Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng cây đậu rồng - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: Thứ sáu - 24/11/2023 17:01, Cập nhật 24/11/2023 17:01

Kỹ thuật trồng cây đậu rồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây đậu rồng đã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Đặc điểm sinh học

Đậu rồng là loài cây có giá trị, các bộ phận của cây như lá non, hoa, quả non, hạt, củ đều chứa hàm lượng protein rất cao và đều có thể sử dụng làm thực phẩm cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Nhiều nơi sử dụng cây đậu rồng làm cây phủ đất và cải tạo đất. Đậu rồng được nhiều nhà khoa học xem là "cây trồng của tương lai".
Thân có màu xanh sáng hoặc xanh. Có giống thân màu tím. Hoa có màu đỏ hoặc trắng. Có giống hoa màu xanh.
Quả màu xanh hoặc màu xanh có cạnh tím.

Đặc điểm sinh học của đậu rồng
Hạt có màu vàng nâu. Có giống có hạt màu đen. Về thời gian sinh trưởng các giống đậu rồng có thể xếp thành 2 nhóm:
Nhóm chín sớm có thời gian sinh trưởng là 190 - 200 ngày, gồm các giống Bình Minh và Chum Bu.
Nhóm chín muộn, có thời gian sinh trưởng là 260-270 ngày, gồm các giống Tây nguyên, Tpt-1, v.v...
Thời gian từ gieo đến mọc: 7-10 ngày.
Từ mọc đến ra hoa: 3-4 tháng.
Từ ra hoa đến chín: 50-80 ngày.
Từ quả chín đến thu hoạch xong: 42 ngày.
Cây đậu rồng có phản ứng rõ với quang chu kỳ. Mức độ phản ứng mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào giống.
Đậu rồng có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ cao, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao.

Kỹ thuật trồng

- Thời vụ: ở vùng đồng bằng sông Hồng gieo hạt từ giữa tháng 5 đến cuối tháng 6.
Ở vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long gieo từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 7.
Ở Tây Nguyên, trong điều kiện có nước tưới tiêu nên gieo trong các tháng 1-2.
Làm đất và trồng: Đậu rồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Kỹ thuật làm đất gieo hạt cũng tương tự như đối với các loại đậu đỗ khác.
Sau khi làm đất kỹ, lên luống cao 30 cm, rộng 60 cm, rãnh rộng 30 cm. Trên luống trồng 1 hàng, các cây cách nhau 30-40 cm.

Kỹ thuật trồng đậu rồng
Đậu rồng thường được trồng thuần. Đậu rồng có khả năng tạo các nốt sần trên rễ, cho nên có thể góp phần cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất. Nhiều nơi, đậu rồng được trồng xen với các loại cây trồng khác như ngô, đậu tương, đậu trắng, rau giền vv.. Đậu rồng có tác dụng tốt, làm tăng năng suất các loại cây trồng đi sau nó.
- Chăm sóc: Thời gian đầu đậu rồng sinh trưởng chậm, vì vậy cần được làm cỏ trọng thời kỳ cây con.
Khi cây sinh trưởng được 5-6 tuần, cần làm cọc đỡ cho đậu rồng leo. Mỗi cọc có thể đỡ được 1-4 cây. Có thể làm coc bằng tre nứa, thân cây day. Có nơi ngườita cho đậu rồng leo lên thân cây ngô trồng xen, hoặc cây ngô trồng vụ trước. Đối với đậu rồng trồng để lấy quả, cọc phải cao 2-3 m, đậu rồng trồng lấy củ cọc có chiều cao 1,0-1,5m.
Đậu rồng trồng lấy củ, thường được xén tỉa bớt cành lá để kích thích việc tạo củ. Hoa, mầm non, quả non được định kỳ hái để làm rau ăn. Một số quả tốt được để lại làm giống cho vụ sau.
- Sâu bệnh hại đậu rồng: Trên cây đậu rồng ở nước ta đã phát hiện được 25 loài sâu hại phá hoại trên tất cả các bộ phận của cây, trong đó hoa và quả bị hại nhiều hơn cả.
Trong số các loài sâu hại, đáng chú ý hơn cả là sâu đục hoa quả đậu (Maruca testulalis Geyer).
Về bệnh hại, các tài liệu có nêu những bệnh quan trọng đối với đậu rồng là: bệnh chấm nâu vàng (do nấm Sunchitrium psophocarpi Gauman) và bệnh thối rễ (do tuyến trùng Meloidogyne incognita Ch).
Phòng trừ sâu bệnh cần thực hiện quy trình tổng hợp bảo vệ cây như đối với các loài đậu đỗ khác.
- Thu hoạch: Bắt đầu từ giữa tháng 9 đã có thu hoa, quả non và lá non. Những quả chín ương dùng để ăn ngay, được thu hoạch rải đều trong các tháng 9-10.

Bài viết liên quan