Công Cụ Tốt

Nội dung

Bệnh hại cà phê - Minh Ngọc

Đăng lúc: Thứ bảy - 06/01/2024 04:11, Cập nhật 06/01/2024 04:12

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các bệnh thường gặp khi trồng cây cà phê

Bệnh hại cà phê

1. Bệnh rỉ sắt

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Bệnh gây hại trên lá, lúc đầu vết bệnh là những đốm tròn nhỏ màu vàng, sau vết bệnh lớn dần và có lớp phấn màu vàng da cam rất sáng ở dưới mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng và rụng, cây sinh trưởng còi cọc. Bệnh do nấm Hemileia Vastatri gây hại, bào tử phát tán và lây lan mạnh nhờ gió, côn trùng và công nhân chăm sóc. Bào tử có thể chịu đựng được nhiều tháng trong điều kiện bất lợi cho nảy mầm. Bào tử nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 24°C sau 2-4 giờ và phát triển nhanh ở độ ẩm 80-90%. Thời gian ủ bệnh là 6-12 giờ. Các giống cà phê ở Việt Nam đều nhiễm bệnh rỉ sắt. Arabica nhiễm nặng nhất, tiếp đến là Exelsa và Robusta.

Bệnh rỉ sắt ở cà phê
+ Biện pháp phòng trừ:

Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tia cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt. Dùng giống kháng bệnh như: S.73, Catimor F6. Hạn chế sử dụng các giống mẫn cảm với bệnh gỉ sắt như Caturra, Typica, Mundo Novo... Có thể dùng các loại thuốc sau để phun kỹ lên hai mặt lá: Hexaconazole (Anvil5SC, Annongvin 50SC); Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper250 EC); Diniconazole (Nicozol 25 SC); Chlorothalonil (Forwanil 50 SC); Mancozeb (Penncozeb 80 WP, Dithane F-448 43SC); Carbendazim (Daphavil 50SC, Arin 25SC); Triadimefon (Bayleton 250EC, Encoleton 25WP); Difenoconazole + Propiconazole Tilt Super 300EC, Tinitaly surper 300.5EC); Isoprothiolane + Propiconazole (Tung super 300EC); Carbendazim + Tricyclazole + Validamycin (Carzole 20 WP).

2. Bệnh khô cành quả (Anthracnose)

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Do nấm Colletotrichum Gloesporioides gây nên trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng, bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởg của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết quả. Mưa nhiều vào buổi chiều tối làm phát tán bào tử và làm bào tử xâm nhiễm vào quả.

Bệnh gây hại trên lá, quả, cành và thân cà phê; trên là bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá, triệu chứng ban đầu là những vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng đồng tâm, sau đó lan rộng ra chuyền sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Các vết bệnh xuất hiện nhiều liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng; trên cành và thân. Bệnh tấn công lên cành ở các giai đọan cành đang hỏa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quà qua vết nứt của lá,

Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Bệnh nặng, nấm xâm nhập cả cành lớn và lan cả thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen. Mô thân bị nhiễm cũng hóa đen; trên quả nấm tấn công vào giai đoạn quả thành thục 6 - 7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau.

Bệnh xuất hiện bắt đầu từ nơi đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại. Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi.

Bệnh khô cành quả ở cà phê

+ Biện pháp phòng trừ:

Bón phân đầy đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây, dùng cây che bóng. Cắt và gom những đoạn cành bị bệnh đốt tiêu hủy.

Dùng luân phiên một trong các loại thuốc sau: Propineb (Antracol 70WP, Newtracon 70 WP); Copper Hydrocide (Kocide 53.8DF); Mancozeb (Manozeb 80WP); Carbendazim (Carban 50SC. Binhnavil 50SC); Hexaconazole (Tungvil SSC); Validamycin (Tung vali 3SL); Hexaconazole + Tricyclazole (Forvilnew 250SC)

3. Bệnh đốm mắt cua

+ Đặc điểm và triệu chứng: Bệnh do nấm Cercospora Coffeicola gây ra trong điều kiện cây bị suy yếu do thiếu dinh dưỡng. Gây hại trên lá, quả, cành. Cây bị bệnh nặng thường cằn cỗi, chậm phát triển, lá vàng và rụng, quả chín ép. Vết bệnh trên lá và quả thường có hình tròn, trong có nhiều vòng đồng tâm, chính giữa màu xám có các chấm đen nhỏ, xung quanh nâu đỏ, ngoài cùng vàng. Vết bệnh chạy dọc theo chiều dài cành, quả bị hại nặng có thể bị thối đen từng phần hoặc toàn bộ. Bệnh xuất hiện phổ biến trong vườn ươm và thời gian kiến thiết cơ bản. Bệnh phát triển quanh năm đặc biệt ở các vườn chăm sóc kém, thiếu phân bón hoặc trồng trên đất xấu.

