Công Cụ Tốt

Nội dung

Kỹ thuật trồng cây đậu đỗ - Giáo sư Đường Hồng Dật

Đăng lúc: Thứ sáu - 24/11/2023 14:44, Cập nhật 24/11/2023 14:44

Kỹ thuật trồng cây đậu đỗ dã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Kỹ thuật trồng cây đậu đỗ dã được Giáo sư Đường Hồng Dật nghiên cứu và biên soạn.

Các loài cây thuộc họ Đậu, còn gọi là Cánh bướm (Fabaceae) thuộc họ Đậu (Fabales). Họ Đậu có khoảng 12.000 loài chủ yếu là cây thân thảo phân bố khắp nơi trên thế giới.
Trong số hàng chục nghìn loài đã biết, hiện nay chỉ vài chục loài được sử dụng phổ biến, chủ yếu làm thức ăn cho người.

Đặc trưng hình thái của các loài đậu đỗ

Bộ rễ: Rẻ Đậu đỗ hình chùm, đâm xuống đất khá sâu, nhưng phần lớn phân bố ở lớp đất mặt, khoảng 20-25cm trở lên.
Đặc điểm của rễ đậu đỗ là có nốt sần, cố định được đạm nitơ từ không khí. Hình dáng và kích thước nốt sần rất khác nhau, tuỳ theo loài cây. Nói chung, cây đậu phát triển tốt nốt sản to, màu hồng thì tác dụng cố định đạm cao. Nốt sần có màu trắng lục có tác dụng cố định đạm yếu.
Rễ đậu đỗ phát triển liên tục đến khi già và có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau ngay cả trên những loại đất khô chặt.
Thân: Đậu đỗ thường có thân mềm, thuộc loại thân thảo, nhưng cũng có loài có thân hóa gỗ, như đỗ tương. Phần lớn thân hình trụ, ruột cứng, nhưng cũng có loại ruột rỗng (đậu Hà Lan) hoặc thân có 4 cạnh, ruột rỗng (đậu răng ngựa). Dựa vào đặc tính sinh trưởng có thể phân thành 4 nhóm: thân đứng; thân nửa đứng, nửa bò; thân bò; dây leo quấn.
Trong điều kiện diện tích dinh dưỡng lớn, cây họ đậu thường có xua hướng phân nhiều cành và sinh trưởng của cành nhánh thường vượt cả thân chính.
Lá: Lá cây họ đậu đều là lá kép, mọc cách hay mọc đối, có cuống lá. Dựa vào hình dáng của lá có thể chia thành 3 nhóm: lá kép lông chim (lạc, đậu Hà Lan, đậu răng ngựa...); lá kép ba hay 3 lá chét (đỗ tương, đậu xanh, đậu côve...); lá kép hình chân vịt, hình bàn tay (đậu rẻ quạt). Lá thật đầu tiên thường là lá đơn.
Lá cây họ đậu quang hợp khá mạnh, có thể gấp đôi các loại lá cây khác. Lúc già lá đậu dễ rụng.
Hoa: Có nhiều loại, rất khác nhau về kích thước và màu sắc. Hoa cây họ đậu có hình cánh bướm, với 1 cánh cờ, 1 cánh bên và 2 cánh thì hợp thành: Màu sắc có thể là trắng, vàng, tím, đỏ tuỳ theo chủng loại. Thường là hoa tự thụ phấn như đỗ tương, lạc, đậu xanh, đậu tây, đậu Hà Lan... Nhưng cũng có loại thụ phấn khác hoa như đậu răng ngựa, đậu ngự.
Hoa đậu đỗ thường rất nhiều, nhưng chỉ có khoảng 15-20% được kết thành quả.
Quả là loại quả giáp rất đặc biệt, hình dẹt hay trụ. Hình dáng, cấu tạo, kích thước rất khác nhau. Đậu dải quả dài 60-70 cm; đậu rựa, đậu đao có quả dài và cứng như lưỡi đao. Có những quả hình xoắn ruột lợn như cây phèo heo v.v.
Hạt: Hạt đậu đỗ thường có rốn nổi rõ, không có phôi nhũ, nhưng có 2 lá mầm phồng to chứa đầy chất dinh dưỡng.
Hạt đậu có thể là hình cầu, hình bầu dục, hình trứng, hình thuôn, hình trái xoan.... vỏ hạt có màu sắc khác nhau: vàng, trắng, đen, nâu, đỏ, đốm.

