Kỹ thuật trồng bí đỏ - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Đăng lúc: Thứ bảy - 28/10/2023 14:39, Cập nhật 01/11/2023 18:35
Cây bí rợ là một loại hoa màu được trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có thể trồng tốt nhiều vụ trong 1 năm suốt từ Nam ra Bắc.
Hãy tham khảo kĩ thuật trồng bí đỏ của Tiến sĩ Ngô Quang Vinh dưới đây nhé!
Cây bí rợ là một loại hoa màu được trồng phổ biến ở Việt Nam, là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, có thể trồng tốt nhiều vụ trong 1 năm suốt từ Nam ra Bắc.
THỜI VỤ
Thời vụ chính ở các khu vực có thể chia ra như sau:Khu vực | Vụ 1 (tháng) | Vụ 2 (tháng) | Vụ 3 (tháng) |
---|---|---|---|
Tây Nam Bộ | 10,11,12 | 1,2,3 | 4,5 |
Đông Nam Bộ | 4,5 | 8,9 | 10,11 |
Miền Trung | 12,1,2 | 3,4,5 | |
Miền Bắc | 2,3 | 5,6 |
LÀM ĐẤT
Để cây phát triển tốt, ít bệnh, ít nhất 2 vụ trước không trồng cây họ bầu bí. Đất phải có đủ nước tưới trong mùa khô và tưới bổ sung trong mùa mưa khi trời khô hạn, đồng thời đất phải được thoát nước tốt. Độ pH đất thích hợp nhất nằm trong khoảng từ 5, 5 - 7 Khi đất chua, độ pH dưới 5,5 thì phải bón thêm vôi để tăng độ pH lên. Đất phải được cày bừa tơi xốp và sạch cỏ, tuy nhiên mỗi nơi, mỗi thời vụ mà cách làm đất khác nhau.Vùng đất phù sa
Sau khi thu hoạch lúa, phân lô, lên liếp, dùng leng đào mương và đắp mô để trống. Bề ngang mương bằng 2 lớp leng (rộng 40 cm), bề sâu 1 lớp leng (30 cm). Xếp đất 2 bên, cách bờ mương khoảng 20 cm. Sau đó đục lỗ gieo trồng trên mô đất, dọc theo mương. Dẫn nước vào mương để tưới.Vùng đất cát pha
Vùng đất cát pha (như vùng đất trồng lúa, đậu phộng Tây Ninh, Củ Chi):Sau khi xới đất 1 lượt, dùng cày (trâu, bò), cày 2 đường ngược chiều, cách nhau 30 cm. Gieo trồng trên luống cày, dẫn nước theo 1 đường cày để giữ ẩm cho đất.
Vùng đất đỏ miền Đông Nam Bộ
Thường là đất cao và không bằng phẳng nên chỉ xới sâu tạo thành hố trồng, xen với bắp hoặc cây trồng khác. Thường trồng nhờ vào nước trời, vụ Hè Thu (tháng 4, 5) và vụ Thu Đông (tháng 9, 10).MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH, LƯỢNG GIỐNG CẦN DÙNG
Mật độ cây trung bình thường là 650 - 700 cây/1.000 m. Cụ thể nếu trồng hàng đôi: hàng đôi cách hàng đôi là 6 m, cây cách cây trên hàng là 0,5 m. Nếu trồng hàng đơn thì hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 0,5 m.Lượng giống cần dùng khoảng 80 - 100g / 1 * m ^ 2
Trường hợp trồng bí đỏ xen với bắp, thường trồng với mật độ khoảng 220-230 c hat ay / 1 * m ^ 2 . Cách làm Hàng bí cách hàng bắp 50 cm, và sau đó các hàng bí cách nhau 1 m. Cây cách cây trên hàng bí là 2 m, m hat oi lỗ gieo 1 cây (nên gieo bí rợ trước bắp 1 tuần). Lượng hạt giống khoảng 30 - 35g / 1 * m ^ 2
MẬT ĐỘ, KHOẢNG CÁCH, LƯỢNG GIỐNG CẦN DÙNG
GIỐNG
Giống | Thời gian sinh trưởng | Dạng trái | Số trái/cây | Màu ruột trái |
---|---|---|---|---|
Sri Muang (F1) | 80 - 85 | Tròn dẹt | 2 - 3 | Vàng cam |
Bung Kan (F1) | 75 - 80 | Tròn hơi dẹt | 4 - 5 | Vàng cam |
Sritong (F1) | 80 - 85 | Tròn hơi dẹt | 3 - 4 | Cam |
Sunday (F1) | 85 - 90 | Tròn dẹt | 3 - 5 | Vàng thau |
Sapa (F1) | 85 - 90 | Tròn dẹt | 3 - 5 | Vàng cam |
Bí sáp (F1) | 80 - 85 | Tròn dài | 2 - 3 | Vàng cam |
NGÂM Ủ HẠT GIỐNG
Phơi nắng 2 giờ, rửa sạch hạt (nếu hạt không trộn thuốc phòng trừ sâu bệnh), ngâm trong nước từ 6 - 8 giờ, vớt hạt giống lên để ráo nước, đổ vào khăn sạch (đã nhúng nước vắt ráo), gói hạt giống đưa vào bao nilon, đem ủ ở nhiệt độ 28 - 30 ^ 0 * C Thông thường sau khi ủ 30 - 36 giờ hạt bắt đầu nảy mầm.GIEO HẠT
Khi hạt bí bắt đầu nảy mầm nên tiến hành gieo ngay. Tùy theo thời vụ mà có thể gieo thẳng ngoài đồng ruộng hay vô bầu,Vào mùa nắng nên gieo thẳng ngoài đồng để cây phát triển mạnh hơn và đỡ tốn công vô bầu. Tuy nhiên liếp ngoài đồng phải chuẩn bị thật tốt, nhất là lỗ gieo phải tơi xốp và xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh đầy đủ, và tưới nước định kỳ đủ ẩm để cây phát triển tốt.
