Ví dụ thực tế tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Đăng lúc: Thứ bảy - 06/01/2024 17:26, Cập nhật 06/01/2024 17:26
Ví dụ thực tế tạo hình bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
Ví dụ thực tế tạo hình bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
Tạo hình cảnh san hô (xa hải mẫu thạch)
Một loại động vật xoang tràng ở trong biển nhiệt đới sinh sản rất nhanh, mới cũ không ngừng thay thế và biến hoá hàng năm hình thành nhóm san hô đồ sộ, trong đó có chỗ hình thành đảo đá ngầm bị hải triều đánh lõm vào. Sau khi phá vỡ trôi dạt vào bờ biển, có thể được chọn làm vật liệu bồn cảnh sơn thuỷ. Nền đá trắng sạch, xốp mịn nhẹ, không dễ phong hoá, chứa tính muối mặn. Sức giữ nước mạnh, rất dễ điêu khắc. Khi điêu khắc chú ý bọt nước tung toé. Tác phẩm sau khi hoàn thành phải đặt trong nước nhạt 1 thời gian. Sau khi nhạt hoá thì có thể trồng cây cỏ lên.Trong chế tác bồn cảnh sơn thuỷ đá san hô, việc chọn vật liệu không khó bởi vì hình dáng của đá san hô thành hình cầu không qui tắc, trên hình ngoài không lộ rõ xấu tốt. Chỉ cần chọn nhẹ, bề mặt cân đối, không có vệt rạn là được. Nếu chế tác núi gần nên cân nhắc sự biến hoá của đứng thẳng giữa. Nếu tạo hình núi xa nên nghiên cứu vật liệu dạng vân ngang, sau đó vạch đường cưa. Hòn to cao làm ngọn
chính, hòn thấp làm ngọn phối. Dưới đây là ví dụ núi xa (hình 38). Trước tiên là hình dáng, sau đó là phần trích phóng to. Hình dáng trước hiện từ mặt chính thành 1 hình tam giác không cân. Đỉnh hình tam giác làm ngọn chính, làm đế trước thấp sau cao. Mặt phẳng đứng cũng đẽo thành hình tam giác không đều hoặc hình tam giác vuông, phía trước là cánh dài, phía sau là cạnh ngắn hoặc đường vuông góc. Trên mặt bằng cũng đẽo thành hình tam giác không đều, làm đến trước hẹp sau rộng. Trong hình dáng cũng nên cân nhắc biến hoa cơ bản của 3 khoảng không gian trong bồn, thường là độ dày không quá 2/3 bồn. Độ dài phải căn cứ vào cách thức tạo hình mà thiết kế đọ cao = 1/2 độ dài hoặc rộng của bồn nhưng không thể gấp 3 lần độ dày bồn.
Sau khi giới định gia công hình dáng lớn, phải từ trên tiết diện đáy bắt đầu thiết kế đường cong lớn. Đường cong mặt đáy chú ý không nên đặt ở cùng 1 đường cong hoặc cùng một đường thân. Từ đó sẽ hình thành đường của mặt đáy chân núi. Do có trước sau, trái phải, to nhỏ của núi, cũng chính là hình chiếu của nhiều núi hình thành sự biến hoá này thì trên mặt đứng có khái niệm của núi, trên mặt đáy lồi cong là núi, long cong là khe. Như vậy thuận theo đường cong của mặt đáy mà gia công lên, làm đến khi mỗi đường đẳng cao hình thành thành gấp khúc biến hoá, thông qua cắt phần thô giữa mặt đứng và mặt phẳng mà hình thành được hình dáng khái quát sơ bộ.
Tiếp theo tiến hành gia công tỉ mỉ. Trước tiên hiệu chỉnh quan hệ hình dáng làm cho trước sau, phải trái, tụ tán, đóng mở, to nhỏ của núi có một tiết tấu thị gíac tương đối rõ ràng. Sau khi thích hợp có thể được thì chọn một cục bộ nào đó để vẽ thử, chọn 1 loại thủ pháp nào đó thấy có thể được. Bắt đầu từ ngọn chính, gia công một mức độ nhất định rồi đến toàn cục và ngược lại. Gia công tỉ mỉ, chú ý không nên ở cục bộ "tinh điêu, tế khắc" (*). Làm như vậy thì thiếu cảm giác tổng thể. Đặc biệt là tác phẩm hình lớn, không thể 1 lần mà xong, càng phải phân tầng thứ mà giac công, tức là làm cho thời gian cách nhau. Như vậy có thể giữ được thể thức và khí vận hoàn chỉnh.
