Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng cây họ cà - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: Thứ năm - 28/09/2023 22:19, Cập nhật 28/09/2023 22:23

Đây là tài liệu của giáo sư, tiến sỹ nông học Đường Hồng Dật công bố về kỹ thuật trồng cây họ cà ở Việt Nam, bao gồm cây cà pháo, cà bát, cà dái dê tím nói riêng và họ cà solanaceae nói chung. Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây cách trồng, cách bón phân, các kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và cách thức thu hoạch bảo quản cây họ cà. Tài liệu khá chi tiết, phù hợp cho nhiều người đọc từ người mới tìm hiểu đến người thật sự có nhu cầu canh tác cây cà.

Kỹ thuật trồng cây cà, phòng trừ sâu bệnh với cây cà và kỹ thuật thu hoạch cây cà được Giáo sư Đường Hồng Dật biên soạn

Cây cà

Cây cà ( tiếng Latinh: solanum melongena L) thuộc họ cà (danh pháp khoa học: solanaceae). Cây cà gồm nhiều chủng khác nhau. Đó là các chủng cây ăn rau ăn quả được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên đất nước ta. Cà dễ trồng, cho thu hoạch quả trong thời gian dài. Cà có thể ăn dưới nhiều dạng khác nhau: luộc, xào, nấu canh, muối, ghém, dầm nước mắm v. v...

Có nhiều chủng khác nhau: cà bát, cà dừa, cà tím, cà bóng đèn, cà pháo v.v...

Cà pháo, cà bát

Cà pháo cà bát thuộc loài cây nhỏ, sống hàng năm, có trường hợp sống lâu năm.



Cây cà pháo trắng và hoa tím



Cây cà bát trắng, cà dĩa. Gọi như vậy vì quả nó to bằng cái bát, cắt ra để vừa đủ một đĩa
 


Thân cây cà pháo hơi hoá gỗ. Trên thân có thể có gai, có khi không có gai.

Lá cây cà pháo mọc cách, phủ nhiều lông, mềm, có gai. Phiến lá lớn, hình trái xoan hay thuôn, không đối xứng, thường hay tròn ở gốc, đầu nhọn, có phân thùy nông, ngắn, tù.

Hoa cây cà pháo cà bát tập hợp thành xim ở kẽ lá. Hoa cà pháo màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng.

Quả cà pháo cà bát mọng, có kích thước, hình dáng, màu sắc thay đổi tuỳ theo từng chủng và điều kiện trồng trọt. Hạt bé, dẹt, màu vàng.

Cà thường ra hoa vào tháng 2, tháng 4. Có loại cà ra hoa, quả quanh năm.

Quả cà có vị ngọt, tính lành, có tác dụng chữa nóng lạnh, tiêu sưng và cầm máu.

Cà dái dê tím

Cà dái dê tím là chủng solanum melongena L. var. longum bailey.



Cây cà dái dê tím
 

Cây cà tím cao 0,75 đến 2.5 m. Thân có gai, đôi khi không gai.

Lá cà dái dê tím có gai và nhiều lông. Phiến lá có hình bầu dục hay thuôn dài đầu nhọn phía gốc tròn hay lệch, dài 8- 15cm, rộng 4-5 cm.

Hoa màu tím xanh mọc thành xim, có cuống gồm 1-3 hoa. Quả có hình dáng kích thước và màu sắc rất thay đổi. Hạt nhỏ trắng hình đĩa. 

Cà dái dê được trồng khắp nơi trên nước ta. Nông dân trồng để lấy quả làm thức ăn và làm thuốc.

Trong quả tươi có 90% nước, protein 0-1,4%, chất béo 0,05 - 0,10%. Ngoài ra có axít capheic, cholin và trigonellin. Màu tím của quả cà là do các sắc tố anthoxianôdít, chủ yếu là chất violanin.

Cà tím dùng để ăn và làm thuốc lợi tiểu, thông mạch để phòng chứng vữa động mạch.

Kỹ thuật trồng cà

a) Thời vụ trồng cà

Cà pháo, cà bát gieo từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.

Cà tím quả dài, gieo từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Cách gieo hạt cà và chăm sóc cây con: Hạt cà có vỏ cứng tương đối dày. Vì vậy, để hạt có thể nảy mầm được tốt trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước 24-30 giờ. Vớt ra để cho se hạt rồi đem gieo. Lượng hạt giống gieo là 2-3 gam/ mẻ vườn ươm. Cần giữ ẩm cho cây con. Nếu cây mọc quá dày, nên tỉa bớt, chỉ để lại cây trên vườn ươm với khoảng cách 5-6 cm. Lúc tỉa thưa cần kết hợp tưới nước phân lợn với nồng độ 10-15%. Sau khi tưới nước phân cần dùng nước lã tưới rửa lại để tránh cháy lá cây con.

b) Làm đất bón phân, trồng cây con

Cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa. Các loại đất dễ thoát nước có độ pH là 5,5-6,0 rất thích hợp với cà.

