh đo không chuẩn. Độ dày mài mỏng của đĩa ma sát của các loại động cơ đều có quy định riêng, như dộ dày đĩa ma sát mới của động cơ xe NF125 là 3mm, giới hạn mài mòn là 2,7mm, nếu nhỏ hơn độ dày này thì khi động cơ truyền động của bộ li hợp có mômen xoắn cực đại thì xảy ra hiện tượng trơn trượt. Trong quá trình sửa chữa, nếu không tìm được đĩa ma sát để thay thì có thể dùng tạm thêm một tấm đĩa ma sát dẫn động. Khi đo độ dày của đĩa ma sát, phải tiến hành đo ở nhiều chỗ, xem độ dày của đĩa ma sát có thống nhất không, nếu sai số độ dày trong diện tích tương đối lớn thì phải thay.
- Kiểm tra và sửa chữa bề mặt ma sát. Đối với đĩa ma sát mà trên khung máy có mở ô cửa nạm tấm gỗ mềm (như xe XF250) thì có thể nạm lại tấm gỗ mềm mới để thay tấm gỗ mềm đã bị mài mòn. Nhưng phải mài phẳng trên giấy nhám phẳng, đảm bảo độ dày là 3,8+83 mm. Đối với xe mô tô 3 bánh giữa DF-BM021 sử dụng động cơ 250, đĩa ma sát đã được thay tấm gỗ mềm thành đĩa ma sát bằng chất liệu nhựa, so với gỗ mềm thì tính chịu mài mòn của nó tốt hơn.
Đĩa ma sát được chế tạo trong thời gian gần đây thì 2 mặt đều có rất nhiều rãnh có độ sâu tầm 0,3mm, dùng để nạp dầu, hỗ trợ tản nhiệt, đồng thời cũng có lợi cho việc tháo rời khi tháo đĩa ma sát và đĩa ma sát dẫn động. Khi kiểm tra và thay đĩa ma sát, nhất định phải chú ý xem những rãnh nhỏ này có hiện tượng tắc nghẽn hay không, nếu tháo đĩa ma sát cũ mà thấy rãnh rất nông hoặc gần như không nhìn thấy rãnh thì không thể sử dụng tiếp được. Đối với đĩa ma sát mới thay vào thì các rãnh này nhất định phải thông suốt, nếu có những chỗ dập không đẹp thì có thể dùng dao nhỏ để sửa. Vật liệu ma sát phải liên kết chặt chẽ với khung máy, nếu đĩa ma sát có độ kết dính không tốt thì không nên dùng. Đồng thời, độ rộng của các vấu lồi bên ngoài đĩa ma sát mới cũng phải thích hợp, khi lắp thử vào trong vỏ cố kết thì phải hoạt động linh hoạt trong các rãnh này, nếu không hoạt động linh hoạt thì phải tiến hành dũa.
3.2 Kiểm tra và thay đĩa ma sát dẫn động
Đĩa ma sát dẫn động là một loại cơ cấu trong bộ li hợp ma sát, nó được sử dụng để kết nối động cơ với hộp số của xe. Đĩa ma sát được thiết kế để chịu được momen xoắn lớn nhất của động cơ trong bất kỳ điều kiện làm việc nào.Các răng sẽ khớp với đế nồi phía trong
3.3 Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp và vai trục của đĩa ma sát dẫn động
3.3.1 Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp
Vỏ cố kết bộ ly hợp - nhông hú là một phần của bộ li hợp xe máy. Nó có tác dụng giữ cho đĩa li hợp và bộ li hợp cố định với nhau, vỏ cố kết bộ li hợp thường được làm bằng kim loại và có thể được gắn vào đĩa li hợp bằng các chốt hoặc vít.Vỏ cố kết bộ ly hợp nhận lực truyền động của động cơ từ trục khuỷu qua bánh răng sơ cấp
Hình 3-33: Sửa chữa vỏ cố kết bộ li hợp
Vậy phán đoán bộ li hợp mở không hoàn toàn như thế nào? Mở không hoàn toàn có các hiện tượng sau:
① Sau khi khởi động máy, khi chuẩn bị chạy, tuy vẫn giữ cần điều khiển li hợp nhưng khi vừa vào số, cần điều khiển li hợp vẫn chưa nhả mà xe đã lao về phía trước. Nếu phanh nhẹ thì máy tắt ngay.
② Khi động cơ hoạt động, giữ cần điều khiển li hợp, khi sang số lại cảm thấy khó khăn.
③ Xe đang chạy, khi sắp chuẩn bị dừng về số 0 nhưng lại cảm thấy khó khăn, và thường dễ bị chết máy.
Khi có hiện tượng bộ li hợp phân li không tốt thì không được tháo ngay bộ li hợp hoặc tiến hành dũa vỏ cố kết, mà trước tiên phải kiểm tra độ hở của đòn nhả (tay gạt ngắt) xem có rộng quá không (đối với cơ cấu cơ cấu điều khiển kiểu đẩy trong). Khi chạy xe mà động cơ bị lạnh (đặc biệt là mùa đông), nếu có hiện tượng nhả khớp không tốt, độ dính của dầu máy nạp vào bộ li hợp quá cao cũng là một trong những nguyên nhân thì phải chờ đến khi nhiệt độ của dầu máy tăng lên mới cho xe chạy.