Vào mùa mưa nên gieo vô bầu; bầu bằng lá chuối hoặc bằng bao nilon nhỏ. Để phòng mưa nhiều nên dùng giàn che mưa bằng lưới, hạn chế được thối mầm. Hỗn hợp vô bầu ở vùng đất cát pha thịt, trộn theo tỷ lệ như sau: 60% đất mặt, 29% phân chuồng hoai, 10% tro trấu hoặc tro dừa, 0,5% lân và 0,5% vôi nông nghiệp. Sau khi trộn đều nên sàng qua một lượt để loại bỏ cục đất to và rác.
Vì hạt giống F, khá đắt so với giống chọn lọc nên chỉ gieo 1 hạt đã nảy mầm vào 1 bầu hoặc gieo thẳng ngoài đồng 1 hạt/1 hốc. Gieo thêm một lượng cây con vào bầu để trồng dặm sau, thông thường dự phòng 10 - 15% tổng số cây ngoài đồng. Cách gieo: dùng que nhỏ khoét 1 lỗ giữa mặt bầu hoặc trên mặt liếp; Dùng tay hoặc kẹp gắp đặt hạt giống có đầu rễ mầm hướng xuống đất và thẳng góc với mặt bầu, chóp hạt ngang bằng với mặt bầu, sau đó lấp 1 lớp đất mỏng (trộn 50% đất mặt với 50% phân chuồng hoai đã sàng kỹ). Rải trên mặt lỗ trồng từ 20 - 30 hạt thuốc trừ sâu Basudin để phòng trừ sâu hoặc kiến, mối. Cuối cùng dùng thùng bông sen tưới qua một lượt, đủ ẩm.
Thông thường cây trong bầu vừa mới nhú lá nhám (lá thật) là bắt đầu đem trồng ngay ngoài đồng, nếu chậm trễ bộ rễ ăn lan ra ngoài bầu, khi đem trồng cây đứt nhiều rễ sẽ lên yếu hoặc sẽ chết.
Gieo hạt bí đỏ
CHĂM SÓC
Phân bón
Lượng và loại phân bón cho 1m ^ 2 có thể thay đổi tùy thuộc vào loại đất tốt, xấu hay mùa trồng. Lượng phân bón trung bình cho 1.000 m ở vùng đất xám bạc màu như Tây Ninh, Củ Chi có thể tham khảo như sau:1- 3m phân chuồng hoai; 10 - 15 gia tro dừa (nếu 3 có); 70 - 100 kg NPK (16-16-8); 3 - 6 kg KCl; 50 - 80 kg vôi bột.
Nếu sử dụng phân đơn chất thì lượng phân tương đương như sau:
Phân chuồng như trên, tro dừa như trên, vôi bột 50 80 kg, Urê 15 kg, DAP 25 kg, KC1 15 kg.
Cách bón:
- Bón vôi: 10 ngày trước khi trồng: rải dọc hàng trước khi xới đất.
- Bón lót: 1 - 2m ^ 3 phân chuồng, 10 - 15 gia tro dừa. Rải, cày lấp phân hay trộn đều với đất ở hốc trồng.
- Bón thúc đợt 1: 10 ngày sau gieo (NSG) 7 - 10 kg
NPK (16-16-8). Bón xung quanh, cách gốc 10 – 15 cm.
