Trồng cây xương rồng - Nguyễn Huy Trí
Đăng lúc: Thứ bảy - 09/03/2024 01:09, Cập nhật 09/03/2024 01:09
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
Trồng cây xương rồng
1. Nguồn gốc và đặc điểm chung
Xương rồng là tên chung chỉ các cây thực vật trong họ Cactaceae, với hàng trăm loài và hàng nghìn giống khác nhau về kích thước, hình dáng có nguồn gốc từ các vùng sa mạc khô hạn với một số đại diện khá phổ biến là xương rồng bà, xương rồng khế, xương rồng diệp long, càng cua, cây quỳnh v.v... Cần phân biệt cây xương rồng tàu hay cây xương rồng rắn có thân vuông, có lá nhỏ và gai, hoa đỏ nhỏ cũng được gọi là xương rồng nhưng lại thuộc họ thầu dầu không phải họ xương rồng Cactaceae.Đặc điểm chung của các cây trong họ Cactaceae là có thân mọng nước đặc trưng của thực vật kiểu sa mạc. Thân của chúng rất phát triển và đạt được kích thước rất khác nhau, kiểu dáng rất khác nhau (theo đó mà có tên gọi đặc trưng cho từng giống). Lá của chúng bị tiêu biến trở thành vấy nhỏ hoặc biến thành các gai trên thân, Ra hoa ở các nách lá và có hoa đẹp.
Có nguồn gốc từ vùng sa mạc nên các thực vật này ưa sáng và không yêu cầu nhiều nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của mình. Nhìn chung chúng yêu cau diều kiện khô hạn cả về phương diện đất và không khí, có thể chống chọi cao với điều kiện khô hạn vì bản thân chúng đã hình thành hàng loạt các cơ chế bảo vệ khi bị khô hạn trong thời gian dai.
2. Kỹ thuật nhân giống
Các cây trong họ Cactaceae nhân giống dễ dàng bằng cách dâm các đoạn thân, cành của cây. Khi dâm cành, thân cần chú ý để các vết cắt tách từ thân khô nhựa hoặc tạo mô sẹo mới đem dâm xuống nền dâm và hạn chế tưới nước cho cành dâm này.Một số cây trong họ này cũng có thể nhân giống bằng cách ghép giữa các giống trong họ với nhau. Ví dụ có thể ghép nhân giống cây càng cua lên cây thanh long, giữa các giống xương rồng với nhau để tạo ra cây con cũng như tạo dáng thế cho cây. Khi ghép cần chú ý cắt cành ghép và gốc ghép với nhau sao cho hai phần gỗ của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc với nhau và dùng các ghim tre, nứa để ghim giữ cành ghép và gốc ghép với nhau thay vì dây buộc.
3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Đất để trồng các cây trong họ Cactaceae không nên chọn các đất chặt, bí khó thoát nước và hay bị ngập, úng. Nếu trồng trong chậu cần trồng trên đất nhẹ, dưới đáy chậu có lớp đá sỏi để đất thoát nước tốt và đáy phải có lỗ thoát nước tránh bị úng ngập đất do nước quá nhiều. Những đất kiểm không thích hợp cho xương rồng.Để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mỗi năm nên bón hoặc tưới thúc cho cây 1 - 2 lần. Trong quá trình trồng trọt cần chú ý hạn chế tưới nước, chỉ tưới khi đất quá khô hạn và cần có biện pháp để tránh ngập, úng hoặc đất quá nhiều nước quá đối với cây.
Chiều 24-9-1994
Tại trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội
Tác giả bài viết
Nguyễn Huy Trí
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề trồng xương rồng cảnh để biết rộng hơn ◕‿◕
Nước Việt ta là một nước nằm trọn vẹn trong vùng nhiệt đới vì thế cây xương rồng cảnh là một loại cây cảnh rất phổ biến và dễ trồng. Cây có nhiều hình dáng, màu sắc và ý nghĩa khác nhau, thường được trồng trong chậu nhỏ để trang trí không gian sống và làm việc. Chuyên đề này sẽ mang đến các kiến thức học thuật về loài cây xương rồng và các kỹ thuật chăm sóc khi chơi cây xương rồng cảnh. Tài liệu được biên tập và chia sẻ bởi những chuyên gia, những người chơi xương rồng cảnh nhiều năm.
-
Các loại xương rồng mọng nước - Huỳnh Văn Thới
Không phải tất cả các loại xương rồng đều sống ở trong sa mạc nóng bỏng, khô cần, còn có nhiều giống sống mạnh ở các xứ nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, dựa theo bìa rừng, trên thân cây v.v... đều là cây có thân mập, mọng nước để đủ sức sống qua mùa nắng khô ráo.
-
Ghép xương rồng khế bụi vào thân cây xương rồng trụ
Cây xương rồng đang trở thành sự lựa chọn phổ biến trong việc trang trí không gian sống, từ nhà cửa đến sân vườn. Ngày nay nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, đặc biệt là đối với những loại xương rồng độc đáo, mới mẻ và đặc biệt có điểm nhấn nổi bật. Để đáp ứng nhu cầu này, kỹ thuật ghép xương rồng trở thành lựa chọn tố nhất. Qua đó, bạn có thể tạo ra một loại cây xương rồng độc đáo.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Các đặc điểm của cây xương rồng - Huỳnh Văn Thới
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầm và có hoa. Họ Cactaceae có từ 25 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
-
Trồng cây xương rồng - Huỳnh Văn Thới
Nếu bạn có nhu cầu trồng xương rồng làm cảnh, để bàn làm việc, nhưng chưa biết trồng, chăm sóc cây như thế nào để cây phát triển khỏe đẹp thì hãy tham khảo hướng dẫn trồng cây xương rồng được cập nhật dưới đây.