+ Biện pháp phòng trừ: Có thể trồng cây che bóng, bón phân đầy đủ và hợp lý để cây có đủ sức kháng bệnh. Sử dụng thuốc Hexaconazole (Dibazole 10 SC).

4. Bệnh nấm hồng (Corticium Salmonicolor)

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên quà và E cành, đầu tiên xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mòng sau này có màu hồng đó là bào tử của nấm. Nếu xuất hiện ở cành thì thường nằm dot sigma mặt dưới cành, nếu ở quả thường từ cuống quả. Vết bệnh phát triển chạy dọc theo cành và lan dần cả quả làm cành bị chết khô, quả thì héo và rụng non. Đây là bệnh gây hại nặng trên cà phê chè, cà phê vối cũng bị rải rác. Cây cà phê kiến thiết cơ bản có thể chết nếu bị bệnh nặng. Trên cà phê vối kinh doanh bệnh thường gây hại có tính cách cục bộ từng cây, làm chết từng cành, nếu nặng có thể chết cả 1/2 tán cây. Cho đến nay chưa thấy có hiện tượng chết cả cây cà phê vối kinh doanh do nấm hồng.

Bệnh nấm hồng ở cà phê

Trong vườn cây bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Khi bệnh phát triển tốc độ làm chết cành rất nhanh, nhưng sự lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm, thời gian phát triển của bệnh cũng không kéo dài. Bệnh thường phát sinh từ tháng 6- 7, phát triển mạnh tháng 7-8, cao điểm vào tháng 9. Sự phát triển của bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi độ ẩm không khí, năm nào mưa nhiều, độ ẩm không khí cao thì bệnh nặng hơn. Các vườn cà phê rậm rạp, tạo hình không thông thoáng, ẩm thấp thường bị bệnh nặng hơn.

+ Biện pháp phòng trừ:

Tạo hình thông thoáng cho vườn cà phê, thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là những năm có mưa nhiều để phát hiện bệnh sớm. Sau đó cắt đốt các cành bệnh. Trên cà phê vối nếu cắt bỏ cành bệnh kịp thời có thể phòng trừ bệnh nấm hồng mà không cần phải dùng thuốc hóa học. Dùng các thuốc sau: Validamycin (Validacin3L, Valivithaco 3L, Vali 5DD); Copperhydroxide (Champion 77 WP); Hexaconazole (Annongvin200SC, Tungvil5SC, Anvil SSC, Saizole 5SC); Carbendazim (Arin 25SC); Carbendazim + Hexaconazole (Vilusa 5.5SC); Carbendazim + Tricyclazole + Validamycin (Carzole 20 WP).

5. Bệnh lở cổ rễ

+ Đặc điểm và triệu chứng:

Bệnh do nấm Rhizoctonia sp, Fusarium Oxysporum và Pythium gây ra trong điều kiện mùa mưa, chủ yếu trên cà phê hai năm tuổi, bệnh gây hại cả cây non trong vườn ươm. Cây sinh trưởng chậm, lá vàng rất dễ nhầm với vàng lá do thiếu dinh dưỡng. Một phần cổ rễ (phần thân tiếp giáp với rễ cọc, cách mặt đất khoảng 20-30 cm) bị khuyết dần vào trong, sau đó vết khuyết sâu hơn, cây vàng dần và chết.

Bệnh lở cổ rễ ở cà phê

+ Biện pháp phòng trừ: Đất trồng cà phê phải có tầng canh tác dây, thoát nước tốt. Cây con phải đủ tiêu chuẩn trồng, sạch sâu bệnh. Trồng cây chắn gió. Tránh tạo vết thương phần gốc cây qua việc làm có và đánh chồi sát gốc. Đối với những cây bị hại nặng cần nhổ bỏ và đốt tiêu hủy. Sau đó xử lý hố như đối với bệnh thối rễ cọc trước khi trồng lại. Đối với cây bị hại nhẹ, luân phiên sử dụng các loại thuốc sau: Dẫn xuất Salicylic Acid (Sông Lam 333 50EC); Trichoderma Viride (Biobus 1.00WP); Validamicin (Valijapane 3SL).

6. Bệnh thối rễ cọc

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Chủ yếu là do tuyến trùng gây hại rễ tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh xâm nhập vào gây hại. Đầu mùa khô khi dứt mưa cây có biểu hiện vàng lá do rễ cọc bị thối và đứt ngang, rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, cây bị nặng rễ to cũng bị thối. Do không có rễ cọc, cây bị bệnh dễ bị đổ khi có gió to và dễ nhổ lên bằng tay.