Đặc trưng hình thái của các loài đậu đỗ

Một số đặc điểm chủ yếu của cây đậu đỗ

Cộng sinh với vi khuẩn nốt sần rễ

Trong nốt sần rễ cây họ đậu có chung sống vi khuẩn Rhizobium. Vi khuẩn này xâm nhập vào lông rễ lúc cây bắt đầu ra lá thật, khoảng 10 ngày sau khi cây đậu mọc các nốt sần bắt đầu hình thành trên rễ.
Mỗi loại đậu đỗ sống chung với 1 loài vi khuẩn riêng. Có những loài vi khuẩn Rhizobium mang tính chọn lọc cao và chỉ hình thành được nốt sần trên rễ cây loài đậu đỗ quen thuộc. Có những loài vi khuẩn có tính thích ứng tương đối rộng. Ví dụ vi khuẩn nốt sần đỗ tương, đậu dải, đậu rẻ quạt, có thể tiếp chủng lẫn cho nhau.
Giữa cây họ đậu và vi khuẩn Rhizobium có sự cộng sinh điển hình. Cây đậu cung cấp cho vi khuẩn nốt sần rễ các hợp chất cácbon và những chất khác do quang hợp tạo thành. Để trao đổi lại, vi khuẩn cố định các ion nitơ trong không khí thành các dạng mà cây họ Đậu sử dụng được. Trong toàn bộ lượng nitơ vi khuẩn cố định được có đến trên 3/4 cung cấp cho cây đậu. Nốt sần rễ đậu cung cấp chất đạm nhiều nhất cho cây là vào thời kỳ cây đậu nở hoa.
Bảng 1. Phân nhóm các loài Rhizobium và cây đậu chủng cộng sinh
Tên nhóm vi khuẩn Rhizobium Tên loài vi khuẩn Cây cộng sinh Đặc tính nốt sần rễ
Đỗ tương Rhizobium japonicum Đỗ tương Hình tròn, từng nốt sần sinh trưởng riêng, vỏ dày, bám chắc vào rễ
Đậu Tây Rhizobium phaseoli Đậu tây Hình tròn, bám chắc vào rễ
Đậu Hà lan Rhizobium leguminosarum Đậu Hà lan,
đậu răng ngựa,
đậu ván, đậu lê,
điều tử
Hình tròn hay thuẫn, có khi tập trung thành hình cánh hoa
Đậu dải Rhizobium spp. (nhiều loài
mỗi loài thích ứng với 1 loài cây)
Đậu dải, đậu rựa,
lạc, đậu xanh,
điển thanh, so đũa
Hình tròn, từng nốt sần sinh trưởng riêng, vỏ dày, bám chắc vào rễ.

Phần lớn vi khuẩn Rhizobium sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 29-31°C, pH = 9,6. Hoạt động vi khuẩn rất cần các nguyên tố vi lượng. Thiếu Bo và Molipđen, thì nốt sần có thể hình thành, nhưng không cố định được nitơ.
Việc tiếp chủng (cấy) Rhizobium cũng như bón phân vi sinh
vật cố định đạm cho các loài cây họ Đậu có hiệu quả rất lớn.
Vi khuẩn Rhizobium có thể bị các bacteriophagơ (thực khuẩn thể) tiêu diệt. Nhiều trường hợp đậu Hà Lan trồng lâu bị tàn lụi là do nguyên nhân này.

Yêu cầu của đậu đỗ đối với điệu kiện khí hậu, đất đai

Đậu đỗ rất mẫn cảm với sự thay đổi của khí hậu thời tiết. Phần lớn đậu đỗ vừa sinh trưởng, vừa phát triển, thời kỳ ra hoa lại rất dài nên dễ bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Đậu đỗ sản xuất nhiều chất đạm và chất dầu nên trong thời kỳ sinh trưởng tiêu hao nhiều nước. Thời kỳ đòi hỏi nước nhiều nhất là lúc cây ra hoa. Ở những vùng khô hạn biện pháp tưới nước hoặc phun mưa vào lúc này làm tăng năng suất cây đậu rất rõ. Đối với nhiệt độ có những loài đậu chịu rét, qua đông dễ dàng, thường gieo vào vụ thu như đậu Hà Lan, đậu răng ngựa... Các loại đậu này có yêu cầu nhiệt độ lúc nảy mầm thấp. Có những loài đậu đỗ yếu chịu rét như đậu tây, lạc, đậu tương... cần nhiệt độ cao hơn lúc nảy mầm. Lúc ra hoa kết quả thì bất cứ loài đậu nào cũng cần nhiệt độ tương đối cao. Trong cùng một loài đậu, các giống khác nhau thuộc cái loại hình sinh thái khác nhau cũng có những yêu cầu khác nhau đối với nhiệt độ.
Đỗ đậu yêu cầu đất tơi xốp và giữ ẩm tốt. Vi khuẩn nốt sần rễ đậu đỗ chỉ có thể phát triển bình thường trong điều kiện đất có độ ẩm và khoáng khí tốt, Đỗ đậu yêu cầu đất trung tính hoặc hơi kiểm. Vi khuẩn nốt sần đậu đỗ có thể chịu được đất kiềm, độ pH đến 9,6, nhưng chịu chua kém. Đất quá nhiều natri và magiê thì mặc dù có nâng cao pH cũng không lợi cho sự phát triển của nốt sần rễ đậu.

