Cách trồng lại gốc đào sau tết để chơi năm sau
Đăng lúc: Thứ sáu - 24/11/2023 11:54, Cập nhật 24/11/2023 11:54
Nhiều gia đình sau tết thường sẽ giữ lại gốc đào để chăm sóc cho tết năm sau. Tuy nhiên, đặc tính của đào thường phai khá nhanh sau Tết đòi hỏi người chăm sóc phải có kỹ thuật chăm sóc vô cùng tốt, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Tuy vậy, việc chăm sóc góc đào cũng không hề khó như bạn nghĩ, để biết được cách trồng lại gốc đào sau tết để chơi năm sau, các bạn hãy theo dõi video dưới đây để tham khảo nhé!
Video
Cách trồng lại gốc đào sau tết để chơi năm sau. Ngày tải lên: Thứ sáu - 24/11/2023 11:17.
Hướng dẫn chăm sóc lại góc đào sau tết để chơi vào năm sau
Đào là một thức cây không thể nào thiếu được trong ngày Tết của Việt Nam, tuy nhiên giá thành một cây đào vào ngày Tết là vô cùng cao. Chính vì lý do đó mà nhiều người chọn cách trồng lại gốc đào cũ để tiếp tục chơi vào Tết năm sau. Kỹ thuật trồng đào sau tết yêu cầu sự tỉ mỉ, chăm sóc kỹ càng, tuy nhiên nó cũng không hề khó như bạn nghĩ và bạn có thể xem cách chăm sóc gốc đào sau Tết sau đây và có thể tham khảo chúng với gốc đào nhà mình nhé!
Chăm sóc gốc đào sau Tết không quá khó như bạn nghĩ
Hướng dẫn chăm sóc lại góc đào sau tết để chơi vào năm sau
Cắt tỉa lại cành đào
Việc đầu tiên cần làm trước khi trồng gốc đào lại là bạn phải cắt tỉa lại cành, mục đích của việc cắt tỉa cành là để chất dinh dưỡng được tập trung nuôi dưỡng phần gốc, ngoài ra cũng giúp những cành mới được sinh ra sẽ thuận lợi cho việc tạo tán cây sau này. Thậm chí nếu không cắt cành, thì khi cành già hoa sẽ không mọc ở những vị trí đó nữa. Việc cắt cành đòi hỏi phải dứt khoát và chính xác vò vậy hãy sử dụng những chiếc kéo cắt cành chuyện dụng thật sắc để thực hiện công việc này nhé!Sử dụng những chiếc kéo thật sắc để có thể cắt được chính xác và dứt khoát
Xử lý phần rễ cây
Do phần rễ cây là phần tiếp xúc với đất nên có rất nhiều vi khuẩn, cho nên trước khi trồng cây cũng cần phải xử lý qua bộ rễ của đào, bộ rễ khỏe thì cây mới có thể hấp thụ được dinh dưỡng. Loại bỏ bớt phần đất bám vào rễ cây đồng thời cũng cắt bỏ bớt phần rễ cây để loại bỏ đi những phần rễ cây bị rập nát.
Loại bỏ bớt đất và cắt tỉa phần rễ cây
Chuẩn bị đất trồng
Phần đất để trồng cây cũng vô cùng quan trọng, đất trồng đào cần phải tơi xốp và có nhiều chất dinh dưỡng. Người thợ trong video đã tiến hành chuẩn bị đất để trồng đào gồm giá thể trộn cùng đất phù sa, phân bón cây, với cách kết hợp như vậy sẽ giúp cây có thể hấp thụ dinh dưỡng và phát triển cực kỳ mạnh trong giai đoạn này nếu không cây sẽ rất dễ bị chết.