+ Biệp pháp phòng trừ: Nhổ bỏ các cây bị thối rễ, đào và phơi hồ trong mùa khô sau đó xử lý hố trước khi trồng lại (bằng cách bón või 1kg/ hố), phòng trừ tuyến trùng Ethoprophos (Vimoca 20 ND) trước khi trồng 15 ngày. Sử dụng hoạt chất Chaetomium Cupreum để hạn chế bệnh thối rễ.

7. Bệnh thối rễ tơ

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh do nấm Rhizoctonia Bataticola + Fusarium oxysporum gây hại. Cây bị bệnh phát triển chậm, lá vàng dần, rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào. Cây bị nặng rễ lớn cũng bị thối đen từ lớp vỏ ngoài vào làm cho cây bị kiệt sức vì không hấp thu được dinh dưỡng và chết. Bệnh gây hại trên cà phê kinh doanh và cả trên cà phê kiến thiết cơ bản. Cây thường có biểu hiện vàng từ tháng 9 trở đi và đến mùa khô thì giảm, nếu nhẹ thì sau khi tươi nước xong cây lại xanh nhưng đến năm sau cây lại bị lại.

+ Biện pháp phòng trừ: Bón phân đầy đủ và cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất. Hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh gây vết thương cho rể. Không tưới nước tràn từ vườn bị bệnh sang vườn không bị bệnh. Cần điều chỉnh hệ thống thoát nước cho hợp lý. Đối với cây bị bại nhẹ có thể dùng thuốc trừ tuyến trùng tưới quanh gốc cách nhau 10-15 ngày/1 lần. Đối với cây bị hại nặng cần đào và đốt tiêu hủy những cây bị bệnh, sau đó xử lý hố như đối với bệnh thối rễ cọc,

8. Bệnh nhũn cổ rễ

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh do các loài nấm Fomes noxius + Fusarium sp + Rhizoctonia gây nên. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa trên cà phê kinh doanh. Cây bị hại nhẹ: cây còi cọc, sinh trưởng, phát triển kém, vỏ cổ rễ bong ra, cổ rễ mềm xốp hơn các cây bình thường; cây bị hại nặng: cổ rễ nhũn, phần rễ bên trong khô, toàn bộ hệ thống bên trong đen và khô cây trơ cành trụi lá làm cây chết.

+ Biện pháp phòng trừ: Bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý. Cần bón phân hữu cơ hoai mục và các chế phẩm cải tạo đất. Thường xuyên theo dõi cây trồng để phát hiện sâu bệnh và có biện pháp phòng trừ = kịp thời. Đào đốt những cây bị bệnh, xử lý hố bằng các loại thuốc như đối với bệnh thối rễ cọc, rễ tơ.

9. Tuyến trùng hại rễ

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nguyên nhân chủ yếu của = bệnh là do tuyến trùng Pratylenchus coffeae kết hợp với nhiều loại 5 nấm, chủ yếu là Fusarium solani, Fusarium oxysporum, trong một số ) trường hợp còn có sự phối hợp với rệp sáp. Các ký sinh này có sẵn trong đất và rễ của các vườn cà phê già cỗi và chỉ làm suy yếu các vườn này nhưng lại dễ dàng gây chết cho cà phê kiến thiết cơ bản khi trồng lại.

Tuyến trùng gây hại trên tất cả các loại tuổi cà phê, cả trong giai đoạn vườn ươm. Cà phê Chè thường bị hại nặng hơn cà phê Vối. Trên đồng ruộng, triệu chứng đầu tiên thường là một màng hay một vùng cây sinh trưởng kém trong khi các cây chung quanh sinh trường tốt. Triệu chứng thể hiện rõ nhất là cây sinh trưởng kém, thiếu dinh dưỡng (vàng lá), héo khi thời tiết nóng hay khô, giảm năng suất và chất lượng. Ở cây cà phê giai đoạn kiến thiết cơ bản, bệnh xuất hiện chủ yếu trên các vườn trồng lại trên đất các vườn cà phê già cỗi và các vườn kinh doanh đã bị tuyến trùng gây hại. Cây có triệu chứng vàng lá rất rõ vào đầu mùa khô, sau khi dứt mưa và chưa tưới nước do rễ cọc bị thối và đứt ngang. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở cây nặng r hat e tơ cũng bị thối. Trong mùa mưa nếu được chăm sóc tốt cây vẫn xanh nhờ hệ thống rễ tơ gần mặt đất nhưng do không có rễ cọc nên các cây bệnh dễ bị nghiêng khi có gió to, cây bị bệnh rất dễ nhổ lên bằng tay.


