Kinh nghiệm trồng bí đỏ giống địa phương tại Kiên Giang - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Đăng lúc: Thứ bảy - 28/10/2023 15:23, Cập nhật 28/10/2023 15:23
Kinh nghiệm trồng bí đỏ giống địa phương tại Kiên Giang do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.
Kinh nghiệm trồng bí đỏ giống địa phương tại Kiên Giang do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.
THỜI VỤ TRỒNG
Vụ thuận: gieo vào tháng 4 dương lịch, thường cho năng suất khá cao. Vụ nghịch: gieo vào tháng 10 d1, thường hay bị sần đọt nên năng suất thấp.LÀM ĐẤT
Kinh nghiệm của nông dân: phát dọn cỏ vào đầu tháng 4 dương lịch, đào hốc 40 xanh lục 40 cm, bón lót trước khi gieo 50 kg NPK (16-16-8) cho 1.000 m ^ 2 12 ngày sau khi trồng tiến hành dọn cỏ lần thứ 2.XUỐNG GIỐNG
Ngâm hạt giống trong nước 30 phút, sau đó ủ trong gói vải ướt. Thường sau 48 giờ hạt nảy mầm, đem gieo xuống ruộng, 1 hốc 1 hạt, cây cách cây 1,3 m, hàng cách hàng 2,5 m, trồng hai hàng trên một liếp. Phun Padan ngừa dế.Ủ hạt giống
PHƯƠNG PHÁP ÚP NỤ (thụ phấn)
Nếu bí tốt 45 ngày, bí bình thường 50 ngày sau khi trồng sẽ ra trái. Tiến hành úp nụ 6 giờ đến 10 giờ sáng. Thời gian úp nụ tập trung 5 - 7 ngày. Ngắt bông đực úp, rũ phấn vào bông cái theo tỷ lệ 1 bông đực úp cho 4 - 5 bông cái thì mới kết quả.Từ 15 - 18 ngày sau khi úp nụ, phải sửa trái, đối với trái méo phải chỉnh trái ngay để sau này trái sẽ tròn.
BÓN PHÂN
Theo kinh nghiệm lâu đời của nông dân, phân bón chủ yếu là NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 ở giai đoạn cây con đến khi cây cho trái. Urê ở 3 giai đoạn (cây con, tăng trưởng, cho trái), và DAP ở giai đoạn cho trái.Cụ thể:
+ 16 - 18 ngày sau khi trồng: xới liếp, bón 50 kg NPK (16-16-8) và 25 kg Urê. 25 kg Ure
+ 35 ngày sau khi trồng bón 50 kg Urê.
+ 50 ngày sau khi trồng bón 150 kg NPK (16-16-8).
Sau khi úp nụ 7 10 ngày (trái đạt trọng lượng khoảng 0, 8 - 1, 2kg ) bón 100 kg Urê, 50 kg NPK (16-16- 8). Nếu 11 - 16 ngày sau khi úp nụ có mưa, bón 100 kg DAP, 50 kg Urê.
THU HOẠCH
Thông thường thời gian từ lúc úp nụ đến thu trái là 80 ngày. Nếu xẻ trái có màu nghệ và có mủ thì đạt yêu cầu thu hoạch.Thông thường trong một ruộng, loại dây có 1 trái chiếm khoảng 75% và trọng lượng trái thường 8 - 9 kg, loại 1 dây có 2 trái khoảng 25%, trọng lượng trái khoảng 5 - 6 kg. Đây là kinh nghiệm rất phổ biến của một số bà con nông dân ở Vàm Răng, đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao.
• Tiêu chuẩn thị trường:
Vụ thuận: Loại 1 trọng lượng trái trên 3 kg không sẹo méo, loại 2 dưới 3 kg.
- Vụ nghịch: Loại 1 trên 2 kg không sẹo không méo. - Loại 2 dưới 2 kg.