- Bón thúc 2: 20 - 25 NSG, 25 - 35 kg NPK (16-16. 8), 1 - 2 kg KCl. Bón phía trước hướng bò của dây, cách gốc 20 cm.
- Bón thúc 3: 35 - 40 NSG, lượng, loại phân như trên. Bón phía sau hướng bò, cách gốc 20 cm.
- Bón thúc 4: 55 - 60 NSG, 15 - 20 kg NPK (16-16- 8), 1 - 2 kg KCl. Rải phân vào đường mương rồi tưới lên hoặc pha nước tưới vào gốc.
Ghi chú:
Nếu bón phân đơn thì loại và lượng phân bón mỗi lần tham khảo như trên rồi quy đổi theo lượng N, P_{2}*O_{5} , K_{2}*O nguyên chất.
Kết hợp bón phân với làm cỏ, vun gốc để cây phát triển tốt.
Vào mùa nắng: sau khi bón thúc đợt 2, nếu có thể rải rơm rạ ở gốc và phân dây bò để giữ ẩm cho đất.
Bón thúc lần 4: Trường hợp ở đất cát pha thịt và mương cạn, thì dẫn nước vào mương; đắp đất chặn 2 đầu rồi rải phân đều dọc theo mương. Trường hợp đất sét pha, phù sa ven sông và mương sâu thì ngâm phân pha nước tưới vào gốc.
Giữa các lần bón, nếu thấy cây bị thiếu phân có thể rải hoặc tưới bổ sung Urê, DAP, NPK (16-16-8).
Phun phân bón lá bổ sung định kỳ 10 - 15 ngày/lần có thể dùng Mymix hay Mamigo (12-9-6).
Tưới nước - tỉa dây - sửa dây - thụ phấn bổ sung - sửa trái
Bí đỏ cần nhiều nước. Nếu thiếu nước cây phát triển kém, cho năng suất thấp, do đó cần phải cung cấp đủ nước để cây phát triển tốt. Số lần tưới nước trong ngày tùy thuộc vào độ ẩm của đất. Vào mùa nắng nên tưới định kỳ, vào mùa mưa tưới bổ sung khi trời hạn kéo dài. Khi độ ẩm đất quá cao do mưa nhiều hoặc không thoát nước kịp cây thường phát triển kém, vàng lá, cằn cỗi, có khi bị chết hàng loạt.Cần phải tỉa dây bí, chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh ngang (dây chèo) gần gốc. Hoặc khi cây con được 5 - 6 lá thật tiến hành bấm ngọn để tạo 3 nhánh chèo tốt nhất. Mục đích để cây tập trung nuôi trái trên 3 dây đã giữ lại. Công việc này cần phải làm kịp thời lúc dây bắt đầu bò và đẻ nhánh. Kết hợp tỉa dây với chặn thân. Khi dây chính dài 1 m dùng đất chặn thân chỗ giữa ngọn và gốc để mắt của dây bí tiếp xúc với đất, ra rễ giúp cây phát triển mạnh. Sửa dây là xếp các nhánh và thân chính nằm rải đều trên mặt đất và thẳng góc với luống bí để cây dễ quang hợp và chăm sóc, thụ phấn bổ sung sau này.
Thông thường 40 - 45 ngày sau khi gieo là cây bắt đầu ra hoa. Cây có hoa cái và hoa đực riêng biệt trên cùng cây; hoa cái thụ tinh và kết trái nhờ vào gió và côn trùng. Trường hợp trời ít gió và sử dụng thuốc trừ sâu nhiều, mật độ ong ít thì tỉ lệ đậu trái rất thấp, do đó để chủ động cho đậu trái nên tiến hành thụ phấn bổ sung.
Ngắt bỏ những nụ cái hoặc trái ở vị trí trái thứ nhất trên thân chính. Chỉ thụ phấn bổ sung hoa cái ở vị trí thứ 2, 3 trên thân chính và trái thứ 1, 2, 3 trên thân chèo.
Thời gian thụ phấn thực hiện vào sáng sớm, từ 6 – 9 giờ trễ hơn thì tỉ lệ đậu trái kém hoặc không đậu.
Dùng tay ngắt bông đực mới nở nơi gần nhất, loại bỏ hết các cánh hoa chỉ còn nhị đực. Cầm nhị đực xoa nhẹ đều trên nuốm nhụy cái. Một bông đực có thể dùng thụ phấn cho 2 - 3 bông cái.
Vào mùa mưa, sau khi thụ phấn nên nâng những nụ cái lên chỗ cao ráo không bị đọng nước tránh bị thối trái. Khi trái đã lớn nên dùng rơm rạ hay cỏ khô lót để trái không bị hư và có màu sắc tươi đẹp.
