Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng, quản lí và chăm sóc vườn nho - Khang Việt

Đăng lúc: Thứ hai - 11/12/2023 11:03, Cập nhật 11/12/2023 11:03

Kỹ thuật trồng, quản lí và chăm sóc vườn nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật trồng, quản lí và chăm sóc vườn nho đã được nhà sách Khang Việt biên soạn và xuất bản.

Kỹ thuật ươm trồng nho

Việc lựa chọn giống nho và các loại gốc ghép cần căn cứ vào đặc tính khí hậu, thổ nhưỡng của từng khu vực và nhu cầu sản xuất của từng cơ s*delta tốt nhất nên chọn các giống nho không có sâu bệnh hại, thích hợp với khí hậu, đất tại địa phương, kết hợp ươm với các gốc ghép. Số lượng cây ươm cần căn cứ vào khoảng cách giữa các gốc trên mỗi mẫu ruộng để tính. Thông thường khi ươm mầm cần tính dự trù tăng hơn 5% có tác dụng cho việc tuyển chọn và bổ sung mầm cho năm sau.

Đào rãnh ươm cây

Khi đã thiết kế quy hoạch rãnh ươm cần dựa vào khoảng cách giữa các gốc để tính ra vị trí đặt rãnh, rãnh ươm cần sâu, rộng 40 – 60cm dựa vào chất lượng đất tốt hay xấu. Khi đào rãnh ươm mầm cần lần lượt cho đất trên mặt và đất lõi vào hai bên, đáy rãnh lót 10cm các loại rơm, cành hoa màu như thân ngô, rơm lúa mạch, phía trên dùng phân hữu cơ nông nghiệp ( 650m ^ 2 dùng trên 5.000kg) rồi trộn với đất trên mặt và lấp đầy rãnh, dùng đất lõi kè 2 bên bờ rãnh, tưới nước rồi trồng.

Thời kỳ và phương pháp trồng

Thời kỳ ươm trồng nho chủ yếu là 2 mùa xuân, thu. Mùa xuân khi nhiệt độ tăng cao đến 10°, mùa thu tiến hành khi cây con ngừng sinh trưởng vào tháng 11 - 12 nhiệt độ không khí ổn định cho mầm luôn xanh tốt và tập trung dinh dưỡng là 15 - 20 deg sẽ đem lại tỷ lệ sống khá cao.

Kỹ thuật ươm trồng nho
Thông thường giữa điểm đặt cây cần đào sâu nhất, đào một hố rộng 30cm, đặt cây vào giữa lòng hố để rễ phân bố đều rộng xung quanh rồi lấp dần từng lớp đất lên, đồng thời dùng tay nhẹ nhàng nhấc cây lên để rễ được phát triển thoải mái, ngọn mầm cần cao hơn mặt đất 3 - 4cm hơi nghiêng lên giá trên rồi tưới i nước cho cây, đợi đến khi khô nước dùng màng phủ lên rãnh ươm cây, dùng đất áp chặt hai mép màng che cho chặt, khi mầm chui qua lỗ màng vươn ra ngoài thì dùng đất ẩm phủ chặt miệng màng che để tăng cường nhiệt độ, giữ ẩm, nâng cao tỷ lệ sống sót. Khangvietbook.com.vn

Quản lý và chăm sóc cây trồng trong năm

Năng suất nho năm sau đạt sản lượng nhiều hay ít được quyết định bởi phương thức chăm sóc và quản lý ngay tại năm đầu. Dưới đây sẽ giới thiệu phương thức quản lý chăm sóc trồng nho trong năm trên giá 2 chữ thập kiểu V.

Bắc giá, lên giá đúng lúc

Khi xây vườn vào mùa đông – xuân cần căn cứ vào khoảng cách giữa hàng và các gốc để tiến hành bắc giàn kịp thời. Khi ngọn mới dài hơn 20cm thì cần quấn trên cành tre để tránh gió thổi gãy ngọn. Sau khi cho ngọn mới lên giá thì cần được quấn cẩn thận trên giá, giữ khoảng cách giữa các dây leo, cành để lá không bị chồng chéo lên nhau, không được để cành cây đung đưa theo gió rất dễ gây gãy ngọn.

Những chồi mới từ cành chiết quấn trên thanh tre rồi dùng dao cắt vỏ bọc nylon, chú ý không được cất thủng lớp màng bọc bên ngoài miệng vết chiết, nếu không sẽ rất dễ bị gãy ở miệng vết chiết.

Chăm sóc dây chính

Ngọn mới mọc dài từ 15 – 20cm thì chỉ giữ lại 1 ngọn mới, những ngọn còn lại ngắt đi và chỉ nuôi duy nhất 1 ngọn chính.