Bệnh tuyến trùng hại rễ ở cà phê

Trên cà phê kinh doanh, cây bị bệnh chậm phát triển (mặc dầu đã được chăm sóc, bón phân đầy đủ), lá vàng dần, rất dễ nhầm với triệu chứng vàng lá do cây chăm sóc kém và thiếu dinh dưỡng, cành khỏ, rễ tơ bị thối đen từ chóp rễ vào. Ở cây nặng, rễ lớn cũng bị thối từ lớp vỏ ngoài vào, r tilde e bị mục, dần dần cây không hấp thu được dinh dưỡng và chết. Cây thường có biểu hiện vàng lá từ tháng 8, 9 trở đi và đến mùa khô thì giảm. Nếu bị bệnh nhẹ, sau khi tưới nước cây sẽ xanh lại nhưng đến mùa mưa năm sau sẽ vàng lại.

Đối với các vườn cà phê kinh doanh, bệnh thường xuất hiện ở những vườn cho năng suất cao trong một thời gian dài nhưng không được bổ sung phân hữu cơ cũng như bón phân hóa học không cân đối khiến cây kiệt sức và giảm sức đề kháng. Tuyến trùng gây hại cây chủ yếu sống trong đất. Trứng của tuyến trùng có thể tồn tại rất lâu trong đất và trên các tàn dư thực vật khi không có cây ký chủ hay khi gặp điều kiện không thuận lợi. Tỷ lệ cây chết ở các vườn không được rà và thu gom rễ cần thận sau khi thanh lý có thể lên đến 70-80%.

Âm độ đất cao tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến trùng phát triển, tuy nhiên đất quá ẩm hay quá khô cũng làm chết tuyến trùng. Đa số tuyến trùng chết ở nhiệt độ 50-55°C. Tuyến trùng có thể di chuyển theo nước nên biện pháp tưới tràn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh = lây lan nhanh. Việc xới xáo, vét bồn trong các vườn đã bị bệnh cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan và phát triển vì tạo vết thương cho rễ.

+ Biện pháp phòng trừ:

Không sử dụng đất có nguồn tuyến trùng để ươm cây. Phải thay đổi vị trí của vườn ươm nếu phát hiện có tuyến trùng. Đối với cà phê kiến thiết cơ bản, trong quá trình khai hoang phải rà rễ E nhiều lần, nhặt sạch các rễ cũ còn sót lại. Sau đó phải tiến hành các biện pháp cải tạo đất, luân canh bằng các cây lương thực ngắn ngày hoặc cây phân xanh đậu đỗ ít nhất trong 2 - 3 năm.

Xử lý hố trước khi trồng bằng cách đốt hố, bón vôi (1 kg/ hỗ) kết hợp với bón lót phân chuồng, rải thuốc tuyến trùng như Mocap 10G (50g/ gốc), Vimoca 20ND (0.3%, 2lít dung dịch/ gốc), Oncol 20EC (0.3%, 2 lít dung dịch/ gốc).

Đối với cà phê kinh doanh, bảo đảm qui trình kỹ thuật như cây trồng xen, cây che bóng, đai rừng chắn gió để tạo cho vườn cây có năng suất ổn định, Bón phân đầy đủ, cân đối, đồng thời tăng cường việc bón phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học cải tạo đất nhất là đối với các vườn cây đã cho năng suất cao trong nhiều năm, hạn chế xới xáo, làm bồn trong những vườn cây đã bị bệnh để tránh sự lây lan bệnh qua việc làm tổn thươg bộ rễ; không tưới lây từ vườn bệnh sang vườn không bệnh. Hóa học không thể được xem là biện pháp chính trong việc phòng trừ tuyến trùng vì vừa đắt tiền mà hiệu quả lại không cao. Hơn nữa đa số các thuốc trị tuyến trùng đều là những thuốc rất độc cho con người. Do đó việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ tuyến trùng rất hạn chế. Khi cây mới bị bệnh có thể dùng thuốc Ethoprophos (Vimoca 20ND), Benfuracarb (Oncol 5G-20EC- 25WP), Cytokinin (Geno 2005 2SL, Sincocin 0.56SL; Paecilomyces (Palila 500 WP). Tưới kỹ và đều chung quanh gốc cây.

10. Bệnh vàng lá gây rụng trái

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Do nhiều nguyên do.