Trồng cà trên các luống rộng 1,0-1,4m.

Trước khi trồng cần bón lót. Lượng phân bón lót cho 1 hécta là: 8-10 tấn phân chuồng, 30kg P,O,, 25-30 kg K,O 10 kg N. Các loại phân trộn đều bón vào hốc. Bổ học sau 15-18 cm, cho phân vào hốc trộn đều với đất rồi mới trồng cây.

Cây giống đem trồng có thời gian sống trong vườn ươm 35 - 45 ngày. Trước khi nhổ cây con đem trồng ra ruộng 5- 7 ngày không nên tưới nước cho cây. Chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho dễ nhổ và khi đem trồng ra ruộng cây chóng bén. Trên luống trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách cho cà bát, cà dừa là 50 x 60 cm, cho cà tím quả dài và cà pháo là 60 x 80 cm.

c) Chăm sóc

Thực hiện thậm canh hợp lý đối với cây cà. Cà có nhiều bệnh và đặc biệt là có nhiều loại bệnh cũng bị nhiễm với các cây trồng cùng họ cà như cà chua, khoai tây... Vì vậy, khi bố trí sản xuất cần chú ý không trồng liên tục nhiều vụ cây cà và các cây cùng họ cà trên cùng một mảnh đất mà nên luân canh với các loài cây hoà thảo hoặc các loại cây đậu đỗ.

Cà có bộ rễ phát triển, yêu cầu có tầng đất canh tác sâu 25-30 cm. Vì vậy, đất trồng cà cần được cầy cuốc sâu. Nên cuốc đất làm 2 lượt, lần thứ nhất cuốc lật phơi ải để đất tới xốp và ánh nắng tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Mặt khác đất được phơi ải có những chuyển hoá sinh học và hoa học trong đất có lợi cho cây trồng. Lượt thứ hai cuốc xong tiến hành làm nhỏ đất, làm phẳng mặt để trồng cây. Khi lên luống cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt và thường xuyên giữ cho luống đất trồng cây được khô ráo.

Cà sinh trưởng tương đối dài ngày vì vậy7 cần nhiều phân. Bón lót nhiều lần cho cây khoẻ, ngăn ngừa được rụng hoa, rụng quả. Nhất là những nơi đất xấu, bón lót làm tăng năng suất rõ rệt. Cần tiến hành bón thúc kịp thời. Có thể chia thành 4 thời kỳ bón thúc cho cà như sau:

- Thời kỳ bón thúc cho cây lớn khoẻ: Nên tiến hành bón ngay sau khi cấy cây con 1 tuần, bón nước phân pha với nồng độ 20-30% phân hữu cơ. Cách 5 - 7 ngày bón một lượt. Từ lượt bón thứ 3 trở đi, nồng độ phân tăng lên từ 30 - 40%. Sau khi cấy cây con 1 tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây. Lượng bón 10 - 15 tấn phân chuồng cho I hecta. 

- Bón thúc đợt 2 vào thời kỳ từ sau khi có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém, có thể bón 1 - 2 lượt.

- Bón thúc đợt 3 vào thời kỳ từ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch rộ. Thời kỳ này cần bón nhiều phân, cách 4 - 7 ngày bón một lượt. Tưới dung dịch phân hữu cơ với nồng độ 30 - 50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa kết quả.

- Đợt 4 bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi. Sau mỗi lần thu hoạch bón 1 lượt phân để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất về cuối.

Đảm bảo đủ độ ẩm cho cà phát triển. Từ lúc trồng cho đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày lần, trời râm mát 3 - 4 ngày lần. Lúc cà có quả non thì cho nước vào rãnh cho ngấm vào luống, sau đó rút nước ra y dau khỏi rãnh. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới xáo để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất thúc cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh. Nhất là sau mỗi dợt mưa, cần tiến hành xới đất ngay, sau khi cây cây tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường sức giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây.

d) Làm giàn, tỉa nhánh, tỉa lá già:

Làm giàn giống như giàn cà chua. Các loại cà thấp cây như cà bất, cà pháo, cà Hà bao thì không cần làm giàn, chỉ cần vun gốc kịp thời là được.

Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cần tỉa bỏ hết đi. Thường những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều. Cần tỉa nhanh kịp thời, chỉ để lại một nhánh gần chùm quả thứ nhất, các nhánh khác cần được tỉa bỏ. Từ thời kỳ giữa đến cuối thời gian sinh trưởng của cây cà mọc thêm nhiều lá ở phía dưới làm cho cây không thông gió và thiếu ánh sáng. Vì vậy cần tỉa lá kịp thời để thúc mọc thêm nhiều quả. 