Thực tế là việc thiết kế hình dáng và phần trích đều tiến hành hỏ trợ đỡ nhau. Gia công hình dáng khẳng định sẽ làm cho tạo hình càng ngày càng hoàn thiện, càng ngày càng tinh tế tỉ mỉ. Ngược lại thực tế gia công phần trích phóng to cũng không có công trình hoàn thành trong hoàn thành tạo hình.
Cuối cùng là gia công tình, tức là ở chỗ bố cục, tất yếu làm khắc hoạ khoa trương mạch lạc để phân biệt với đường mạch lạc nói chung, tạo thành một quan hệ đối xứng rõ ràng. Dùng miếng đá mài vỡ mài nhẹ bề mặt và chỗ mạch lõm lộ ra, loại đi góc cạnh cứng làm cho đường vạch mềm mại, rõ ràng.
Để tiện cho việc trồng, từ đáy vào giữa phải đào trống, hình thành một "xác giá" của núi. Ở sau núi và chỗ khe sâu mở hố trồng. Đáy dùng xi măng gắn, đợi sau khi cắng thì đổ đất vào trồng.
Đẽo đá chế tạo bồn cảnh dạng quần phong
Đẽo đá nham thạch vôi thuộc đá trầm tích, cấu tạo hoa văn đặc biệt tinh tế. trong tranh Trung Quốc luôn dùng phủ phách thạch để vẽ. Đá này là đại biểu của loại đá đường thẳng, ngoại hình sừng sững hùng vĩ, là loại duy nhất trong đá cứng có thể cải biện tạo hình.Đá to có thể đứng trong thu đàn, hoa đài, có tác dụng tránh tà, cũng có thể làm bồn cảnh hình cực to, vật liệu thường thường làm bồn cảnh hình to, vừa. Dạng ngọn đứng là tác phẩm tính cách của đá này; biểu hiện rất thích hợp với "quế lâm sơn thuỷ", "hoàng sơn quân phong","huyền nhai","giáp cốc"... hiện ra cảnh quan cao to và đẹp. Đá này cũng là loại đá luyện tập của học vẽ phác bố cục. Người mới học lợi dụng sa bàn tiến hành rèn luyện, bố cục cắm đá. Đợi sau khi thủ pháp thành thục thì có thể tiến hành sáng tác.
Tạo hình phải căn cứ vào độ to nhỏ của bồn và cách thức tạo hình mà chọn vật liệu. Đá dày, rộng trước tiên phải dùng đục mỏng đẽo từ từ theo hoa văn trầm tích, sau đó mới chọn dùng. Trước tiên chọn ngọn chính trên thể thái phải vượt qua các đá phối. Sau đó, xác định lưng chính, gia công đỉnh núi. Cải tạo đá đẽo, hoàn toàn đục vát từ phía sau về đằng chính diện làm cho thể thế phong phú. Than đá đẽo thường có đường thẳng song song, do vậy sự tạo hình của đỉnh núi càng tỏ ra quan trọng. Nếu không tác phẩm sẽ vô vị. Đỉnh núi nhất thiết phải gia công thành hình tam giác không cân rõ, cạnh thẳng làm phần mặt, cạnh chéo làm phần lưng. Ngoài ra, các ngọn núi phải hộ ứng với ngọn chính. Nếu không sẽ tỏ ra lúng túng. Xác định được mặt quay của ngọn chính thì cũng quyết định được hướng quay và chỗ đứng, cách phác hoạ cơ bản của ngọn chính, sau đó vạch dường cưa. Cưa xong chuyển vào vị trí của nó ở trong bồn, buộc chắc vào cọc đỡ. Thiết kế ngọn chính bên trên tăng thêm xu thế ngọn chính, bên dưới liên hệ đá nhỏ thấp lại là quá độ giữa trên và dưới. Thiết đặt ngọn phối đá phối nhỏ, tôn lên ngọn chính trog đó mục đích là vì nhu cầu bức phác hoạ tổng thể bù đắp không đủ của cái trước. Ngoài điều kiện biến hoá ngoài hình của cao thấp, to nhỏ, trước sau, dày mỏng, trái phải, rộng hẹp còn phải chú ý đến các loại quan hệ đối xứng, bức phác hoa tán tụ, thưa dày, đóng mở, thực hư, chính phụ khúc chiết.
Đẽo đá còn có thể dùng phương pháp tạo hình hoa văn chéo, hoa văn ngang, chồng lên nhau, dựa vào nhau... để làm phong phú thêm sự biến hoá của hình thái trong bồn (hình 39).