Tưới nước - tỉa dây - sửa dây - thụ phấn bổ sung - sửa trái
PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH
Sâu và các côn trùng khác
Thường gặp các loại côn trùng và cách phòng trừ như sau:- Chuột đồng, chuột nhắt. Thường phá hoại lúc gieo hạt. Dùng thuốc chuột, bẫy hay phun thuốc trừ sâu có mùi hôi, xua đuổi chuột.
- Dế, sâu, sùng đất. Ăn đứt rễ, cây con. Rải - Basudin hạt, 10 - 15kg / h * a hoặc rải 20 - 30 hạt thuốc Basudin/hốc sau khi gieo.
- Bọ rùa. Ăn đọt non, Dùng Padan 95, Nockthrin, Regent
- Sâu vẽ bùa (ruồi đục lá). Sâu non đục lòn dưới lớp biểu bì. Dùng Polytrin, Lannate, Regent, Noekthrin, Karate.
- Sâu xanh, sâu ăn tạp. Cắn phá lá non, đọt non, bông, trái bí suốt vụ. Dùng Atabron, Nockthrin, V-BT Trang Nông.
- Bọ trĩ, rầy rềm, rầy bông. Chích hút đọt, bí non. Dùng Oncol, Admire, Confidor, Decis.
Các loại bệnh chính và cách phòng trừ như sau:
- Bệnh lở cổ rễ. Nấm hại gây lở cổ rễ. Dùng Valimycine, Funomyl, Kasuran.
- Bệnh cháy lá, đốm lá. Nấm gây hại trên lá. Dùng Fusin M, Thane M, Funomyl.
- Thán thư. Nấm gây bệnh trên lá già, bệnh nặng có thể lây qua trái. Dùng Funomyl, Thane M, Fusin M.
- Héo xanh do vi khuẩn. Cây chết héo nhưng còn xanh. Trồng trên đất thoát nước tốt, luân canh khác họ bầu bí.
THU HOẠCH
Sau khi đậu trái được 15 - 20 ngày, có thể thu hoạch trái non như bí đao chanh. Khi đó 1 dây có thể thu hoạch được nhiều đợt trái. Tuy nhiên, phần lớn bí đỏ để trái già mới thu hoạch. Từ 34 - 40 ngày sau khi đậu trái thì trái mới già, da đổi từ màu xanh sang màu đặc trưng của giống. Sau khi thu hoạch, vận chuyển nhẹ nhàng và bảo quản nơi thoáng mát. Như thế trái có thể bảo quản lâu được 1 - 2 tháng mà không bị hư thối.
Tác giả bài viết
Ngô Quang Vinh
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng cây họ bầu bí để biết rộng hơn ◕‿◕
Chuyên đề về canh tác cây họ bầu bí - Cucurbitaceae - như dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, khổ qua, la hán quả. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách trồng, cách chăm sóc và thu hoạch các cây họ bầu bí này, ngoài ra các kỹ thuật ghép cây cùng họ bầu bí cũng được đề cập chi tiết ở đề mục này. Đồng thời, các bạn cũng sẽ tìm hiểu các kỹ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản thuộc họ bầu bí.
-
Kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc cây dưa chuột - Dương Phong
Tên khoa học: Cucumis sativus L. Họ bầu bí: Cucurbitaceae
-
Mướp đắng (Khổ qua) - Những điều bạn cần biết về "vị thuốc đắng dã tật"?
Mướp đắng hay có một tên gọi khác là khổ qua (được dùng phổ biến như một phương ngữ của người miền Nam) là loại quả anh em một nhà của họ Bầu bí. Không chỉ là nguồn nguyên liệu thông thường trong ẩm thực, mướp đắng cùng với những lợi ích tuyệt vời còn là "vị thuốc" lành tính mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Bạn đã biết điều gì về mướp đắng rồi? Hãy cùng Công Cụ Tốt tìm hiểu thêm về loại quả này nhé!
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về nghề trồng trọt các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp công cụ trồng trọt chuyên nghiệp hiệu năng cao
-
Kinh nghiệm trồng bí đỏ giống địa phương tại Kiên Giang - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Kinh nghiệm trồng bí đỏ giống địa phương tại Kiên Giang do Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.
-
Kinh nghiệm trồng bí đỏ tại Trà Vinh - Tiến sĩ Ngô Quang Vinh
Kinh nghiệm trồng bí đỏ tại Trà Vinh của Tiến sĩ Ngô Quang Vinh tham khảo và nghiên cứu.