Chăm sóc 4 dây chính:

Khi ngọn mới mọc đến cách mặt giá đỡ khoảng 30cm, ngắt ngọn ở vị trí dưới giàn 40cm, hình thành 2 dây chính. Giữ một ngọn chính dày khá ngắn mọc được khoảng 30cm, tiến hành ngắt ngọn ở vị trí dưới mặt giàn 20cm trong cùng 1 ngày với cùng một độ cao, hình thành 4 dây chính. Chú ý sau lần ngắt ngọn đầu tiên thì 2 dây chính sẽ có ngọn mọc nhanh, ngọn mọc chậm, độ cao không đồng đều, cần tiến hành ngắt trong cùng 1 ngày, cùng một độ cao để sau lần ngắt ngọn thứ 2 sẽ hình thành 4 dây chính và sinh trưởng đồng đều nhau. 4 dây chính được quấn kỹ trên giá. Sau khi cho lên giàn thì đợi đến khi 1 ngọn ngắn nhất trong 4 ngọn mọc được trên 6 lá thì 4 dây chính trong cùng 1 ngày trên mặt giá đều có trên 6 lá, ngọn phụ trên đỉnh cũng mọc trên 6 lá, tiến hành ngắt ngọn 4 ngọn chính mọc trên 6 lá. Nếu 4 ngọn chính có độ dài ngắn không đều nhau thì có thể ngắt ngọn mọc dài nhất trước, ngọn mọc chậm hơn thì có thể ngắt ngọn muộn hơn, nhưng khoảng thời gian giữa việc ngắt ngọn sớm hay muộn không được quá dài. 10 - 12 đốt ngọn mới trên mặt giàn sẽ là cành mẹ ra quả. Sau đó lại ngắt ngọn của những ngọn mới ra 4 - 6 lá, cứ làm như vậy 2 - 3 lần cho đến giữa tháng 9 thì tất cả các ngọn phụ đều được ngắt ngọn.

Chăm sóc hai dây chính:

Ngọn mới sau khi mọc đến vị trí cách mặt giá 10cm thì ngắt ngọn xuống còn cách mặt giá 20cm, hình thành 2 ngọn chính, khi mọc đến mặt giá thì quấn lại. 2 dây chính trên mặt giá cần đợi đến khi một đây chính mọc được hơn 6 lá, tiên hành ngắt ngọn trong cùng 1 ngày đối với dây đều mọc trên 6 lá, những dây phụ trên đỉnh cũng mọc được hơn 6 lá, ngắt ngọn 2 dây chính trong cùng 1 ngày đều có 4 - 6la , cứ làm như vậy 2 - 3 lần cho đến giữa tháng 9 thì tất cả các ngọn phụ đều được ngắt ngọn.

Bón phân và tưới nước

Để cây đạt được những chỉ tiêu sinh trưởng bình thường thì khi trồng cần phải quan tâm đến các biện pháp bón phân, tưới nước.

Bón phân:

Khi hầu hết các dây đều đã mọc được 8 lá, đã thấy có vòi cuốn và vén mỏ màng che màu đen thì bắt đầu bón phân. Khi vẫn chưa mỏ màng đen thì ngọn mới chưa mọc vòi cuốn nên không được bón phân. Phân bón đầu tiên cần phải loãng, sau mới đặc dần. 2 lần đầu dùng phân urê 0,5%, từ lần thứ 3 bắt đầu tăng đến 1%. Một vài lần trước mỗi gốc đã được tưới một lượng nước nhỏ khoảng 3kg, sau đó tăng trên 5kg, rễ ngày càng mọc dài ra thì tăng đến 10kg. Cần bón phân rộng. 10-15 ngày thì bón 1 lần. Khi gặp trời mưa thì không nên rắc phân urê, một số lần trước mỗi lần có thể dùng 3 – 5mg, sau đó có thể tăng đến 5 – 7,5kg. Cần kiểm soát lượng phân bón mỗi ngày, không được bón quá 10mg urê mỗi lần. Nếu mầm mọc quá nhanh vào giữa thời kỳ thì cần kéo dài thời gian khoảng cách giữa mỗi lần bón để giảm lượng phân bón cho phù hợp.
Cung cấp nước:

Không trải màng che màu đen thì ngọn mới vẫn chưa mọc vòi cuốn nên không được bón phân, vì vậy vào sáng sớm khi đất khô chỉ cần tưới nước. Bón phân kết hợp tưới nước, những ngày thời tiết bình thường thì không nhất thiết phải tưới nước, khoảng 10 ngày trời nắng mà không có mưa thì cần căn cứ vào tình trạng đất để cung cấp nước cho cây, đảm bảo đất không khô, vì nếu không đủ nước trong đất thì ngọn mới sinh trưởng chậm. Dựa vào tình hình thời tiết để cung cấp lượng nước phù hợp cho cây.

