Công Cụ Tốt

Người nông dân

Đăng lúc: Thứ hai - 20/12/2021 16:59, Cập nhật 20/12/2021 17:04

Bao đời nay hình ảnh người nông dân chân chất mộc mạc gắn liền với nghề trồng lúa đã không còn xa lạ ở Việt Nam . Không thể phủ nhận giá trị kinh tế của nó đối với mỗi người nông dân nói riêng cũng như nền nông nghiệp nước nhà nói chung. Vẻ đẹp thuần khiết, mộc mạc nhưng cũng rất đỗi cao quý. Gia đình tôi cũng vậy, cũng xuất thân từ việc trồng lúa. Đối với tôi nghề trông lúa rất là cao quý ba tôi phải vất vả , ra ruộng cày bừa , một nắng hai sương. Cực khổ với nghề này bao nhiêu năm trời , nhưng ba tôi vẫn luôn làm nó , không phải vì nó kiếm ra nhiều tiền mà là vì gia đình tôi trân trọng nghề này , quý từng hạt lúa , hạt gạo mà chính từ đôi bàn tay làm ra

Bao đời nay hình ảnh người nông dân chân chất mộc mạc gắn liền với nghề trồng lúa đã không còn xa lạ ở Việt Nam

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”


Để trồng ra những hạt gạo trắng ngần, dẻo thơm, người nông dân luôn phải tần tảo một nắng, hai sương, không quản ngại khó nhọc, tỉ mỉ ở mỗi một công đoạn: Từ khi chọn giống lúa sao cho đạt tiêu chuẩn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chuẩn bị đất: Dọn cỏ, sục bùn cho đến gieo mạ, bón phân, quản lý và điều chỉnh lượng nước cho thích hợp với từng giai đoạn phát triển của lúa, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh hại. Khi lúa trổ bông rồi đến kỳ thu hoạch, người dân lại lam lũ ra đồng cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô, xát gạo. Chừng ấy công đoạn, chừng ấy nỗi vất vả, tảo tần, kể làm sao cho hết!

Lúa tuy nhỏ bé nhưng có rất nhiều công dụng. Hạt gạo được coi là nguồn lương thực chính của người nông dân, một thứ không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, từ giản đơn đến sang trọng. Thân lúa ngày xưa thường được phơi cho khô để lợp nhà, bện chổi, làm chất đốt. 

Rơm còn là thức ăn chính của trâu, bò trong những ngày mùa đông giá rét. Người ta đôi khi còn dùng thân cây để ủ phân, cấy nấm. Hạt gạo qua chế biến còn trở thành những món ăn ngon lạ miệng. Hạt nếp xay thành bột để làm nên những loại bánh thơm ngon, hấp dẫn như bánh trôi, bánh tét, bánh giò…Bột gạo còn làm thành bánh phở, mỳ chũ. Nếp non làm nên thứ cốm dẻo thơm phảng phất dư vị nồng nàn của Hà Nội xưa cũ.

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người, Và rồi, đời người lại chan hòa
 

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hòa quyện thân thương. Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước .

Nghề trồng lúa nó quý giá là vậy , chỉ cần còn người nông dân , ta vẫn luôn còn gạo , còn lúa để ăn , để sống , gắn bó với nghề trồng lú đã mãi ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống con người Việt Nam với những giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần một cách sâu sắc.

Giờ đây mỗi khi về thăm quê, tôi vẫn thường chú ý đến những cánh đồng lúa bát ngát, gió đưa thoang thoảng hương lúa, dù là 10 năm trước đây hay 10 năm sau nữa, có lẽ cái tôi ấn tượng và nhớ nhiều về quê hương nhất vẫn hình ảnh cây lúa, hình ảnh những người nông dân , hình ảng người ba tôi  cặm cụi mùa gieo mạ, mùa gặt lúa, hình ảnh những con đường chất đầy rơm rạ, thóc lúa vương vãi.

Ngày nay khi nhìn lại thực tại vẫn còn khá nhiều bạn trẻ không quý trọng hạt cơm ,hạt gạo . Nếu ai còn có suy nghĩ sai lầm hay thói quen đó thì hãy dừng lại ngay , các bạn nên biết rằng hạt gạo hạt lúa , người nông dân không còn nhiều như xưa nữa , họ phải rất cực khổ để làm ra đượ chạt gạo hạt lúa .Vì vậy hãy trân trọng từng hạt lúa , hạt gạo vì nó là thứ nuôi sống chúng ta từ bé đến lớn .

Bạn thấy không , chúng tuy nhỏ bé nhưng lại có rất nhiều lợi ích.Vậy mà có những người coi thường chúng tôi quê mùa, không ngon. Nhưng bạn biết không, chúng  chính là minh chứng cho sự cần cù và tần tảo của người nông dân vì vậy trân trọng chúng chính là bạn đang trân trọng người nông dân quê mình đấy.

Bài viết liên quan