Yêu cầu của đậu đỗ đối với điều kiện khí hậu đất đai

Dinh dưỡng khoáng của các loại đậu

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, đậu đỗ có yêu cầu khá cao đối với các nguyên tố: N, P, K, Ca. Ngoài ra, đậu đỗ còn có các nguyên các nguyên tố vi lượng như magiê, lưu huỳnh, đồng, kẽm, mangan, bo, molipden.
Đậu đỗ rất mẫn cảm với điều kiện thiếu nguyên tố vi lượng. Khi trong đất thiếu các nguyên tố vi lượng, toàn cây xuất hiện triệu trứng bệnh lá ở phía gốc khô vàng.
Khi thiếu N, thân cây đậu đỗ có màu lục nhạt, lá dưới gốc lúc đầu có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu nâu rồi rụng.
Cây sinh trưởng kém, thấp gầy.

Các loại đậu trồng làm rau ở nước ta

Những loại đậu trồng làm rau ăn phổ biến ở nước ta là: đậu
đũa, đậu cô bơ, cô ve, đậu trạch, đậu bở, đậu Hà Lan, đậu ván.
Các loài đậu này chủ yếu thuộc 2 họ: họ đậu (Leguminoceae) và họ cánh bướm (Papillionaceae).
Đậu rau vụ hè chủ yếu có đậu đũa.
Đậu rau đồng xuân chủ yếu có đậu cô bơ, côve, đậu Hà Lan.
Trong từng loài đậu có nhiều giống khác nhau, với những yêu cầu và đòi hỏi đối với các yếu tố khí tượng ít nhiều có khác nhau cho nên có thể sắp xếp thời vụ để có thể có sản phẩm kéo dài gần như quanh năm.
Giá trị dinh dưỡng của các loài đậu rất cao. Đậu cung cấp các hợp chất như cácbon, các loại vitamin (A,B,C,U...) các chất khoáng, như các loại rau khác. Ngoài ra, đậu còn cung cấp thêm prôtit, là các chất mà các loại rau khác không có. Trong hạt các loại đậu rau có nhiều prôtít. Một số loại hạt đậu còn có lipít. Một số khác còn chứa nhiều gluxít.
Đậu rau có một số loại còn là nguyên liệu của công nghiệp chế biến, nguyên liệu của công nghiệp đồ hộp.

+ Các đặc tính chung của các loại đậu rau
- Phần lớn là cây tự thụ phấn, tỷ lệ đị hoa thụ phấn rất thấp cho nên đậu là loại rau để giống và phân giống dễ dàng, đơn giản, dễ làm.
- Rễ chính rất phát triển, rễ phụ phát triển yếu, khả năng tái sinh kém. Vì vậy, các loại đậu rau thường gieo thẳng.
- Rễ đậu có vi khuẩn nốt sần. Vi khuẩn nốt sần cung cấp đến 2/3 nhu cầu về đạm cho cây đậu.
- Hạt to. Hạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, dễ nảy mầm, kỹ thuật trồng trọt dễ dàng. Tuy nhiên, do hạt to cho nên hệ số nhân giống thấp, khoảng 10-20 lần.
- Đậu rau yêu cầu N tương đối ít, nhưng yêu cầu đối với P và K tương đối cao. Độ pH thích hợp là 6-7.
- Yêu cầu đối với thời gian chiếu sáng không nghiêm khắc, nên thời vụ trồng không quá chặt chẽ và trồng được ở nhiều nơi.

+ Phân nhóm các loài đậu rau
Phân nhóm các loài đậu rau chủ yếu dựa vào cây cao thấp, màu sắc quả và hạt.
- Căn cứ vào độ cứng và mềm của quả:
Nhóm quả cứng có thịt mỏng, xơ nhiều, ăn không ngon.
Nhóm quả mềm có thịt dày, vỏ quả ít xơ, ăn ngon.
- Căn cứ vào màu sắc quả:
Nhóm quả màu vàng: đậu cô bơ.
Nhóm quả màu xanh: đậu cô ve.
- Căn cứ vào màu sắc hạt:
Nhóm hạt màu đen: đậu cô bơ đen.
Nhóm hạt màu đỏ: đậu cật lơn.
Nhóm hạt màu trắng ngà: đậu cô ve, đậu trạch.
Nhóm hạt màu be nhạt: đậu bơ.