Nếu có điều kiện lột bỏ lớp màng màu đen thì trải rơm rạ, vỏ hạt cải đầu phủ 2 bên gốc cây để giữ đất không bị khô. Nếu có thể trải 500kg
phân gia súc, gia cầm đã ủ mục thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển của cây.

Quản lý và chăm sóc cây trồng

Quản lý đất

Lật đất và làm đất tơi xốp:

Mùa thu kết hợp với bón phân lót, tiến hành cày lật đất trong toàn, vườn, đến gần thân cây thì cày nông hơn một chút, cách xa thân cây thì có thể cày sâu hơn. Cày lật một bộ phận rễ già để thúc đẩy rễ mới phát triển. Trong thời kỳ nho sinh trưởng, kết hợp bón phân, làm đất tơi xốp sẽ tăng cường độ thoáng khí trong đất, giúp cho rễ cây phát triển tốt.

Nhặt cỏ kịp thời:

Do vườn nho giữ phân khá tốt và tán cây vẫn chưa rộng nên cỏ tạp mọc khá nhanh. Có thể dùng Glyphosate (Roundup) để diệt trừ cỏ, chú ý không phun lên thân cây. Không để cỏ mọc rậm rạp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gốc nho.

Trồng xen kẽ hợp lý:Để tận dụng đất mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nho thì có thể trồng ở bên bờ vườn các cây giống đậu, rau. Những cây được trồng xen kẽ cần phải cách gốc trên 1m, chỉ có thể trồng delta mép bờ 1 hàng, không nên trồng 2 hàng. Những loại hoa màu vụ đầu xuân thì cần thu hoạch càng sớm càng tốt. Những cây vụ thu, những cây mọc cao Choặc các loại dưa leo không thể trồng xen kẽ. Nếu trồng kết hợp không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nho.

Phân loại chăm sóc

Mầm phát triển nhanh:

Hầu hết tập trung nuôi 1 dây chính, các ngọn ở phần dưới, phần giữa cần ngắt ngọn khi mọc được 7 - 8 lá, đồng thời điều chỉnh lượng nước hợp lý để giảm dần sinh trưởng.

Mầm mọc ổn định:

Căn cứ vào yêu cầu nuôi dây chính và việc xử lý các ngọn phụ cần bón phân, tưới nước hợp lý để cây tiếp tục sinh trưởng ổn định.

Mầm phát triển chậm:

Nuôi 1 dây chính, ngọn phụ ngắt đi chỉ giữ lại 1 lá để giảm lượng dinh dưỡng tiêu hao, tăng cường số lần bón phân, tưới nước. Thúc đẩy cây sinh trưởng cần chú ý những mầm loại này thường có hệ rễ phát triển chậm nên không thể bổ sung lượng phân bón chỉ trong 1 lần, nếu không sẽ dẫn đến làm phân hại rễ và cây ngừng sinh trưởng.

Phòng trị bệnh

Phòng bệnh:

Chủ yếu cần phòng ngừa các bệnh nốt đen và bệnh nấm sương. Khi ngọn mới mọc đến 20cm thì phun thuốc sâu phòng bệnh. Có thể sử dụng Mancozeb, Bibei, Dasheng M45, BiLu số 2 là các loại thuốc bảo vệ và phòng tránh bệnh hại cây. Quan sát thời tiết 10 – 15 ngày phun 1 - lần thuốc trừ sâu, khi trời nắng lâu ngày mà không có mưa cũng ít phun thuốc, bệnh nấm sương phòng ngừa vào tháng 9. Nếu phát hiện bệnh nốt đen thì phun Pefloxacin Mesylate pha loãng 6.000 lần để khống chế sự phát triển của bệnh. Nếu bị mắc bệnh nấm sương thì có thể dùng 0,2 - 0,3 Baume degrees và Lime sulphur để khống chế bệnh phát sinh.

Trị sâu bệnh:

Giai đoạn đầu trước khi trồng nho cần phòng ngừa tốt các loại sâu bệnh như: sâu xám nhỏ (ăn cụt mầm nho), bọ xít xanh (đục lỗ và ăn hại lá); giai đoạn giữa phòng ngừa tốt ngài cánh trong suốt (đục vào trong lõi dây leo), ngài trời (ăn lá), ve lá (ăn lá tạo thành các đốm hoa)...

Bài viết liên quan