Ghép nêm thân cây hoa đào
Đăng lúc: Chủ nhật - 25/02/2024 23:46, Cập nhật 25/02/2024 23:46
Phương pháp ghép nêm được ứng dụng rộng rãi trong trồng hoa đào, với kỹ thuật ghép nêm những cây hoa đào phát triển mạnh, ít sâu bệnh, khỏe mạnh, chất lượng hoa đào được tăng lên đáng kể và giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Qua video này, hãy cùng CÔNG CỤ TỐT khám phá kỹ thuật ghép nêm thân cây hoa đào nhé!
Video
Ghép nêm thân cây hoa đào. Ngày tải lên: Chủ nhật - 25/02/2024 23:19.
Áp dụng kỹ thuật ghép nêm đối với thân cây hoa đào
Ghép nêm thân cây hoa đào
Việc đầu tiên cành làm là bạn cần phải xử lý gốc đào gốc để tiến hành ghép cành đào vào, nếu bạn thấy trên gốc đào có nhiều cành nhánh cần cắt tỉa những cành nhánh này bớt đi để chất dinh dưỡng được tập trung nuôi cành ghép. Sử dụng kéo ghép cành để cắt cành gốc, cắt ngang gốc một đoạn cách mặt đất một khoảng thích hợp.
Tiến hành cắt cành gốc cách mặt đất một khoảng phù hợp
Dùng dao ghép, chẻ một đoạn dọc theo gốc ghép, độ sâu đường chẻ khoảng từ 2-3 cm là hợp lý nhất. Lưu ý, dụng cụ được xử dụng cần phải sắc, vệ sinh sạch sẽ và vết cắt cần phải dứt khoát để tránh việc vi khuẩn xâm nhập được vào.
Chẻ dọc gốc ghép một đoạn có độ sâu từ 2-3cm
Về việc xử lý cành ghép, bà con cần lựa chọn những cành đào có sự khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Bà con sử dụng con dao sắc vát cho cành ghép tạo thành một chiếc nêm với chiều dài từ 2 - 3cm, phù hợp với kích thước đã chẻ ở trên gốc ghép, sau đó cành ghép cần được bảo quản cẩn thận để lát nữa ta tiến hành ghép.
Tiến hành vát cành ghép thành môt đoạn nêm dài từ 2 - 3 cm
Tiếp tới, ta tiến hành ghép cành, bà con đưa cành ghép vào với gốc ghép đã mở sẵn, đặt sao cho khi ta buông tay ra cành ghép vẫn gắn chặt với gốc ghép, không bị rơi ra. Chỉnh sửa lại sao cho 2 mặt của cành ghép với gốc ghép trùng khớp hoàn toàn với nhau rồi mới tiến hành cố định.
Đưa cành ghép vào gốc ghép sao cho cành ghép phải được giữ chặt không rơi ra thì mới đạt yêu cầu
Một tay giữ cầm, giữ cố định cành ghép, tay còn lại sử dụng băng keo ghép cành chuyên dụng để quấn cố định chặt mối ghép từ 5 - 6 vòng băng. Kéo rộng phần băng để quấn được đều bề mặt cành ghép, giúp hạn chế việc mối ghép tiếp xúc với nước, không khí và vi khuẩn. Cần chú ý quấn chắc chắn, sao cho mối ghép thật chắc chắn ngay cả khi có gió và tưới nước.
Cần cố định chắc chắn cành ghép và gốc ghép bằng băng keo ghép cành chuyên dụng
Và trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của CÔNG CỤ TỐT với phương pháp ghép nêm thân cây hoa đào, ky vọng với hướng dẫn trên các bạn có thể thực hiện ghép nêm đối với những gốc đào để có thể tạo ra những cây đào, những cành đào chất lượng nhất phục vụ cho ngày Tết.
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng đào để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây đào được trồng lấy quả để ăn và trồng lấy hoa lấy thế để chơi như một cây cảnh. Cây đào có chỗ đứng trong văn hóa Việt Nam khá lớn, là một biểu tượng của mùa xuân, sự may mắn và thịnh vượng đầu năm mới. Hãy cùng công cụ tốt tham khảo các kỹ thuật và dụng cụ canh tác cây hoa đào nhé.
-
Cách trồng lại gốc đào sau tết để chơi năm sau
Nhiều gia đình sau tết thường sẽ giữ lại gốc đào để chăm sóc cho tết năm sau. Tuy nhiên, đặc tính của đào thường phai khá nhanh sau Tết đòi hỏi người chăm sóc phải có kỹ thuật chăm sóc vô cùng tốt, đòi hỏi sự tỉ mỉ. Tuy vậy, việc chăm sóc góc đào cũng không hề khó như bạn nghĩ, để biết được cách trồng lại gốc đào sau tết để chơi năm sau, các bạn hãy theo dõi video dưới đây để tham khảo nhé!
-
Ghép mắt dưới bụng cây hoa đào
Ghép mắt dưới bụng cây là kỹ thuật được biết đến với sự dễ dàng, tỷ lệ thành công cao, đặc biệt đối với hoa đào thì kỹ thuật này cũng được sử dụng vô cùng phổ biến. Qua video này, CÔNG CỤ TỐ sẽ hướng dẫn kỹ thuật ghép mắt dưới bụng cho cây đào tới với các bạn.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Hướng dẫn ghép mắt chữ T cho cây hoa đào
Dưới đây là hướng dẫn cặn kẽ của CÔNG CỤ TỐT về phương pháp ghép mắt chữ T cho cây hoa đào, một phương pháp mang lại tỷ lệ thành công khá cao và cách thực hiện cũng khá dễ dàng.
-
Trồng hoa đào - Nguyễn Huy Trí
Đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả hay hoa. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa đông, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là "hột"), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.