Các loài sâu thường gặp ở cây họ cà

Các loại sâu dưới đây có thể gặp ở các cây họ cà, bao gồm cả cà chua

Sâu xám (Agrotis ipsilon Rott):

Sâu phá hoại nhiều loài cây hoa màu, rau đậu ở giai đoạn cây con. Sâu non sống trong đất, ban đêm chui lên cắn phá cây. Vòng đời gồm 4 giai đoạn: bướm, trứng, sâu non và nhộng. Bướm có màu nâu tối hoặc xám tro. Mình dài 16-23 mm. Trứng hình bán cầu, đường kính 0,5-0,6mm. Lúc mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển sang màu hồng hoặc tím. Sau non màu xám tối hoặc đen bóng, lúc đẩy sức dài 35-47mm. Sâu non có 6 tuổi. Sau non tuổi 1-2 nhỏ bằng đầu tâm thường gặm biểu bì lá hoặc ăn thủng lá. Tuổi từ 3 trở đi sâu cắn đứt ngang cây con. Nhộng hình ống, dài 18-24mm, thon dần ở phía đuôi.

Sâu phá hoại từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau, mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 2. Thời gian của sâu non là 22-53 ngày, dài ngắn tuỳ thuộc vào nhiệt độ. nhớ

Phòng trừ: Diệt bướm bằng bã chua ngọt vào đầu vụ gieo trồng. Làm đất ải và diệt sạch cỏ trên đồng ruộng.

Dùng thuốc Basudin hạt rắc vào đất theo hàng cây. Có thể dùng thuốc Dimecron, Decis phun vào gốc cây theo nồng độ và liều lượng được hướng dẫn trên bao bì thuốc.

Bọ rùa 28 chấm nhỏ (henosepilachna vigintiocto)

Loại sâu này phân bố rộng khắp ở các tỉnh Việt Nam. Sâu gây hại cho nhiều loài cây thuộc họ Cà và họ Bầu bí.


Bọ dừa 28 chấm


Bọ rùa trưởng thành có chiều dài cơ thể là 6,8 - 7,3 mm, rộng 5,5-5,9 mm. Cơ thể có hình trứng ngắn, gỗ cao, màu nâu hung. Đầu, râu đầu, chi phụ miệng có màu đỏ nâu. Tâm lưng ngực trước màu nâu vàng, có 7 chấm đen. Cánh cứng có nhiều chấm đen, nhiều nhất là 14 chấm trên mỗi cảnh. Mặt lưng cơ thể phủ lông xám bạc.

Ấu trùng hình trứng, lưng gỗ cao. Các đốt ngực và đốt bụng đều có mẫu lồi dài hình gai. Ấu trùng hoá nhộng ở ngay trên lá cây..

Ấu trùng và bọ trưởng thành ăn nhu mô, chỉ chừa lại gân lá. Phần lá bị ăn có hình quạt. Ấu trùng tuổi 1 sống theo nhóm từ tuổi 2 chúng bắt đầu phân tán đi. Khi thức ăn thiếu chúng ăn thịt lẫn nhau. Mỗi năm có thể có 6-7 lứa. Thời gian qua đông là từ tháng 11 đến tháng 3.

Sâu non ăn lá (sâu khoang -Spodoptera litura Fab.) 



Vòng đời của sâu khoang

Sâu khoang hoặc gặm nụ quả non. Thường phát sinh thành dịch, cắn phá trụi hết lá, cây, từ ruộng này tràn sang ruộng khác. Sau non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi từ màu xanh lục  đến nâu vàng. Sâu dẫy sức thường có màu xám hoặc đen sẫm, dài 38-50mm. Nhộng màng, hình ống, dài 17-20mm màu nâu hoặc cánh gián. Ngài có màu nâu vàng với nhiều vẫn đen trên cánh. Trứng đẻ thành ổ trên lá, trên mặt ổ trứng có lớp lông mịn che phủ kín. Sâu non lúc nhỏ (tuổi 1- 2) sống quần tụ, về sau sống phân tán. Vòng đời trung bình từ 22 đến 30 ngày. Phá hại mạnh trong tháng 5 và 6.

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng trước vụ gieo. Dùng thuốc Decio, Sherpa theo hướng dẫn ở bao bì. Sử dụng chế phẩm NPV và BT (thuốc trừ sâu virut và vi khuẩn).

Sâu xanh (sâu đục quả - Helicoverpa armigera Hubuer)

Sâu xanh đục quả phá hoại trên nhiều loài cây trồng. Sâu đục vào nụ hoặc quả non, ăn rỗng ở bên trong, làm nụ, quả bị rụng hoặc bị thổi.

Sâu non dãy sức dài 36-45mm. Màu sắc thay đổi từ xanh nhạt đến nâu, vàng, hồng hoặc màu xám, tuỳ theo tuổi sâu và điều kiện thức ăn.