• Phẩm chất trái: Dẻo có chất béo ngọt, thịt trái màu nghệ xanh, thời gian bảo quản 15 - 20 ngày, ăn ngon, nếu kéo dài 30 ngày, ăn còn vị ngọt nhưng không còn dẻo nữa.
Thu hoạch bí đỏ
PHƯƠNG PHÁP ĐỂ GIỐNG THEO KINH NGHIỆM CỦA NÔNG DÂN
1. Chọn trái trên dây cái, gần gốc.2. Trái có múi đôi to, múi nhô lên đều, rún trái nhỏ, da trái phải mịn sáng đều.
3. Xẻ trái ra có màu nghệ xanh, vị trí lấy dây cái gần gốc.
Để trái ngoài đồng đến lúc trái chín có màu vàng tươi mới thu. Sau khi thu từ 25 - 30 ngày mới xẻ trái lấy hột, trái tốt thịt có màu nghệ xanh, đãi sạch phơi 3 - 4 nắng. Chọn hột dài, hột nhỏ có viền, nếu ngược lại thì loại bỏ. Vô chai bảo quản nơi khô ráo, sau 30 ngày tỷ lệ nảy mầm 100%.
HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiệu quả kinh tế
Năm 1998: cả năm lãi 24 triệu đồng trong đó:
Vụ thuận năng suất bình quân 13 - 15 tấn/ha, giá 1.800 – 2.000 đ/kg. Lãi 13 triệu đồng.
Vụ nghịch: Bị ngù đọt chưa có biện pháp khắc phục đối với bà con nông dân ở Vàm Răng, năng suất 12,6 tấn/ha, lãi 11 triệu, giá 1.500 đ/kg.
Năm 1999: Cả năm lãi 27,5 triệu đồng trong đó:
- Vụ thuận: lãi 17,5 triệu đồng, năng suất 13 tấn/ha, giá 1.500 đ.
- Vụ nghịch: lãi 10 triệu đồng, năng suất 9 tấn/ha, giá 2.100 đ.
Năm 2000: cả năm lãi 33 triệu đồng, trong đó:
- Vụ thuận: lãi 15,5 triệu đồng, năng suất 16 tấn/ha, giá 1.300 đ/kg.
Vụ nghịch: lãi 17,5 triệu đồng, năng suất 14 tấn/ha, giá 1.300 đ/kg.
Tác giả bài viết
Ngô Quang Vinh
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây họ bầu bí để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên đề về canh tác cây họ bầu bí - Cucurbitaceae - như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, khổ qua, la hán quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc và thu hoạch các cây họ bầu bí này, ngoài ra các kỹ thuật ghép cây cùng họ bầu bí cũng được đề cập chi tiết ở đề mục này. Đồng thời, các bạn cũng sẽ tìm hiểu các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản thuộc họ bầu bí.
-
Mướp đắng (Khổ qua) - Những điều bạn cần biết về "vị thuốc đắng dã tật"?
Mướp đắng hay có một tên gọi khác là khổ qua (được dùng phổ biến như một phương ngữ của người miền Nam) là loại quả anh em một nhà của họ Bầu bí. Không chỉ là nguồn nguyên liệu thông thường trong ẩm thực, mướp đắng cùng với những lợi ích tuyệt vời còn là "vị thuốc" lành tính mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Bạn đã biết điều gì về mướp đắng rồi? Hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu thêm về loại quả này nhé!
-
Kỹ thuật trồng bí đỏ - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Cây bí rợ là một loại hoa màu được trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có thể trồng tốt nhiều vụ trong 1 năm suốt từ Nam ra Bắc.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kinh nghiệm trồng bí đỏ tại Trà Vinh - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Kinh nghiệm trồng bí đỏ tại Trà Vinh của Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.
-
Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất và hiệu quả cao - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Kinh nghiệm trồng dưa hấu đạt năng suất và hiệu quả cao do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.