Tạo hình bồn cảnh dạng ngọn độc lập bằng gỗ hoá thạch
Gỗ hoá thạch còn gọi là thu hoá thạch. Nó là cây rừng trước đây khoảng 10.000.000 đến 100.000.000 năm vị vùi dưới đất, hoá thạch qua tác dụng thạch hoá mà thành. Do nhiều loại cây và điều kiện mộc hoá khác nhau mà hình thành đá mộc hoá vân hoa khác nhau, màu sắc và thể thái khác nhau, là một trong những yếu tố tạo cảnh lý tưởng. Sản lượng của đá mộc hoá có hạn, thiên nhiên tạo thành những hình đẹp lại càng hiếm, do vậy càng thấy quí, Đá này thành phần chủ yếu là S*O_{2} chất đất cứng nhưng giòn không dễ gia công. Chỉ lấy cái do thiên nhiên tạo hình mà chế tác bồn cảnh, màu sắc giản dị cổ xưa, đường nét mạnh mẽ.Đặc điểm ngoại hình của đá mộc hoá thích nghi để dùng cho việc chế tác bồn cảnh kiểu vách núi cao và kiểu ngọn đứng. Mặt gây của đá này nhẫn bóng, bằng phẳng, thiếu cái nhấp nhô cao thấp, lại không dễ tạo hình. Chỉ có thể chọn được ngọn chính thích hợp, sau đó xác định lưng chính, góc độ tư thế trên dưới của nó. Còn phải cân nhắc khoảng không trong bồn, sau đó vạch đường cắt. Nếu cao vừa rồi thì phải đổ và chống thật chắc để tránh bị đổ gây thiệt hại, cao quá thì phải cưa đi, cao không đủ thì có thể bồi cao thêm. Đối với chỗ chưa hoàn thiện và đường nét cứng thì phải dùng đục sắt nhỏ gọt đeo từ từ. Sau đó dùng đá mài vỡ để thống nhất đường nét tổng thể. Sau khi ngọn chính làm xong thì đưa vào vị trí, hiệu chỉnh tư thế góc độ, đồng thời thiết tưởng điều kiện hình thái ngọn bồi chính phụ. Bố cục nên giảm đi cái thô kệch để phù hợp với tính cách loại đá phối này. Mỗi hòn đá phải có các tư thái riêng nhưng lại phải hô ứng nhịp nhàng với chủ đề. Đây chính là quan hệ giữa thống nhất và đa dạng trong bức phác hoạ. Việc khéo chọn vật liệu và bố trí quyết định tạo hình tốt hay xấu. Nhóm ngọn phối không nên cao vút, mà linh hoạt khéo léo, mục đích làm nổi ngọn chính, hô ứng nhịp nhàng với chủ đề.
Rạn vỡ của đá mộc hoá luôn luôn hình thành dáng gò đống. Lợi dụng những đầu thừa đuôi thẹo mà tiến hành tạo hình chồng lên giữa trên và dưới, chú ý độ dày mỏng, to nhỏ và biến hoá hình thái giữa từng tầng cũng có thể đắp nặn thành cảnh quan đặc biệt kỳ lạ (hình 40).
Tạo hình bồn cảnh kiểu vách cao dốc bằng đá thạch anh
Đá thạch anh còn có tên là đá anh đức, do có ở huyện Anh Đức tỉnh Quảng Đông nên có tên vậy. Đây là một loại đá đường nét cong, có tính đại biểu trong đá cứng. Hình dáng đá này biến hoá phong phú. Hoa văn biến đổi hoạt bát nhiều. Màu sắc thuần khiết, chất phác, cổ xưa chiếm được sự yêu mến của giới bồn cảnh. Đá to có thể làm núi xếp chồng. Đá nhỏ có thể làm bồn cảnh thạch anh nhỏ, là vật liệu có gía trị của bồn cảnh. Nếu chọn được đá long lanh thì đẹp hết chỗ nói.Sáng tác bồn cảnh thạch anh trước tiên là chọn vật liệu, sau đó là bố cục. Việc chọn vật liệu khéo hay không luôn quyết định đến tác phẩm tốt hay xấu, đặc biệt là chọn ngọn chính. Ngoại hình thạch anh biến đổi nhiều là cơ sở quan trọng của mệnh đề tác phẩm. Đồng thời, chúng ta cũng co thể căn cứ vào chủ để rồi phân tích thêm xem đặc trưng ngoại hình như vậy có ăn khớp với chủ đề không, sau đó đi tìm kiếm vật liệu tiến hành sáng tác. Cách làm tương đối thuận tiện là cầm vật liệu lên phân tích. Căn cứ vào đặc điểm vật liệu và kinh nghiệm thực tế mà tiến hành cấu tứ, làm cho nó trở thành sáng tác phát huy ngẫu hứng. Đương nhiên, không có cơ sở tri thức và kỹ thuật cơ bản tương đương thì chỉ có thể làm được hiện tượng bề ngoài chứ chưa thể biểu đạt chủ đề một cách sâu sắc. (hình 41).