Nhộng sâu xanh màu cánh gián, nằm ở dưới đất sâu 2-3cm.

Ngài sâu xanh màu nâu vàng dài 15-17mm

Trứng hình bán cầu, màu ngọc trai, đường kính 0,5mm.

Vòng đời của sâu xanh dài 35-70 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ. Thời gian sâu non dài 15-22 ngày. Sâu phát sinh và gây hại quanh năm. Phá hoại nặng nhất trong các tháng mùa xuân và đầu mùa hè.

Phòng trừ: Áp dụng các công thức luân canh thích hợp. Tốt nhất là luân canh với lúa. Dùng các loại thuốc hoá học Sherpa, Decis, Diazinon theo nồng độ và liều lượng được hướng dẫn ở trên bao bì thuốc. Dùng các chế phẩm thuốc vi khuẩn BT và thuốc trừ sâu virut NPV.

Phòng trừ sâu nói chung

Ngắt bỏ những quả bị sâu hại. Thường xuyên theo dõi và tiến hành bắt giết sâu khi chúng xuất hiện trên cây. Dùng các loại thuốc sherpa, decis, diazinon và các chế phẩm BT, NPV khi sâu xuất hiện nhiều.

Các loại bệnh thường gặp trên cây họ cà

Bệnh lở cổ rễ do nấm rhizoctonia solani kihn.

Nấm gây bệnh cho cây con trong vườn ươm và cây nhỏ khi mới trồng ra ruộng. Triệu trứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô phân sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ thân rồi chết. ngay



Bệnh lở cổ rễ ở cây trồng. Trên ảnh là một gốc cây rau dền ở Ucraina bị bệnh này. Trên cây cà cũng tương tự

 
Trên mặt vết bệnh có các sợi nấm màu nâu sẫm, phân nhánh thẳng góc. Sợi nấm có vách ngăn. Có thể tìm thấy các hạch nhỏ trên đám sợi nấm. Hạch có kích thước nhỏ hình dáng bất kỳ, màu nâu sẫm. Hạch rơi vào đất và tồn tại trong đất. Nhờ các hạch này, nấm tồn tại và có khả năng gây bệnh cho cây, qua nhiều năm. Từ các hạch nấm phát sinh ra các đảm (trụ) mang bào tử nấm. Giai đoạn này nấm có tên là corticium vagum berk et curt.

Phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đồng ruộng. Không để vườn ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, Dùng thuốc validacin để phun.

Bệnh chết xanh do vi khuẩn pseudomonas malvacearum.

Vi khuẩn làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.



Cây cà tím bị héo xanh do vi khẩn. Ảnh: Minh Đức. Nguồn Báo Nông Nghiệp


Bệnh héo xanh do vi khuẩn

Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các bộ mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước làm cây bị héo chết.

Phòng trừ: Thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Sử dụng các giống chống bệnh. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh, đem ra xa khỏi ruộng.

Bệnh đốm nâu do nấm cladosporium fulvum cke.

Vết bệnh xuất hiện trên lá. Ban đầu có màu xanh nâu, cuối cùng chuyển thành màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và chết.



Bệnh đốm nâu do nấm cladosporium fulvum cke có thể xử lý bằng cải tạo gen (hình A và B là sự khác biệt do gen nhân tạo khiến cây có thể kháng nấm)

Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá dưới thấp, sau lan dần lên các lá phía trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây cà ra hoa, hình thành quả và cao nhất vào lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết.

Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm độ 90 - 95%, nhiệt độ 22 - 25 "C. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.

Phòng trừ: Thu dọn kỹ tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch. Luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá bấm ngọn. Dùng các loại thuốc boocđô, zineb, benlat, rovral để phun trừ khi bệnh xuất hiện nhiều.

Thu hoạch, chọn và để giống cây họ cà

Không nên để cà già quá làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ ảnh hưởng đến các đợt quả ra sau. Cà tím thu hoạch khi quả từ màu tím chuyển sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu một lần.



Nông dân xã Bồng Khê , huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An thu hoạch cà pháo tím năm 2022. Ảnh Truyền hình Nghệ An

Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, phát dục tốt, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt. Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai. Những quả đã chín sớm, nhiều hạt, Chọn những quả đẹp có đặc trưng cho giống, không sâu bệnh. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong dâm, cất giữ làm giống cho vụ sau.

Nguồn tham khảo

Trong quá trình tìm hiểu thông tin để hoàn thiện bài viết này, chúng tôi có tham khảo một số dữ tiệu theo đường link dưới đây. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả (tên được in đậm ngay sau tên tư liệu). Chúng tôi cũng không chịu bất cứ trách nhiệm gì nếu nội dung tham khảo bị thay đổi bởi bên thứ ba sau khi chúng tôi đăng bài viết này.

Bài viết liên quan