Chuẩn bị đất trồng gồm đấ phù sa, giá thể và phân bón
Trồng cây vào chậu
Tiến hành đủ một phần đất vừa trộn gần đầy chậu, sau đó đặt gốc đào lên trên, tay giữ cố định gốc đào để khi đổ đất vào sẽ giữ được hình dạng của cây. Sau khi đã đổ đất vào cần dùng một cái que để chọc liên tục vào đất, mục đích là để đất có thể lấp đầy được vào những khoảng trống ở phần rễ cây, tránh khí tưới nước bị đọng làm úng rễ cây.Sau khi trồng cây vào chậu cần dùng một chiếc que để chọc liên tục vào đất
Xử lý lại phần vỏ cây đào
Những cây đào thường khi bị thương sẽ gây sùi nhựa, vậy làm cách nào để có thể khắc phục được việc trên? Cách đơn giản nhất và có thể dễ dàng thực hiện được đó là sử dụng nước vôi, tuy nước vôi không chữa được hoàn toàn việc sùi nhựa ở cây đào tuy nhiên chúng có thể giúp hạn chế được việc sùi nhựa ở đào rất nhiều. Vì vậy sau khi loại bỏ nhựa đào hãy quét một lớp nước vôi xung quanh toàn bộ cây đào để giảm việc sùi nhựa ở cây.
Bôi vôi toàn bộ cây đào để giảm việc sùi nhựa ở cây đào
Tưới cây
Và việc cuối cùng cần làm là bạn phải tưới cây, để giúp cây có thể phát triển nhanh và mạnh hơn thì cần kết hợp cùng kích thích tăng trưởng cây, để đạt được hiệu quả tốt nhất nên sử dụng kích thích tăng trưởng một tuần 3 lần là tốt nhất.
Tưới kích thích tăng trưởng 3 lần 1 tuần để cây được phát triển khỏe mạnh
Và trên đây là toàn bộ hướng dẫn chăm sóc lại góc đào sau tết để chơi vào năm sau mà người nông dân trong video muốn chia sẻ với các bạn, hy vọng các bạn đã nắm rõ được quy trình. Nếu bạn muốn áp dụng hãy lưu lại ngay để tham khảo. Các bạn còn cách chăm sóc đào nào khác không? Hãy để lại phía dưới để mọi người cùng được biết nhé. Đừng quên theo dõi CÔNG CỤ TỐT để nhanh chóng cập nhập những mẹo trồng trọt hữu ích nhé!
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng đào để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây đào được trồng lấy quả để ăn và trồng lấy hoa lấy thế để chơi như một cây cảnh. Cây đào có chỗ đứng trong văn hóa Việt Nam khá lớn, là một biểu tượng của mùa xuân, sự may mắn và thịnh vượng đầu năm mới. Hãy cùng công cụ tốt tham khảo các kỹ thuật và dụng cụ canh tác cây hoa đào nhé.
-
Hướng dẫn ghép mắt chữ T cho cây hoa đào
Dưới đây là hướng dẫn cặn kẽ của CÔNG CỤ TỐT về phương pháp ghép mắt chữ T cho cây hoa đào, một phương pháp mang lại tỷ lệ thành công khá cao và cách thực hiện cũng khá dễ dàng.
-
Trồng hoa đào - Nguyễn Huy Trí
Đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa đông, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Ghép mắt dưới bụng cây hoa đào
Ghép mắt dưới bụng cây là kỹ thuật được biết đến với sự dễ dàng, tỷ lệ thành công cao, đặc biệt đối với hoa đào thì kỹ thuật này cũng được sử dụng vô cùng phổ biến. Qua video này, CÔNG CỤ TỐ sẽ hướng dẫn kỹ thuật ghép mắt dưới bụng cho cây đào tới với các bạn.
-
Ghép nêm thân cây hoa đào
Phương pháp ghép nêm được ứng dụng rộng rãi trong trồng hoa đào, với kỹ thuật ghép nêm những cây hoa đào phát triển mạnh, ít sâu bệnh, khỏe mạnh, chất lượng hoa đào được tăng lên đáng kể và giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Qua video này, hãy cùng CÔNG CỤ TỐT khám phá kỹ thuật ghép nêm thân cây hoa đào nhé!