Vàng lá rụng trái do bón phân không đầy đủ hoặc không kịp thời: Do bón phân không kịp thời, lượng phân bón ít so với nhu cầu của cây, dẫn đến tình trạng cây thiếu dinh dưỡng, cây cần cỗi, lá vàng hàng loạt. Trường hợp này trái cà phê chỉ rụng ở những cây kém phát triển, trái nhỏ, rụng ở các chùm trái gần gốc trước, đầu cành sau, kèm theo rụng lá nhiều.

Vàng lá rụng trái do bón phân không cân đối: Do bón phân hoá học NPK thiếu cân đối như bón nhiều đạm, ít kali dẫn đến tình trạng cây phát triển mạnh cành vượt, lá non vẫn xanh, lá mông lá già vàng từ chóp lá trở xuống, rìa lá trở vào, lá già vàng trước từ cành dưới lên cành trên, vàng từ trong cành ra ngoài. Cây có thể rụng trái hàng loạt khi gặp mưa lớn, trái nhỏ, rụng nhiều, trái gần gốc rụng trước.

Do thiếu trung, vi lượng: Vườn cà phê được bồn đầy đủ các nguyên tố NPK nhưng lại có hiện tượng lá bị vàng ở các vùng khác nhau trên phiến lá, lá có thể nhỏ hơn bình thường, chồi non chậm phát triển hoặc phát triển bất thường, trái nhỏ hoặc ít trái có thể là do nguyên nhân bị thiếu trung, vi lượng (như thiếu Kẽm, thiếu Sắt, thiếu Bo, thiếu Canxi, thiếu Ma-giê, thiếu Man-gan, thiếu Lưu huỳnh....).

Do cây già cỗi: Cây có dấu hiệu sinh trưởng phát triển chậm lại: it cành dinh dưỡng và chồi vượt, trái nhỏ dần, rễ tơ kém phát triển, cây cằn cỗi mặc dù được bón phân đầy đủ, lá vàng hàng loạt. Bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng, bệnh vàng lá do tuyến trùng, do nấm, ấu trùng ve sầu, mọt đục cành, mọt đục quả, rệp sáp cũng là các nguyên nhân gây ra hiện tượng vàng lá rụng trái cà phê hàng loạt.

+ Biện pháp phòng trừ:

Cắt tỉa các chồi vượt, cành trong tán, cành tăm, cành thừa để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, tỉa những cành khô, già cỗi, cành bị sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn chế sự lây lan của các loại bệnh gây rụng trái. Thường xuyên thu gom các cành, lá, hoa quả bị bệnh phơi khô đem đốt để ngăn ngừa sự phát tán nguồn bệnh.

Vườn cà phê đang ở giai đoạn nuôi trái mà có hiện tượng rụng trái là do bón phân không đầy đủ và thiếu cân đối (bón nhiều đạm và ít kali) thì phải bổ sung ngay lượng phân NPK bón gốc quy định ở giai đoạn nuôi trái (từ 700- 1000kg NPK (16-16-8)/ha tùy theo mức độ phát triển của trái trên vườn), đồng thời kết hợp sử dụng các loại phân bón lá. Để hạn chế rụng trái do thiếu dinh dưỡng, đảm bảo năng suất, chất lượng cà phê hàng năm. Nông dân nên thực hiện quy trình bón phân đối với cà phê kinh doanh (giai đoạn từ 4 năm tuổi trở lên).

Bệnh vàng lá rụng trái ở cà phê

Trong trường hợp cà phê có triệu chứng thiếu các yếu tố vi lượng, có thể cung cấp vi lượng cho cà phê bằng cách phun qua lá các hợp chất chứa các nguyên tố cần thiết như Zn, Bo... Đối với bệnh vàng lá rụng trái do sâu bệnh gây ra, sử dụng các loại thuốc đã được khuyến cáo cụ thể cho từng đối tượng đã được hướng dẫn ở phần trên.

11. Bệnh thối nút thân

+ Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

Bệnh do nấm Fusarium spp gây ra. Đây là loài nấm gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết rất nhanh, bệnh thường xảy ra ở những vườn cây không thông thoáng, ẩm thấp hay những năm mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.

Bệnh xuất hiện trên vườn kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh, thường xuất hiện trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây, nếu bị nặng thì lớp g tilde o phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạch, cây thiếu nước nên héo và khô từ đầu ngọn xuống. Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của thân cây nhưng thường ở đoạn giữa và gần gốc cây. Bệnh phát triển và lây lan nhanh.

Bệnh thối nứt thân ở cà phê
 
+ Biện pháp phòng trừ:

Cần phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết thối đen nhỏ. Dùng dao cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh, sau đó xử lý thuốc bảo vệ thực vật theo như hướng dẫn trên bao bì. Nếu cây đã bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên trên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới.

Bài viết liên quan