Căn cứ vào màu sắc hạt để phân loại đậu đỗ
- Căn cứ vào chiều cao cây: Hiện nay cách phân nhóm này được sử dụng phổ biến nhất.
• Nhóm đậu lùn: Phaseolus vulgaris var. humilis Alef.
Nhóm đậu này có cây sinh trưởng có hạn. Cây cao 30-50 cm. Khi cây có 4-8 đốt, trên đỉnh ngọn có 1 chùm hoa. Từ đó trở đi cây không cao lên nữa. Sau khi gieo 50-60 ngày thì bắt đầu thu hoạch. Thuộc nhóm này ta thường trồng các loài:
Đậu cô ve: Cao khoảng 30-40 cm. Lá xanh sẫm, quả xanh. Cây sinh trưởng hữu hạn. Thích hợp cho trồng xen. Trồng không phải làm giàn. Sản lượng thấp. Ăn không ngon. Quả già có thể ăn hạt.
Đậu cô bơ: Cây cao 30-40cm. Lá mỏng, xanh vàng, khi thu hoạch quả có màu vàng tươi. Thường dùng làm rau, ít ăn hạt. Hạt có màu đen. Thích hợp cho trồng xen.
Đậu cật lợn: Cây cao trên 30-40cm. Lá xanh sẫm, dày hơn lá đậu cô bơ. Thân cuống lá mang màu tím sẫm. Quả lúc non dùng làm rau. Khi quả già hạt rất tọ, có màu đỏ. Nhiều nơi gọi là đậu đỏ.
• Nhóm đậu leo: Phaseolus Vulgaris L.
Cây cao 2-3 m. Thân cây sinh trưởng vô hạn. Thời gian sinh trưởng dài. Sản lượng cao. Phẩm chất quả thường ngon hơn các loài thuộc nhóm đậu lùn. Khi trồng phải làm dàn mới thu được năng suất cao. Các loài đậu leo thường trồng ở ta là:
Đậu tranh: Cây cao trên 2m. Ra hoa sớm, ngay từ lá thứ 5-6. Trục hoa mọc từ nách lá. Mỗi trục hoa có 3-4 đôi, có khi tới 6-7 đôi hoa mọc đối xứng nhau. Hoa màu trắng ngà. Quả màu xanh, tròn lẫn, thẳng, nhẵn bóng. Quả dài 11-12 cm. Sản lượng cao. Quả thịt dày ăn ngon. Thường gieo vào tháng 12 tháng 1 và tháng 2.
Đậu bở: Cây cao trên 2m. Lá to và màu xanh sẫm hơn đậu tranh. Hoa ra muộn hơn đậu tranh. Sau khi trên cây có 10-15 lá thì cây bắt đầu ra hoa. Hoa giống hoa đậu tranh. Quả dài hơn, vỏ quả thường không nhẫn. Quả thường bị cong. Sản lượng cao, thịt quả dày, ăn ngon, bùi hơn các loại đậu khác.
Đậu trắng: Cây leo. Quả cứng, ngắn. Quả non ăn không ngon, thường người ta trồng để lấy hạt. Nông dân thường trống xen vào ruộng ngô, và thường bấm ngọn đậu để không ảnh hưởng đến ngô.
+ Đặc điểm phân cành và ra hoa quả của đậu rau
Quá trình phân cánh, ra hoa quả của đậu rau phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, thời vụ gieo trồng, nhiệt độ không khí v. v...
Đặc tính phân cành của đậu vụ xuân và đậu vụ thu đông khác nhau. Đậu gieo vào vụ xuân, do gặp nhiệt độ thấp ở thời gian đầu cho nên hạt nẩy mầm chậm, ra lá, phân cành chậm. Nhưng do có thời gian tập trung huy động và tích luỹ chất dinh dưỡng cho nên số nhánh được hình thành nhiều hơn. Quả được tạo ra nhiều ở các nhánh, vị trí ra hoa thấp. Riêng ở một số giống đậu lùn trồng ở vụ xuân, do nhiệt độ về sau lên cao dần, cho nên thân vươn dài ra thành tua cuốn, quả thường tập trung ở các nhánh phía dưới.
Đậu gieo vào vụ thu đông, do lúc đầu khi mới gieo hạt, nhiệt độ cao, cây phát triển nhanh, chất dinh dưỡng chưa kịp tích luỹ, vì vậy cành ra ít. Có trường hợp do nhiệt độ cao làm cho cây vươn cao, mọc vống, kéo dài thời gian ra hoa. Do đó đậu vụ thu ít cành, vị trí ra hoa cao.
Đặc tính ra hoa của nhóm đậu lùn và nhóm đậu leo cũng khác nhau. Ở nhóm đậu lùn hoa phía trên nở trước, hoa phía dưới nở sau. Ở nhóm đậu leo, ngược lại hoa phía dưới nở trước, hoa phía trên nở sau. Tuy nhiên ở cả 2 nhóm đậu này có đặc điểm chung là trên một chùm hoa thì hoa phía trong nở trước, hoa phía ngoài nở sau.