Hố trồng có thể dùng đá núi bao quanh, cũng có thể trên thân đá đục hố trồng.
Tạo hình bồn cảnh mô tả cảnh gần bằng đá phù
Đá phù có tên là đá phí phù, có ở khu hoả sơn Hắc Long Giang, Đông Bắc Cát Lâm. Vùng đó gọi là "giang thuỷ mạt tử. Chất đất của đá này xốp, nhiều lỗ khí, rất dễ điêu khắc, tính năng thông thoát khí tốt, có lợi cho sự phát triển của cây (hình 42).Tạo hình cảnh gần phải có sự khoa trương thích đáng, thủ pháp ngắn gọn. Nó hoàn toàn khác với loại tạo hình cảnh xa. Đặc trưng toàn bộ đường viền ngoài phải xanh gầy, phần eo phải gầy đét nhưng tránh đối xứng. Nửa phần trên phải to nặng hơn nửa phần dưới bởi vì cảnh gần thuộc phác hoạ "thượng phong bán hình".
Ngọn phối nói chung không nên cao rộng quá, ước cao khoảng 1/3 ngọn chính. Độ rộng căn cứ vào độ dài bồn, độ cao đá mà linh hoạt biến hoá. Ngọn phối cao thì chân núi không nên kéo dài. Chân núi đáy phối có thể kéo dài thích đáng làm cho bức phác hoạ cân đối. Như vậy sự hô ứng, cân xứng, xa gần, trên dưới càng làm nổi bật sự cao to, hùng vĩ của ngọn chính.
Hố trống cây không nên để ảnh hưởng đến tạo hình. Thân hỏ cố gắng to một chút. Miệng trồng phải ẩn nấp, lại phải tiện cho việc trồng. Dưới đáy để mấy lỗ thoát nước để tiện lợi cho việc thoát nước và thu hút không khí.
Tạo hình bồn cảnh bằng đá xương gà
Đá xương gà chủng loại tương đối nhiều. Chất đá tương đối cứng, trong đá ngang dọc giao nhau dáng giống xương gà. Tỉnh Hà Bắc có đá màu trắng, Triết Giang có đá màu hồng nhạt, có tính hút nước kém, có thể gia công tạo hình sơ qua (hình 43).
Tạo hình bồn cảnh đá cứng sa tích ( H 44)
Tạo hình bồn cảnh kiểu tầng ngang bằng đá thiên tâng (hình 47)
Tạo hình bồn cảnh đá Chung nhũ (H48)
Tác giả bài viết
Trần Hợp
Bài viết liên quan
-
Tìm hiểu thêm tại 📂 chuyên đề làm bonsai để biết rộng hơn ◕‿◕
Có lẽ ít người biết từ bonsai trong tiếng Nhật - 盆栽 - có nghĩa là Bồn-Tài, tức là trồng cây trong chậu - dù tên gọi giản dị nhưng tác phẩm bonsai là những cây con nhưng thường mang dáng một cây cổ thụ trong một chiếc chậu. Trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai đòi hỏi những phương pháp rất đặc biệt. Trong chuyên đề bonsai này chúng tôi giới thiệu từ kỹ thuật trồng, kỹ thuật tạo giáng, các thế cây bonsai và cả những sản phẩm bonsai nổi tiếng.
-
Chọn đá, tạo hình bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Chọn đá tạo hình bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
-
Bố cục, trồng cây tô điểm bồn cảnh sơn thủy - Trần Hợp
Bố cục, trồng cây tô điểm bồn cảnh sơn thủy đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
-
Ghé thăm gian hàng chuyên về làm cây cảnh các loại ❤️❤️❤️
Cung cấp đồ nghề làm cây cảnh chuyên nghiệp, các dụng cụ đặc thù để cắt uốn buộc tạo thế chuyên dụng
-
Tạo hình bồn cảnh thủy hán (khô nước) - Trần Hợp
Tạo hình bồn cảnh thủy hán (khô nước) đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.
-
Đặt bãi kiện (Vật trang trí nhỏ phụ hoặc chính) trong bonsai - Trần Hợp
Tạo hình bồn cảnh thủy hán (khô nước) đã được Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hợp nghiên cứu và biên soạn.