Cắt cành tạo hình cây cà phê - Dương Phong
Đăng lúc: Thứ hai - 01/01/2024 17:59, Cập nhật 04/01/2024 23:00
Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên vừa nghiên cứu thành công và khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê một số biện pháp kỹ thuật cắt cành, tạo hình cây cà phê nhằm đạt được năng suất cao nhất, chất lượng trái tốt nhất, góp phần phòng chống sâu bệnh và kéo dài tuổi thọ cho vườn cây. Chúng tôi xin ghi lại để bà con tham khảo, áp dụng.
Cắt cành tạo hình cây cà phê
1. Tạo hình nhiều thân không hãm ngọn
- Nguyên tắc: Với phương pháp này chúng ta nuôi từ 4 - 6 thân/gốc, để cây sinh trưởng tự nhiên, không hãm ngọn. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành cơ bản và có xu hướng tập trung ở phần trên tần Các cành này được cắt bỏ sau 2 - 3 vụ thu hoạch.- Cách làm: Bấm ngọn sớm một lần ở vị trí thấp rồi nuôi nhiều thân, trồng nghiêng hoặc uốn cong thân để kích thích cây phát nhiều chồi. Hàng năm cua luân phiên 1- 2 thân già cỗi và nuôi 1 - 2 thân mới để thay thế.
- Ưu điểm: Thuận lợi chính của kỹ thuật này là đơn giản, dễ làm, ít tốn công cắt cành hàng năm, chỉ phí thấp. Nơi khan hiếm công lao động thường áp dụng kỹ thuật tạo hình này.
- Nhược điểm: Do để nhiều thân nên chu kỳ khai thác của một thân ngắn, năng suất toàn vườn cây không ổn định.
2. Tạo hình 1 - 2 thân có hãm ngọn
- Nguyên tắc: Nuôi 1 - 2 thân/hố, hãm ngọn ở độ một cao nhất định. Quả được thu hoạch hàng năm chủ yếu trên các cành thứ cấp.- Cách làm: Chọn và nuôi cố định từ 1 - 2 thân/hố. Tùy theo tình hình sinh trưởng của vườn cây mà tiến hành hãm ngọn bằng cách bấm ngọn lần 1 ở độ cao 1,2 - 1,4m. Tiến hành nuôi tầng hai sau khi bộ tán đã khỏe mạnh và ổn định. Hãm ngọn lần 2 ở độ cao 1,6 - 1,7m. Cắt cành hàng năm vào 2 đợt chính: đợt 1, sau khi thu hoạch xong và đợt 2 vào tháng 6-7 hàng năm. Cắt bỏ những cành vô hiệu, những cành mọc ngược vào trong thân chính, các cành sâu bệnh. Cắt ngắn lại các đoạn cành già cỗi ở xa trục thân chính, tỉa bỏ các cành vòi voi. Tia hết các cành tăm, cành nhớt, cành yếu; chú ý tỉa kỹ ở phần trên đỉnh tán.
- Ưu điểm là cây sinh trưởng đồng đều, dễ chăm sóc, dễ thu hoạch vì có chiều cao vừa tầm tay, năng suất hàng năm cao và ổn định.
- Nhược điểm của phương pháp là công việc cắt cành tốn nhiều công và đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.
3. Tạo tán bổ sung khi cây bị khuyết tận
Nuôi chồi ở các vị trí thích hợp để bổ sung phần tán bị khuyết.Nguồn: NNVN
Tác giả bài viết
Dương Phong
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cà phê để biết rộng hơn ◕‿◕
Cây cà phê là một cây công nghiệp rất phổ biến ở Việt Nam và được canh tác ở nhiều vùng trên cả nước. Cây cà phê là một loại cây công nghiệp lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, là loại cây phát triển kinh tế chủ lực tại Việt Nam. Chuyên đề này chúng tôi cũng tập hợp các tài liệu từ đại chúng đến chuyên sâu trong lĩnh vực trồng trọt, thu hoạch và chế biến cây cà phê
-
Kỹ thuật cà phê ra hoa tập trung
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tăng khả năng cà phê ra hoa
-
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê những tháng cuối mùa khô, đầu mùa
Vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa là giai đoạn cây cà phê phân hoá mầm hoa, hình thành hoa và nở hoa, đậu quả, quả non phát triển, là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến năng suất, chất lượng của cà phê. Để vườn cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất - chất lượng cao, bài viết sau sẽ giúp bạn.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kỹ thuật tưới tiết kiệm cho cà phê - Dương Phong
Quy trình kỹ thuật tưới cà phê theo phương pháp mới do các nhà khoa học Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu, xây dựng, được Bộ NN-PTNT công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới là một trong những giải pháp tích cực trong kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Hiện nay các mô hình tưới nước theo kỹ thuật mới này kết hợp với việc trồng thêm các đai rừng chắn gió, trồng cây che bóng và trồng cây ăn quả xen canh trong vườn cà phê đã và đang được áp dụng rộng rãi ở một số địa phương trọng điểm trồng cà phê vối của các tỉnh Đăk Lăk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước... đưa lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp ngành cà phê và bà con nông dân các dân tộc.
-
Biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê - Dương Phong
Những năm gần đây, nhiều vùng sản xuất cà phê của cả nước bị ve sầu gây hại nghiêm trọng, làm giảm đáng kể năng suất, sản lượng. Với những nghiên cứu mới nhất, Viện Bảo vệ thực vật đã tìm ra biện pháp phòng trừ ve sầu hại cà phê hiệu quả bằng cách che phủ nilon hoặc sử dụng vôi bột.