Đặc điểm phân cành và ra hoa của đậu rau
+ Thời vụ gieo và kỹ thuật trồng đậu rau
- Thời vụ gieo: Căn cứ vào yêu cầu của các giống đậu đối với nhiệt độ, có thể bố trí gieo vào 2 thời vụ khác nhau:
Vụ thứ nhất, gieo thích hợp nhất là tháng 9-10. Có thể gieo sớm hơn vào 15/8, nhưng không nên gieo sớm quá. Gieo sớm, gặp nhiệt độ cao, mưa nhiều, hạt giống dễ bị thối. Vì thế, trong tháng 7-8 ít người gieo đậu. Cũng có thể gieo muộn hơn, vào các tháng 11-12. Đối với đậu vàng có thể gieo cho đến tháng 2. Ở các tỉnh miền núi, rét kéo dài nên thời vụ có thể muộn hơn, sang đến tháng 3. Nhưng ở các tỉnh vùng đồng bằng thì từ tháng 3 trở đi không nên gieo nữa.
Vụ thứ 2 có thể gieo vào các tháng 1-2. Các trà sớm có thể gieo vào tháng 12-1. Ở vụ này có thể trồng đậu tranh, đậu cô bơ, đậu cật lợn, đậu trắng. Đậu bở không chịu được rét, những lại có khả năng chịu nóng hơn các loại đậu khác, cho nên có thể bố trí thời vụ gieo vào tháng 2-3.
- Kỹ thuật trồng trọt:
• Làm đất: Đất trồng đậu càng phơi ải nhiều càng tốt. Đất được cày 2-3 lần, cày càng sâu càng tốt, cứ cày sâu dần, lần sau cày sâu hơn lần trước 1 ít. Lần đầu sâu 10 cm, lần thứ hai sâu 12 cm, lần thứ 3, sâu 13 cm. Bừa nhiều lần, bình quân 3-4 lần. Số lần bừa tuỳ thuộc vào tính chất của đất, đất nặng, chặt thì cày bừa nhiều lần; đất nhẹ, đất bãi ven sông thì bừa ít lần hơn
• Làm luống cao hay thấp, rộng hay hẹp cần căn cứ vào thời vụ gieo trồng. Thời vụ Đông - Xuân, do thời tiết khô hạn, ít mưa nên luống chỉ cần làm thấp. Độ cao của luống khoảng 15- 20cm là vừa. Thời vụ Xuân - Hè do mưa nhiều, cho nên luống cần được lên cao và có mương thoát nước tốt. Chiều cao của luống khoảng 25-30cm là thích hợp. Chiều rộng của luống thường là 0,8-1,0m, cũng có thể rộng tới 1,2m. Đối với loại đậu leo trồng hai hàng thì nên làm luống rộng 1,0-1,2m.
• Bón phân: Tốt nhất là bón theo hàng. Phân bón hữu cơ cần được ủ hoai mục, không được dùng phân tươi, phân chưa hoai mục vì các loại phân chưa hoai mục không đảm bảo được yêu cầu của sản xuất rau sạch về phương diện vệ sinh thực phẩm. Phân chuồng trước khi sử dụng để bón cho đậu rau cần được trộn thêm phân lân. Lượng bón phân chuồng là 10 tấn/ha trộn thêm 100-120kg phân lân.
• Xử lý đất, xử lý hạt giống: Đối với đậu đỗ việc xử lý đất trước khi gieo hạt có ý nghĩa rất quan trọng. Đậu thường hay bị dòi sâu đục thân chui vào thân đục khoét ăn phần libe của cây làm cho cây bị héo rũ rồi chết. Để xử lý đất người ta dùng thuốc rắc lên luống khi cày bừa lần cuối cùng hoặc rắc khi đánh rạch, thuốc được trộn đều với phân rồi rắc vào rạch.
Hạt giống trước khi gieo cần được chọn để đảm bảo độ đồng đều khi nảy mầm và đảm bảo cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Cần chọn những hạt to, đều, mẫy, đầy đặn. Có thể dùng một loại sàng thưa để chọn.
Xử lý hạt trước khi gieo. Hạt đậu trước khi gieo cần được ngâm vào nước 30 phút đến 1 giờ giúp cho hạt chóng nảy mầm. Gặp khi thời tiết quá khô hạn cần tưới nước cho đất đủ độ ẩm. Bởi vì khi hạt đậu đã được ngâm nước gieo vào đất quá khô, nước bị đất hút trở lại làm cho hạt bị mất nước, teo đi và không nảy mầm được. Thời gian ngâm hạt không nên quá lâu, vì nếu ngâm lâu các chất dinh dưỡng từ trong hạt có thể thấm qua vỏ hạt ra ngoài. Khi ngâm hạt đậu vào nước, phần lớn các hạt đều trương lên, vỏ hạt căng ra do các protit trong hạt hút nhiều nước và trương lên. Tuy vậy, cũng có những hạt không trương lên mà vỏ hạt bị nhăn lại, do các prôtit trong hạt đã bị mất phẩm chất, không còn sức trương. Những hạt nhăn nheo này cần được loại bỏ vì chúng thường không còn khả năng nảy mầm.
• Mật độ và khoảng cách gieo đậu rau: Đối với các loại đậu rau, mật độ gieo trồng thích hợp vừa có ý nghĩa đảm bảo năng suất, vừa đảm bảo phẩm chất hạt.
Mật độ dày hay thưa tuỳ thuộc vào thời vụ gieo, đặc điểm của giống và phương pháp gieo.
Mùa xuân cây đậu phân cành nhiều, cây xum xuê nên cần gieo thưa. Ở các thời vụ gieo mùa thu, cây phân cành ít thì gieo dày hơn. Mật độ gieo thích hợp ở các tỉnh phía Bắc là 250.000- 350.000 cây/ha. Trồng dày quá hoặc thưa quá đều không tốt. Mật độ gieo cụ thể cần được xác định trên cơ sở phân tích chu đáo các điều kiện dinh dưỡng, nước, đặc điểm của giống đậu. Khoảng cách gieo đậu thay đổi tuỳ thuộc vào thời vụ, điều kiện kỹ thuật trồng trọt và đặc điểm của giống.
Đối với các giống đậu lùn, khoảng cách giữa các hàng thường là 30-40cm, khoảng cách giữa các cây là 10-15cm. Các giống đậu lùn cũng có thể gieo hốc. Mỗi hốc 3-4 hạt. Hốc nọ cách hốc kia 30cm. Sau khi tỉa, ở mỗi hốc còn để lại 3 cây. Đậu cô bơ gieo dày cho sản lượng cao.