3.3.2 Sửa chữa vai trục của đĩa ma sát dẫn động
Vai trục của đĩa ma sát có nhiệm vụ kết nối giữ ổn định truyền động từ trục khuỷu động cơ với hộp trục số khi xe bắt đầu chuyển động
Hình 3-34: Sửa vai trục của đĩa ma sát dẫn động
3.4 Thay miếng cao su giảm chấn trong cụm vỏ cố kết bộ li hợp
Hình 3-35: Hình dáng bên ngoài của vỏ cố kết 2 bánh răng
Hình ảnh thực tế vỏ cố kết của xe máy tay côn
1 - Vấu lồi của vỏ cố kết; 2 - Miếng cao su rồng hình tròn 3 - Bánh răng lớn; 4 – Miếng cao su đặc
3.5 Kiểm tra lò xo li hợp
Lò xo ly hợp là một bộ phận quan trọng của bộ li hợp trong xe máy, nguyên lí làm việc là sử dụng lực nén của lò xo để nhả, ép lá bố và lá thép để thực hiện nhiệm vụ truyền lực hoặc ngắt khả năng truyền lực đến hộp số và từ hộp số sang bánh xe.Lò xo nồi là phần giúp tách và ép mâm ép với đế nồi
3.6 Điều chỉnh độ đảo (lớn nhất) của linh kiện trong bộ li hợp
Khi kiểm tra độ đảo của đĩa ma sát nếu vượt quá giá trị cho phép thì phải thay thế
3.7 Sửa chữa cơ cấu gạt ngắt
4. Sử dụng bộ li hợp đúng cách
Để giảm hỏng hóc sự cố cho bộ li hợp khi sử dụng xe, ta cần thực hiện chuẩn các thao tác cơ bản như vào số hoặc tăng ga
- Khi nối bộ li hợp thao tác phải nhẹ nhàng và thận trọng: khi nối bộ li hợp không được buông mạnh bộ cần điều khiển (tay gạt) li hợp, để tránh làm các linh kiện bị mà gây hỏng hóc. Nhưng cũng không được buông quá chậm, nếu thao tác quá chậm thì có thể làm tăng thời gian mài trượt của đĩa ma sát, khiến cho tốc độ mài mòn của đĩa ma sát càng nhanh hơn.
- Thao tác gạt cần điều khiển li hợp phải nhanh và dứt khoát: khi nhả cần điều khiển li hợp thì động tác phải nhanh, tránh nhả khớp chậm hoặc chỉ nhả hờ khiến cho đĩa ma sát bị mài trượt, làm cho mức độ mài mòn càng nghiêm trọng hơn.
- Sử dụng đúng bộ li hợp phải kết hợp chặt chẽ giữa vào số và điều chỉnh tay ga, hai tay phải thao tác nhịp nhàng, đối với người mới chạy xe thì phải tập nhiều lần.
Khi bóp cần điều khiển li hợp thì đồng thời phải ngắt nhanh van nhỏ (vặn tay ga ra ngoài), sau đó dùng chân về số. Tiếp theo, tay trái nhả cần điều khiển li hợp, tay phải đồng thời từ từ xoay tay ga vào trong.
Tác giả bài viết
Hùng Lê
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề sửa chữa hệ thống truyền động xe máy để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên đê chuyên về sửa chữa hệ thống truyền động của xe máy sẽ giới thiệu với các bạn từ kiến thức sửa chữa bộ li hợp, sửa chữa hộp truyền động, sửa chữa cơ cấu khởi động của xe máy. Các bạn cũng học cách phán đoán và loại bỏ sự cố tại hệ thống truyền động của xe máy một cách dễ dàng.
-
Học cách sửa chữa, tháo lắp và kiểm tra các linh kiện chính của hộp số xe máy - Hùng Lê
Trong hệ thống truyền động của xe máy thì hộp số chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất nó giúp xe thay đổi chỉ số công suất vận hành từ động cơ sang bánh xe từ đó giúp xe có thể điều chỉnh gia tốc di chuyển . Do đó khi hoạt động các chi tiết trong hộp số cần đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật cao, mức độ sai số thấp nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể dẫn tới kẹt, bể hộp số. Bài viết dưới đây của Hùng Lê sẽ cung cấp cho bạn phần lí thuyết về cách tháo lắp, kiểm tra và sửa chữa hộp số một cách cơ bản nhất.
-
Các bước kiểm tra, sửa chữa cơ cấu khởi động xe máy - Hùng Lê
Cơ cấu khởi động xe máy là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động nó giúp xe có thể khởi động trong trường hợp xe máy để lâu không thể khởi động bằng cách đề máy thông thường. Ta có thể sử dụng cần khởi động để khuấy và đưa dầu nhớt nằm dưới cacte lên bôi trơn cho các chi tiết bên trong động cơ giúp xe dễ dàng khởi động sau một thời gian dài không hoạt động. Cũng như bao bộ bộ phận thì cơ cấu khởi động sau một thời gian sẽ bị mài mòn dẫn tới hỏng hóc, những sự cố khi sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cho các bạn về kĩ năng sửa chữa cơ cấu khởi động.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về sửa xe máy, độ xe máy các loại ❤️❤️❤️
Dụng cụ sửa xe máy chuyên nghiệp cho những người thợ sửa xe máy, thích độ xe