Đối với các giống dậu leo, mỗi luống gieo 2 hàng. Hàng nọ cách hàng kia 50-60cm. Cây nọ cách cây kia 15-20cm
Sau khi gieo dùng cuốc, cào để lấp hạt. Hạt đậu to nên có thể lấp sâu 4-5cm
• Chăm sóc: Trong đời sống cây đậu, có 3 giai đoạn rất quan trọng: nảy mầm, ra hoa, kết quả. Vì vậy, trong việc chăm sóc đối với cây đậu cần đặc biệt chú trọng các giai đoạn này để tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Ở thời kỳ nảy mầm, sau khi gieo nếu gặp khô hanh thì hạt đậu lâu mọc. Nhiều nơi nông dân tát nước ngâm vào rãnh 5-10 giờ làm cho hạt chóng nảy mầm, cây chóng mọc.
Trước khi đậu mọc, nếu bị mưa nhiều, mặt đất bị đóng váng thì cần dùng cào cuốc xới nhẹ mặt đất, tạo một lớp đất tơi xấp thoáng khí giúp cho hạt nảy mầm và mầm vươn lên khỏi mặt đất dễ dàng.
Khi gặp mưa nhiều, cần tháo nước kịp thời để tránh cho hạt không bị ngâm nước mà thối.
Trong điều kiện bình thường, sau khi gieo 3-4 ngày, mầm cây đậu mọc khỏi mặt đất.
Ở thời kỳ cây non, đậu không chịu được nhiệt độ thấp. Nếu gặp nhiệt độ khoảng 2-3°C là có thể mất màu xanh, biến thành màu vàng. Tuy vậy, nếu sau thời gian ngắn nhiệt độ lên cao thì lá dần dần trở lại màu xanh.
Sau khi gieo 15 ngày, cần vun xới lần thứ nhất. Lúc này cần kết hợp với bón thúc phân đạm. Vào thời gian này cây chưa có nốt sần nên chưa cố định được đạm từ không khí, nên cần bón đạm cho đậu với lượng không nhiều để giúp cho thân lá rễ cây phát triển và thúc đẩy quá trình hình thành các nốt sần trên rễ cây. Mỗi ha chỉ cần bón 25-30 kg đạm hoặc dùng nước phân pha loãng để tưới cho cây.
Sau khi vun gốc lần thứ nhất 15-20 ngày, tiến hành vun lần thứ 2. Lúc này cần kết hợp bón thúc phân kali cho đậu. Khi cây bắt đầu có nụ tiến hành vun gốc và bón thúc phân lần cuối cùng. Lần này bón thúc phân kali kết hợp với phân lân để tạo điều kiện cho quả và hạt phát triển tốt.
Số lần bón thúc nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây, vào đặc điểm và yêu cầu đối với phân bón của các giống đậu. Đối với các loài thuộc nhóm đậu lùn, số lần bón thúc có thể là 3-4 lần. Đối với các loài thuộc nhóm đậu leo, do thời gian sinh trưởng dài, cho nên cần phải bón thúc nhiều hơn. Sau mỗi lần thu hoạch quả cần bón thúc hoặc tưới phân để bổ sung dinh dưỡng cho các đợt hoa sau.
Khi cây đậu có nụ hoa, thì ngừng không vun xới nữa. Vun xới lúc này ảnh hưởng đến bộ rễ của cây làm cho cây phát triển không thuận lợi. Thời kỳ này nên chú ý tưới phân thúc và giữ độ ẩm cho cây.
• Làm giàn: Đối với các loại đậu leo, làm giàn là một biện pháp quan trọng để tăng năng suất. Nguyên liệu làm giàn chủ yếu là nứa. có thể dùng thân cây đay sau khi đã lột vỏ để làm giàn.
Thời gian làm giàn căn cứ vào tình hình sinh trưởng và phát triển của cây đậu. Khi thấy phần lớn số cây đã có tua cuốn thì làm giàn cho đậu leo. Làm giàn sớm quá cũng không cần thiết.
Ở các vùng trồng rau, kiểu giàn được làm phổ biến là giàn chữ nhân. Que làm giàn dài 2,0-2,2m, nông dân thường gọi là choái. Choái cấm cách cây đậu 7-10cm về một phía. Sau khi cắm 2 hàng cây chụm vào nhau thì cần có 1 cây dài buộc làm suốt. Buộc các cây choái vào suốt đó. Muốn cho giàn được vững chắc, ở đầu các luống người ta buộc 1 cây nứa dài để liên kết các giàn đậu ở các luống vào với nhau. choái làm giàn không nên quá ngắn vì các loại đậu leo thường cao 2-3m. Nếu giàn quá thấp, phía trên cây đậu không có chỗ tựa, quấn vào nhau, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả của đậu.
+ Thu hoạch:
Cần chú ý thu hoạch đúng lúc, không sớm quá hoặc muộn quá. Thu hoạch sớm sẽ được quả non, nhưng quả chưa to trọng lượng quả nhỏ, năng suất đậu thấp. Thu hoạch muộn, quả già, tuy năng suất có cao nhưng phẩm chất đậu rau sẽ không cao. Quả đậu già thường nhiều xơ, cứng, ăn không ngon.
Muốn thu hoạch đậu đúng lúc cần căn cứ vào sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với các loài đậu lùn, sau khi trồng được 50-60 ngày thì có thể thu hoạch đợt đầu. Sau đó cứ cách 4- 5 ngày thu 1 đợt. Lúc quả ra rộ có thể cách 1-2 ngày thu hoạch 1 lần.
Năng suất đậu rau trung bình là 9 tấn/ha, năng suất cao có thể đạt 12-15 tấn/ha.
Đối với các loại đậu leo, thời gian thu hoạch lúc đầu có muộn hơn. Thường là sau khi gieo 60-70 ngày. Sau đó cách 5-7 ngày thu hoạch 1 lần. Khi thu hoạch không nên giật mạnh làm ảnh hưởng đến hoa quả ra sau. Tốt nhất là nên thu hoạch bằng dao hoặc kéo cắt.
Sau khi thu hoạch về, quả đậu cần được phân phối ngay. Bảo quản đậu rau thường gặp khó khăn, vì quả đậu khi còn non hô hấp rất mạnh, để lâu sẽ tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng. Nếu không tiêu thụ được ngay thì khí bảo quản khọng nên chất thành đống. Khi vận chuyển đi xa cần đựng trong các túi nhỏ.
+ Hiện tượng rụng nụ, rụng hoa:
Rụng nụ, rụng hoa là hiện tượng phổ biến trong sản xuất đậu rau. Trên mỗi chùm hoa thường hình thành nhiều hoa, bình quân có đến 8-10 cái. Có giống đậu 12-14 hoa trên 1 chùm. Tuy vậy, khi kết thành quả chỉ còn bình quân 2 quả, nhiều lắm là 3-4 quả. Tỷ lệ đậu quả của các loại đậu rất thấp, thường chỉ đạt 20- 30%.
Nguyên nhân rụng nụ, rụng hoa của các loài đậu rau có rất nhiều. Nhiều tác động của các yếu tố bên ngoài có thể làm cho hoa không thụ phấn được hoặc làm cho cây không huy động được chất dinh dưỡng để nuôi quả, cho nên quả rụng non. Có thể nêu lên các nguyên nhân chủ yếu sau đây.
- Nguyên nhân do chế độ nước: Khi cung cấp nước cho cây không đầy đủ sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc hình thành ly tầng ở cuống hoa làm cho hoa rụng. Khi nước trong đất quá nhiều gây trở ngại cho quá trình hô hấp của rễ, làm cho sức hút dinh dưỡng và nước của bộ rễ bị trở ngại, quá trình trao đổi chất của cây gặp khó khăn, rễ bị thối. Nước nhiều trong đất còn gây ra trở ngại cho hoạt động của nhóm vi sinh vật háo khí.
- Nguyên nhân do nhiệt độ: Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa. Nhiệt độ thấp dưới 10°C và cao trên 30°C đều làm giảm sức sống của phấn hoa nên hoa cái không thụ phấn được.
- Nguyên nhân do những tác động bất thường của khí tượng: Các thời vụ gieo trồng khác nhau có những hiện tượng bất thường của khí tượng gây rụng nụ, rụng hoa. Ở thời vụ mùa xuân, rụng nụ rụng hoa là do mưa nhiều làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nảy mầm của hạt phấn. Hạt phấn nảy mầm tốt ở nồng độ đường saccarô là 14%, khi nước mưa hoà loãng nồng độ đường làm cho hạt phấn hoa này mầm rất chậm.
Vào mùa thu, rụng nụ rụng hoa là do không khí khô. Thời gian đầu khi đậu mới ra hoa, nụ rụng là do nhiệt độ cao. Đến lúc cây ra quả thì gặp nhiệt độ thấp, cộng thêm những đợt gió mùa đông bắc vào các tháng 11-12 làm cho hoa bị rụng nhiều.
- Để hạn chế tình trạng rụng hoa, rụng nụ cần làm tốt các biện pháp sau đây:
• Gieo trồng đúng thời vụ. Chọn thời vụ thích hợp đối với từng giống, từng loài đậu.
Mùa xuân cần làm luống cao, mùa thu làm luống thấp.
• Gieo trồng các giống đậu có sức chống chịu cao. Gieo hạt giống có chất lượng tốt.
• Tưới tiêu hợp lý.
• Phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật và kịp thời. Phun các chất kích thích sinh trưởng lên hoa.
+ Để giống và cất giữ giống: Hạt đậu to chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên cất giữ để làm giống thường gặp nhiều khó khăn vì chúng rất dễ mất sức nảy mầm.
Khi chọn để làm giống, cần chọn những chùm quả ở phía giữa cây. Đợi đến khi quả thật già, khô thì hái về để giống. Khi phơi cần để quả giống vào nong, nia, không để quả trực tiếp lên sân gạch, sàn xi măng, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức này mầm của hạt giống.
Khi quả khô dòn thì đem đập hoặc vò cho hạt rời ra. Sau đó phơi vài nắng buổi sáng. Khi hạt thật khô nỏ thì cho vào vò, chum, vại đậy kín để cất giữ. Trước khi cho vào dụng cụ cất giữ cần để cho hạt thật nguội. Trong quá trình cất giữ không nên mở dụng cụ bảo quản hạt giống ra vì có thể không khi ẩm ướt lọt vào làm ảnh hưởng không tốt đến hạt giống.
+ Sâu bệnh hại đậu rau:
Đậu rau ở nước ta thường bị những loại sâu bệnh hại chủ yếu sau đây:
Bệnh gĩ sắt (do nấm Uromyces oppendiculatus (Pers. Lev.) là loại bệnh phổ biến trên các loại đậu rau.
Bệnh xuất hiện từ khi cây đậu còn nhỏ, phát triển dần lên và càng về cuối vụ bệnh càng trầm trọng. Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên lá, nhưng trong những điều kiện thuận lợi bệnh có thể xuất hiện cả trên quả.
Triệu trứng bệnh là những chấm nhỏ màu nâu rĩ sắt. Khi bệnh phát triển mạnh, các chấm bệnh xuất hiện có thể phủ kín toàn bộ bề mặt lá.
Bệnh làm giảm diện tích quang hợp của cây, làm giảm năng suất quả. Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, cây phát triển quá mạnh làm cho vườn đậu không thông thoáng.
Phòng trừ:
- Thực hiện luân canh trồng đậu với các loại cây khác
- Làm đất kỹ. Cày bừa sâu.
- Vệ sinh đồng ruộng. Thu dọn hết tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch.
- Làm cỏ kịp thời, tạo điều kiện thông thoáng trong vườn đậu.
- Khi bệnh phát triển mạnh cần phun thuốc trừ bệnh. Liều lượng thuốc và cách sử dụng thực hiện đúng theo hướng dẫn trên bao bì loại thuốc.
- Các loại bệnh trên lá đậu. Trên lá đậu rau còn có thể gặp các loại bệnh sau đây:- Bệnh hại rễ và gốc thân. Bệnh gây hại trên rễ và gốc thân có thể gây ra các hiện tượng thối khô hoặc thối ướt dẫn đến tình trạng toàn cây bị héo.

Phòng trừ sâu, bênh hại trên đậu đỗ
- Sâu hại đậu rau:
Sâu hại đậu ăn quả rất đa dạng và gây hại quanh năm. Trong số các loài gây hại có 4 loại gây hại nghiêm trọng và phổ biến là:
Sâu đục quả Maruca testulatis
Giòi đục lá Liriomyza sp. Rệp muội đen Aphis craccivora Nhện đỏ Tetranychus sp.
Dòi đục quả là loài sâu hại nghiêm trọng đối với đậu ăn quả. Sâu non có 5 tuổi. Khi nhiệt độ tăng, thời gian phát dục của sâu non ở các tuổi đều rút ngắn. Thời gian phát dục của sâu non là 19,5 ngày, khi nhiệt độ cao có thể rút xuống còn 9,04 ngày. Ở nhiệt độ trung bình (25-28°C) mỗi con sâu đẻ từ 115-120 trứng. Sâu đẻ trứng trên nụ và họ là chính. Từ tuổi 1 đến tuổi 3 sâu sống trong hoa. Sau đó đọc vào quả sống cho đến lúc hoá nhộng. Sâu hoá nhộng tron đất hoặc trong quả bị hại.
Giòi đục lá, nhện hại, ẹp muội đen có thể xuất hiện quanh năm nhưng mức độ gây 1 i nặng hay nhẹ, tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và mùa vụ 1 ng đậu. Khi gặp thời tiết thuận lợi chúng có thể xuất hiện và gây hại từ khi cây mọc đến khi thu hoạch. Mật độ của rệp muội đen và giòi đục là thường đạt đỉnh cao trùng với thời gian từ lúc cây ra hoa trở đi. Nhện đỏ thường gây hại nặng trong vụ xuân hè vào các tháng 4,5,6. Giòi đục lá gây hại nặng trong vụ thu đông, vào các tháng 9,10,11.
Phòng trừ sâu hại đậu rau:
Gìn giữ, bảo vệ và phát huy các loài sâu có ích, thiên địch trên các ruộng rau.
- Điều tra diễn biến của sâu hại để tiến hành phòng trừ đúng thời điểm.
Sử dụng thuốc để trừ sâu hại: dùng Sherpa 25 EC trừ sâu đục quả, giòi đục lá; dùng Baythoroid 50 EC trừ sâu đục quả, rệp muội đen, giòi đục lá; chế phẩm thảo mộc Arfoxid trừ rệp muội đen. Liều lượng thuốc dùng theo hướng dẫn trên bao bì thuốc.
- Các giai đoạn phun thuốc có hiệu lực cao là từ khi cây ra hoa đến khi thu hoạch.

Bài viết liên quan